Trang chủNewsVăn hóa - Xã hộiChùa Bà Đanh ở Hải Phòng có Bảo vật quốc gia là...

Chùa Bà Đanh ở Hải Phòng có Bảo vật quốc gia là 2 pho tượng cổ, cây gạo cổ thụ cao tuổi nhất VN


“Cổ Trai Đế vương, Trà Phương Công chúa”, câu đồng dao được lưu truyền từ đời này sang đời khác khi nhắc đến mảnh đất Trà Phương (huyện Kiến Thụy, TP Hải Phòng), nơi có ngôi chùa cổ lưu giữ những giá trị văn hóa, kiến trúc và lịch sử hàng nghìn năm gắn liền với tích chuyện xưa.

Thiền môn nghìn tuổi

Chùa Trà Phương hay còn gọi là chùa Bà Đanh, tên chữ Thiên Phúc tự là một ngôi chùa có lịch sử hàng nghìn năm tại làng Trà Phương, xã Thụy Hương, huyện Kiến Thụy, TP Hải Phòng.

Năm 2007, chùa được Nhà nước công nhận là Di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia. Với những giá trị về văn hóa, kiến trúc, lịch sử, chùa Trà Phương là một điểm đến hấp dẫn với du khách.

Theo UBND xã Thụy Hương, chùa Trà Phương được xây dựng từ thời Lý, khoảng đầu thế kỷ XI (1010 – 1020) và được trùng tu tôn tạo vào thế kỷ XVI đời nhà Mạc. Tích xưa ghi lại, vào thời Lý, ngôi chùa được xây dựng trên một gò đất cao có nhiều cây cối, xa xóm làng nên được gọi là Bà Đanh tự, cách núi Chè gần 1km về phía Đông. 

Theo người dân địa phương, thuở hàn vi, Mạc Đăng Dung trong một lần bị truy sát đã trốn trong chùa Bà Đanh mà thoát nạn. Sau này dựng nghiệp, để nhớ ơn cũ, Mạc Đăng Dung xuống chiếu trùng tu, mở rộng chùa và đổi tên thành Thiên Phúc tự.

Chùa Bà Đanh ở Hải Phòng có Bảo vật quốc gia là 2 pho tượng cổ, cây gạo cổ thụ cao tuổi nhất Việt Nam- Ảnh 1.

Chùa Trà Phương-chùa Bà Đanh có lịch sử hơn 1.000 năm, mang nhiều ý nghĩa về lịch sử, tôn giáo. Chùa Bà Đanh ở Hải Phòng tọa lạc tại làng Trà Phương, xã Thụy Hương, huyện Kiến Thụy, TP Hải Phòng (Ảnh: PV).

Theo văn bia “Tu tạo Bà Đanh tự” (khắc năm 1562) tại chùa, người đứng chủ hưng công lại chùa Bà Đanh là Thái hoàng thái hậu Vũ Thị Ngọc Toàn, cùng với 25 thân vương, công chúa, quận công và dân làng Trà Phương đóng góp xây dựng lại chùa. 

Văn bia đã ghi rõ đây là đợt trùng tu rất quy mô, khiến cho ngôi chùa Trà Phương thành trung tâm Phật giáo lớn vùng Duyên hải.

Được ví như danh lam thắng cảnh thời bấy giờ nên chùa Trà Phương từng được quốc sư về thuyết pháp, giảng kinh. Sau khi nhà Mạc thất bại, quan quân Lê – Trịnh đã san bằng vùng đất Dương Kinh, tàn phá nặng nề nhiều công trình kiến trúc mang dấu ấn triều đại trước, trong đó có chùa Trà Phương đã trở thành phế tích. Đến thời nhà Nguyễn, chùa Trà Phương được trùng tu lại.

Trong chùa cũng lưu giữ nhiều hiện vật mang phong cách nghệ thuật nhà Mạc như tượng vua Mạc Đăng Dung, tượng Thái hoàng thái hậu Vũ Thị Ngọc Toàn, đôi sấu đá và các bia ký. 

Chính điện là nơi thờ Phật, tiền đường thờ vua Mạc Đăng Dung và Hoàng hậu Vũ Thị Ngọc Toàn. Bên ngoài là cổng Nhất môn với hai tầng má, nhà bia với đầm sen rộng tượng trưng cho đức hạnh, lối sống của người tu hành.

Trong chùa hiện có 5 bệ tượng Phật, trong đó, 3 bệ tượng đặt tượng Tam thế và hai bệ đặt tượng A di đà. Qua nghiên cứu các tài liệu sử học cho thấy, các pho tượng này có từ đời nhà Mạc. 

Vẻ đẹp của các pho tượng thể hiện tài năng sáng tạo tuyệt vời của những người thợ thủ công thời đó. Vết tích cổ nhất trong ngôi chùa Trà Phương là chân cột bằng đá tảng xanh, được chạm khắc hoa sen rất tinh xảo thể hiện rõ phong cách nghệ thuật kiến trúc tôn giáo thời Lý.

Nơi lưu giữ bảo vật quốc gia

Trải qua hàng nghìn năm với những biến cố, thăng trầm lịch sử, chùa Trà Phương còn lưu giữ nhiều di vật mang phong cách nghệ thuật thời Lý và thời Mạc. 

Niềm tự hào của người dân làng Trà, cũng như người Hải Phòng khi pho tượng vua Mạc Đăng Dung và phù điêu Thái hoàng thái hậu Vũ Thị Ngọc Toàn được Thủ tướng Chính phủ quyết định công nhận là bảo vật quốc gia ngày 31/12/2020.

Theo thông tin từ Sở Văn hóa và Thể thao Hải Phòng, tượng Thái tổ Mạc Đăng Dung được làm từ đá vôi, có chiều cao 63cm, ngang 37cm. Tượng có khuôn mặt bầu trái xoan, mặc áo bào, đội mũ trụ đứng, đỉnh bằng thể hiện sự uy quyền. Trên áo có chạm hình rồng trong thế cuộn tròn, mang đặc trưng rồng thời Mạc.

Phù điêu Thái hoàng thái hậu Vũ Thị Ngọc Toàn (là người làng Trà Phương và là chính thất của Thái tổ Mạc Đăng Dung được làm từ chất liệu đá vôi, tượng có chiều cao 56cm, vai ngang 23cm. Tượng được tạc hõm sâu vào đá nguyên khối. Phía ngoài phiến đá tạo tác kiểu văn bia, chạm khắc biểu tượng bông sen 16 cánh đơn…

Ngôi làng Trà Phương gắn liền với Vương triều nhà Mạc giai đoạn 1527 – 1593. Bao thế hệ người làng nơi đây luôn tự hào về vị Thái hoàng thái hậu Vũ Thị Ngọc Toàn, người con gái Trà Phương đẹp người đẹp nết đã trở thành vợ vua Mạc Đăng Dung.

Đến nay, lịch sử vẫn lưu truyền về Hoàng hậu Vũ Thị Ngọc Toàn không chỉ nổi tiếng về nhan sắc, mà còn cả về đức độ. Bà là một nhân vật đặc biệt trong suốt 65 năm trị vì của nhà Mạc ở Thăng Long. 

Với quê hương, bà truyền cho dân lễ minh thệ, để chống trộm cắp, tham nhũng; giúp dân làng Trà Phương mở mang đất đai, sinh cơ, lập nghiệp. Vì thế, người dân địa phương đến ngày nay vẫn còn truyền tụng câu ca “Cổ Trai Đế vương – Trà Phương Công chúa” để nói về công ơn của đức vua và hoàng hậu nhà Mạc…

Chùa Trà Phương hiện tại mang phong cách nghệ thuật kiến trúc thời Nguyễn (đầu thế kỷ 20). Kiến trúc chính bố cục theo lối chữ Đinh gồm 5 gian tiền đường và 3 gian hậu cung. 

Cổng chùa “nhất môn” mang dáng dấp một lầu hai tầng, tiếp đến là nhà bia. Hai bên thành bậc nhà bia có đôi sấu đá điêu khắc theo lối tượng tròn, một sản phẩm của nền nghệ thuật triều Mạc (thế kỷ 16).

Trải qua mười thế kỷ tồn tại, chùa hiện xuống cấp nghiêm trọng nên được chính quyền địa phương và nhà chùa đang tiến hành trùng tu, xây dựng lại theo kiến trúc của một ngôi chùa cổ thời Lý. Dự kiến hoàn thành trùng tu vào năm 2030.

Hàng năm, chùa Trà Phương tổ chức ngày kỷ niệm các Tổ truyền đạo vào ngày 22 tháng Giêng âm lịch. Ngôi chùa cách trung tâm thành phố Hải Phòng 20km. Đây cũng là địa chỉ gần khu du lịch Đồ Sơn (cách 17km), Khu tưởng niệm Vương Triều Mạc (6km)…

Chùa Bà Đanh ở Hải Phòng có Bảo vật quốc gia là 2 pho tượng cổ, cây gạo cổ thụ cao tuổi nhất Việt Nam- Ảnh 2.

Cụ Gạo đền Mõ gần 750 tuổi vẫn rực rỡ một vùng mỗi mùa hoa gạo về. (Ảnh: PV)

Và hai cây gạo cổ thụ 750 tuổi đền Mõ, lâu đời nhất Việt Nam

Cách chùa bà Đanh khoảng vài cây số là đền Mõ nổi tiếng với cụ Gạo di sản lâu đời nhất Việt Nam, trải qua 750 lịch sử, vật đổi sao dời của vùng đất này… Đền Mõ xã Ngũ Phúc huyện Kiến Thụy, thành phố Hải Phòng, thờ Công chúa Quỳnh Trân đời nhà Trần. Đền được Nhà nước công nhận Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia năm 1992.

Chuyện rằng, mỗi khi trời hạn hán, đất ngoài đồng nứt nẻ, cây cối khô héo, vạn vật ủ rũ, người dân ở xã Ngũ Phúc lại chọn ngày 12/2 âm lịch hò nhau khênh long đình bát biểu và bài vị của vị phúc thần được thờ trong đền ra trường đảo (đàn cầu mưa) mà phơi nắng. 

Mục đích chính là để các ngài thấu hiểu nỗi khổ vì hạn hán của trăm họ mà ban mưa. Thật lạ, năm nào cũng vậy, nhanh thì vài giờ sau, chậm thì dăm ba hôm kể từ khi cầu đảo, thể nào trời cũng mưa. Không mưa to thì mưa bé, dù trước đó chẳng có dấu hiệu báo trước của mưa.

Tương truyền, vị phúc thần được thờ trong đền Mõ là công chúa Quỳnh Trân nổi tiếng xinh đẹp, hiền đức dưới thời nhà Trần. 

Công chúa Quỳnh Trân thường cùng người hầu cải trang đến nhiều vùng, tìm thú vui nơi cuộc sống dân dã. Một hôm, khi qua làng Nghi Dương, phủ Kinh Môn (nay là xã Ngũ Phúc, huyện Kiến Thụy), thấy mảnh đất “địa linh nhân kiệt” hình con nhạn đang bay, có núi non, sông nước mênh mông, liền xin với vua cha cho lập am tu hành.

Cùng với việc lập am tu hành, công chúa Quỳnh Trân còn cho lập điền trang, thái ấp, cấp lương thực, tiền bạc cho dân nghèo, tập hợp muôn dân trong vùng đến đây làm ăn, sinh sống. 

Để điều hành công việc hằng ngày, công chúa nghĩ ra cách dùng tiếng mõ. Nếu trong ngày, hễ nghe tiếng mõ ở chùa thì về ăn uống, tiếng mõ ở quán thì có công việc…, mọi người cứ theo tiếng mõ mà làm. Bắt nguồn từ đó, những địa danh như chợ Mõ, làng Mõ, chùa Mõ, đền Mõ… ra đời và truyền đến ngày nay. Công chúa Quỳnh Trân được mọi người trong vùng gọi với tên trìu mến “Bà chúa Mõ”.

Trước cửa đền Mõ có cây gạo cổ thụ mà theo lời kể của các bậc cao niên trong vùng, do chính tay “Bà chúa Mõ” trồng một năm sau ngày bà về đây lập am tu hành (năm 1284). Hơn 700 năm trôi qua, trải qua bao thăng trầm của lịch sử, dưới làn mưa bom bão đạn cùng với những trận cuồng phong, cây gạo này vẫn hiên ngang đứng đó.

Đặc biệt, từ thân chính còn mọc thêm thân phụ bên cạnh. Từ xa nhìn lại, hai thân cây gạo này rất giống hình ảnh người mẹ đang ôm ấp, vỗ về đứa con nhỏ. Vì thế, người dân trong vùng tin rằng, những cặp vợ chồng hiếm muộn đường con cái, chỉ cần cùng nhau đến chạm vào phần vỏ nơi gốc hay khấn xin “Bà chúa Mõ” lấy một chút vỏ cây về đem gối đầu giường, sẽ nhanh chóng thụ thai như ý.

Thêm một điều kỳ lạ, hàng trăm năm qua, cây gạo liên tục phát triển, cành lá xum xuê tỏa ra tứ phía, nhưng tịnh không có một cành, một lá nào phạm phải một viên ngói nơi đền Mõ gần đó. 

Nếu có cành nào đó “nghịch ngợm” mọc tràn ra phía trên mái đền, tự nhiên sẽ bị khô héo, mục nát. Sau khi Công chúa viên tịch, nhớ ơn người, nhân dân địa phương lập đền thờ và kế tiếp nhau lưu truyền hương khói.

Năm 2011, cây gạo đền Mõ được Hội bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam công nhận là Cây di sản Việt Nam (xếp thứ 65 trong 70 cây được tổ chức này vinh danh và là cây gạo duy nhất trong danh sách). Năm 2012, cây gạo này tiếp tục được Trung tâm xác lập kỷ lục Việt Nam công nhận và tôn vinh là cây gạo nhiều năm tuổi nhất Việt Nam.

Tại đền Mõ hiện nay, khu vực xung quanh đền có 4 cây gạo khác đều là thế hệ con cháu của “cụ”, ước tính các cây này cũng có tuổi đời hàng trăm năm.

Phía bên phải đền, cây nhãn cổ thụ có tuổi đời hơn 500 tuổi cũng được Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam công nhận là Cây di sản Việt Nam vào năm 2022, dưới gốc cây còn lưu giữ bia cổ từ thời nhà Mạc.

Để bảo tồn, phát huy giá trị khu di tích đền Mõ cũng như cây gạo, cây nhãn là 2 cây di sản. Ngoài việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật để cho cây sinh trưởng tốt, địa phương đang xem xét kế hoạch mở rộng khuôn viên khu di tích từ hơn 1,2 héc ta hiện tại lên hơn 2,8 héc ta. Đồng thời, tăng cường tuyên truyền, quảng bá tới đông đảo du khách gần xa để phát triển hơn nữa loại hình du lịch văn hóa, tâm linh.





Nguồn: https://danviet.vn/chua-ba-danh-o-hai-phong-co-bao-vat-quoc-gia-la-2-pho-tuong-co-cay-gao-co-thu-cao-tuoi-nhat-vn-20240607130311465.htm

Cùng chủ đề

Hải Phòng: Hơn 300 người tham gia lớp tập huấn quy định pháp luật về thương mại điện tử

Sở Công Thương Hải Phòng, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số - Bộ Công Thương phối hợp tổ chức lớp tập huấn, đào tạo quy định pháp luật về thương mại điện tử. Sáng 5/11, Sở Công Thương Hải Phòng, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số - Bộ Công Thương phối hợp tổ chức lớp tập huấn, đào tạo chuyên sâu quy định pháp luật về thương mại điện tử; chống hành...

Hải Phòng thành lập thành phố Thủy Nguyên

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn vừa ký ban hành Nghị quyết số 1232/NQ-UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã của TP Hải Phòng giai đoạn 2023 – 2025. Nghị quyết có hiệu lực thi hành từ 1/1/2025.Kể từ ngày Nghị quyết này có hiệu lực thi hành, TP Hải Phòng có 15 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 8 quận, 6 huyện và 1 thành phố;...

Hải Phòng: Thương mại điện tử mở ra nhiều cơ hội cho doanh nghiệp

Nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã trên địa bàn TP. Hải Phòng chú trọng thực hiện bán hàng trực tuyến, trên sàn thương mại điện tử để thúc đẩy hoạt động thương mại. Thời gian gần đây, nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất trên địa bàn TP. Hải Phòng chú trọng thực hiện bán hàng trực tuyến, trên sàn thương mại điện tử nhằm thúc đẩy hoạt động thương mại phát triển,...

Chuyện sản xuất rươi hữu cơ và vấn nạn xâm nhập mặn

HẢI PHÒNG Nếu có cơ quan, ban ngành nào làm VietGAP, hữu cơ về rươi, có mã QR để minh bạch rươi sạch...

Tiếp tục nâng cao chất lượng và hiệu quả các hoạt động bảo vệ, phát huy giá trị sản văn hoá

(Tổ Quốc) - Từ ngày 24-26/10, tại tỉnh Tây Ninh, Cục Di sản (Bộ VHTTDL) tổ chức Hội nghị tập huấn và hội thảo ngành Di sản văn hoá năm 2024. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Ngắm cung đường xuyên rừng “đẹp như tranh” 1.500 tỷ đồng tại TP.HCM

Đường Rừng Sác với tổng đầu tư hơn 1.500 tỷ đồng được ví đẹp như tranh vẽ. Đây là địa điểm du lịch, khám phá không thể bỏ qua khi đến huyện Cần Giờ, TP.HCM. ...

Lão nông ở Nghệ An rải thứ lạ xuống ruộng để “vỗ béo” con đặc sản có màu đỏ au

Sau khi thu hoạch lúa, lão nông ở xã Châu Nhân, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An xay ngô rồi rải xuống ruộng, cày bừa cho đất tơi xốp. Đất tơi xốp, giàu dinh dưỡng giúp con rươi sinh trưởng, cho chất lượng...

Tập đoàn ThaiBinh Seed kỷ niệm 15 năm thành lập chi nhánh Bắc Trung Bộ

Sáng 9/11, Công ty CP Tập đoàn ThaiBinh Seed (gọi tắt ThaiBinh Seed) tổ chức lễ kỷ niệm 15 năm thành lập Chi nhánh Bắc Trung Bộ tại Thanh Hóa. ...

ĐBQH Hoàng Văn Cường: Giao quyền chủ động cho ngành giáo dục trong tuyển dụng là rất phù hợp

GS.TS Hoàng Văn Cường, nguyên Phó hiệu trưởng trường Đại học Kinh tế Quốc dân, ĐBQH TP.Hà Nội với kinh nghiệm 40 năm giảng dạy đã có những đóng góp rất tâm huyết với dự thảo Luật Nhà giáo. ...

Đừng để luật Nhà giáo ban hành mà các thầy lại thấy khó khăn hơn

Lưu ý Luật Nhà giáo chắc chắn được các thầy cô giáo rất chờ đón, Tổng Bí thư Tô Lâm yêu cầu luật phải thực sự tôn vinh được người giáo viên, thực sự tạo điều kiện thuận lợi cho người làm công tác giáo dục. ...

Bài đọc nhiều

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần

Theo thông tin từ Ban Bảo vệ chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng, sinh năm 1944, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, sau thời gian lâm bệnh, mặc dù được Đảng, Nhà...

Di của ‘Những đứa trẻ trong sương’ tự theo bạn trai hơn 7 tuổi về làm vợ

Nhờ chống lại tục 'bắt vợ', Má Thị Di người dân tộc Mông đã tìm được hạnh phúc bên chồng hơn 7 tuổi. Má Thị Di (thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai) - nhân vật chính trong phim tài liệu Những đứa trẻ trong sương của đạo diễn Hà Lệ Diễm đã có những chia sẻ xúc động về cuộc sống của mình trong tọa đàm "Ra khỏi màn sương" do Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam tổ chức. -...

OpenAI có thể lỗ 44 tỷ USD đến năm 2028

Nếu như những năm đầu thành lập, cả Google và Facebook đều thể hiện sức mạnh tài chính đáng nể thì OpenAI – công ty gần 10 năm tuổi – cho thấy bức tranh trái ngược. Theo hồ sơ tài chính mà The Information thu thập được, nhà phát triển ChatGPT ghi nhận doanh thu tăng trưởng nhanh, có thể đạt 100 tỷ USD năm 2029 song có thể lỗ tổng cộng 44 tỷ USD từ năm 2023 đến...

Hội thi tuyên truyền lưu động kỷ niệm 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh

Hội thi được tổ chức từ ngày 19 - 27/4/2024 với sự tham gia của 23 đội tuyên truyền lưu động thuộc Trung tâm Văn hóa, Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh, Trung tâm Văn hóa - Nghệ thuật các tỉnh, thành phố trên cả nước.Lễ khai mạc vào...

Cùng chuyên mục

50 tuổi mới đóng BHXH tự nguyện thì khi nào được hưởng lương hưu?

(Dân trí) - Bà Huyền năm nay 50 tuổi mới đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện. Bà không biết đến khi nào mình đủ điều kiện hưởng lương hưu. Từ trước đến nay bà Huyền chưa tham gia BHXH. Giờ đây, khi đã 50 tuổi, bà có ý định đóng BHXH tự nguyện với mức thu nhập tự chọn là 5 triệu đồng/tháng.Bà hỏi: "Tôi có đủ điều kiện để được đóng BHXH tự nguyện không và phải đóng tới...

Để Việt Nam Xanh tiến tới Net Zero là hành trình cần có sự đồng hành và nỗ lực của cả cộng đồng

Đó là thông điệp mà Đại sứ Việt Nam Xanh - hoa hậu H'Hen Niê, cùng với đại diện của nhiều doanh nghiệp, tổ chức đang thực hành tiêu chí ESG, hướng đến mục tiêu NetZero đã mang đến người tham dự Ngày hội Việt Nam Xanh 2024. ...

Vì sao Việt Nam còn thiếu tác phẩm điện ảnh hay về đề tài lịch sử?

(Tổ Quốc) - Sáng 9/11, trong khuôn khổ Liên hoan Phim quốc tế Hà Nội lần thứ VII (HANIFF VII), đã diễn ra Hội thảo phát triển sản xuất phim khai thác đề tài lịch sử và chuyển thể từ tác phẩm văn học". Thứ trưởng Bộ VHTTDL Tạ Quang Đông,...

Để Việt Nam Xanh là hành trình cần có sự đồng hành và nỗ lực của cả cộng đồng

Đó là thông điệp mà Đại sứ Việt Nam Xanh - hoa hậu H'Hen Niê, cùng với đại diện của nhiều doanh nghiệp, tổ chức đang thực hành tiêu chí ESG, hướng đến mục tiêu NetZero đã mang đến người tham dự Ngày hội Việt Nam Xanh 2024. ...

Mới nhất

50 tuổi mới đóng BHXH tự nguyện thì khi nào được hưởng lương hưu?

(Dân trí) - Bà Huyền năm nay 50 tuổi mới đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện. Bà không biết đến khi nào mình đủ điều kiện hưởng lương hưu. Từ trước đến nay bà Huyền chưa tham gia BHXH. Giờ đây, khi đã 50 tuổi, bà có ý định đóng BHXH tự nguyện với mức thu nhập tự chọn...

Để Việt Nam Xanh tiến tới Net Zero là hành trình cần có sự đồng hành và nỗ lực của cả cộng đồng

Đó là thông điệp mà Đại sứ Việt Nam Xanh - hoa hậu H'Hen Niê, cùng với đại diện của nhiều doanh nghiệp, tổ chức đang thực hành tiêu chí ESG, hướng đến mục tiêu NetZero đã mang đến người tham dự Ngày...

Đề xuất cấm nhà giáo nhận tiền của người học dưới mọi hình thức

Theo đại biểu Hoàng Văn Cường, không nên quy định cấm nhà giáo bắt ép người học phải nộp tiền, bởi có khi không ép họ vẫn nộp bằng những cách 'rất khéo, tế nhị'. ...

Việt Nam ghi dấu ấn tại Hội nghị các nhà lãnh đạo truyền thông châu Á

Theo phóng viên TTXVN tại Singapore, trong hai ngày 6-7/11, Hội nghị các nhà lãnh đạo truyền thông châu Á 2024 đã diễn ra tại Grand Copthorne Hotel, Singapore. Đây là diễn đàn do Hiệp hội Báo chí và Xuất bản thế giới (WAN-IFRA) tổ chức để các nhà lãnh đạo báo chí từ châu Á và...

Khuyến công Quảng Ngãi dự kiến hỗ trợ cao nhất đến 1 tỷ đồng/doanh nghiệp

Nếu được thông qua, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi có thể được thụ hưởng hỗ trợ theo diện khuyến công địa phương lên tới 1 tỷ đồng/doanh nghiệp. UBND tỉnh Quảng Ngãi vừa có tờ trình gửi Thường trực HĐND tỉnh về đề nghị xem xét xây dựng Nghị quyết quy định mức...

Mới nhất