Trang chủNewsThời sựChủ tịch Quốc hội: 'Tôi không ngại tường thuật trực tiếp các...

Chủ tịch Quốc hội: ‘Tôi không ngại tường thuật trực tiếp các phiên họp’

Chủ tịch Quốc hội: "Tôi không ngại tường thuật trực tiếp các phiên họp"

(Dân trí) – “Với việc truyền hình, phát thanh trực tiếp các phiên thảo luận ở Quốc hội, cá nhân tôi không ngại chuyện này, chỉ có việc cần thiết hay không cần thiết thôi”, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nói.

Quan điểm này được Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chia sẻ trong cuộc phỏng vấn rất cởi mở với phóng viên Dân trí nhân dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn.

Năm 2023 và quá nửa nhiệm kỳ qua, Quốc hội đã ghi dấu ấn với rất nhiều điều đặc biệt, mang đậm tinh thần chủ động, đổi mới, không “bắc nước sôi chờ gạo”.

Chủ tịch Quốc hội: Tôi không ngại tường thuật trực tiếp các phiên họp - 1

Quá nửa nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV trôi đi với rất nhiều điều đặc biệt, những kỳ họp bất thường nhiều gần bằng các kỳ họp thông lệ cùng hàng loạt quyết sách chưa từng có tiền lệ. Nhìn lại chặng đường đã qua, ông có cảm xúc gì, đặc biệt với năm 2023?

– Tôi cứ đi “vi vu” khắp nơi (cười). Từ “ông nông thôn mới” (Phó Thủ tướng phụ trách nông nghiệp, nông dân, nông thôn – PV), chuyển về Thành ủy Hà Nội khi “chưa có kinh nghiệm làm Bí thư” ngày nào. Nhưng nhiệm vụ được phân công thì phải chấp hành.

Khi được Đảng, Nhà nước giới thiệu và Quốc hội tín nhiệm bầu giữ cương vị Chủ tịch Quốc hội khóa XV, tôi thấy rất vinh dự, dù áp lực khi nhận trọng trách ấy không hề nhỏ.

Nhận nhiệm vụ vào một giai đoạn đặc biệt, càng phải cố gắng nhiều hơn, ứng biến với những điều “chưa từng có tiền lệ” một cách linh hoạt, lấy cái bất biến ứng phó với cái vạn biến. Áp lực trong việc ấy đương nhiên là có, nhưng có áp lực thì cũng có động lực. Sau quá trình nỗ lực nhìn lại, thấy hoạt động của Quốc hội được Đảng, Nhà nước, cử tri và nhân dân ghi nhận, đó là niềm hạnh phúc rất lớn. Đó cũng là lý do tôi sẵn sàng đón nhận áp lực, chấp nhận thách thức, là cơ hội để thử sức mình.

Chủ tịch Quốc hội: Tôi không ngại tường thuật trực tiếp các phiên họp - 3

Còn năm 2023 có thể nói là một năm khối lượng công việc của Quốc hội lớn nhất từ đầu khóa tới nay.

Theo Hiến pháp, Quốc hội họp mỗi năm 2 kỳ, nhưng riêng năm 2023 có 5 kỳ họp, gồm 2 kỳ họp thường kỳ và 3 kỳ họp bất thường.

Có lẽ trong lịch sử 78 năm của Quốc hội, chưa năm nào nhiều kỳ họp như thế. Ủy ban Thường vụ Quốc hội ngoài 12 Phiên họp thường kỳ hàng tháng cũng họp bổ sung 2 phiên chuyên đề pháp luật và 5 Phiên họp khác, tổng cộng là gần 20 Phiên, chưa kể các hội nghị toàn quốc do Ủy ban Thường vụ Quốc hội chủ trì hoặc phối hợp tổ chức.

Nhiều người hỏi chúng tôi vì sao ngày lễ, ngày Tết mà Quốc hội vẫn làm việc, đêm khuya vẫn sáng đèn? Nhưng với khối lượng công việc như vậy, nếu không làm thì làm sao đáp ứng được. Việc trình các dự án luật, nghị quyết nửa đêm về sáng là chuyện bình thường vì thực tế cấp bách.

Bản thân anh em chúng tôi không muốn vất vả như thế, cũng không muốn đại biểu Quốc hội, cán bộ công nhân viên Văn phòng Quốc hội vất vả nhưng vì việc chung, mỗi người đều phải cố gắng gấp đôi, gấp ba, làm được như vậy rất khó, không dễ dàng gì, nhưng tất cả đều thấy vui vì đã được đóng góp cho đất nước.

Chủ tịch Quốc hội: Tôi không ngại tường thuật trực tiếp các phiên họp - 5
Chủ tịch Quốc hội: Tôi không ngại tường thuật trực tiếp các phiên họp - 7

Câu chuyện “đưa vào, rút ra” trong xây dựng luật có lẽ sẽ là một câu chuyện được nhắc nữa, nhắc mãi. Trong năm 2023 cũng đã có những dự án luật, nghị quyết rất quan trọng được trình rồi rút như vậy. Theo ông, câu chuyện này phản ánh thực trạng gì?

– Quốc hội tiếp tục tinh thần lập pháp chủ động, kiến tạo, phát triển, có tầm nhìn dài hạn trên cơ sở bám sát Kết luận 19 của Bộ Chính trị và Kế hoạch 81 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về định hướng xây dựng pháp luật của nhiệm kỳ Quốc hội 2021- 2026.

Riêng năm 2023, Quốc hội đã ban hành và cho ý kiến 26 dự án luật, trong đó thông qua 16 dự án luật, cho ý kiến 10 dự án luật khác; thông qua 6 nghị quyết như luật (nghị quyết có quy phạm pháp luật).

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng thông qua một pháp lệnh và 10 nghị quyết như pháp lệnh. Như vậy tới nay, có 114/137 nhiệm vụ nghiên cứu lập pháp của cả nhiệm kỳ đã được hoàn thành, chiếm 83% khối lượng công việc cả nhiệm kỳ.

Thực tế cuộc sống phong phú, đa dạng nên đương nhiên có nhiệm vụ lập pháp thêm mới, có nhiệm vụ rút ra khỏi chương trình hàng năm. Có những việc tôi nghĩ nếu sau này nghỉ hưu và viết hồi ký, có khi sách bán cũng “đắt” khách đấy (cười).

Chủ tịch Quốc hội: Tôi không ngại tường thuật trực tiếp các phiên họp - 9

Trước kỳ họp thứ 6, Chính phủ và Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất đưa vào chương trình dự thảo nghị quyết Áp dụng thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung theo quy định chống xói mòn cơ sở thuế toàn cầu và nghị quyết của Quốc hội về cho phép áp dụng thí điểm chính sách hỗ trợ đầu tư trong lĩnh vực công nghệ cao.

Với nội dung thứ nhất, Ủy ban Thường vụ Quốc hội họp một lần đã kết luận, đồng ý trình Quốc hội, nhưng nội dung thứ hai, họp 2 lần cũng không thông qua được để trình, vì việc lập dự toán ngân sách hàng năm, chi tiền hỗ trợ cho các tập đoàn để thu hút đầu tư là chưa có tiền lệ trên thế giới.

Do đó, ngay tại phiên họp trù bị, chúng tôi đã kiến nghị Quốc hội cho rút dự thảo nghị quyết về thí điểm chính sách hỗ trợ đầu tư trong lĩnh vực công nghệ cao, chỉ trình nghị quyết thuế tối thiểu toàn cầu và được Quốc hội đồng ý.

Nhưng một tuần sau, các tập đoàn đa quốc gia gửi thư đến Chủ tịch Quốc hội, đề nghị không thông qua nghị quyết về thuế tối thiểu toàn cầu một cách riêng lẻ, mà phải thông qua đồng thời cả hai nghị quyết, nếu không nên hoãn lại.

Cuối cùng, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất với Chính phủ, báo cáo Quốc hội cho phép rút cả 2 dự thảo nghị quyết này. Nhưng sau đó, các tập đoàn đa quốc gia lại thay đổi ưu tiên, đề nghị nếu chưa có nghị quyết hỗ trợ đầu tư vào công nghệ cao, đề nghị thông qua sớm nghị quyết về thuế tối thiểu toàn cầu.

Họ lo tranh chấp về mặt pháp lý, vì phải làm nghĩa vụ thuế ở nhiều nước là rất phức tạp ảnh hưởng tới việc lập kế hoạch tài chính và phương án nộp thuế của các doanh nghiệp từ năm 2024.

Chủ tịch Quốc hội: Tôi không ngại tường thuật trực tiếp các phiên họp - 11

Trước tình thế đó, trong ngày nghỉ đầu tiên giữa hai đợt họp, tôi làm việc với các cơ quan, gợi ý trình nghị quyết về thuế tối thiểu toàn cầu theo hướng đưa vào nghị quyết chung của kỳ họp và thành lập Quỹ hỗ trợ đầu tư cho cả doanh nghiệp trong nước và nước ngoài chính bằng nguồn này chứ không chi bằng dự toán ngân sách Nhà nước, nên được các cơ quan đồng ý. Thủ tướng khi biết tin cũng phấn khởi lắm, nửa đêm còn gọi điện chia sẻ với tôi.

Sau đó, Chính phủ và Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất lại xin Quốc hội đưa trở lại chương trình. Trước hết là xin đưa trở vào việc thông qua nghị quyết về thuế tối thiểu toàn cầu, để giành quyền đánh thuế bổ sung, chống xói mòn cơ sở thuế.

Riêng vấn đề này, năm tới chúng ta thêm được khoảng gần 15.000 tỷ đồng mà nếu không có nghị quyết, không thu được khoản tiền này.

Đồng thời, các cơ quan cũng trình Quốc hội đồng ý chủ trương cho lập quỹ hỗ trợ đầu tư chính từ nguồn này và các nguồn lực khác, giao Chính phủ xây dựng Nghị định quy định và Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến trước khi ban hành, báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.

Quyết sách này được dư luận đánh giá rất cao, nhiều tập đoàn đa quốc gia gửi thư cho Chủ tịch Quốc hội hết sức hoan nghênh, đánh giá cao Chính phủ và Quốc hội. Họ nói rất yên tâm, cam kết sẽ đầu tư lâu dài, kêu gọi các tập đoàn khác vào và mở rộng đầu tư tại Việt Nam.

Đó là điển hình của câu chuyện “kéo pháo vào và kéo pháo ra” trong làm luật, nhưng là để ứng xử với các tình huống phát sinh, đáp ứng yêu cầu cuộc sống và kiến tạo phát triển. Bản thân Chính phủ, Quốc hội và các cơ quan của Quốc hội cũng phải cân nhắc kỹ lưỡng trong việc lựa chọn phương án tối ưu.

Chủ tịch Quốc hội: Tôi không ngại tường thuật trực tiếp các phiên họp - 13

Có một điểm khác biệt khá rõ nét, là trong các kỳ họp Quốc hội gần đây, thời lượng truyền hình trực tiếp các phiên thảo luận tại hội trường Diên Hồng được tăng lên nhiều. Bên cạnh mục tiêu để thông tin rộng rãi hơn, đảm bảo các hoạt động của Quốc hội ngày càng công khai, minh bạch hơn, ông có khi nào cảm thấy e ngại việc truyền hình trực tiếp có thể đem đến một “sự cố” nào đó?

– Quốc hội là cơ quan dân cử nên tương tác với cử tri, người dân là việc rất quan trọng. Ngoài tường thuật trực tiếp một số phiên làm việc của Quốc hội trên các cơ quan truyền hình, thông tấn Trung ương, thời gian gần đây Đảng đoàn Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng báo cáo với Quốc hội quyết định mở rộng việc truyền hình, phát thanh trực tiếp một số phiên thảo luận, nhất là thảo luận dự án luật.

Việc này một mặt nhằm minh bạch, công khai hoạt động Quốc hội, và cũng là một hình thức để cử tri và nhân dân giám sát hoạt động Quốc hội và đại biểu do mình bầu ra.

Kết quả của việc này tương đối tốt, dù có những phiên thảo luận cho truyền hình trực tiếp cũng “tương đối nhạy cảm”. Cá nhân tôi không ngại gì chuyện này, chỉ có việc cần thiết hay không cần thiết thôi. Tôi cũng không ngại sự cố gì, mà chỉ lo Quốc hội, đại biểu Quốc hội trong hoạt động của mình có đáp ứng được yêu cầu, nguyện vọng của cử tri, nhân dân không?

Chủ tịch Quốc hội: Tôi không ngại tường thuật trực tiếp các phiên họp - 15

Ví dụ, nếu tổ chức một phiên truyền hình trực tiếp mà số lượng đại biểu đăng ký phát biểu ít quá, nhân dân và cử tri sẽ đánh giá như thế nào về hoạt động của Quốc hội? Nhưng thực tế chưa xảy ra hiện tượng này.

Có những phiên thời gian bố trí chỉ đủ 1/5 số đại biểu đăng ký được phát biểu, tranh luận. Còn các phiên chất vấn thì không bao giờ đủ thời gian khi số đại biểu đăng ký rất nhiều.

Ông từng chia sẻ Quốc hội muốn đổi mới thêm dù nửa bước cũng rất khó khăn, nhưng không thể dừng lại. Với một cơ chế tỷ lệ đại biểu Quốc hội chuyên trách còn hạn chế như hiện nay, áp lực đổi mới mạnh mẽ về tổ chức và hoạt động của Quốc hội được đặt ra như thế nào, thưa ông?

– Tôi từng nói, các khóa trước quá thành công rồi nên việc kế thừa, giữ được phong độ đã khó, tiếp tục đổi mới và tiến lên phía trước dù nửa bước càng khó hơn, nhưng không được phép dừng lại.

Chất lượng và hiệu quả hoạt động Quốc hội được thể hiện và phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, nhưng quan trọng nhất và có vai trò trung tâm, đó là chất lượng đại biểu Quốc hội, nhất là đại biểu chuyên trách.

Chủ tịch Quốc hội: Tôi không ngại tường thuật trực tiếp các phiên họp - 17

Khóa XV được quy hoạch 133 đại biểu chuyên trách nhưng chuẩn bị không đủ. Rút kinh nghiệm, lần đầu tiên Đảng đoàn Quốc hội khóa XV đề nghị tất cả Đảng đoàn, Ban Cán sự đảng, cơ quan Trung ương và tất cả tỉnh ủy, thành ủy giới thiệu nhân sự cho Quốc hội, vào các chức danh đại biểu chuyên trách, ủy viên chuyên trách, ủy viên thường trực, lãnh đạo các Ủy ban của Quốc hội.

Kết quả đem lại ngoài mong đợi, có gần 1.000 nhân sự được các bộ ngành, cơ quan đã giới thiệu cho Quốc hội.

Qua quá trình sàng lọc, đã lựa chọn 300 người trong số đó để bổ sung vào nguồn quy hoạch đại biểu Quốc hội khóa tới. Hàng nghìn người được giới thiệu đều là “tinh hoa”, trong đó có một số đang là đại biểu đương chức, nhất là các phó trưởng đoàn đại biểu Quốc hội chuyên trách, rồi nhiều lãnh đạo, kể cả cấp thứ trưởng trong Quân đội, Công an và các ngành, các cấp.

Khóa này chất lượng đại biểu đã tốt, khóa sau phải chu đáo, đầy đủ hơn, bởi chất lượng đại biểu quyết định chất lượng hoạt động Quốc hội.

Xin trân trọng cảm ơn ông!

Nội dung: Hoài Thu

Thiết kế: Đức Bình

Dantri.com.vn

Cùng chủ đề

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự Ngày hội đại đoàn kết tại tỉnh Hà Nam

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn về dự, trò chuyện cùng cán bộ, nhân dân thôn Lời (xã Thanh Hương, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam) trong Ngày hội Đại đoàn kết dân tộc năm 2024, do Ban CTMT thôn tổ chức, nhân kỷ niệm 94 năm Ngày truyền thống của MTTQ Việt Nam (18/11/1930-18/11/2024). ...

Chủ tịch Quốc hội dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại Hà Nam

Kỷ niệm 94 năm Ngày truyền thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (18/11/1930 - 18/11/2024), sáng 10/11, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại Khu dân cư thôn Lời, xã Thanh Hương, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam. Cùng chung vui với bà con tại Ngày hội có các Ủy viên Trung ương Đảng: Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Y Thanh Hà Niê Kđăm;...

Triển khai thực hiện kế hoạch tổ chức Lễ công bố và trao Giải Búa liềm vàng lần thứ IX

(CLO) Chiều 7/11, tại Hà Nội, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị Ban Chỉ đạo, Ban Tổ chức Giải Búa liềm vàng để triển khai thực hiện Kế hoạch tổ chức Lễ công bố và trao Giải Búa liềm vàng lần thứ IX - năm 2024. ...

Điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án sân bay Long Thành là phù hợp

Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất trình Quốc hội xem xét, quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án sân bay Long Thành tại kỳ họp thứ 8. Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn khẳng định điều này là phù hợp. ...

Chủ tịch Quốc hội đề nghị đổi mới tư duy trong công tác xây dựng pháp luật

(TN&MT) – Với việc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV có khối lượng nội dung về công tác lập pháp rất lớn, Chủ tịch Quốc hội đề nghị đổi mới tư duy trong công tác xây dựng pháp luật nhằm tiếp tục quán triệt, tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc chủ trương của Đảng và ý kiến chỉ đạo của Đồng chí Tổng Bí thư, nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng, đẩy nhanh tiến...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

NTK Minh Châu tự hào giới thiệu áo dài và văn hóa Nam bộ đến bạn bè quốc tế

(Dân trí) - NTK Minh Châu cho biết trong suốt sự nghiệp của mình, anh luôn mong muốn giới thiệu vẻ đẹp của chiếc áo dài và những cảnh sắc quê hương đến bạn bè quốc tế. Trong chương trình Vietnam Beauty Fashion Fest 9 diễn ra tại Bà Rịa - Vũng Tàu ngày 9/11, NTK Minh Châu mang đến bộ sưu tập "Non nước Nam bộ". Điều đặc biệt là bộ sưu tập lần này có sự tham gia...

Loạt tỉnh thành vào cuộc rà soát việc bất động sản tăng giá bất thường

(Dân trí) - Hòa Bình, Bình Phước và Thừa Thiên Huế... đã yêu cầu rà soát hoạt động đấu giá đất, tăng giá bất động sản trên địa bàn. UBND tỉnh Hòa Bình mới đây ban hành Công văn số 1938 về việc tăng cường công tác quản lý, kiểm soát tình hình biến động giá bất động sản trên địa bàn tỉnh.Theo công văn, UBND tỉnh Hòa Bình giao Sở Xây dựng rà soát hoạt động kinh doanh bất...

Thành lập Ban chỉ đạo về tinh gọn bộ máy của Chính phủ

(Dân trí) - Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu thành lập Ban chỉ đạo, Tổ giúp việc về tinh gọn bộ máy của Chính phủ theo Nghị quyết số 18 của Trung ương. Yêu cầu này được Thủ tướng Phạm Minh Chính đưa ra tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10.  Đánh giá về kết quả đạt được trong 10 tháng đầu năm, người đứng đầu Chính phủ cho rằng, tình hình kinh tế - xã hội tiếp tục xu...

Thanh Hương kể chuyện tình yêu Chí Phèo, Thị Nở bằng âm nhạc

(Dân trí) - Tối 9/11, ca sĩ Thanh Hương giới thiệu MV "Chuyện của Chí Phèo". Sản phẩm được phát hành trên các nền tảng mạng xã hội và nhận được sự quan tâm của khán giả. Sau khi tham gia chương trình Sàn chiến giọng hát 2024, Thanh Hương quyết định theo đuổi sự nghiệp ca hát chuyên nghiệp. Sau thời gian ấp ủ, cô đã trình làng MV đầu tay Chuyện của Chí Phèo.Thanh Hương từng học Trường...

Hơn 60 thí sinh Nam vương Thế giới mặc áo dài diễn thời trang ở biệt thự cổ

(Dân trí) - Hơn 60 thí sinh Nam vương Thế giới 2024 diện áo dài, trình diễn trong chương trình Vietnam Beauty Fashion Fest 9 ở Bạch Dinh, Vũng Tàu chiều 9/11. Khu di tích Bạch Dinh (Vũng Tàu) đã trở thành sàn diễn thời trang, với sự góp mặt của các hoa hậu, á hậu, cùng hơn 60 nam vương từ cuộc thi Mr World 2024 (Nam vương Thế giới).Nam vương Tuấn Ngọc, đại diện Việt Nam, chia sẻ:...

Bài đọc nhiều

HĐQT LPBank họp phân công nhiệm vụ cho các thành viên HĐQT và Ban điều hành

Tại cuộc họp đầu tháng 10/2024, Hội đồng Quản trị Ngân hàng TMCP Lộc Phát Việt Nam (LPBank; mã chứng khoán: LPB) vừa có các quyết định quan trọng nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ nhân sự cấp cao, hướng tới mục tiêu tạo ra sự thay đổi mạnh mẽ, toàn diện, phát triển bền vững và thận trọng. Phát biểu tại buổi họp, thay mặt HĐQT, ông Nguyễn Đức Thụy - Chủ tịch HĐQT LPBank bày tỏ lời...

Thủ tướng phát lệnh khởi công Vành đai 3 Tp.HCM và 2 tuyến cao tốc

Sáng 18/6, tại Tp.Hồ Chí Minh, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Lễ và phát lệnh khởi công đồng loạt xây dựng 3 dự án giao thông quan trọng quốc gia. Đó là đường Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh; đường bộ cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu (giai đoạn 1) và cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột (giai đoạn 1). Sự kiện được tổ chức theo hình thức trực tuyến...

Việt Nam lọt top điểm đến rẻ nhất thế giới năm 2024

Tạp chí du lịch nổi tiếng Condé Nast Traveler liệt kê 21 điểm đến rẻ nhất dành cho du khách năm 2024, trong đó có Việt Nam. Du khách bất ngờ nhận quà khi ghé thăm Đà Nẵng, Việt Nam vào đầu năm 2024. Ảnh: Thuỳ Trang Theo Condé Nast Traveler, nhiều yếu tố cần cân nhắc khi lên kế hoạch cho một kỳ nghỉ, từ việc tìm địa điểm du lịch giá rẻ, sự an toàn của điểm đến cho tới các...

SẴN SÀNG CHO IRCTIRE CUP 2024: TỔNG THƯ KÝ LIÊN ĐOÀN XE ĐẠP – MÔ TÔ THỂ THAO VIỆT NAM GẶP GỠ CÁC VĐV

14h chiều nay ngày 9/11, ông Nguyễn Ngọc Vũ - Tổng thư ký Liên đoàn Xe đạp - Mô tô Thể thao Việt Nam cùng BTC giải đua IRCtire Cup và Ban trọng tài đã có cuộc họp phổ biến chi tiết các thông tin trước thềm giải đua. Những lưu ý về đường đua, timeline thi đấu, hạng mục thi đấu được trao đổi cụ thể trong bầu không khí thân mật, sôi nổi của buổi họp. BTC nhấn mạnh,...

Những cam kết chính sách của ông Trump sẽ tác động tới kinh tế Việt Nam ra sao?

Ông Donald Trump thắng cử tổng thống thứ 47 của Mỹ. Khoảng hơn 2 tháng nữa, ông Trump sẽ chính thức bước vào Nhà Trắng và thực hiện các cam kết với cử tri. Các cam kết này là gì và sẽ tác động như thế nào tới kinh tế Việt Nam? Các cam kết chính sách Xuất thân từ kinh doanh, từ một tỷ phú nổi tiếng, ông Donald Trump bước vào các cuộc vận động tranh cử khác với rất nhiều...

Cùng chuyên mục

Chuỗi 3 cơn bão và áp thấp nhiệt đới dồn dập, khả năng xuất hiện tiếp bão số 9

Hoàn lưu bão số 7 Yinxing gây mưa lớn cục bộ từ Thừa Thiên Huế - Bình Định. Dự báo, khoảng 24-48 giờ tới, bão Toraji đi vào Biển Đông thành bão số 8 và không loại trừ khả năng xuất hiện tiếp bão số 9. Chiều nay (10/11), ông Nguyễn Văn Hưởng, Trưởng phòng Dự báo thời tiết, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết, Thái Bình Dương đang có 3 cơn bão hoạt...

Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc ở khu dân cư

Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Đà Nẵng Lê Văn Trung, thay mặt lãnh đạo thành phố, đã dự, chung vui, chúc mừng Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc năm 2024 tại huyện Hòa Vang và quận Sơn Trà. ...

Thái Bình cấp huyện, thành phố được định mức 7 ô tô công

Thái Bình vừa phê duyệt định mức ô tô phục vụ công tác chung. Theo đó, tất cả 8 đơn vị cấp huyện được định mức 7 ô tô. ...

Đồng chí Nguyễn Hòa Bình dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại Gia Lai

(ĐCSVN) - Trong khuôn khổ chuyến công tác tại tỉnh Gia Lai, ngày 10/11, nhân Kỷ niệm 94 năm Ngày truyền thống Mặt trận Tổ quốc Việt (18/11/1930 - 18/11/2024), Ngày hội "Đại đoàn kết toàn dân tộc", Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình đã đến cùng chung vui, dự Ngày hội Đại đoàn kết với nhân dân làng Ia Nueng, xã Biển Hồ, thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai....

Dự báo Biển Đông đón 3 cơn bão liên tiếp, miền Trung hứng mưa lớn

Ông Nguyễn Văn Hưởng chia sẻ về khả năng bão chồng bão trên Biển Đông.Ông Nguyễn Văn Hưởng - Trưởng phòng Dự báo thời tiết, Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia cho biết, trên Tây Bắc Thái Bình Dương đang có 3 cơn bão hoạt động.Đầu tiên là cơn bão số 7 (tên quốc tế Yinxing). Bão số 7 đang hoạt động trên khu vực Biển Đông của Việt Nam. Một cơn bão nữa là...

Mới nhất

Công bố quyết định của Thủ tướng chuyển Trường ĐH Duy Tân thành ĐH Duy Tân

Trường Đại học Duy Tân là một trong 5 trường đại học dân lập đầu tiên của cả nước và là trường đại học dân lập đầu tiên của khu vực miền Trung. Tháng 10/2024, Chính phủ ban hành...

Không phải là thần đồng, chúng ta vẫn có thể đạt những điều vĩ đại

Điều này được giáo sư Adam Grant khẳng định trong cuốn sách “Biến tiềm năng thành tài năng”. ...

Sôi nổi Giải đua ghe ngo mini chùa Khmer tỉnh Hậu Giang

Ngày 10/11, tại thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang diễn ra Giải đua ghe ngo mini chùa Khmer tỉnh Hậu Giang, với sự tham dự của 19 đội ghe từ các chùa Khmer địa bàn tỉnh Hậu Giang và Kiên Giang. (TTXVN/Vietnam+) Nguồn: https://www.vietnamplus.vn/soi-noi-giai-dua-ghe-ngo-mini-chua-khmer-tinh-hau-giang-post992399.vnp

Xây dựng văn hóa kinh doanh, tạo sức mạnh mềm thúc đẩy doanh nghiệp phát triển bền vững

Diễn đàn quốc gia thường niên "Văn hóa với Doanh nghiệp" lần thứ tư và Chương trình xét, công nhận "Doanh nghiệp đạt chuẩn Văn hoá kinh doanh Việt Nam" năm 2024 đã diễn ra chiều nay (10/11), tại Hà Nội.

Chính thức khai mạc giải Marathon Cà Mau – Cup Petrovietnam 2024

Chính thức khai mạc giải Marathon Cà Mau – Cup Petrovietnam 2024 | 10/11/2024 ...

Mới nhất