Vietnam.vn - Nền tảng quảng bá Việt Nam

Chủ tịch Hồ Chí Minh thông thạo bao nhiêu ngôn ngữ?

VTC NewsVTC News19/05/2023


152

Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 2/9/1969), tên khai sinh là Nguyễn Sinh Cung, quê ở Nam Đàn, Nghệ An. 
Sinh và lớn lên trong bối cảnh đất nước chịu áp bức của thực dân, người anh hùng Nguyễn Sinh Cung sớm nhận thức được tinh thần yêu nước.
Ngày 5/6/1911, Nguyễn Sinh Cung rời bến cảng nhà Rồng (Sài Gòn) ra đi tìm đường cứu nước. Với hơn 30 năm hoạt động ở nước ngoài, Chủ tịch Hồ Chí Minh đi qua 4 châu lục, 3 đại dương, đặt chân lên gần 30 nước, làm hàng chục nghề khác nhau. Trong điều kiện hoạt động cách mạng bí mật, Bác nhiều lần phải thay đổi họ tên.
Theo các tài liệu lịch sử tại Bảo tàng Hồ Chi Minh, Bác có tổng cộng 152 tên gọi, bút danh, bí danh. Ngoài tên gọi Hồ Chí Minh (dùng từ 1942), Bác còn có nhiều tên gọi và bí danh khác như Paul Tất Thành (1912); Nguyễn Ái Quốc (1919), Văn Ba (khi làm phụ bếp trên tàu biển, 1911), Lý Thụy (khi ở Quảng Châu, 1924), Hồ Quang (1938), Vương (Wang) (1925 - 1940), Tống Văn Sơ (1931), Trần (1940, khi ở Trung Quốc), Chín (khi ở Thái Lan, 1928).
Khi ở Việt Bắc, Bác thường dùng bí danh Thu, Thu Sơn và được người dân địa phương gọi là Ông Ké, Già Thu. Tổng thống Indonesia Sukarno gọi ông là “Bung Hồ” (Anh Cả Hồ).
Bác Hồ còn dùng hơn 50 bút danh khi viết sách, báo: Nguyễn Ái Quốc, Nguyễn, Nguyễn A.Q, Ng A.Q, Ng. Ái Quốc, N.A.Q, N., Wang, N.K., A.N, P.C. Lin, P.C. Line (1938, Trung Quốc), Line (1938, Trung Quốc), Q.T, Q.TH, Lê Quyết Thắng (1948), A.G, X.Y.Z (1947), Lê Nhân... và một số biệt danh mà không ai biết.



Nguồn

Bình luận (0)

No data
No data

Cùng chủ đề

Cùng chuyên mục

Cựu chiến binh U90 gây sốt giới trẻ khi lên TikTok kể chuyện kháng chiến
Khoảnh khắc và sự kiện: Ngày 11/4/1975 - Chiến trận ở Xuân Lộc diễn ra ác liệt
Cô gái Điện Biên khổ luyện nhảy dù 4 tháng để lấy 3 giây đáng nhớ 'trên trời'
Ký ức ngày thống nhất

Cùng tác giả

Di sản

Nhân vật

Doanh nghiệp

No videos available

Thời sự

Hệ thống Chính trị

Địa phương

Sản phẩm