Phát biểu bế mạc phiên họp thứ 40 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội vào chiều 11/12, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn lưu ý, khối lượng công việc trong thời gian còn lại của tháng 12 và 3 tháng đầu năm 2025 rất lớn, đặc biệt là việc sắp xếp, tinh gọn bộ máy.

Theo Chủ tịch Quốc hội, trong tháng 2/2025, Quốc hội dự kiến họp kỳ họp bất thường lần thứ 9 để sửa đổi các luật liên quan phục vụ triển khai việc sắp xếp tổ chức, tinh gọn bộ máy. Vì vậy, ngay trong tháng 1/2025, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ phải họp cho ý kiến một bước các nội dung này.

TranThanhMan 1.jpg
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn. Ảnh: Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội đề nghị các cơ quan của Quốc hội phối hợp cùng các cơ quan của Chính phủ khẩn trương, tăng tốc chuẩn bị tài liệu để đảm bảo tiến độ.

Lưu ý sau kỳ họp bất thường, chỉ còn chưa đến 3 tháng chuẩn bị cho kỳ họp thứ 9 của Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn quán triệt các cơ quan tiếp tục đôn đốc triển khai chuẩn bị các dự án, dự thảo sẽ trình Quốc hội ngay từ bây giờ.

Ông đề nghị các cơ quan của Quốc hội, các bộ, ngành đang được giao chủ trì soạn thảo, chủ trì thẩm tra dự án luật, dự thảo nghị quyết mà trong diện dự kiến tiến hành sắp xếp bộ máy thì cần phát huy trách nhiệm cao, thực hiện các nhiệm vụ được giao đến ngày cuối cùng hoạt động.

“Không nên có tâm lý buông xuôi hoặc ỷ lại cơ quan mới, bảo đảm công việc được triển khai liên tục, thông suốt, không bị gián đoạn cả trước, trong và sau khi sắp xếp, sáp nhập”, Chủ tịch Quốc hội lưu ý.

Không để công việc bị gián đoạn

Ông Trần Thanh Mẫn thông tin, ngày 16/12, Ban Chỉ đạo tinh gọn bộ máy của Quốc hội sẽ họp. Sau đó, lãnh đạo Quốc hội sẽ chủ trì họp toàn thể cán bộ, công chức, viên chức cơ quan Quốc hội để quán triệt tinh thần này.

Trước mắt, ngày 13/12, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh sẽ làm việc với Truyền hình Quốc hội, Viện Nghiên cứu lập pháp về vấn đề sắp xếp, tinh gọn bộ máy.

Chủ tịch Quốc hội đề nghị mời toàn thể cán bộ, công chức, viên chức để quán triệt tinh thần nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương, ý kiến chỉ đạo của Bộ Chính trị, nhất là phát biểu kết luận của Tổng Bí thư Tô Lâm tại hội nghị toàn quốc ngày 1/12 vừa qua.

Chủ tịch Quốc hội cũng quán triệt yêu cầu bảo đảm công việc tại các cơ quan của Quốc hội liên tục, thông suốt, không bị gián đoạn cả trước, trong và sau khi sắp xếp, tinh gọn bộ máy.

Ông Trần Thanh Mẫn khẳng định, trong năm 2024, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã rất nỗ lực thực hiện tốt chương trình, kế hoạch đề ra, bảo đảm điều kiện, chất lượng các báo cáo, dự án trình Quốc hội. 

Bên cạnh các phiên họp thường kỳ, chuyên đề, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã kịp thời tiến hành nhiều phiên họp đột xuất để khẩn trương xem xét, quyết định theo thẩm quyền hoặc báo cáo Quốc hội quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước.

Cùng với đó là kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về thể chế, chính sách, khơi thông nguồn lực, khắc phục các điểm nghẽn để phát triển kinh tế – xã hội của đất nước, tạo tiền đề chuẩn bị về mọi mặt đưa đất nước sẵn sàng bước vào giai đoạn phát triển mới.

Nhấn mạnh năm 2025 dự kiến có rất nhiều công việc lớn cần triển khai, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn lưu ý, đây là năm cuối nhiệm kỳ, cũng là năm diễn ra đại hội Đảng các cấp tiến tới Đại hội lần thứ 14 của Đảng; chuẩn bị cho cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa 16 và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2026 – 2031, nên cần tập trung cao độ để bảo đảm tiến độ công việc.

Phương án sắp xếp lại Bộ NN&PTNT: Hợp nhất nhiều cục, vụ

Phương án sắp xếp lại Bộ NN&PTNT: Hợp nhất nhiều cục, vụ

Trong phương án sắp xếp lại Bộ NN&PTNT, Ban chỉ đạo thống nhất hợp nhất nhiều cục, vụ nhằm đảm bảo tinh gọn, hoạt động hiệu quả.
Tinh gọn bộ máy: Cần có những chế độ, chính sách mang tính cách mạng

Tinh gọn bộ máy: Cần có những chế độ, chính sách mang tính cách mạng

Cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy cần phải có những chế độ, chính sách mang tính cách mạng nhằm ổn định đời sống của các nhân sự dôi dư; đồng thời duy trì và thu hút những người có năng lực vào bộ máy nhà nước, tránh chảy máu chất xám.
Khi hợp nhất, nhân sự đứng đầu có thể là người trong hoặc ngoài cơ quan

Khi hợp nhất, nhân sự đứng đầu có thể là người trong hoặc ngoài cơ quan

Theo hướng dẫn của Bộ Nội vụ, khi sắp xếp, hợp nhất tổ chức bộ máy phải căn cứ vào điều kiện thực tiễn và tiêu chuẩn, năng lực cán bộ để tập thể lãnh đạo bộ, ngành, địa phương quyết định lựa chọn người đứng đầu là người trong hoặc ngoài cơ quan đó.
Cần chính sách vượt trội để công chức nghỉ hưu sớm nhường chỗ cho cán bộ trẻ

Cần chính sách vượt trội để công chức nghỉ hưu sớm nhường chỗ cho cán bộ trẻ

Phó Chủ tịch Quốc hội đề nghị có cơ chế, chính sách hợp lý, thậm chí là vượt trội so với trước đây, khuyến khích những người còn 2 – 4 năm nữa nghỉ hưu có thể sẵn sàng nghỉ để giữ lại cán bộ trẻ, được đào tạo bài bản trong hệ thống.