Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dục"Chữa lành" tinh thần cho trẻ sau thiên tai

“Chữa lành” tinh thần cho trẻ sau thiên tai

“Tăng thêm nhiều dấu ấn về sự tốt đẹp, nhân văn, yêu thương chính là liệu pháp tốt nhất để hỗ trợ trẻ em vượt qua hậu quả mà thiên tai, bão lũ gây ra”.

Tiến sĩ Hồ Lâm Giang
TS. Hồ Lâm Giang cho rằng, hỗ trợ tâm lý cho trẻ sau thiên tai là rất quan trọng. (Ảnh: NVCC)

Đó là quan điểm của TS. Hồ Lâm Giang, chuyên gia nghiên cứu về văn hoá, giáo dục; tác giả sách chuyên khảo Diễn ngôn về giới trên truyền thông sau Đổi mới với Báo Thế giới và Việt Nam về cách hỗ trợ tâm lý cho trẻ sau những tác động của thiên tai, bão lũ.

Góc nhìn của bà về những ảnh hưởng tâm lý thường gặp ở trẻ em sau các thảm họa như bão lũ?

Là người có nhiều năm công tác trong lĩnh vực giáo dục, trực tiếp giảng dạy cả cấp phổ thông lẫn đại học, cũng đã có nhiều kinh nghiệm trong việc hỗ trợ về mặt sức khoẻ tinh thần, tâm lý cho các em học sinh, tôi có một số ý kiến cá nhân như sau.

Đối mặt với những thảm họa từ thiên tai không chỉ trẻ em, ngay cả người lớn cũng khó có thể tránh khỏi những chấn thương về mặt tâm lý, suy sụp về tinh thần. Hình ảnh khiến tôi khắc khoải là một người đàn ông, trước những mất mát quá lớn do ảnh hưởng của bão Yagi. Anh ấy thất thần cầm chiếc bánh mỳ cứu trợ còn nguyên trong túi bóng đưa lên ăn. Những mất mát, tổn thất mà nạn nhân của thiên tai phải gánh chịu, quả thực quá lớn, có thể những người ngoài cuộc chỉ có thể cảm nhận được một phần nào đó.

Trẻ em, vốn là một trong những nhóm đối tượng yếu thế được xã hội ưu tiên bảo vệ. Nó xuất phát từ nhiều lý do, trong đó có yếu tố quan trọng là trẻ em rất dễ bị tổn thương vì chưa có khả năng tự bảo vệ mình trước các mối nguy hiểm hoặc sự xâm hại từ môi trường xung quanh. Do vậy, trẻ em cần sự chăm sóc và bảo vệ cả về thể chất lẫn tinh thần từ người lớn để phát triển một cách an toàn và lành mạnh.

Trong những năm đầu đời, là giai đoạn phát triển quan trọng, ảnh hưởng đến tương lai của cá nhân của trẻ. Nếu không được bảo vệ và chăm sóc đầy đủ, sự phát triển của trẻ có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng, dẫn đến hậu quả lâu dài về thể chất và tâm lý.

Tâm lý của trẻ rất dễ tổn thương, nên những sự kiện tưởng chừng không có tác động quá to lớn với người lớn lại có ảnh hưởng nghiêm trọng với trẻ em. Chứng kiến mất mát từ thiên tai, trẻ dễ có tâm lý sợ hãi, bất an, lo lắng, cảm thấy không an toàn, sống trong sự ám ảnh về việc thiên tai có thể ập đến bất cứ lúc nào, có phần bất lực, tổn thương khi không thể bảo vệ được những thứ mình gắn bó, yêu quý đã bị cơn lũ cuốn đi.

Những sự đổ nát, hoang tàn, những mất mát cũng sẽ khiến trẻ bị ám ảnh. Nhiều trẻ có hiện tượng sợ hãi cả trong giấc ngủ, có sự thay đổi về hành vi, trở nên hung hăng hoặc có khi thu mình, cũng có trẻ hoảng loạn, luôn bám dính lấy bố mẹ vì sợ hãi.

Trong nhiều nghiên cứu về tâm lý cho thấy, những dữ kiện đầu tiên đến với cuộc đời con người sẽ có ảnh hưởng mạnh mẽ tới đời sống tinh thần của họ về sau. Do vậy, chúng ta cũng cần có nhiều hành động, hỗ trợ trẻ phục hồi tâm lý sau những trải nghiệm đau thương này.

Những ngày qua, chúng ta đã và đang chứng kiến cảnh tượng đầy mất mát và đau thương của bão lũ, nhưng trên nền của thiên tai, tình người Việt Nam như được tỏa sáng. Sự hỗ trợ từ nhân lực, vật lực từ khắp mọi nơi được dồn về hỗ trợ vùng bão lũ.

Tôi nghĩ, đó không chỉ là sự động viên về mặt vật chất, bù đắp lại những mất mát mà thiên tai đã cướp đi của người dân, mà hơn thế, nó là sự bồi đắp cho tinh thần, cho tình người, cho lòng nhân ái, nghĩa đồng bào, thương người như thể thương thân. Có trong hoạn nạn, mới cảm nhận thất hết tình thương yêu của đồng bào dành cho nhau. Và tiềm lực về tinh thần này, cũng sẽ tạo nên sức mạnh, để người dân vùng thiên tai, kiên cường vực dậy sau bão lũ và tình yêu thương con người, cảm nhận hết vẻ đẹp về lòng nhân ái của con người.

Trên nền tảng này, bên cạnh thực tế đau thương của bão lũ, tôi nghĩ, đây cũng là cơ hội giáo dục trẻ và giúp trẻ em cảm được cảm nhận giá trị truyền thống đoàn kết và nhân ái của dân tộc ta. Sự yêu thương đùm bọc, không chỉ của bố mẹ, gia đình, người thân, làng xóm mà là của hàng triệu người dân khắp Việt Nam sẽ là liều thuốc “chữa lành” tinh thần hữu hiệu và hiệu quả vô cùng nếu các em nhận thức được.

Các em sẽ cảm nhận thấy tình yêu thương trong từng nắm cơm, chiếc bánh, cái bút, quyển vở. Các em có thể nhận thấy sự lăn xả, hy sinh của những chú bộ đội vào các vùng lũ, mang đồ hỗ trợ, các em sẽ nhận thấy những phong trào ủng hộ trong khắp các trường học, đoàn thể, hay từ cuốn sổ tiết kiệm dưỡng già của Thầy giáo về hưu, toàn bộ tiền trong túi của chú lái xe đường dài… đều chứa đựng biết bao nghĩa tình.

Cảm nhận về sự tích cực trong cuộc sống, về tình yêu thương, về sự đoàn kết, lòng nhân ái của con người Việt Nam, sẽ giúp các em củng cố lòng tự hào dân tộc. Từ đó, tăng sức mạnh nội lực về tinh thần, ổn định về tâm lý, sống trong thêm niềm tự hào.

Tiến sĩ Hồ Lâm Giang: 'Chữa lành' tinh thần cho trẻ sau thiên tai
Trẻ nhỏ được đưa lên ca nô rời khỏi vùng ngập lụt. (Nguồn: VNE)

Đâu là những phương pháp hiệu quả nhất để giúp trẻ phục hồi tâm lý sau những trải nghiệm đau thương này? Gia đình đóng vai trò gì trong việc hỗ trợ tâm lý cho trẻ?

Tôi có một số gợi ý dựa trên ba nguyên tắc như sau: sự tập trung tích cực, tạo môi trường và sự tác động về tổng thể.

Thứ Nhất, tập trung tích cực ở đây theo tôi đúng với câu nói đại ý là “khi bạn tập trung vào đâu thì ở đó mở rộng ra”. Trong hoàn cảnh thiên tai ập đến, một thực tế khó có thể phủ nhận, đó là sự mất mát, tổn thương là không tránh khỏi. Tuy nhiên, có một khía cạnh khác, là qua bão lũ, chúng ta cảm nhận rõ rệt hơn tình người, sự trân trọng giá trị của gia đình, của cuộc sống bình yên, biết thông cảm với những nơi, những con người ở vùng khó khăn, thiên tai dịch bệnh, hoàn cảnh kém may mắn.

Thứ Hai, tinh thần của con có được sớm ổn định hay không phụ thuộc rất nhiều từ môi trường tinh thần của cha mẹ. Nếu các bậc phụ huynh sớm vực dậy được tinh thần, có thái độ sống tích cực, nhìn nhận và tin tưởng vào tương lai, rèn luyện sự nỗ lực vượt khó, bằng ý chí và quyết tâm khắc phục hậu quả từ thiên tai, sớm ổn định cuộc sống, đó sẽ là môi trường tốt nhất cho trẻ sớm ổn định và hồi phục tinh thần.

“Những dấu ấn tâm lý, nhất là những dấu ấn kinh hoàng, khó có thể bị xoá bỏ hoàn toàn. Nhưng việc nhìn nhận nó theo góc độ khác, cũng như tăng thêm nhiều dấu ấn về sự tốt đẹp, nhân văn, yêu thương chính là liệu pháp tốt nhất để hỗ trợ trẻ vượt qua hậu quả mà thiên tai, bão lũ mang tới”.

Ngoài gia đình, tôi nghĩ nhà trường và xã hội cũng là những môi trường quan trọng trong thời điểm này, để giúp các em có được sự cộng hưởng về tình yêu thương và sự ổn định về tâm lý. Sự động viên kịp thời cả về vật chất lẫn tinh thần sẽ tạo nên một môi trường tốt để trẻ sớm hồi phục, trở lại với cuộc sống đời thường sau bão lũ.

Trên mặt trận truyền thông, những thông tin về việc Chính phủ, đoàn thể, cơ quan, chính quyền, đặc biệt là người dân cả nước hướng tới đồng bào bão lũ, cũng chính là một động lực to lớn, hỗ trợ cho bà con vùng thiên tai.

Thứ Ba, cần sự kết hợp của sự tác động tới tổng thể , đó là sự hồi phục về cả ba phần “thân – tâm – trí” của trẻ. Để có một tinh thần khỏe, rất cần nền tảng về thân thể khỏe mạnh, từ đó trẻ mới có thể suy nghĩ tích cực và nhìn nhận thấu đáo nhiều khía cạnh của cuộc sống hơn.

Thân thể khỏe mạnh đến từ chế độ dinh dưỡng và vận động, nghỉ ngơi hợp lý. Ngoài ra, sự quan tâm, yêu thương, sự an toàn về mặt tinh thần, chính sự chú tâm chăm sóc bữa ăn giấc ngủ của cha mẹ, cho trẻ được hoạt động thể lực, vui chơi với bạn bè, hoà nhập với thiên nhiên là một trong những liều thuốc tinh thần căn bản và thực tế nhất.

Sự thiếu quan tâm của cha mẹ, thiếu chia sẻ, tâm sự với con, kèm theo sự chăm sóc không đầy đủ, không đảm bảo chất lượng giấc ngủ cũng như hoạt động tái hòa nhập cộng đồng cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho những vấn đề tâm lý của trẻ chậm được cải thiện.

Nhiều trường hợp trẻ tổn thương vì thiên tai một phần, nhưng tổn thương vì thiên tai đã làm suy sụp người lớn, hoặc khiến cho cha mẹ vì nỗi lo cơm áo, không vượt qua được vấn đề của mình, đã không thể quan tâm, hoặc trở nên cáu gắt, giận dữ, thậm chí không màng tới con cái.

Hoặc khi trẻ còn quá nhỏ, đã phải nghe, nghĩ, lo nỗi lo quá lớn mà người lớn vô tình bộc phát hoặc để trẻ phải gánh trách nhiệm cùng mình. Mọi thông tin, sự tác động đều cần có sự kiểm soát, bởi tâm lý của trẻ rất nhạy cảm, mong manh, điều cha mẹ nói riêng và người lớn truyền đạt cho trẻ, đều cần có mục đích và ý nghĩa giáo dục nhất định.

Tôi cho rằng, những dấu ấn tâm lý, nhất là những dấu ấn kinh hoàng, khó có thể bị xóa bỏ hoàn toàn, nhưng việc nhìn nhận nó theo góc độ khác, cũng như tăng thêm nhiều dấu ấn về sự tốt đẹp, nhân văn, yêu thương chính là liệu pháp tốt nhất để hỗ trợ trẻ vượt qua hệ quả mà thiên tai, bão lũ mang tới.

Bà nghĩ sao về vai trò của công nghệ và truyền thông trong việc cung cấp hỗ trợ tâm lý cho trẻ em sau bão lũ?

Qua những thông tin về bão lũ vừa qua trên truyền thông, tôi nhận thấy chúng ta đã có những thành công nhất định về mặt đưa tin, với độ phủ thông tin rộng trên nhiều loại hình phương tiện truyền thông đại chúng. Những thông tin được đưa một cách cập nhật, thời sự, đồng thời có những chia sẻ đầy xúc động và sâu sát về tình hình của bà con vùng lũ, những hình ảnh này đã làm lay động hàng ngàn trái tim của người dân cả nước. Đặc biệt, dấu ấn của tình người qua thiên tai dịch bệnh, thể hiện ở những hành động đầy nhân văn về tình đồng bào, truyền thống nhân ái của nhân dân cả nước hướng về bà con vùng bão lũ.

Chứng kiến những thước phim, những hình ảnh, những hành động của người dân Việt Nam qua việc ủng hộ đồng bào bão lũ, tôi tin rằng trong lòng mỗi người được tham gia, chứng kiến đều dấy lên niềm xúc động và tự hào.

Hình ảnh về những em nhỏ gặp khó khăn qua vùng bão lũ, những em nhỏ mất gia đình trong đợt thiên tai vừa qua, đã nhận được sự quan tâm đặc biệt, sự thương cảm của hàng triệu người dân. Trên mặt trận truyền thông, bên cạnh sự khốc liệt của bão lũ, sự mất mát của những cuộc đời, hoàn cảnh, chúng ta không chỉ là những người dân vùng lũ, cảm nhận được sức ấm áp của lòng người, sự xúc động và niềm vui nhen lên mỗi khi nghe tin các đoàn cứu trợ đã vào tới vùng lũ cứu trợ, đã có hàng nghìn tỷ được chuyển tới Mặt trận Tổ quốc Việt Nam để ủng hộ đồng bào.

Là những người chiến sĩ công an, quân đội ngâm mình dưới dòng nước ngập để hỗ trợ dân; bà con hai bên đường nấu cơm phục vụ đoàn xe đi cứu trợ. Truyền thông thực sự đã làm rất tốt vai trò của mình, phản ánh kịp thời, hiệu quả và cũng đầy sự nhân văn.

Xin cảm ơn TS!





Nguồn: https://baoquocte.vn/ts-ho-lam-giang-chua-lanh-tinh-than-cho-tre-sau-thien-tai-287567.html

Cùng chủ đề

Dự thảo Luật Nhà giáo tạo bước đột phá trong xây dựng đội ngũ

Dự thảo Luật Nhà giáo được kỳ vọng sẽ tạo bước đột phá trong xây dựng và phát triển đội ngũ, bắt đầu từ những thay đổi trong quản lý nhà nước về nhà giáo.

Real Madrid trao cơ hội cho trẻ em khó khăn Việt Nam trải nghiệm bóng đá chuyên nghiệp

Gần 300 trẻ em từ các trại trẻ mồ côi và gia đình khó khăn ở TP. Hồ Chí Minh sẽ có cơ hội học bóng đá chuyên nghiệp cùng các HLV đến từ Quỹ Real Madrid (RMF) trong 3 ngày.

Bão Yinxing giật cấp 17, dự báo suy yếu dần khi vào Biển Đông

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia thông tin, lúc 19h hôm nay, vị trí tâm bão Yinxing vào khoảng 18,6 độ Vĩ Bắc; 121,6 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Bắc đảo Lu Dông (Philippines).Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão cấp 15 (167-183km/h), giật trên cấp 17; di chuyển theo hướng Tây, tốc độ 10-15km/h.Dự báo đến tối mai, bão Yinxing trên vùng biển phía Đông khu vực Bắc Biển Đông, cách...

Philippines đối phó bão Yinxing

Giới chức Philippines hôm nay 7.11 thông báo đã sơ tán hàng ngàn người khỏi các cộng đồng ven biển trước cơn bão Yinxing, chỉ vài tuần sau khi bão Trà Mi khiến ít nhất 150 người thiệt mạng. ...

Mở lối xây nhân cách cho học sinh

Giáo dục nhà trường là sự tiếp nối chứ không thể thay thế giáo dục gia đình trong việc xây dựng nhân cách, đạo đức cho học sinh.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

De Heus “gõ cửa” thị trường Halal

Những năm qua, các sản phẩm và dịch vụ Halal ngày càng phổ biến và được ưa chuộng trên toàn cầu, đã mở ra nhiều cơ hội cho Việt Nam, trong đó có ngành chăn nuôi, mà De Heus Việt Nam là một trong những doanh nghiệp hàng đầu.

Thị trường quay đầu, Việt Nam tăng mạnh nhập tiêu từ 2 quốc gia Đông Nam Á này

Giá tiêu hôm nay 9/11/2024 tại thị trường trong nước ổn định ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 138.000 - 139.000 đồng/kg.

Giá vàng lại lội ngược dòng, “pha bay màu” 100 USD là bình thường, thị trường đang củng cố, tích lũy lên vùng giá...

Giá vàng hôm nay 9/11/2024: Giá vàng thế giới phục hồi nhanh chóng sau vài phiên giảm mạnh, mất tới cả 100 USD. Giá vàng trong nước tăng giảm liên tục, nhiều người chọn giải pháp bán ra, khiến nguồn cung dồi dào. Tại sao nhiều chuyên gia vẫn giữ vững quan điểm đà tăng của kim loại quý vẫn đang tiếp tục được hỗ trợ?

Hàn Quốc bắn tên lửa đạn đạo ra Biển Hoàng Hải, Venezuela, Nga thúc đẩy hợp tác chiến lược, Iran ‘thờ ơ’ với kết...

Tổng thống Putin nói một trật tự thế giới mới đang hình thành, EU bàn cách hợp tác với chính quyền mới ở Mỹ, Houthi tuyên bố tiếp tục tấn công ở Biển Đỏ, Tổng thống đắc cử Donald Trump bổ nhiệm người thân cận đầu tiên vào Nhà Trắng… là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.

“Mớ bòng bòng” cả mới lẫn cũ, ông Trump sẽ gỡ thế nào?

Ông Donald Trump đã chiến thắng ngoạn mục trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ 2024. Lúc này là thời điểm để ông bắt đầu suy nghĩ về việc giải quyết những vấn đề quốc tế liên quan mật thiết đến nước Mỹ, đồng thời có ý nghĩa quyết định đến cục diện quan hệ quốc tế.

Bài đọc nhiều

Cho nữ hiệu trưởng thôi việc sau vụ giáo viên bật khóc vì suất cơm 2 miếng chả

Sau những lùm xùm về suất cơm giáo viên nghèo nàn, nữ hiệu trưởng Trường Mầm non Ánh Dương (huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) được giải quyết cho thôi việc theo nguyện vọng cá nhân. Chiều tối nay (6/11), trao đổi với PV VietNamNet, lãnh đạo UBND huyện Châu Đức cho biết vừa có quyết định giải quyết cho bà Phan Thị Hán Huệ - Hiệu trưởng Trường Mầm non Ánh Dương - thôi việc theo...

Đưa startup công nghệ giáo dục Việt tiếp cận thị trường quốc tế

NDO - Trong khuôn khổ Tọa đàm "Khởi đầu địa phương, tư duy toàn cầu", do Trường Đại học Văn Lang phối hợp các đơn vị liên quan tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh ngày 3/11, các diễn giả đã chia sẻ nhiều kinh nghiệm thực tế về phương thức khởi nghiệp với hàng nghìn sinh viên. Khởi nghiệp là một hành trình đầy cam go, nhiều nghiên cứu cho thấy trong 5...

Tỉnh nào có mật độ dân số thấp nhất cả nước?

Nhiều tỉnh thành trên cả nước có mật độ dân số (người/km2) rất cao, tuy nhiên ở một số địa phương con số này lại rất thấp. ...

Nữ sinh lớp 11 có điểm SAT 1560 là Đại sứ Ams năm 2024

Nữ sinh lớp 11 Nguyễn Vũ Hà Linh đã được trao danh hiệu Đại sứ Ams - Ams Ambassador 2024 trong "Ngày hội anh tài" lần thứ 23 của trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam (Hà Nội). ...

Cho nghỉ việc hiệu trưởng trường mầm non lùm xùm về khẩu phần ăn ở Bà Rịa

Bà Phan Thị Hán Huệ, hiệu trưởng trường Mầm non Ánh Dương tại huyện Châu Đức (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu), được giải quyết cho thôi việc từ ngày 6/11. ...

Cùng chuyên mục

‘Nối vòng tay ấm’ mang hơi ấm lên vùng cao

Trong 2 ngày 7 - 8.11, trên hành trình 'Nối vòng tay ấm', các nhà tài trợ chương trình đã đến một số điểm trường bị thiệt hại nặng nề do bão Yagi để thăm hỏi, động viên các em học sinh và...

‘Giáo viên cũng chịu sức ép phải cho học sinh học thêm’

Nếu không đi học thêm, học sinh, phụ huynh lo sợ bị điểm thấp, không vào được trường mơ ước, không có cơ hội trong tương lai. Thầy cô giáo cũng chịu áp lực không nhỏ từ việc đánh giá, xếp loại giáo viên dựa trên kết quả các kỳ thi. Lời tòa soạn: Học thêm đang trở thành một áp lực vô hình và khó tránh với nhiều gia đình. VietNamNet mở diễn đàn Sức ép học thêm với mong...

Phó giáo sư trẻ nhất ngành y quê Nam Định, đang làm trưởng khoa một đại học lớn

Nam giảng viên Lê Minh Hoàng là phó giáo sư trẻ nhất ngành y năm nay, hiện đang làm Trưởng khoa Y học cổ truyền - Trường Đại học Y Dược Cần Thơ. Ngành y vừa có thêm 3 giáo sư, 68 phó giáo sư. Nam giảng viên Lê Minh Hoàng quê ở xã Mỹ Thịnh, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định vừa trở thành phó giáo sư trẻ nhất ngành y năm nay. Hiện anh Hoàng là giảng viên chính,...

Vì sao một số học sinh dân tộc thiểu số không được hỗ trợ tiền bảo hiểm y tế?

Nhiều phụ huynh có con học tiểu học tại xã DLiê Yang (Ea H'leo, Đắk Lắk) tố bị 'ăn chặn' tiền bảo hiểm y tế, nhưng ngành giáo dục khẳng định đó là hiểu lầm. Ngày 8-11, ông Nguyễn Đức Công - phó trưởng...

Trường thành viên đại học quốc gia TPHCM công bố phương án tuyển sinh 2025

Trường Đại học Kinh tế - Luật (Đại học Quốc gia TPHCM) vừa công bố phương án tuyển sinh 2025. Trường Đại học Kinh tế - Luật sẽ tuyển sinh theo 3 phương thức: Phương thức 1 là xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển thẳng (tối đa 20% tổng chỉ tiêu). Phương thức 2 là xét tuyển bằng kết quả Kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia TPHCM năm 2025 (khoảng 40 - 60% tổng chỉ...

Mới nhất

Giá vàng lao dốc, nhẫn trơn mất 6 triệu đồng: Liệu còn tụt sâu?

Giá vàng thế giới giảm rất mạnh sau khi ông Donald Trump trúng cử tổng thống thứ 47 của Mỹ. Vàng nhẫn trơn trong nước giảm 5-6 triệu đồng/lượng. Giá vàng sẽ ra sao trong thời gian tới, liệu có tiếp tục giảm sâu? Giá vàng lao dốc Thị trường vàng thế giới vừa chứng kiến một đợt giảm giá hiếm...

Nhận định bóng đá Trẻ TP.HCM vs Bình Phước: Công Phượng lại ghi bàn?

Tâm điểm của loạt đấu sớm vòng 3 giải hạng Nhất Quốc gia 2024/2025 là cuộc đọ sức trên sân Thống Nhất giữa Trẻ TP.HCM và Bình Phước. Hai đội từng gặp nhau ở vòng loại cúp Quốc gia và nhanh chóng có màn tái đấu chỉ sau đó 3 tuần. Nguyễn Công Phượng và đồng đội quyết...

Nước Mỹ chuẩn bị cho thời mới

Tổng thống Mỹ Joe Biden cam kết sẽ chuyển giao quyền lực một cách hòa bình và trật tự, trong khi Tổng thống...

Những điểm đến ở Việt Nam khiến khách Tây mê mẩn

Vịnh Hạ LongVịnh Hạ Long là một địa điểm du lịch nổi tiếng bậc nhất của Việt Nam. Hạ Long sở hữu hơn 2.000 hòn đảo hình thù khác nhau, nằm rải rác trong vùng biển xanh tuyệt đẹp.Hoạt động yêu thích nhất của du khách khi đến Hội An là đạp xe vòng quanh thành phố và...

Mới nhất