Trang chủKinh tếNông nghiệpChủ trang trại, nông dân "khát" vốn để tái thiết sản xuất...

Chủ trang trại, nông dân “khát” vốn để tái thiết sản xuất (Bài 4)


Nông dân gượng dậy thế nào sau bão Yagi: Trang trại

Sau siêu bão lịch sử, toàn bộ nhà kính trồng hoa, rau màu của gia đình anh Đào Trường và chị Đoàn Thu Trà ở Thường Tín (Hà Nội) đã bị tàn phá tan hoang. Ảnh: TQ

Mong sớm có vốn để khôi phục sản xuất

Bão số 3 đã đi qua hơn chục ngày nhưng đến giờ vợ chồng anh Đào Trường và chị Đoàn Thu Trà ở Thường Tín (Hà Nội) vẫn chưa hết bàng hoàng, khiếp sợ. “Chưa năm nào chúng tôi chứng kiến trận bão khủng khiếp như vậy. Chỉ sau một đêm, toàn bộ nhà kính, vườn rau, hoa của gia đình và bà con đã bị tàn phá tan hoang hết. Trong đó, nhà kính mới được xây dựng bằng các khung thép rất kiến cố cũng bị gió bão thổi bay, đổ sập hết cả”, anh Trường buồn rầu kể lại.

Từ khi bị thiên tai đến nay đã nhiều ngày, hai vợ chồng anh vẫn không ngủ được. Mỗi khi trời tối, ký ức kinh hoàng của cơn bão lại ùa về, vợ anh lại ôm mặt khóc khiến tâm trạng anh càng rối bời, lo lắng hơn.

“Sau bao nhiêu năm “đổ mồ hôi, sôi nước mắt” sớm, tối mần mò thử nghiệm, làm ăn, tích góp mới được ít tiền đầu tư đưa công nghệ mới vào sản xuất tiêu tốn hàng tỷ đồng, đến giờ mọi thứ chỉ còn lại đống đổ nát, hoang tàn. Chúng tôi chưa biết khởi đầu làm lại như thế nào”, anh Trường bộc bạch.

Thê thảm hơn, khu trang trại trên Cao Bằng, nơi anh chị đặt nhiều kỳ vọng sẽ cứu cánh cho trang trại dưới Thủ đô nhưng sau bão, ảnh hưởng của hoàn lưu lại gây mưa lớn khiến toàn bộ trang trại ở đây bị ngập lụt, thiệt hại nặng.

Nông dân gượng dậy thế nào sau bão Yagi: Trang trại

Trang trại dưa lưới trị giá nhiều tỷ đồng của gia đình bà Đoàn Thị Dội ở xã Tam Đa, huyện Vĩnh Bảo (TP.Hải Phòng) bị tàn phá nặng nề sau bão số 3. Ảnh: TQ

Dù khu nhà lưới đã bị bão tàn phá tan hoang nhưng vợ chồng bà Đoàn Thị Dội ở xã Tam Đa, huyện Vĩnh Bảo (TP.Hải Phòng) vẫn chưa dọn dẹp. Hôm chúng tôi đến thăm vườn, vợ chồng bà vẫn đón tiếp dẫn đi quanh vườn nhưng trên khuôn mặt chủ nhà vẫn rất buồn, đau xót.

“Mọi thứ đều tan hoang hết, chúng tôi không biết bắt đầu từ đâu. Giờ muốn thu dọn trại để sản xuất lại cũng không còn tiền để làm nữa, chúng tôi đau xót như “đứt từng khúc ruột”, bà Dội ngậm ngùi chia sẻ.

Bà Dội cho biết, sau nhiều năm làm ăn tích góp được tiền, hai vợ chồng bà quyết đầu tư làm nhà kính để trồng dưa lưới công nghệ cao hướng đến làm du lịch sinh thái nhưng nay mọi thứ đành bỏ dở.

“Người nông dân chúng tôi làm nông nghiệp khổ quá, muốn làm lớn nhưng khi thất bại thì “trắng tay”, bà Dội bộc bạch.

Bà Dội cho biết thêm, sau thiên tai, gia đình bà cũng nhận được sự hỗ trợ kịp thời của các cấp chính quyền địa phương, Hội Nông dân các cấp kêu gọi giải cứu giúp nhiều tấn dưa lưới non. Tuy nhiên, để khôi phục lại sản xuất, gia đình bà rất mong được nhà nước và các ngân hàng hỗ trợ cho vay vốn ưu đãi.

“Sau bão mọi người đều thiệt hại rất nặng, nếu nhà nước và các ngân hàng không có chính sách, hỗ trợ cho vay vốn ưu đãi kịp thời, nông dân chúng tôi sẽ không thể phục hồi được sản xuất”, bà Dội nói và cho rằng: Thiên tai không ai mong muốn, người dân cũng không sợ khổ cực, thất bại nhưng điều quan trọng nhất là mọi người mong được hỗ trợ, tiếp sức kịp thời để vượt qua khó khăn.

Nông dân gượng dậy thế nào sau bão Yagi: Trang trại

Một con đường nông thôn mới ở thôn Đồng Tâm, xã Yên Thành, huyện Quang Bình (Hà Giang) ngổn ngang đất đá sau trận lũ quét. Ảnh: TQ

Xã nông thôn mới ngổn ngang, tan hoang sau thiên tai

Những ngày sau bão số 3, theo đoàn công tác của Bộ NNPTNT đi kiểm tra thiệt hại tại thôn Đồng Tâm, xã Yên Thành, huyện Quang Bình (Hà Giang), chứng kiến nhiều nhà cửa, hoa màu, tài sản của bà con ở đây bị lũ quét tàn phá nặng nề khiến mọi người rất đau xót.

Từng là “điểm sáng” trong xây dựng nông thôn mới của Quang Bình nhưng sau trận lũ quét lịch sử, nhiều cơ sở hạ tầng, nhà cửa, đường giao thông… tại xã Yên Thành đã bị tàn phá nặng nề. Trò chuyện với chúng tôi, ông Hoàng Ngọc Khánh, Chủ tịch UBND xã Yên Thành cho biết, xã về đích nông thôn mới từ năm 2021 nhưng sau thiên tai, nhiều tiêu chí như đường giao thông, điện, nhà, thu nhập… có nguy cơ lại bị tuột mất. Thê thảm nhất là tỷ lệ hộ nghèo tại địa phương lại tăng lên.

Dẫn đoàn công tác của Bộ NNPTNT vào khu vực vừa xảy ra lũ quét, sạt lở đất của thôn mình, ông Phàn Văn Canh, Trưởng thôn Đồng Tâm cho biết, khi có thông tin bão số 3 đổ bộ vào, địa phương đã thông báo để bà con đề phòng lũ quét sạt lở đất. Nhưng đến đêm ngày 8 đến 9/9, mưa lớn kéo đến và hoành hành liên tục nhiều giờ, khi trên núi cao xuất hiện tiếng nổ lớn, nhiều người dân trong thôn bỏ chạy tán loạn.

“Khi đó ai cũng khiếp sợ, bỏ của chạy lấy người. Hôm sau trời tạnh, mọi người quay lại thấy mọi thứ đều đã bị san phẳng”, ông Canh nói và cho biết, tính đến nay, toàn thôn có 86 hộ thì 37 hộ bị ảnh hưởng, 7 hộ bị lũ cuốn trôi hết nhà cửa, chuồng trại, tài sản…

“Từ khi gặp thiên tai đến nay, được sự hỗ trợ kịp thời của các cấp chính quyền và cộng đồng, nhiều người dân bị mất nhà cửa đã được di dời đến nơi ở tạm an toàn, bà con được hỗ trợ nhu yếu phẩm đầy đủ”, ông Canh thông tin thêm.

Theo ông Canh, hiện tại người dân vẫn được hỗ trợ đầy đủ mọi thứ nhưng điều bà con mong muốn lúc này là xây lại nhà mới tại khu vực an toàn để ổn định cuộc sống và khôi phục sản xuất.

“Sau trận lũ quét, sạt lở đất lịch sử, đến giờ bà con trong thôn đều khiếp sợ không dám quay trở lại nơi cũ sinh sống nên chúng tôi rất mong chính quyền địa phương sớm tìm khu vực mới và xây dựng nhà mới và hỗ trợ cây, con giống, hướng dẫn kỹ thuật sản xuất để bà con yên tâm khôi phục lại cuộc sống ổn định lâu dài”, Trưởng thôn Đồng Tâm kiến nghị.

Tại Yên Bái, ông Nguyễn Thế Phước – Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Yên Bái cũng đang rất lo lắng khi nói về thiệt hại cơ sở hạ tầng giao thông, điện, đường, trường, trạm… sau thiên tai. “Mọi thứ đều ngổn ngang, tan hoang, đổ nát hết sau bão lũ. Do thiệt hại quá lớn nên tỉnh đang lên phương án hoãn thực hiện các tiêu chí nông thôn mới kiểu mẫu để dồn nguồn lực tập trung khắc phục hậu quả và củng cố lại, xây dựng lại các tiêu chí nông thôn mới tại các xã, huyện”, ông Phước bộc bạch.

Nông dân gượng dậy thế nào sau bão Yagi: Trang trại

Bà Phàn Thị Nguyên ở thôn Đồng Tâm, xã Yên Thành chưa hết bàng hoàng sau trận lũ quét, sạt lở đất vừa xảy ra tại địa phương. Ảnh: TQ

Cần điều chỉnh mức hỗ trợ sau thiên tai hợp lý hơn

Trong các ý kiến, kiến nghị của lãnh đạo các tỉnh gửi tới đoàn công tác của Bộ NNPTNT, ông Nguyễn Tiến Dũng – Chủ tịch UBND huyện Chiêm Hóa (Tuyên Quang) cho hay: Tính đến nay, toàn huyện có 300 hộ dân bị ảnh hưởng nặng sau mưa lũ, trong đó có 53 hộ dân bị mất nhà cửa; trên 974ha lúa, gần 500ha ngô cùng 1.500 con lợn, 9.000 con gia cầm bị nước lũ cuốn trôi… Huyện ước tính sơ bộ bị thiệt hại lên đến khoảng gần 100 tỷ đồng.

Ông Dũng cho biết thêm, trước, trong và sau mưa lũ, các cấp chính quyền địa phương đã và đang vào cuộc quyết liệt để hỗ trợ, di dời người dân vừa phòng chống, khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra. Đến nay, hệ thống điện, thông tin liên lạc đã thông suốt, tuy nhiên, toàn xã còn 140 hộ dân nằm trong diện có nguy cơ sạt lở cần di dời khẩn cấp, nhiều hộ dân gặp khó khăn…

“Chúng tôi rất mong Chính phủ và Bộ NNPTNT cùng các bộ ngành liên quan sớm hỗ trợ phương án quy hoạch để di dời các hộ dân khỏi vùng nguy hiểm. Đồng thời, địa phương rất mong được hỗ trợ lương thực thực phẩm cho bà con trên địa bàn ít nhất khoảng 4 tháng và hỗ trợ cây, con giống để bà con làm vụ đông sớm để có sản phẩm tại chỗ nuôi sống gia đình, ổn định lại cuộc sống, sinh hoạt sau thiên tai”, ông Dũng đề nghị.

Phản ánh với các thành viên của đoàn công tác Bộ NNPTNT, lãnh đạo các tỉnh Tuyên Quang, Hà Giang, Yên Bái… cho biết, sau thiên tai chúng ta mới thấy nhiều chính sách hỗ trợ dành cho bà con còn rất thấp, một số chính sách không còn phù hợp với thực tiễn cần phải chỉnh sửa, bổ sung ngay.

Nông dân gượng dậy thế nào sau bão Yagi: Trang trại

Theo lãnh đạo một số tỉnh miền núi Phía Bắc, hiện nay mức hỗ trợ rủi ro sau thiên tai theo Nghị định 02 của Chính phủ rất thấp không phù hợp với thực tế nên rất cần điều chỉnh lại cho hợp lý hơn. Ảnh: TQ

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Yên Bái Nguyễn Thế Phước nêu thực tế, hiện nay, định mức hỗ trợ theo Nghị định 02 (Nghị định số 02/2017/NĐ-CP của Chính phủ về cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh) rất thấp và không còn phù hợp với thực tế.

Đơn cử như hỗ trợ 2 triệu đồng/ha lúa thuần, trong khi người dân bị thiệt hại lên đến 30-40 triệu đồng và thủ tục hành chính lại quá rườm rà. 

“Chúng tôi rất mong, Bộ NNPTNT đề xuất với Chính phủ và các cơ quan liên quan sửa lại nghị định trên cho phù hợp với điều kiện thực tế, tạo động lực cho người dân yên tâm khôi phục lại sản xuất sau thiên tai. Trước mắt, trong khi chờ sửa nghị định, chúng tôi rất mong Thủ tướng Chính phủ cho phép địa phương huy động, sử dụng các nguồn lực để hỗ trợ người dân vừa bị thiệt hại nhanh chóng khắc phục hậu quả và khôi phục lại sản xuất hiệu quả”, lãnh đạo tỉnh Yên Bái kiến nghị.





Nguồn: https://danviet.vn/nong-dan-guong-day-the-nao-sau-bao-yagi-trang-trai-khat-von-de-tai-thiet-san-xuat-bai-4-20240921160353728.htm

Cùng chủ đề

Đảm bảo nguồn cung nông sản, thực phẩm dịp Tết Ất Tỵ 2025

Dồn lực sản xuất, liên kết Thời điểm này, các vùng sản xuất của thành phố Hà Nội dồn lực chuẩn bị phục vụ thị trường cuối năm. Tại các huyện: Thường Tín, Thanh Oai, Đông Anh, Sóc Sơn, Thường Tín, Mê Linh…. nhiều trang trại, hợp tác xã đang đẩy mạnh chăm sóc cây trồng, vật nuôi để kịp phục vụ thị trường cuối năm.  Theo Sở NN&PTNT Hà Nội, với gần 10 triệu dân cư trú thường xuyên...

Hà Nội sắp làm tuyến đường sắt đô thị Nam Thăng Long – Trần Hưng Đạo

Ngày 17/12, Ban Quản lý đường sắt đô thị Hà Nội (MRB) thông tin về dự án tuyến đường sắt đô thị số 2, đoạn Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo.Theo quyết định của Thủ tướng, nội dung phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án xây dựng tuyến đường sắt đô thị thành phố Hà Nội tuyến 2, đoạn Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo bao gồm:Tổng chiều dài tuyến 11,5km, với 8,9km đi...

Cần chính sách hỗ trợ trục vớt tàu chìm đắm do bão số 3

Cục Hàng hải VN vừa báo cáo Bộ Giao thông vận tải (GTVT) về chính sách hỗ trợ một phần chi phí trục vớt tàu bị đắm do cơn bão số 3. ...

Lãnh đạo MTTQ TP Hà Nội thăm hỏi bà con giáo dân tại huyện Phú Xuyên

Kinhtedothi-Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP Hà Nội trân trọng ghi nhận đóng góp của bà con giáo dân và giáo xứ, đã cùng Nhân dân Thủ đô đoàn kết vượt qua những khó khăn để có một năm 2024 tiếp tục duy trì sự phát triển, ổn định của Thủ đô, đất nước. Nhân dịp lễ Giáng sinh năm 2024, sáng nay, 17/12, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban...

Sản phẩm “xanh” chiếm sóng thị trường

Thời điểm này, không khí Giáng sinh đã tràn ngập phố phường, đặc biệt là Hàng Mã (Hà Nội). Thị trường đồ trang trí Noel đã lên kệ với đa dạng mẫu mã, sắc màu. Chỉ còn 1 tuần nữa sẽ đến Lễ Giáng sinh năm 2024, theo ghi nhận của phóng viên Báo Công Thương, tại các tuyến phố chuyên cung cấp đồ trang trí ngày lễ và các cửa hàng kinh doanh văn phòng...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Vương miện Hoa hậu Quốc gia Việt Nam 2024 giá bao nhiêu?

Thông tin về vương miện Hoa hậu Quốc gia Việt Nam 2024 mang tên “Sắc sen tâm Việt” dành cho người đẹp đăng quang cuộc thi sắc đẹp này thu hút sự quan tâm của cộng đồng yêu nhan sắc. ...

Trồng đu đủ đực, hoa đu đủ đực nở cản chả kịp, anh nông dân Sài Gòn bán tươi, bán khô đắt hàng

Khoảng 1 năm nay, trên vùng đất thép Củ Chi (TP HCM) xuất hiện hơn 1 ha trồng đu đủ đực lấy bông (hoa đu đủ đực) của anh Hoàng Thanh Hải. Anh Hải đang chế biến sâu các loại sản phẩm từ loại bông “thần dược” này. Từ xa xưa,...

Ngũ trò dân ca Đông Anh ở Thanh Hóa là các trò gì mà được công nhận Di sản phi vật thể Quốc gia?

Ngũ trò Viên Khê ở làng cổ Viên Khê, xã Đông Anh, huyện Đông Sơn (Thanh Hóa) mang đặc trưng văn hóa nông nghiệp ở vùng châu thổ sông Mã với những lời ca giản dị, chân thực, được các thế hệ cha ông sáng tạo trong quá trình lao động...

Cận cảnh trang phục “người lính tương lai” biến người lính bình thường thành chiến binh đáng sợ

Tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024, Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội Viettel (Bộ Quốc phòng) đã giới thiệu trang phục "người lính tương lai" tích hợp trí thông minh nhân tạo AI với nhiều tính năng hỗ trợ chiến đấu tiên tiến, hiện đại, biến người lính bình thường trở thành...

Lạc lối ở vườn cam “Xã Đoài” lớn nhất miền Trung

Từ cuối tháng 11 – đầu tháng 12 hàng năm, vườn cam rộng hơn 70 ha với thương hiệu Cam tươi FVF của Tập đoàn TH bắt đầu chín rộ. Những trái cam vàng óng, mọng nước và vị ngọt thanh, hương thơm đậm đà xứng danh giống cam gốc Xã...

Bài đọc nhiều

Điểm tựa cho người nghèo nơi đại ngàn Tây Nguyên (Bài 3)

Với nỗ lực của các địa phương và sự quan tâm, hỗ trợ của Trung ương, kinh tế - xã hội vùng Tây Nguyên đã có những bước phát triển và thay đổi tích cực. Tuy nhiên, để địa bàn này thực sự phát triển bền vững, người dân ngày càng ấm no thì rất cần thêm nguồn lực đầu tư. Xóa bỏ mặc cảm Sau 10 năm thực hiện Chỉ thị...

Vì sao nông dân Tây Nguyên “ngày lo đêm bỏ ngủ” khi giá cà phê tăng cao chưa từng thấy?

Nông dân trồng cà phê ở Tây Nguyên phấn khởi khi cà phê đạt giá cao nhất lịch sử, mang lại hy vọng về một mùa bội thu. Tuy nhiên, niềm vui ấy lại xen lẫn nỗi lo khi nạn trộm cắp ngày càng gia tăng, từ vườn cây đến sân...

Xuất hiện một loài cá nuôi ở Trung Quốc đe dọa là đối thủ cạnh tranh của cá tra Việt Nam

Cá tra Việt Nam là loài cá thịt trắng “được lòng” người tiêu dùng tại nhiều thị trường trên thế giới. Tuy nhiên, thị trường đa dạng xuất hiện ngày càng nhiều đối thủ cạnh tranh với cá tra Việt, trong đó có cả cá lóc Trung Quốc (Chinese snakehead). ...

133 doanh nghiệp nhận Giải thưởng Chất lượng Quốc gia đạt doanh thu 500.000 tỷ, có 2 “ông lớn” nông nghiệp

Trong năm 2024, Thủ tướng Chính phủ đã ký 03 Quyết định trao giải thưởng Chất lượng Quốc gia cho 133 doanh nghiệp đạt Giải thưởng Chất lượng Quốc gia năm 2021, 2022 và 2023. Lễ trao Giải thưởng Chất lượng Quốc gia, Giải thưởng Chất lượng Châu Á - Thái...

Con rùa mẹ khổng lồ tìm đến một hòn đảo của Việt Nam đẻ gần trăm quả trứng rồi quay về biển

Theo thông tin từ Vườn Quốc gia Côn Đảo và Sixsen Côn Đảo, khoảng 7 giờ sáng ngày 14/12/2024, tại bãi Đất Dốc, huyện Côn Đảo (Bà Rịa - Vũng Tàu) xuất hiện một con rùa mẹ nặng khoảng 50kg bò lên bãi đẻ được 98 quả trứng, sau đó quay...

Cùng chuyên mục

Trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam đầu tiên được xếp hạng tín dụng AAA

Chiều 17/12 Công ty Cổ phần Tổng công ty Nước – Môi trường Bình Dương (Biwase) tổ chức lễ công bố Phát hành thành công trái phiếu được xếp hạng AAA đầu tiên tại Việt Nam của Biwase. Đông đảo lãnh đạo và đại diện các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư tài chính trong và ngoài nước đến dự và chúc mừng. Ông Trần Chiến Công – Phó chủ tịch HĐQT – Tổng giám đốc...

Trồng đu đủ đực, hoa đu đủ đực nở cản chả kịp, anh nông dân Sài Gòn bán tươi, bán khô đắt hàng

Khoảng 1 năm nay, trên vùng đất thép Củ Chi (TP HCM) xuất hiện hơn 1 ha trồng đu đủ đực lấy bông (hoa đu đủ đực) của anh Hoàng Thanh Hải. Anh Hải đang chế biến sâu các loại sản phẩm từ loại bông “thần dược” này. Từ xa xưa,...

Đảm bảo nguồn cung nông sản, thực phẩm dịp Tết Ất Tỵ 2025

Dồn lực sản xuất, liên kết Thời điểm này, các vùng sản xuất của thành phố Hà Nội dồn lực chuẩn bị phục vụ thị trường cuối năm. Tại các huyện: Thường Tín, Thanh Oai, Đông Anh, Sóc Sơn, Thường Tín, Mê Linh…. nhiều trang trại, hợp tác xã đang đẩy mạnh chăm sóc cây trồng, vật nuôi để kịp phục vụ thị trường cuối năm.  Theo Sở NN&PTNT Hà Nội, với gần 10 triệu dân cư trú thường xuyên...

tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 11,11%

Ngày 17/12, Tỉnh ủy Sơn La tổ chức Hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TU ngày 21/12/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về đẩy mạnh việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Sơn La giai đoạn 2021-2025. Sau 3 năm thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TU, tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh giảm từ 21,66% năm 2021 xuống còn 11,11% vào cuối năm...

Ngũ trò dân ca Đông Anh ở Thanh Hóa là các trò gì mà được công nhận Di sản phi vật thể Quốc gia?

Ngũ trò Viên Khê ở làng cổ Viên Khê, xã Đông Anh, huyện Đông Sơn (Thanh Hóa) mang đặc trưng văn hóa nông nghiệp ở vùng châu thổ sông Mã với những lời ca giản dị, chân thực, được các thế hệ cha ông sáng tạo trong quá trình lao động...

Mới nhất

Thông cáo báo chí-Kiki Auto chính thức đạt 1 triệu lượt cài đặt trên ô tô

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 17 tháng 12 năm 2024 - Sau 4 năm phát triển, trợ lý “make-in-Vietnam” - Kiki Auto đã chính thức cán mốc 1 triệu lượt cài đặt và sử dụng trên ô tô. Ra mắt vào tháng 12/2020, Trợ lý tiếng Việt của Zalo AI ghi nhận trung bình gần 1.100 lượt...

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình nghệ thuật ‘Vang mãi khúc quân hành’

Tối 17/12, chương trình nghệ thuật “Vang mãi khúc quân hành” - tôn vinh các thế hệ chiến sỹ Quân đội nhân dân Việt Nam đã diễn ra tại Nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội). ...

Chính phủ cho ý kiến về 06 đề nghị xây dựng luật, 01 dự án pháp lệnh

Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 240/NQ-CP ngày 17/12/2024 phiên họp chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 11 năm 2024. Tại Nghị quyết, Chính...

Khẩn trương triển khai để khởi công mở rộng cao tốc TPHCM – Trung Lương

Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo số 558/TB-VPCP ngày 17/12/2024 kết luận của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà tại cuộc họp về đầu tư Dự án mở rộng đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh - Trung Lương - Mỹ Thuận. ...

Hai lần mạnh mẽ vượt qua ung thư

NDO - Sau khi điều trị ung thư phổi ổn định 13 năm, người bệnh lại đối mặt với khối u tủy cổ kích thước lớn. Đây là một trong những ca bệnh u tủy cổ phức tạp, nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến nguy cơ liệt tứ chi, liệt hô hấp, ảnh...

Mới nhất