Trang chủPolitical ActivitiesChuẩn bị kỹ lưỡng xây dựng Luật Học tập suốt đời

Chuẩn bị kỹ lưỡng xây dựng Luật Học tập suốt đời


Tham dự phiên họp có thành viên Tiểu ban Giáo dục thường xuyên và học tập suốt đời, Hội đồng quốc gia giáo dục và phát triển nhân lực; đại diện một số Sở Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) cùng các chuyên gia, nhà khoa học.

“Học tập suốt đời không bao giờ là đủ và hết sức cần thiết”

Phát biểu định hướng phiên họp, Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng đánh giá cao ý nghĩa của phiên họp khi được tổ chức vào ngày đầu tiên của Tuần lễ học tập suốt đời năm 2024, phát động, khuyến khích xây dựng văn hoá đọc để thúc đẩy học tập suốt đời trong mỗi người dân.

Quang cảnh phiên họp

Khẳng định vai trò của học tập suốt đời, Thứ trưởng chia sẻ: Học tập suốt đời không bao giờ là đủ và hết sức cần thiết. Trải qua lịch sử dựng nước và giữ nước với nền giáo dục cách mạng Việt Nam, Đảng ta luôn quan tâm tới công tác giáo dục và đào tạo, đặc biệt là công tác khuyến học, khuyến tài và gần đây nhất là cuộc vận động xây dựng xã hội học tập, học tập suốt đời.

“Thời gian qua, có rất nhiều kế hoạch, đề án được thực hiện với mục tiêu tạo cơ hội học tập cho tất cả mọi người. Đến thời điểm này, những chương trình, đề án đó cần được ban hành thành luật để cả hệ thống chính trị, các cấp, các ngành có trách nhiệm, tạo cơ hội, điều kiện về thể chế, thiết chế và những điều kiện khác để ai cũng được học tập. Luật hóa để việc học không chỉ là nhu cầu mà còn là trách nhiệm của công dân” Thứ trưởng nhận định.

Thứ trưởng cho biết, lãnh đạo Bộ GDĐT đã giao nhiệm vụ cho các cơ quan nghiên cứu, chuẩn bị và ban hành hai bộ luật là Luật Nhà giáo và Luât Học tập suốt đời. Đối với Luật Nhà giáo, Bộ GDĐT đang cố gắng để được trình vào tháng 10 năm nay với nhiều nội dung quan trọng. Qua quá trình xây dựng Luật Nhà giáo, Bộ GDĐT thấy được công tác chuẩn bị đóng vai trò hết sức quan trọng. Do đó, phiên họp này được tổ chức nhằm tham vấn ý kiến của các chuyên gia, các nhà khoa học, các nhà quản lý giáo dục để thống nhất được các vấn đề khởi thảo.

Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng phát biểu tại phiên họp

Phiên họp tập trung thống nhất một số nội dung quan trọng. Trong đó nêu bật được tính cấp thiết của việc xây dựng Luật học tập suốt đời. Tính cấp thiết phải được xuất phát từ cơ sở chính trị, cơ sở pháp lý, cơ sở khoa học, cơ sở thực tiễn, kinh nghiệm quốc tế trong xây dựng xã hội học tập, luật học tập suốt đời. Bên cạnh đó, phiên họp cần đề cập được những chính sách trọng yếu trong Luật học tập suốt đời để thúc đẩy học tập suốt đời. Từ đó, thấy được trách nhiệm của nhà nước, của các các tổ chức, của từng công dân.

“Luật để tạo thúc đẩy, luật là để được làm, luật là để phải làm và phải làm theo. Luật Học tập suốt đời sẽ có chế tài cho việc được đi học và phải đi học”, Thứ trưởng nhấn mạnh.  

Tăng cường quản lý nhà nước về lĩnh vực học tập suốt đời

Báo cáo tại phiên họp, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Thường xuyên (Bộ GDĐT) Vũ Thị Tú Anh cho biết: Mặc dù học tập suốt đời là con đường tất yếu để mỗi cá nhân và mỗi cộng đồng phát triển bền vững, thích ứng với những thay đổi của cuộc sống và xã hội nhưng hiện nay, tại Việt Nam, khái niệm học tập suốt đời chưa được đề cập rõ ràng trong các văn bản chính thức nhà nước, đồng thời cũng chưa được hiểu thống nhất trong các nghiên cứu, hoạt động hoạch định chính sách và trong thực tiễn.

Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Thường xuyên (Bộ GDĐT) Vũ Thị Tú Anh báo cáo tại phiên họp

Luật Học tập suốt đời cụ thể hoá các quan điểm chỉ đạo, đường lối của Đảng về học tập suốt đời và xã hội học tập, phù hợp với quan điểm của Nghị quyết 29. Đây được xem là một văn bản luật có vị trí độc lập tương đối với các luật chuyên ngành khác về lĩnh vực giáo dục như Luật Giáo dục đại học, Luật Giáo dục nghề nghiệp và sắp tới là Luật Nhà giáo. Luật Học tập suốt đời bổ sung, mở rộng và hoàn thiện các vấn đề về lĩnh vực học tập suốt đời chưa được đề cập một cách đầy đủ, toàn diện trong Luật Giáo dục 2019 và các luật khác về giáo dục.

Về định hướng lâu dài trong các bước tiếp theo của tiến trình xây dựng văn bản pháp quy, Luật Học tập suốt đời cần được xây dựng như một luật chi tiết với các quy định cụ thể, tường minh dành cho lĩnh vực học tập suốt đời để có thể dễ dàng áp dụng vào thực tiễn, không nhất thiết phải có nhiều văn bản dưới luật hướng dẫn thực hiện.

Luật Học tập suốt đời tăng cường quản lý nhà nước về lĩnh vực học tập suốt đời; hoàn thiện hệ thống giáo dục theo định hướng mở, linh hoạt, liên thông, tạo cơ hội học tập suốt đời cho mọi người; nâng cao nhận thức của xã hội về vai trò, ý nghĩa của học tập suốt đời và sự đóng góp của học tập suốt đời đối với nâng cao chất lượng vốn con người và tính cạnh tranh của nguồn nhân lực quốc gia.

PGS.TS Tô Bá Trượng, Hội Khoa học Tâm lý – Giáo dục Việt Nam trao đổi tại phiên họp

Đề xuất dự thảo khung Luật học tập suốt đời dự kiến các nội dung gồm: Những quy định chung; quản lí nhà nước về học tập suốt đời; các tổ chức, cá nhân cung ứng cơ hội học tập suốt đời; chương trình, nội dung, tài liệu, hình thức học tập suốt đời; đánh giá và công nhận kết quả học tập suốt đời; giảng viên/hướng dẫn viên, cán bộ quản lí học tập suốt đời, và người học; huy động nguồn lực cho và tạo môi trường thuận lợi cho học tập suốt đời và điều khoản thi hành.

Cần thiết ban hành Luật Học tập suốt đời

Tại phiên họp, các chuyên gia, nhà khoa học đã trao đổi, nêu ý kiến về cơ sở xây dựng Luật Học tập suốt đời; kinh nghiệm quốc tế; thực trạng triển khai xây dựng xã hội học tập, học tập suốt đời hiện nay; các điều kiện đảm bảo tính khả thi thực hiện khi xây dựng và ban hành luật…

Khẳng định sự cần thiết của việc xây dựng Luật Học tập suốt đời, PGS.TS Tô Bá Trượng, Hội Khoa học Tâm lý – Giáo dục Việt Nam cho rằng đây có thể là cuộc cách mạng thay đổi giáo dục và đào tạo, bởi nếu có luật thì thay đổi nhận thức của cả xã hội về học tập suốt đời. Do đó, tư tưởng và nhận thức vai trò của luật phải được thông suốt từ trung ương tới địa phương. Muốn làm được điều đó thì cần đặc biệt chú ý các điều kiện thực tế ở địa phương về tài chính, nhân sự vận hành phải được thông tỏ và quan tâm hơn.

GS.TS Phạm Hồng Quang, Chủ tịch hội đồng Đại học Thái Nguyên tại phiên họp

Ở góc độ giáo dục đại học, GS.TS Phạm Hồng Quang, Chủ tịch hội đồng Đại học Thái Nguyên cho rằn, trong bối cảnh môi trường số, công dân toàn cầu hiện nay thì vấn đề xây dựng Luật Học tập suốt đời cần phải thực hiện ngay và không thể chậm hơn được. Bởi mục tiêu chính của học tập suốt đời là phát triển con người, tạo điều kiện và dẫn dắt cho mọi người được học tập khi môi trường của giáo dục hiện nay là môi trường mở, linh hoạt và không giới hạn.

Nhìn nhận tầm quan trọng, cần thiết của Luật Học tập suốt đời, Phó Giám đốc Sở GDĐT Lạng Sơn Phan Mỹ Hạnh nêu quan điểm cần sự thống nhất chặt chẽ để đảm bảo sự liên thông trong giáo dục, giúp cho người học dễ dàng chuyển đổi giữa các cấp cũng như các hình thức, mô hình trong quá trình giáo dục. Ngoài ra, cần có những chính sách khuyết khích đối với sự tham gia của các tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện cung cấp các chương trình cho người học cũng như đảm bảo quyền bình đẳng được tiếp cận giáo dục ở vùng sâu, vùng xa, và người yếu thế.

Phó Giám đốc Sở GDĐT Lạng Sơn Phan Mỹ Hạnh trao đổi tại phiên họp

Đánh giá cao ý kiến của các chuyên gia, nhà khoa học, đại diện các Sở GDĐT và thành viên của Tiểu ban Giáo dục thường xuyên và học tập suốt đời, Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng khẳng định các ý kiến tại phiên họp hết sức cần thiết, trách nhiệm với mục tiêu chung là xây dựng Luật Học tập suốt đời.

Theo Thứ trưởng, đây là luật mới, nhiều nội dung mới, đối tượng tác động rộng lớn, phương thức đa dạng, chương trình phong phú, thực hiện mong muốn của nhiều bên và phải tránh được sự chồng chéo của các luật đã ban hành nên cực kỳ phức tạp. Vì vậy, với quan điểm phát huy tinh thần, trí tuệ tập thể, Bộ GDĐT luôn tiếp thu cầu thị các quan điểm, ở nhiều góc độ khác nhau để có những nghiên cứu thấu đáo, phù hợp khi xây dựng Luật Học tập suốt đời. 

Thứ trưởng đề xuất việc thành lập một ban nghiên cứu về xây dựng luật riêng. Đặc biệt là việc nghiên cứu thực tế triển khai tại địa phương, tổ chức hội thảo, hội nghị để tiếp thu ý kiến của tất cả các đối tượng được điều chỉnh, thụ hưởng bởi luật này. Đồng thời, nghiên cứu nội dung, tính khả thi, tác động của các chính sách, điều khoản với thực tế tại Việt Nam. Như vậy sẽ có đầy đủ các góc nhìn, khía cạnh, chỉn chu, bài bản trong quá trình triển khai.



Nguồn: https://moet.gov.vn/tintuc/Pages/tin-tong-hop.aspx?ItemID=9865

Cùng chủ đề

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm rời Mông Cổ, điểm đến tiếp là thăm Ireland

Khép lại chuyến thăm Mông Cổ, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm lên chuyên cơ đến điểm dừng chân tiếp theo là Ireland cho chuyến thăm mang tính lịch sử.   Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm vẫy tay chào trước khi vào chuyên cơ rời Mông Cổ - Ảnh: NGUYỄN HỒNG Chiều 1-10, kết thúc tốt đẹp các hoạt động trong khuôn khổ chuyến thăm cấp nhà nước Mông Cổ, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm lên...

Suy buồng trứng có thể nhận biết qua những biểu hiện nào?

Suy buồng trứng sẽ tác động trực tiếp đến khả năng sinh sản của nữ giới cũng như ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống. Trong góc tổng hợp kiến thức y khoa sau đây, MEDLATEC sẽ chia sẻ đến bạn đọc kiến thức khái quát về tình trạng suy giảm chức năng...

Hoàn tiền vé bảo lưu trong giai đoạn Covid

Trong giai đoạn cao điểm của đại dịch Covid-19, ngành Đường sắt phải tạm ngừng một số đoàn tàu khách vào dịp Tết Nguyên đán năm 2021, để tạo điều kiện và bảo vệ quyền lợi khách hàng, ngành ĐS đã thực hiện việc hoàn tiền vé hoặc bảo lưu sử dụng vé cho khách hàng trong thời hạn 1 năm. Tuy nhiên, đến nay vẫn còn hơn 4000 khách hàng vẫn chưa hoàn tất thủ tục để...

Thúc đẩy đổi mới sáng tạo trong nông nghiệp

Tại "Diễn đàn Công nghệ ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn" do Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức ngày 1/10, ông Nguyễn Mai Dương, Cục trưởng Cục Phát triển công nghệ và Đổi mới sáng tạo Bộ Khoa học và Công nghệ cho biết, trong 10 năm qua, nông nghiệp Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn, khoa học, công...

Toàn cảnh đường dẫn cao tốc Long Thành vừa được bố trí gần 1.000 tỷ để mở rộng

Đường dẫn lên cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây sẽ được mở rộng gấp đôi, từ 4 lên 8 làn xe với tổng mức đầu tư gần 1.000 tỷ đồng. Clip đoạn đường dẫn cao tốc được đầu tư gần 1.000 tỷ đồng để mở rộng tại TP.HCM HĐND TP.HCM vừa thông qua chủ trương đầu tư dự án mở rộng đường dẫn vào cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây, đoạn từ nút giao An...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Chung kết “STEAM For Girls”

Cuộc thi nhằm khuyến khích các em học sinh nữ từ 13 đến 15 tuổi tham gia vào các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kỹ thuật, nghệ thuật và toán học (STEAM). Các đại biểu và đại diện đơn vị tham dự lễ khai mạc Lễ khai mạc có sự tham dự của đại diện Bộ Giáo dục Thái Lan, Chương trình Giáo dục của UNICEF Việt Nam, lãnh đạo và các chuyên gia Viện Khoa học Giáo dục...

Hội thảo công tác quản lý nhà nước đối với dịch vụ tư vấn du học

Tham dự hội thảo có lãnh đạo một số đơn vị thuộc Bộ GDĐT, đại diện các đơn vị, doanh nghiệp hoạt động dịch vụ tư vấn du học. Trong những năm gần đây, nhu cầu du học của học sinh, sinh viên Việt Nam không ngừng gia tăng, thể hiện qua số lượng đáng kể bạn trẻ học tại các nền giáo dục tiên tiến. Điều này không chỉ mở ra cơ hội tiếp cận tri thức toàn...

Phát huy tư tưởng Hồ Chí Minh trong đào tạo và phấn đấu trở thành công dân tốt, cán bộ tốt

Dự hội thảo có Phó Thủ tướng Lê Thành Long; Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam Nguyễn Thị Doan; Bộ trưởng Bộ GDĐT Nguyễn Kim Sơn; đại diện lãnh đạo Ban Tuyên giáo Trung ương; Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội; Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam; Hội Người cao tuổi Việt Nam; Hội Cựu giáo chức Việt Nam; Hội Khuyến học...

Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục của Quốc hội làm việc với Bộ GDĐT

Dự cuộc làm việc có Chủ nhiệm Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục Quốc hội Nguyễn Đắc Vinh; Bộ trưởng Bộ GDĐT Nguyễn Kim Sơn; các Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục Quốc hội: Nguyễn Thị Mai Hoa, Tạ Văn Hạ, Đinh Công Sỹ, Nguyễn Viết Lượng; Thứ trưởng Bộ GDĐT Phạm Ngọc Thưởng; các Uỷ viên Thường trực Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục; lãnh đạo các Vụ, Cục Bộ GDĐT. Quang cảnh cuộc...

Nâng cao chất lượng đào tạo trình độ tiến sĩ, đào tạo luật và công tác tuyển sinh

Dự toạ đàm có Chủ nhiệm Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục Quốc hội Nguyễn Đắc Vinh; Bộ trưởng Bộ GDĐT Nguyễn Kim Sơn; Thứ trưởng Bộ GDĐT Hoàng Minh Sơn; các Phó Chủ nhiệm, Uỷ viên Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục Quốc hội; lãnh đạo các đơn vị Vụ, Cục Bộ GDĐT; đại diện một số cơ quan, đơn vị và chuyên gia. Quang cảnh toạ đàm Theo báo cáo của Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục...

Bài đọc nhiều

Phát huy tư tưởng Hồ Chí Minh trong đào tạo và phấn đấu trở thành công dân tốt, cán bộ tốt

Dự hội thảo có Phó Thủ tướng Lê Thành Long; Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam Nguyễn Thị Doan; Bộ trưởng Bộ GDĐT Nguyễn Kim Sơn; đại diện lãnh đạo Ban Tuyên giáo Trung ương; Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội; Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam; Hội Người cao tuổi Việt Nam; Hội Cựu giáo chức Việt Nam; Hội Khuyến học...

Có 3 huyện, 67 xã đề nghị không sắp xếp do yếu tố đặc thù

Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà Giảm 87 đơn vị hành chính cấp xã Tại phiên họp, Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết, Chính phủ đề nghị thực hiện sắp xếp 5 đơn vị hành chính cấp huyện và 186 đơn vị hành chính cấp xã để hình thành 5 cấp huyện và 99 cấp xã mới của 13 tỉnh, thành phố. Sau sắp xếp, 13 tỉnh, thành phố không thay đổi số...

Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục của Quốc hội làm việc với Bộ GDĐT

Dự cuộc làm việc có Chủ nhiệm Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục Quốc hội Nguyễn Đắc Vinh; Bộ trưởng Bộ GDĐT Nguyễn Kim Sơn; các Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục Quốc hội: Nguyễn Thị Mai Hoa, Tạ Văn Hạ, Đinh Công Sỹ, Nguyễn Viết Lượng; Thứ trưởng Bộ GDĐT Phạm Ngọc Thưởng; các Uỷ viên Thường trực Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục; lãnh đạo các Vụ, Cục Bộ GDĐT. Quang cảnh cuộc...

“Định hướng phát triển cơ sở dữ liệu ngành Văn hóa, Thể thao, Du lịch và Gia đình”

Hội thảo là diễn đàn để các chuyên gia, nhà quản lý, nhà hoạch định chính sách, doanh nghiệp trao đổi, thảo luận về các vấn đề liên quan đến phát triển cơ sở dữ liệu ngành Văn hóa, Thể thao, Du lịch và Gia đình. Hội thảo dự kiến diễn ra trong 01 ngày (1/10/2024). ...

Bộ Nội vụ làm việc với Đoàn thanh niên Hàn Quốc sang thăm Việt Nam

Đón tiếp Đoàn thanh niên Hàn Quốc có Thứ trưởng Bộ Nội vụ Triệu Văn Cường; Chánh Văn phòng Bộ Vũ Đăng Minh, Vụ trưởng Vụ Công tác thanh niên Hoàng Quốc Long, Vụ trưởng Vụ Chính quyền địa phương Phan Trung Tuấn, Vụ Hợp tác quốc tế Chu Tuấn Tú; Đại diện Bộ Ngoại giao, Bộ Giáo dục và Đào tạo; Đại diện lãnh đạo các đơn vị liên quan thuộc Bộ Nội vụ, gồm: Vụ Công chức - Viên chức, Vụ...

Cùng chuyên mục

Bộ Quốc phòng khai mạc Hội thao Thể thao quốc phòng năm 2024

(Bqp.vn) - Sáng 1/10, tại Hà Nội, Bộ Quốc phòng tổ chức Lễ khai mạc Hội thao Thể thao quốc phòng (TTQP) năm 2024. Trung tướng Thái Văn Minh, Cục trưởng Cục Quân huấn (Bộ Tổng Tham mưu), Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Tổ chức Hội thao dự và phát biểu khai mạc. Tham dự lễ khai mạc có Trung tướng Phạm Quang Ngân, Cục trưởng Cục Dân quân tự vệ (Bộ Tổng Tham mưu); ông Đặng...

Động lực phát triển kinh tế số Việt Nam

(MPI) - Ngày 30/9/2024, Báo Đầu tư, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức Hội thảo “Chuyển đổi số 2024 - Động lực phát triển kinh tế số Việt Nam”. Hội thảo là dịp để cùng lắng nghe, ghi nhận những thông tin cập nhật về những động thái mới trong phát triển hạ tầng số, hệ sinh thái số và kinh tế số Việt Nam. Hội thảo được tổ chức ở thời điểm ngay trước thềm Ngày...

Việt Nam – Mông Cổ: nhất trí nâng cấp quan hệ hai nước lên “Đối tác toàn diện”

(MPI) - Trong khuôn khổ chuyến thăm cấp Nhà nước tới Mông Cổ của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm từ ngày 30/9 - 1/10/2024, hai bên đã ra Tuyên bố chung về việc thiết lập quan hệ Đối tác toàn diện Việt Nam - Mông Cổ. Theo đó, Lãnh đạo cấp cao hai nước đánh giá cao quan hệ hữu nghị truyền thống Việt Nam - Mông Cổ tăng cường mở rộng mạnh mẽ trong...

Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà tham gia Đoàn công tác của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm thăm Mông Cổ, Ireland,...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm lên đường thăm Mông Cổ, Ireland và Pháp. Ảnh: Vietnamnet.vn Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà vinh dự tham gia Đoàn đại biểu cấp cao của Việt Nam tháp tùng Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm. Chuyến công tác của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm nhằm khẳng định một lần nữa đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa đạng...

Chung kết “STEAM For Girls”

Cuộc thi nhằm khuyến khích các em học sinh nữ từ 13 đến 15 tuổi tham gia vào các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kỹ thuật, nghệ thuật và toán học (STEAM). Các đại biểu và đại diện đơn vị tham dự lễ khai mạc Lễ khai mạc có sự tham dự của đại diện Bộ Giáo dục Thái Lan, Chương trình Giáo dục của UNICEF Việt Nam, lãnh đạo và các chuyên gia Viện Khoa học Giáo dục...

Mới nhất

Điều tra vụ 13 học sinh nhập viện sau khi uống nước ngọt ở cổng trường

Chiều 1/10, Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế đã có công văn  gửi Sở Y tế Hà Nội về việc điều tra, xử lý vụ nghi ngờ ngộ độc thực phẩm. Theo Cục An toàn thực phẩm, đơn...

“Luật Điện lực (sửa đổi) cần được ban hành càng sớm càng tốt”

“Luật Điện lực (sửa đổi) cần được ban hành càng sớm càng tốt” 07:23 | ...

Đường sắt tốc độ cao Bắc Nam là tiền đề đưa Việt Nam thành nước phát triển, thu nhập cao

Thực hiện Kết luận số 49-KL/TW ngày 28/2/2023 của Bộ Chính trị về định hướng phát triển giao thông vận tải (GTVT) đường sắt Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, Bộ GTVT đang trình cấp có thẩm quyền chủ trương đầu tư tuyến đường sắt tốc độ cao trục Bắc Nam (Dự án). Theo Thứ trưởng...

Bếp cơm di động dã chiến: 56.000 phần cơm hỗ trợ vùng lũ

Tính đến ngày 1-10 (sau 16 ngày), hệ thống bếp cơm di động dã chiến do Cộng đồng tình nguyện Việt Nam vận hành, đã cung cấp 56.000 phần cơm miễn phí cho người dân vùng lũ 5 tỉnh, thành phía Bắc.   Hơn 300 tình nguyện viên là thành viên của 9 câu lạc bộ, hội nhóm thiện nguyện từ...

Mới nhất