Trang chủVăn hóa - Xã hộiÂm nhạcChúa Nguyễn và hành trình mở cõi về phương Nam

Chúa Nguyễn và hành trình mở cõi về phương Nam


Một trong những công lao lớn của các chúa Nguyễn là để lại di sản chủ quyền, lãnh thổ cho hậu thế với công cuộc xác lập chủ quyền, khai thác kinh tế biển đảo.

Chúa Nguyễn và hành trình mở cõi về phương Nam - Ảnh 1.

Kinh thành Huế được vua Gia Long cho khảo sát địa hình để xây dựng sau khi thống nhất đất nước

Chúa Nguyễn với đất phương Nam

Ngày 3-6, UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế và Hội Khoa học Lịch sử (KHLS) Việt Nam tổ chức hội thảo “Chúa Nguyễn với đất phương Nam” nhằm nhấn mạnh tầm quan trọng về vai trò và vị trí vùng đất phương Nam thời chúa Nguyễn. Hội thảo quy tụ nhiều chuyên gia sử học trên cả nước đã nghiên cứu về Đàng Trong, nhằm nâng cao các công trình đã công bố và khẳng định thành tựu mới nhất về chúa Nguyễn với đất Đàng Trong.

PGS-TS Đỗ Bang, Phó Chủ tịch Hội KHLS Việt Nam, nói rằng Đàng Trong – Đàng Ngoài ra đời trong cuộc chiến Trịnh – Nguyễn (1627 – 1672) và kết thúc sau khi Nguyễn Huệ chỉ huy quân đội Tây Sơn chiến thắng quân Xiêm năm 1786, lật đổ chúa Trịnh, xóa bỏ Đàng Trong – Đàng Ngoài và thống nhất đất nước. “Sự nghiệp mở đất Đàng Trong của các chúa Nguyễn phù hợp với xu thế lịch sử và lòng dân, lại được nhiều văn thần, võ tướng trung thành và đắc lực phò tá kể từ trước và trong thời gian các chúa xây dựng Quảng Nam dinh (vùng đất từ Quảng Nam đến Bình Định) cho đến lúc hoàn thành công cuộc mở đất dưới thời chúa Nguyễn Phúc Khoát (1757)” – ông khẳng định.

Sau việc thành lập phủ Phú Yên thời chúa Nguyễn Hoàng, các chúa Nguyễn Phúc Tần, Nguyễn Phúc Chu tiếp tục mở mang vùng đất Nam Trung Bộ. “Quá trình mở mang lãnh thổ ở vùng Nam Trung Bộ của các chúa Nguyễn diễn ra gần 120 năm tính từ thời điểm bắt đầu mở đất Phú Yên (năm 1578) cho đến khi có được phủ Bình Thuận (năm 1697) đã mang về cho Đàng Trong thêm một vùng lãnh thổ rộng lớn, vương quốc Champa dần dần bị thu hẹp và cuối cùng bị sáp nhập vào lãnh thổ Đàng Trong. Có được phủ Bình Thuận, chúa Nguyễn có được vùng lãnh thổ liên hoàn từ Quảng Bình đến Bà Rịa – Đồng Nai” – TS Đỗ Quỳnh Nga (ĐH Huế) phân tích.

Sau khi mở đất Nam Trung Bộ, chúa Nguyễn Phúc Tần và Nguyễn Phúc Chu tiếp tục mở đất Đông Nam Bộ gắn liền với tên tuổi Nguyễn Hữu Cảnh – một trong những anh hùng mở cõi đất phương Nam. Theo PGS-TS Trần Nam Tiến, Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn – ĐHQG TP HCM, từ thế kỷ XVII, các chúa Nguyễn đã xác lập chủ quyền đầy đủ ở khu vực Đông Nam Bộ ngày nay, bao gồm cả vùng đất trên bộ lẫn các vùng biển đảo, qua đó thúc đẩy quá trình sáp nhập và quản lý vùng đất Đông Nam Bộ vào lãnh thổ Đại Việt, góp phần quan trọng thống nhất toàn bộ chủ quyền của Việt Nam như ngày nay.

Công cuộc mở đất Tây Nam Bộ dưới thời các chúa Nguyễn Phúc Chu (Hà Tiên), Nguyễn Phúc Chú (Long Hồ) và chúa Nguyễn Phúc Khoát trên toàn bộ phần đất còn lại. TS Đỗ Quỳnh Nga khái quát: “Cho đến năm 1757, toàn bộ vùng đất giữa sông Tiền, sông Hậu từ phía Châu Đốc xuống Sóc Trăng, Trà Vinh đã thuộc về chúa Nguyễn. Tây Nam Bộ không còn gián cách giữa Mỹ Tho (1679), Long Hồ (1732) với Hà Tiên (1708) mà trở thành một vùng châu thổ rộng lớn đầy tiềm năng của chúa Nguyễn ở Đàng Trong”.

Chúa Nguyễn và hành trình mở cõi về phương Nam - Ảnh 2.

Hội thảo “Chúa Nguyễn với đất phương Nam”, tổ chức ngày 3-6

Chú trọng an ninh biển đảo

PGS-TS Đỗ Bang khẳng định: “Song song với việc mở đất, các chúa Nguyễn cho quân và dân binh khai thác vùng biển đảo Đàng Trong và có biện pháp tích cực để quản lý và bảo vệ chủ quyền. An ninh biển thời chúa Nguyễn đã trở thành vấn đề quốc gia, được chú trọng trên nhiều phương diện”.

Chúa Nguyễn Phúc Chu không những có công lớn mở đất trên bộ mà còn xác lập chủ quyền các vùng biển đảo miền Nam, Côn Đảo với sự kiện năm 1703 đánh tan quân Anh và Phú Quốc năm 1708. Nhà nghiên cứu Nguyễn Thanh Lợi phân tích: “Việc khai thác kinh tế hai quần đảo này chỉ thực sự bắt đầu từ thời nhà Nguyễn, nhưng các chúa Nguyễn đã luôn nhận thức hai khu vực này là chỗ dựa nên thường xuyên cố gắng xác lập về chủ quyền, khẳng định về cương vực, nhất là ở vùng biển Tây Nam trong bối cảnh Cao Miên, Xiêm La luôn muốn xâm chiếm vùng đất này”.

Trong tham luận “Chủ quyền quốc gia Việt Nam – Đại Nam ở Hoàng Sa, Trường Sa dưới vương triều Minh Mệnh (1820-1841)”, GS-TS Nguyễn Quang Ngọc nêu: “Lịch sử chủ quyền của Việt Nam ở Hoàng Sa và Trường Sa trong thế kỷ XIX được mở đầu bằng những trang sử hào hùng dưới thời vị vua khai sáng Gia Long, đã phát triển đến đỉnh cao nhất trong đời vua Minh Mệnh, rồi sau đó chìm dần vào trong im lặng khi đất nước không còn giữ được nền độc lập. Ngay trong những hoàn cảnh vô cùng khó khăn và phức tạp, không có bất cứ một vị hoàng đế hay một đại diện của vương triều nào tuyên bố từ bỏ chủ quyền ở Hoàng Sa, Trường Sa”. 

Theo thạc sĩ Nguyễn Quang Trung Tiến: “Với vai trò là người thiết lập vương triều Nguyễn, vua Gia Long không chỉ tiếp nối công cuộc tổ chức khai thác, xác lập chủ quyền biển đảo trên khắp lãnh hải của quốc gia như các triều đại trước, mà còn tiến hành chiếm hữu chính thức về mặt nhà nước đối với quần đảo Hoàng Sa, bao gồm cả Trường Sa vào năm 1816, vẽ bản đồ cụ thể và ra sách ghi chép chi tiết về cửa biển, bờ biển, đường biển của toàn bộ vùng duyên hải Việt Nam”.





Nguồn

Cùng chủ đề

Hơn 300 doanh nghiệp tham gia giao thương, hợp tác kinh doanh trong lĩnh vực thể thao

Cầu nối thương mại cho doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm thể thao Vietnam Sport Show: Kết nối kinh doanh cho doanh nghiệp thể thao Triển lãm Quốc tế Thể thao và Giải trí ngoài trời Việt Nam (Vietnam Sport Show 2024) quy tụ hơn 400 gian hàng của hơn 300 doanh nghiệp đến từ các quốc gia và vùng lãnh thổ: Đài...

Dòng chảy năng lượng bị chặn ở Ukraine, kinh tế Nga liệu có ‘đóng băng’?

Với hơn 22.000 km đường ống dẫn khí đốt tự nhiên, Ukraine đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an ninh năng lượng của châu Âu trong nhiều thập kỷ. Nhưng dòng chảy khí đốt của Nga khó có thể chảy qua “lục địa già” trong mùa Đông năm nay nếu thỏa thuận trung chuyển khí đốt giữa Moscow và Kiev không được gia hạn vào tháng 12 tới. ...

Giá tiêu liên tục tăng cao do nhu cầu thị trường vẫn ở mức cao

Dự báo giá tiêu ngày 17/9/2024 tiếp vẫn ở mức cao. Thông tin giảm lãi suất đã đẩy đồng USD suy yếu thời gian quá, giúp cho các thị trường hàng hoá khởi sắc, trong đó có hồ tiêu. Trên bình diện toàn cầu, Cộng đồng Hồ tiêu quốc tế cũng ghi nhận tuần qua không có quốc gia nào báo cáo giảm giá hồ tiêu. Cùng với đó, lực mua...

Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa thăm hỏi động viên người dân vùng lũ Sơn La

Tiếp và làm việc với đoàn, tỉnh Sơn La có đồng chí Hoàng Quốc Khánh, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La và lãnh đạo một số sở, ban, ngành, huyện Mộc Châu. Do ảnh hưởng của cơn bão số 3, tại các cơ sở của huyện Mộc Châu đã bị thiệt hại nhiều về nhà cửa, tài sản, hoa màu và hệ thống đường, điện, nước sinh hoạt…, với...

Sập giàn giáo tại dự án cầu chui cao tốc Tuyên Quang

Theo thông tin ban đầu, khi đang đổ bê tông mặt cầu chui, giàn giáo đỡ sắt thép bất ngờ bị sập khiến một công nhân bị thương nặng. Nạn nhân là anh T.V.T (SN 1988, trú huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La). Ngay sau khi tai nạn xảy ra, anh T được đưa đi cấp cứu tại bệnh viện nhưng không qua khỏi. Được biết, công trình này do Công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư Xây dựng Cường...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bài đọc nhiều

Cơn bão của Vivaldi – Tuổi Trẻ Online

Chương nhạc chia làm ba phần, ứng với ba bài sonnet, từ phần allegro non molto (sôi nổi) gợi ra một bầu không khí bình yên nhưng đã nghe vang vọng những bất an và run rẩy của người chăn gia súc, đến phần adagio e piano (chậm rãi) là khoảng lặng trước cơn bão dữ và kéo vào phần cuối presto...

Trần Mạnh Tuấn và Nguyên Lê thu âm mới ca khúc Quê nhà của Trần Tiến tặng quê hương miền Bắc

Nghệ sĩ saxophone Trần Mạnh Tuấn kể với Tuổi Trẻ Online, anh và nghệ sĩ Nguyên Lê từng hợp tác với nhau nhiều lần trong các dự án.Trong bối cảnh miền Bắc đang phải chống chọi với bão lũ, anh đã rủ nghệ sĩ Nguyên Lê thu âm một bài gì đó "tĩnh lặng, không ồn ào" để dành tặng đồng bào...

Sáng tạo sản phẩm âm nhạc “Mắt bão” bằng AI hướng tới đồng bào vùng lũ

Trong “Mắt bão” có hình ảnh cây cầu Phong Châu, hình ảnh những ngôi nhà chìm trong nước lũ, người dân dầm mình trong mưa lũ, đoàn cứu trợ với tinh thần tương thân, tương ái… Ngày 15/9, đạo diễn Phạm Vĩnh Khương thông tin anh đã cho ra mắt sản phẩm âm nhạc bằng Trí tuệ Nhân tạo (AI) mới nhất - MV (music video) mang tên "Mắt bão" hướng...

Cùng chuyên mục

Ca sĩ Việt Tú đón Trung thu cùng học sinh trường PTCS Nguyễn Đình Chiểu

Ngày 15/9, tại trường PTCS Nguyễn Đình Chiểu (Hà Nội), Công đoàn - Đoàn thanh niên báo Dân trí phối hợp tổ chức chương trình Tết Trung thu năm 2024 với chủ đề Vầng trăng cổ tích, dẫn lối yêu thương.Ban Tổ chức mong muốn mang đến một mùa Trung thu ấm áp cho các em học sinh, đặc biệt là các em chịu thiệt thòi tại trường.Việt Tú (được mọi người gọi là Tú Híp) dần chinh...

NSƯT Hoàng Tùng chạm sâu vào cảm xúc khi hát về “cha mẹ già”

"Cha mẹ tôi già" không chỉ tôn vinh công lao trời biển của cha mẹ luôn dành cho con cái, mà ở đó còn là những ký ức về tuổi thơ, những lo toan, tần tảo, hy sinh của cha mẹ dành hết cho con cái....

Mới nhất

Thaco Auto ra mắt Kia New Carnival, giá bán từ 1,299 tỷ đồng

Hôm nay (16/9), THACO AUTO chính thức giới thiệu Kia New Carnival, mẫu xe SUV cao cấp cỡ lớn, đại diện cho đột phá về thiết kế và công nghệ với bán khởi điểm từ 1,299 tỷ đồng. Từ khi ra mắt thị trường Việt Nam, Kia Carnival đã khẳng định được sức hút trong phân khúc SUV cỡ lớn...

Thăm và tặng quà Trung thu cho 80 con đỡ đầu

Nhân dịp Tết Trung thu, Hội LHPN thị xã An Nhơn (tỉnh Bình Định) đã tổ chức thăm...

Áp thấp nhiệt đới sắp vào biển Đông thành bão số 4 có điều kiện hình thành giống bão YAGI

Ông Nguyễn Văn Hưởng, Trưởng phòng Dự báo thời tiết, Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia nhận định ban đầu về áp...

Ứng phó với áp thấp nhiệt đới gần Biển Đông có thể mạnh lên thành bão

Chiều 16/9, đại diện Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai cho biết, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) vừa có công điện gửi các bộ, ngành và địa phương từ Quảng Ninh đến Bình Thuận để ứng phó với áp thấp nhiệt đới gần Biển Đông có thể mạnh...

Mới nhất