Trang chủDi sảnChưa được tôn vinh xứng đáng

Chưa được tôn vinh xứng đáng


VHO – Cầu Cấm có vị trí chiến lược quan trọng trên tuyến quốc lộ 1A năm xưa (thuộc địa bàn hai xã Nghi Yên và Nghi Quang, huyện Nghi Lộc, Nghệ An); là cửa ngõ phía Nam của hậu phương miền Bắc. Phần lớn lương thực, vũ khí, đạn dược từ hậu phương chi viện cho chiến trường miền Nam đều phải đi qua trọng điểm này. Nơi đây đã ghi dấu sự hy sinh anh dũng của quân và dân ta để bảo vệ trọng điểm cầu Cấm.

Chưa được tôn vinh xứng đáng - ảnh 1
Bí thư Trung ương Đoàn Vũ Quang thăm lực lượng TNXP tại trọng điểm Cầu Cấm (1969) Ảnh tư liệu

Với những giá trị lịch sử và ý nghĩa to lớn, cuối năm 2020, Bộ VHTTDL đã ra quyết định xếp hạng “Địa điểm Cầu Cấm” là di tích lịch sử quốc gia. Thế nhưng, đã gần 5 năm trôi qua, xung quanh địa điểm lịch sử này vẫn không hề có bia dẫn tích và hình thức tôn vinh khác để giới thiệu với người dân và du khách.

Tọa độ lửa ngày ấy

Chúng tôi trở lại cầu Cấm vào những ngày đầu tháng 11 với mục đích ngược dòng lịch sử. Cầu Cấm có vị trí chiến lược quan trọng, là cửa ngõ phía Nam của hậu phương miền Bắc, vì thế thời kháng chiến chống Mỹ cứu nước, cầu Cấm được ví là “xương sống”, “túi đựng bom đạn giặc Mỹ”. Hòng cắt đứt điểm huyết mạch quan trọng này, có nhiều thời điểm máy bay và tàu chiến Mỹ ngày đêm thay nhau trút bom, đạn xuống cầu Cấm. Mặt đất, triền núi, mặt sông khu vực cầu Cấm trong những năm tháng chiến tranh luôn rung lên bần bật bởi mưa bom, bão đạn. Chính tại nơi đây đã ghi dấu sự hy sinh anh dũng của quân và dân ta để bảo vệ trọng điểm cầu Cấm.

Nhận thấy trọng điểm cầu Cấm luôn bị đe dọa bởi bom đạn nhằm cắt đứt tuyến huyết mạch chi viện cho chiến trường miền Nam, Đảng, Nhà nước đã huy động nhiều đơn vị bộ đội chủ lực, các đại đội Thanh niên xung phong cùng dân quân địa phương ngày đêm cắm chốt. Mỗi lần máy bay Mỹ đến thả bom xuống cầu Cấm, các trận địa phòng không K8, K9, K10 (thuộc Tiểu đoàn 16 chốt tại những địa danh ở vùng này như Cống Hóp, vườn Mít, trại Chè) đồng loạt nổ súng. Rồi sau những đợt bom, pháo kích như thế, từ nơi trú quân ở các xã quanh đó như Diễn Thọ, Diễn Lộc, Nghi Yên, Nghi Thuận, Nghi Long…, nam nữ của các đại đội Thanh niên xung phong lao ra san lấp hố bom để bảo đảm giao thông không bị chia cắt. Theo thống kê, từ năm 1966 đến 1968, hơn 100 cán bộ, chiến sĩ đã ngã xuống tại trận địa ác liệt này.

Ông Nguyễn Văn Trị, CCB Tiểu đoàn 16, Quân khu 4 cho biết: “Đó là niềm tự hào của Đảng bộ và nhân dân huyện Nghi Lộc nói riêng, tỉnh Nghệ An nói chung, đồng thời là của Tiểu đoàn 16 chúng tôi. Bởi vì Tiểu đoàn 16 đã chiến đấu rất anh dũng tại đây hai năm liền, chứng kiến hơn một trăm cán bộ, chiến sĩ hy sinh”.

Là công nhân giao thông bám trụ tại khu vực cầu Cấm trong những năm tháng ác liệt đó, ông Trần Văn Hiền (trú tại TP Vinh, Nghệ An) đã có mặt và chứng kiến sự chiến đấu, hy sinh anh dũng của quân và dân ta nhằm bảo vệ cầu, bảo vệ giao thông huyết mạch Bắc – Nam. Ông Hiền nhớ lại: “Bấy giờ, tôi là công nhân quốc phòng. Từ tháng 2.1966 đến tháng 3.1967, đơn vị chúng tôi trực tiếp có mặt tại tọa độ lửa cầu Cấm. Thời gian đó khủng khiếp lắm, ngày cũng như đêm, máy bay, tàu chiến Mỹ liên tục bắn phá nhằm cắt đứt tuyến vận tải đường sắt, đường bộ, đường thủy chi viện cho chiến trường miền Nam. Khu vực cầu Cấm và những vùng xung quanh bị bom, đạn cày nát. Bộ đội, thanh niên xung phong, dân quân địa phương bảo vệ cầu hy sinh rất nhiều. Có ngày hơn 30 người hy sinh để bảo vệ sự an toàn cho cầu Cấm”.

Chưa được tôn vinh xứng đáng - ảnh 2
Xung quanh khu vực địa danh lịch sử cầu Cấm không có một tấm bia dẫn tích… Ảnh: M. THỤC LINH

Xin đừng lãng quên…

Chiến tranh đã lùi xa gần nửa thế kỷ, những hố bom cày nát quanh khu vực cầu Cấm đã hoàn sinh. Cây cầu Cấm xưa vẫn còn đó như chứng tích không bao giờ phai mờ trong tâm trí của các thế hệ. Bên cạnh cầu Cấm lịch sử đã có thêm một cây cầu lớn bằng bê tông với nhiều làn xe ngày đêm tấp nập phương tiện qua lại. Thế nhưng, điều đáng buồn là, quan sát kỹ xung quanh khu vực cầu Cấm, chúng tôi không hề nhận thấy một biển chỉ dẫn di tích lịch sử quốc gia “Địa điểm Cầu Cấm”, cũng như không có một hình thức tôn vinh nào khác.

 Trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, những địa danh như cầu Hàm Rồng ở Thanh Hóa, Ngã ba Đồng Lộc ở Hà Tĩnh, phà Long Đại và đường 20 Quyết thắng ở Quảng Bình… đều là trọng điểm đánh phá ác liệt của đế quốc Mỹ. Nhưng giờ đây, trừ cầu Cấm, những di tích còn lại đều đã được xây dựng những công trình tưởng niệm, ghi nhận công lao của cán bộ, chiến sĩ và nhân dân đã quên mình bảo vệ Tổ quốc.

(TRẦN VĂN HIỀN, công nhân giao thông bám trụ tại khu vực cầu Cấm)

Đề cập về sự thiếu vắng rất khó hiểu này, ông Trần Văn Hiền cũng bày tỏ sự tiếc nuối khi cầu Cấm mang trên mình quá khứ oai hùng như vậy lại gần như ít người biết tới, nói cách khác, sự hy sinh anh dũng năm xưa của quân và dân chưa được tôn vinh xứng đáng. “Cuối năm 2020, “Địa điểm Cầu Cấm” đã được Nhà nước xếp hạng di tích lịch sử quốc gia. Đây là hình thức tôn vinh rất quan trọng, nhưng nếu không có những hình thức khác để người dân, du khách nhận biết đây là địa điểm lịch sử quốc gia thì khó có thể chấp nhận. Chúng tôi chẳng thấy ai đoái hoài gì cả, ngay cả cái bia dẫn tích cũng không có. Mỗi lần dâng hoa, dâng hương tưởng niệm, chúng tôi không khỏi bùi ngùi, xa xót, chạnh nhớ tới một địa danh lịch sử nằm trên tuyến đường huyết mạch dẫn vào mặt trận phía Nam, mà ở đấy máu xương bộ đội, thanh niên xung phong đổ xuống không thể đo, đếm… đang bị lãng quên”, ông Hiền gạt nước mắt nói.

Cũng theo ông Hiền, trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, những địa danh như cầu Hàm Rồng ở Thanh Hóa, Ngã ba Đồng Lộc ở Hà Tĩnh, phà Long Đại và đường 20 Quyết thắng ở Quảng Bình… đều là trọng điểm đánh phá ác liệt của đế quốc Mỹ. Nhưng giờ đây, trừ cầu Cấm, những di tích còn lại đều đã được xây dựng những công trình tưởng niệm, ghi nhận công lao của cán bộ, chiến sĩ và nhân dân đã quên mình bảo vệ Tổ quốc.

Để tường tận hơn vấn đề này, trao đổi với chúng tôi, một lãnh đạo UBND huyện Nghị Lộc cho biết: “Trước đây UBND tỉnh Nghệ An giao cho Sở GTVT triển khai xây dựng bia chứng tích lịch sử cầu Cấm. Nhưng mới đây, UBND tỉnh lại giao cho UBND huyện Nghi Lộc triển khai xây dựng. Những năm trước, chúng tôi đã nhiều lần có văn bản gửi Sở GTVT nhằm hối thúc việc triển khai xây dựng bia chứng tích địa điểm lịch sử quốc gia Cầu Cấm, nhưng không được Sở này trả lời”.

Về phía Sở GTVT Nghệ An, trao đổi với chúng tôi, ông Hoàng Phú Hiền, Giám đốc Sở này cho biết: “Để tạo điều kiện thuận lợi trong việc huy động, bố trí nguồn vốn cho công trình, làm cơ sở hoàn thiện các thủ tục đầu tư, sớm triển khai xây dựng, đồng thời đảm bảo thuận lợi trong công tác quản lý, chúng tôi đã thống nhất với UBND huyện Nghi Lộc. Theo đó, có văn bản đề nghị UBND tỉnh giao huyện Nghi Lộc làm chủ đầu tư xây dựng bia chứng tích lịch sử địa danh Cầu Cấm”.

Còn bà Phan Thị Anh, Trưởng phòng Quản lý di sản văn hóa (Sở VHTT Nghệ An) cho hay, địa danh cầu Cấm gắn liền với nhiều chiến công của quân và dân ta trong kháng chiến chống Mỹ. Ngày 4.11.2020, Bộ trưởng Bộ VHTTDL đã ban hành Quyết định số 3241/QĐ-BVHTTDL về việc xếp hạng di tích lịch sử quốc gia Địa điểm Cầu Cấm. Vì thế các Sở, ngành và chính quyền địa phương cần sớm triển khai xây dựng bia chứng tích lịch sử tại di tích lịch sử quốc gia Cầu Cấm. Điều này rất có ý nghĩa trong việc giáo dục truyền thống lịch sử, cách mạng cho thế hệ trẻ.



Nguồn: https://baovanhoa.vn/di-san/chua-duoc-ton-vinh-xung-dang-110719.html

Cùng chủ đề

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Tôn vinh các chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam

Tối 17.12, nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22.12.1944 – 22.12.2024); 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22.12.1989 -22.12.2024), dưới sự chỉ đạo của Cục Công tác đảng và công tác chính trị, Bộ Công an, Nhà hát Hồ Gươm đã tổ chức chương trình nghệ thuật “Vang mãi khúc quân hành”. Tổng Bí thư Tô Lâm, Thủ tướng Phạm Minh Chính và các đại biểu tham dự chương trình Dự...

Lễ công bố quyết định về Bảo vật quốc gia bia “Sùng Chi bi kỷ“

Ngày 15.12.2024, UBND huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh phối hợp với UBND xã Tùng Lộc và con cháu dòng họ Hà tổ chức Lễ công bố quyết định về Bảo vật quốc gia-Bia "Sùng Chi bi kỷ" và đón nhận Bằng xếp hạng di tích lịch sử quốc gia lăng mộ Hà Công Trình. Ông Nguyễn Tiến Dũng, Phó Chủ tịch UBND huyện Can Lộc phát biểu khai mạc Ông Nguyễn Tiến Dũng, Phó Chủ tịch UBND huyện Can Lộc...

Bế mạc Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2024

Tối 16.12, Bộ VHTTDL và UBND tỉnh Quảng Trị đã tổ chức bế mạc Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2024 sau 4 ngày diễn ra sôi nổi với nhiều hoạt động văn hóa, du lịch, thể thao đặc sắc. Với chủ đề “Bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, hội nhập và phát triển vì một thế giới hòa bình”, Ngày hội Văn...

Tuần lễ sách và các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam

Tuần lễ sách và các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22.12.1944 - 22.12.2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22.12.1989 - 22.12.2024) đang diễn ra tại Đường Sách TP.HCM với nhiều hoạt động. Triển lãm và các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam đang diễn ra tại Đường Sách TP.HCM Chương trình do Sở TT&TT TP.HCM phối hợp với...

Để bến Vũng Rô mãi là chứng tích lịch sử hào hùng

VHO - Vũng Rô là một địa danh lịch sử, gắn liền với con đường vận tải chiến lược - “Đường Hồ Chí Minh trên biển”, cùng với “Đường Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh” đã trở thành biểu tượng vinh quang của cả dân tộc, hiện thân của ý chí và khát vọng đấu tranh chống giặc ngoại xâm thống nhất đất nước. Không chỉ vậy giờ đây, bến Vũng Rô trở thành Di tích quốc gia...

Bài đọc nhiều

Du lịch Huế “cất cánh” bằng thế mạnh di sản văn hóa

Huế sẽ tập trung ưu tiên cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng theo chiều sâu; ưu tiên phát triển ngành dịch vụ, du lịch có lợi thế dựa trên việc phát huy giá trị di sản, văn hóa. Năm 2025 là dấu mốc quan trọng đánh dấu bước ngoặt Thừa Thiên-Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, đem đến nhiều vận hội mới cho địa phương. Đây cũng là năm Thừa...

Lễ công bố quyết định về Bảo vật quốc gia bia “Sùng Chi bi kỷ“

Ngày 15.12.2024, UBND huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh phối hợp với UBND xã Tùng Lộc và con cháu dòng họ Hà tổ chức Lễ công bố quyết định về Bảo vật quốc gia-Bia "Sùng Chi bi kỷ" và đón nhận Bằng xếp hạng di tích lịch sử quốc gia lăng mộ Hà Công Trình. Ông Nguyễn Tiến Dũng, Phó Chủ tịch UBND huyện Can Lộc phát biểu khai mạc Ông Nguyễn Tiến Dũng, Phó Chủ tịch UBND huyện Can Lộc...

Nhiều hoạt động kỷ niệm 20 năm phố cổ Hà Nội được công nhận Di tích lịch sử quốc gia

Nhân kỷ niệm 19 năm ngày Di sản văn hoá Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024), kỷ niệm 20 năm Khu phố cổ Hà Nội được công nhận Di tích lịch sử quốc gia (2004-2024), Ban Quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội tổ chức 20 hoạt động, sự kiện văn hoá, văn nghệ đặc sắc phục vụ công chúng. Chuỗi hoạt động nhằm giới thiệu đến công chúng một số giá trị di sản văn hoá, từ...

Lễ hội điện Huệ Nam được ghi danh Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Lễ hội điện Huệ Nam là sinh hoạt truyền thống mang yếu tố văn hoá tâm linh thờ phụng Thánh Mẫu Thiên Y A Na Bộ trưởng Bộ VH-TT-DL vừa ký quyết định số 3981 ghi danh lễ hội điện Huệ Nam (loại hình lễ hội truyền thống) tại xã Hương Thọ, TP Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Lễ hội điện Huệ Nam thường tổ chức vào dịp tháng 3...

30 năm vịnh Hạ Long được vinh danh Di sản thiên nhiên thế giới

Lễ kỷ niệm 30 năm vịnh Hạ Long được UNESCO vinh danh là Di sản thiên nhiên thế giới vừa được tổ chức long trọng, ý nghĩa.   Các đại biểu dự buổi lễ - Ảnh: Báo Quảng Ninh Tối 14-12, tại TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh tổ chức kỷ niệm 30 năm vịnh Hạ Long được UNESCO vinh danh là Di sản thiên nhiên thế giới (1994-2024). Tại lễ kỷ niệm, các đại biểu đã cùng nhau ôn lại chặng đường...

Cùng chuyên mục

Đánh giá sâu sắc về 65 năm bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa Việt Nam

Chiều 14/12 tại Hà Nội, Cục Di sản Văn hóa (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) tổ chức Hội nghị - Hội thảo "65 năm bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa". Phát biểu khai mạc hội nghị, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hoàng Đạo Cương nhấn mạnh: Từ những văn bản đầu tiên về bảo vệ di sản văn hóa, như Sắc lệnh số 65 do Chủ tịch...

30 năm Di sản Thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long: Phát triển xứng tầm Di sản

30 năm qua, Vịnh Hạ Long đã đóng góp xứng đáng vào sự phát triển của Quảng Ninh, góp phần quan trọng đưa du lịch trở thành một trụ cột phát triển kinh tế của tỉnh. Cách đây 30 năm, ngày 17/12/1994, tại Thái Lan, lần đầu tiên Vịnh Hạ Long của Việt Nam được công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới. Đây là "bước chân" đầu tiên, mở đường cho những danh hiệu nổi bật mà Vịnh Hạ...

Huế: Tăng vốn trùng tu Quốc Tử Giám và Văn Miếu thời nhà Nguyễn

HĐND tỉnh Thừa Thiên - Huế phê duyệt điều chỉnh mức đầu tư đối với 2 dự án tu bổ, tôn tạo và phục hồi thích nghi di tích Quốc Tử Giám và Văn Miếu. Ngày 14.12, tin từ HĐND tỉnh Thừa Thiên - Huế cho biết vừa quyết định điều chỉnh mức đầu tư tu bổ, tôn tạo và phục hồi 2 di tích Quốc Tử Giám và Văn Miếu. Cụ thể, HĐND tỉnh Thừa Thiên - Huế đã điều chỉnh...

30 năm vịnh Hạ Long được vinh danh Di sản thiên nhiên thế giới

Lễ kỷ niệm 30 năm vịnh Hạ Long được UNESCO vinh danh là Di sản thiên nhiên thế giới vừa được tổ chức long trọng, ý nghĩa.   Các đại biểu dự buổi lễ - Ảnh: Báo Quảng Ninh Tối 14-12, tại TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh tổ chức kỷ niệm 30 năm vịnh Hạ Long được UNESCO vinh danh là Di sản thiên nhiên thế giới (1994-2024). Tại lễ kỷ niệm, các đại biểu đã cùng nhau ôn lại chặng đường...

Video Art ‘Thăng Đường Nhập Thất’: Dấu Ấn Văn Hóa Qua Nghệ Thuật

Triển lãm video art "Thăng Đường Nhập Thất," diễn ra tại giảng đường Ngụy Như Kon Tum của Đại học Quốc gia Hà Nội, đã mang đến một làn gió mới, thổi bừng sức sống cho kiệt tác mỹ thuật Đông Dương. Lấy cảm hứng từ bức tranh kinh điển của Victor Tardieu, tác phẩm không chỉ tái hiện quá khứ mà còn dẫn dắt người xem vào hành trình khám phá sâu sắc về lịch sử và văn...

Mới nhất

Người dân “đau đầu” vì đàn khỉ hoang hơn 60 con

(NLĐO) - Chính quyền địa phương đã có báo cáo, nhờ các đơn vị tìm giải pháp khắc phục tình trạng đàn khỉ thường xuyên cắn phá...

Trung Quốc công bố hình ảnh thử nghiệm máy bay không người lái

Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc lần đầu tiên công bố hình ảnh thử nghiệm máy bay không người lái (UAV) siêu thanh MD-22. Theo South China Morning Post ngày 18/12, Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc lần đầu tiên công bố hình thử nghiệm máy bay không người lái (UAV) siêu thanh MD-22....

Làm giả con dấu, tài liệu, nhiều cán bộ ở Huế bị khởi tố

Giám đốc cùng 2 thuộc cấp một trung tâm thuộc Sở KH&CN tỉnh Thừa Thiên Huế bị khởi tố, điều tra về hành vi 'làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan tổ chức'. Một lãnh đạo Viện KSND tỉnh Thừa Thiên Huế xác nhận, đơn vị vừa phê chuẩn quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị...

Mới nhất