Trang chủNewsThời sựChú trọng giải pháp phát triển bền vững vùng đồng bào dân...

Chú trọng giải pháp phát triển bền vững vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền Trung

(ĐCSVN) – Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình nhấn mạnh, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi không chỉ là trách nhiệm của Nhà nước mà rất cần sự vào cuộc mạnh mẽ của cả hệ thống chính trị và cộng đồng.

Ngày 9/11, Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 – 2030 khu vực miền Trung – Tây Nguyên đã diễn ra tại thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai.






Đồng chí Nguyễn Hòa Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ – Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025 phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Hoài Nam-TTXVN


 Hội nghị diễn ra dưới sự chủ trì của các đồng chí: Nguyễn Hòa Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ – Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025; Đỗ Văn Chiến, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Hầu A Lềnh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc; lãnh đạo các bộ, ban ngành Trung ương và 16 tỉnh khu vực miền Trung và Tây Nguyên. Đây là sự kiện quan trọng nhằm đánh giá những thành tựu đã đạt được trong giai đoạn I (2021 – 2025) và định hướng, đề xuất các nội dung cho giai đoạn II (2026 – 2030) tập trung vào khu vực miền Trung – Tây Nguyên.

Phát biểu tại hội nghị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình nhấn mạnh, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi không chỉ là trách nhiệm của Nhà nước mà rất cần sự vào cuộc mạnh mẽ của cả hệ thống chính trị và cộng đồng. Phó Thủ tướng Thường trực khẳng định cần phát huy những kết quả đã đạt được, khắc phục những tồn tại, hạn chế, thúc đẩy sự phối hợp chặt chẽ hơn nữa giữa các bộ, ngành Trung ương và địa phương trong việc triển khai các chương trình, dự án, đảm bảo tính khả thi và hiệu quả cao nhất. Đặc biệt, cần chú trọng phát triển hạ tầng, giáo dục, y tế và để xuất xây dựng giải pháp bền vững cho sự phát triển của các vùng đồng bào dân tộc thiểu số sẽ được triển khai trong giai đoạn II sắp tới.

Để đẩy mạnh phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số khu vực miền Trung – Tây Nguyên giai đoạn II (2026 – 2030), Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình đề nghị, các địa phương tiếp tục khai thác tiềm năng địa phương, đổi mới sáng tạo và đảm bảo an sinh xã hội. Mục tiêu chính là giảm nghèo nhanh, thu hẹp khoảng cách về mức sống và thu nhập so với bình quân cả nước, giảm số xã, thôn đặc biệt khó khăn. Sự đồng lòng của các cấp chính quyền và cộng đồng là chìa khóa quyết định để chương trình này thực sự mang lại lợi ích thiết thực cho đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, góp phần vào sự phát triển chung của đất nước.

Theo Ủy ban Dân tộc, khu vực miền Trung và Tây Nguyên hiện có 445 xã khu vực I, 66 xã khu vực II, 476 xã khu vực III và 3.243 thôn đặc biệt khó khăn, chiếm 24,53% tổng số thôn đặc biệt khó khăn vùng dân tộc thiểu số và miền núi của cả nước. Dân số khu vực này trên 21 triệu người; trong đó có hơn 3,6 triệu người thuộc 53 dân tộc thiểu số, chiếm khoảng 17% dân số.

Trong giai đoạn 2021 – 2025, tổng nguồn lực dự kiến để triển khai chương trình là trên 22.560 tỷ đồng, trong đó ngân sách Trung ương là hơn 20.500 tỷ đồng. Tính đến ngày 30/9/2024, 16 tỉnh miền Trung và Tây Nguyên đã giải ngân hơn 12.900 tỷ đồng, đạt 60,6% kế hoạch. Đáng chú ý, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư của Chương trình đạt 74,3%, cao gấp 3 lần so với tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư chung của cả nước là 57,7%.

Các chính sách hỗ trợ được triển khai đồng bộ, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số. Nhiều dự án phát triển hạ tầng, giáo dục, y tế và sản xuất đã được thực hiện, tạo ra nhiều cơ hội việc làm và cải thiện thu nhập cho người dân. Tỷ lệ hộ nghèo trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số đến nay bình quân đạt 5,2%/năm; thu nhập bình quân của các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên đạt 34,5 triệu đồng/người/năm, tăng 2,5 lần so với thu nhập bình quân vùng dân tộc thiểu số đầu giai đoạn. Tỷ lệ đồng bào dân tộc thiểu số tham gia bảo hiểm y tế đạt trên 92%; gần 100% các xã, thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số đều được sử dụng nước sạch, điện lưới quốc gia và có đường ô tô trải nhựa hoặc bê tông. Gần 90% trường, lớp học được xây dựng kiên cố. Những kết quả này khẳng định tính hiệu quả của các chương trình hỗ trợ đã triển khai.

Qua đánh giá của Ban Chỉ đạo Trung ương các chương trình mục tiêu quốc gia, mặc dù Chương trình mục tiêu quốc gia dân tộc thiểu số và miền núi chỉ mới thực hiện chính thức từ nửa cuối năm 2022. Nhưng nhờ sự nỗ lực và tính chủ động của nhiều địa phương trong việc tổ chức triển khai và lồng ghép nguồn lực từ các chương trình, dự án khác, một số chỉ tiêu trong giai đoạn I ước tính đến ngày 31/12/2024 sẽ hoàn thành, vượt mục tiêu kế hoạch được giao. Việc hoàn thành sớm một số chỉ tiêu trong giai đoạn I vừa là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội, xóa đói, giảm nghèo cho người dân, đồng thời giúp các địa phương dành nguồn lực cho các mục tiêu khác khó khăn hơn, đòi hỏi mức độ tập trung và thời gian thực hiện dài hơn.






Các đồng chí chủ trì Hội nghị. Ảnh: Hoài Nam-TTXVN

Tại hội nghị, các đại biểu đã thảo luận và đề xuất nhiều nội dung quan trọng cho Chương trình ở giai đoạn II (2026 – 2030). Các ý kiến tập trung vào việc cần thiết có các chính sách ưu tiên cho vùng sâu, vùng xa, nơi còn nhiều khó khăn. Tiếp tục hoàn thiện chính sách hỗ trợ, đặc biệt là phát triển hạ tầng cơ sở, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo nghề nhằm tạo ra nguồn nhân lực chất lượng đáp ứng nhu cầu phát triển bền vững của vùng dân tộc thiểu số. Bên cạnh đó, cần hỗ trợ sản xuất, cải thiện thu nhập cho đồng bào dân tộc thiểu số, đảm bảo bình đẳng giới, giải quyết các vấn đề cấp thiết cho phụ nữ, trẻ em và thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững gắn với giữ gìn bản sắc văn hóa.

Bí thư Tỉnh ủy Gia Lai Hồ Văn Niên, cho biết sau 3 năm (từ năm 2022 đến nay), với sự nỗ lực, quyết tâm của cả hệ thống chính trị cùng với sự chủ động của nhân dân các dân tộc trong tỉnh, Chương trình đã tạo ra những chuyển biến tích cực góp phần cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh. Tổng vốn giải ngân của Chương trình từ năm 2022 đến nay đã vượt qua 1.200 tỷ đồng, đạt tỷ lệ 54,5% tổng vốn đã phân bổ. Một số chỉ tiêu đã hoàn thành sớm, như: tỷ lệ hộ nghèo đồng bào dân tộc thiểu số giảm hằng năm đạt trên 3%; cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ sản xuất và đời sống trong vùng được chú trọng đầu tư; mạng lưới đường giao thông được kết nối từ trung tâm tỉnh đến các thôn, làng; các lĩnh vực văn hóa, y tế, giáo dục được nâng cấp, trang bị mới…

Tuy nhiên, việc triển khai Chương trình ở một số địa phương chưa như kỳ vọng; một số nội dung, tiểu dự án, dự án vẫn còn lúng túng trong việc áp dụng các quy định, hướng dẫn của bộ, ngành Trung ương, dẫn đến triển khai chậm và tỷ lệ giải ngân thấp. Tỉnh Gia Lai đề nghị Chính phủ và các bộ, ngành Trung ương quan tâm bổ sung nguồn lực cho các địa phương, nhất là tăng tỷ lệ vốn đầu tư so với giai đoạn I (2021 -2025), trong đó vốn đầu tư ít nhất 70%, vốn sự nghiệp khoảng 30%. Cần xây dựng cơ chế phân bổ vốn linh hoạt, ưu tiên theo nhu cầu của địa phương và đơn vị trực tiếp triển khai; giao quyền phân bổ vốn chi tiết các dự án, tiểu dự án, nội dung thuộc Chương trình cho cấp tỉnh thực hiện. Điều này sẽ tạo sự linh hoạt và trách nhiệm cho các cấp chính quyền địa phương trong việc sử dụng nguồn vốn.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên Đào Mỹ cho rằng, trong giai đoạn II, Chính phủ và các bộ, ngành Trung ương cần xây dựng hướng dẫn hoặc có cơ chế ưu tiên cụ thể để huy động và phân bổ nguồn vốn phát triển chính thức (ODA) nhằm tăng thêm nguồn vốn đầu tư cho Chương trình. Đồng thời, cần có chính sách ưu đãi đặc thù để vận động, thu hút các đối tác, nhà đầu tư, doanh nghiệp trọng điểm đầu tư vào vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, cũng như đào tạo, sử dụng lao động là người dân tộc thiểu số. Ngoài ra, đề nghị cho phép thời gian giải ngân nguồn vốn của Chương trình theo 3 giai đoạn thực hiện, tạo điều kiện cho địa phương có thời gian triển khai hiệu quả các chương trình, dự án.

Tại hội nghị, Ban Chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia đã đề ra các mục tiêu trong giai đoạn 2026-2030, phấn đấu thu nhập bình quân đạt 1/2 bình quân cả nước; giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống dưới 10%; không còn xã, thôn đặc biệt khó khăn; 70% xã đạt chuẩn nông thôn mới; xóa bỏ nhà ở tạm và duy trì tỷ lệ che phủ rừng trên 85%… Những mục tiêu này thể hiện quyết tâm của Đảng và Nhà nước trong việc chăm lo, nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số khu vực miền Trung và Tây Nguyên, góp phần thúc đẩy vào sự phát triển toàn diện đất nước./.



Nguồn: https://dangcongsan.vn/thoi-su/chu-trong-giai-phap-phat-trien-ben-vung-vung-dong-bao-dan-toc-thieu-so-mien-trung-tay-nguyen-682780.html

Cùng chủ đề

Phê duyệt Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học quốc gia thời kỳ 2021

(ĐCSVN) - Mục tiêu tổng quát của Quy hoạch là gia tăng diện tích, phục hồi, đảm bảo tính toàn vẹn và kết nối các hệ sinh thái tự nhiên; quản lý và bảo tồn hiệu quả các loài hoang dã, các nguồn gen quý hiếm; xây dựng và phát triển hệ thống khu bảo tồn thiên nhiên, hành lang đa dạng sinh học, cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học, khu vực đa dạng sinh học cao,...

Bộ Công an: 6 người bị khởi tố trong vụ án tại Công ty SJC

Thông tin trên được Thiếu tướng Hoàng Anh Tuyên, người phát ngôn Bộ Công an, đề cập tại họp báo Chính phủ thường kỳ, chiều 9/11.Thiếu tướng Hoàng Anh Tuyên cho biết, ngày 16/9, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an khởi tố vụ án tham ô tài sản và lợi dụng chức vụ trong khi thi hành công vụ xảy ra tại Công ty TNHH MTV Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) và các đơn...

Ngân hàng nào cho vay mua nhà ưu đãi nhất tháng 11/2024?

Theo khảo sát thực tế tại các ngân hàng thương mại đầu tháng 11/2024, mặt bằng lãi suất cho vay mua nhà hiện dao động trong khoảng 4,6 – 9,5%/năm. Sau thời gian ưu đãi, lãi suất thả nổi đối với nhóm khách vay cũ của các ngân hàng hầu hết lên đến trên 11,7%/năm.Ở nhóm ngân hàng thương mại, Eximbank đang có mức cho vay mua nhà ưu đãi nhất khi áp dụng lãi suất cố định...

Trực tiếp bóng đá Trẻ TP.HCM vs Bình Phước giải hạng Nhất Quốc gia 2024/2025

Trẻ TP.HCMTỉ sốBình Phước Ghi bàn *Nhận định bóng đá Trẻ TP.HCM vs Bình PhướcTâm điểm của loạt đấu sớm vòng 3 giải hạng Nhất Quốc gia 2024/2025 là cuộc đọ sức trên sân Thống Nhất giữa Trẻ TP.HCM và Bình Phước. Hai đội từng gặp nhau ở vòng loại cúp Quốc gia và nhanh chóng có màn tái đấu chỉ sau đó 3 tuần. Nguyễn Công Phượng và đồng đội quyết tâm có được chiến thắng để bám đuổi...

MYS.P: Phong cách thời trang độc đáo, thanh lịch vượt thời gian

Thiết kế độc đáo – Tạo nên sự khác biệtĐiểm đặc biệt làm nên sức hút của MYS.P chính là sự sáng tạo không giới hạn trong từng thiết kế. Mỗi sản phẩm không đơn thuần chỉ là một trang phục mà là một câu chuyện, một tuyên ngôn phong cách của người mặc.Khi khoác lên mình những thiết kế của MYS.P, phụ nữ không chỉ nổi bật trong đám đông mà còn tự tin thể hiện chính...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Phê duyệt Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học quốc gia thời kỳ 2021

(ĐCSVN) - Mục tiêu tổng quát của Quy hoạch là gia tăng diện tích, phục hồi, đảm bảo tính toàn vẹn và kết nối các hệ sinh thái tự nhiên; quản lý và bảo tồn hiệu quả các loài hoang dã, các nguồn gen quý hiếm; xây dựng và phát triển hệ thống khu bảo tồn thiên nhiên, hành lang đa dạng sinh học, cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học, khu vực đa dạng sinh học cao,...

Nghi Xuân (Hà Tĩnh) và phác thảo đô thị “Cội nguồn văn hóa”

(ĐCSVN) – Những năm qua, lãnh đạo huyện Nghi Xuân luôn trăn trở để có những “pháo thảo” về con đường phát triển của huyện. Làm sao khai thác những tiềm năng của một vùng đất xưa nay vẫn được mệnh danh là “địa linh nhân kiệt”, và trên con đường tìm kiếm ấy đã hé mở sức mạnh nội sinh về văn hóa của vùng đất này. Những khác biệt của vùng đất “địa linh nhân kiệt” ...

Thủ tướng chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10/2024

(ĐCSVN) - Sáng 9/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10/2024 thảo luận, đánh giá tình hình kinh tế - xã hội tháng 10 và 10 tháng đầu năm, các định hướng, nhiệm vụ, giải pháp trong tháng 11 và từ nay đến cuối năm. Tham dự phiên họp có các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Trung ương Đảng, các Phó Thủ tướng Chính phủ, các thành viên...

Bài 1: Làng Đại học Đà Nẵng

(ĐCSVN) - Nội dung chủ yếu của Dự án xây dựng khu đô thị Đại học Đà Nẵng là quy hoạch cơ sở này thành trung tâm đào tạo, nghiên cứu khoa học đa ngành, liên ngành… bảo đảm sự gắn kết giữa đào tạo với nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ, phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế khu vực miền Trung và Tây Nguyên. Tuy nhiên, trên thực tế, Dự án này bị...

Bão số 7 gần vùng biển Hoàng Sa, biển động dữ dội

(ĐCSVN) - Bão số 7 (Yinxing) cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 480km về phía Đông Bắc. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 14, giật cấp 17. Ảnh hưởng của bão, khu vực Bắc Biển Đông gió mạnh cấp 8-11, vùng gần tâm bão đi qua cấp 12-14, giật cấp 17, biển động dữ dội. ...

Bài đọc nhiều

Thủ tướng phát lệnh khởi công Vành đai 3 Tp.HCM và 2 tuyến cao tốc

Sáng 18/6, tại Tp.Hồ Chí Minh, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Lễ và phát lệnh khởi công đồng loạt xây dựng 3 dự án giao thông quan trọng quốc gia. Đó là đường Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh; đường bộ cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu (giai đoạn 1) và cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột (giai đoạn 1). Sự kiện được tổ chức theo hình thức trực tuyến...

Việt Nam lọt top điểm đến rẻ nhất thế giới năm 2024

Tạp chí du lịch nổi tiếng Condé Nast Traveler liệt kê 21 điểm đến rẻ nhất dành cho du khách năm 2024, trong đó có Việt Nam. Du khách bất ngờ nhận quà khi ghé thăm Đà Nẵng, Việt Nam vào đầu năm 2024. Ảnh: Thuỳ Trang Theo Condé Nast Traveler, nhiều yếu tố cần cân nhắc khi lên kế hoạch cho một kỳ nghỉ, từ việc tìm địa điểm du lịch giá rẻ, sự an toàn của điểm đến cho tới các...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm lên đường thăm cấp Nhà nước tới nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa

Nhận lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình và Phu nhân, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Đảng và Nhà nước ta hôm nay rời Hà Nội, lên đường...

Một số hình ảnh các hoạt động tiêu biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chiều 18/7, Đảng, Nhà nước đã tổ chức Lễ trao tặng Huân chương Sao Vàng cho Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với nhân dân xã Tây An, huyện Tiền Hải, Thái Bình. Việc Đảng và Nhà nước trao tặng Huân chương Sao Vàng cho Tổng Bí thư là sự ghi nhận của Đảng, Nhà nước và nhân dân đối với những công lao, đóng góp to...

Những cam kết chính sách của ông Trump sẽ tác động tới kinh tế Việt Nam ra sao?

Ông Donald Trump thắng cử tổng thống thứ 47 của Mỹ. Khoảng hơn 2 tháng nữa, ông Trump sẽ chính thức bước vào Nhà Trắng và thực hiện các cam kết với cử tri. Các cam kết này là gì và sẽ tác động như thế nào tới kinh tế Việt Nam? Các cam kết chính sách Xuất thân từ kinh doanh, từ một tỷ phú nổi tiếng, ông Donald Trump bước vào các cuộc vận động tranh cử khác với rất nhiều...

Cùng chuyên mục

Bộ Công an: 6 người bị khởi tố trong vụ án tại Công ty SJC

Thông tin trên được Thiếu tướng Hoàng Anh Tuyên, người phát ngôn Bộ Công an, đề cập tại họp báo Chính phủ thường kỳ, chiều 9/11.Thiếu tướng Hoàng Anh Tuyên cho biết, ngày 16/9, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an khởi tố vụ án tham ô tài sản và lợi dụng chức vụ trong khi thi hành công vụ xảy ra tại Công ty TNHH MTV Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) và các đơn...

Chủ tịch Cần Thơ yêu cầu xử lý cá nhân, tổ chức để dự án chậm tiến độ kéo dài

Chủ tịch UBND TP Cần Thơ chỉ đạo xử lý trách nhiệm đối với các cá nhân và tổ chức, điều chuyển cán bộ không dám làm, đùn đẩy để các dự án, công trình chậm tiến độ kéo dài, lãng phí nguồn lực. Tại văn bản gửi các sở, ngành và địa phương về việc khẩn trương triển khai thực hiện Công điện 112 của Thủ tướng, Chủ tịch UBND TP Cần Thơ - ông Trần Việt Trường yêu cầu...

Việt Tân lại ‘ếch ngồi đáy giếng’ xuyên tạc về nhập khẩu điện

Mới đây, tổ chức khủng bố Việt Tân đã “ếch ngồi đáy giếng”, đưa ra thông tin xuyên tạc về nhập khẩu điện nhằm mục đích xấu, cố tình gây hiểu lầm trong dư luận. Việt Tân cố tình xuyên tạc các chính sách của Nhà nước về phát triển năng lượng tái tạo và hợp tác quốc tế trong việc cung cấp điện. Hai luận điệu chính của tổ chức khủng bố...

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình dự Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Gia Lai lần thứ IV

Chiều 9/11, tại Hội trường 2/9, Tp. Pleiku, Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Gia Lai lần thứ IV - năm 2024 đã chính thức khai mạc.Sáng 09/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường để nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra về dự án Luật Việc làm (sửa đổi).Đó là nhấn mạnh của Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân...

Nhiều kết quả tích cực trong GPMB thi công cao tốc lớn qua Lạng Sơn

Thông qua cuộc vận động "Bàn giao đất trước, nhận bồi thường sau", công tác GPMB phục vụ thi công cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh qua địa bàn huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn ghi nhận nhiều tín hiệu tích cực. ...

Mới nhất

Hãi hùng cảnh người dân liều ‘cắt’ đầu ô tô, lao qua dòng xe để xuống hầm chui Thanh Xuân

TPO - Để tiết kiệm thời gian khi đi xuống hầm chui Thanh Xuân từ đường Nguyễn Tuân (quận Thanh Xuân, Hà Nội), nhiều người dân bất chấp nguy hiểm, liều mình băng qua dòng xe đông đúc đang lưu thông với tốc độ cao.  09/11/2024 | 14:26 ...

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình dự Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Gia Lai lần thứ IV

Chiều 9/11, tại Hội trường 2/9, Tp. Pleiku, Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Gia Lai lần thứ IV - năm 2024 đã chính thức khai mạc.Sáng 09/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường để nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra...

Không ảnh hưởng đến doanh nghiệp

(NLĐO) - Bảng giá đất mới thực tế không ảnh hưởng đến doanh nghiệp, nhất là khối sản xuất - kinh doanh, doanh nghiệp bất động sản… ...

Lo ngại hàng chục nghìn tỷ đồng trái phiếu có nguy cơ chậm trả nợ gốc

Trong vòng 12 tháng tới, có khoảng 109.000 tỷ đồng trái phiếu đáo hạn thuộc nhóm ngành bất động sản nhà ở. Trong số này, ước tính có khoảng 30.000 tỷ đồng trái phiếu có nguy cơ chậm trả nợ gốc. Lo ngại hàng chục nghìn tỷ đồng trái phiếu có nguy cơ chậm trả nợ gốc Trong vòng...

Mới nhất