Trang chủDestinationsGia LaiChư Sê ủy thác 6,8 tỷ đồng để cho hộ nghèo và...

Chư Sê ủy thác 6,8 tỷ đồng để cho hộ nghèo và đối tượng chính sách vay vốn | Báo Gia Lai điện tử



(GLO)-
Ngày 31-5, đoàn giám sát do ông Trương Văn Đạt-Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Gia Lai làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc tại UBND huyện Chư Sê về quản lý và sử dụng nguồn vốn ngân sách địa phương ủy thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) để cho vay đối với người nghèo và các đối tượng chính sách trên địa bàn huyện giai đoạn 2016-2022. Cùng đi có các thành viên đoàn giám sát và lãnh đạo các đơn vị liên quan.

Chư Sê ủy thác 6,8 tỷ đồng để cho hộ nghèo và đối tượng chính sách vay vốn ảnh 1

Quang cảnh buổi làm việc của đoàn giám sát với UBND huyện Chư Sê. Ảnh: Hà Phương

Theo báo cáo của UBND huyện Chư Sê, đến cuối năm 2022, toàn huyện có 31.047 hộ, số hộ là người dân tộc thiểu số chiếm tỷ lệ 44,08%; tỷ lệ hộ nghèo chiếm 8,04% (2.497 hộ), trong đó hộ nghèo là người dân tộc thiểu số chiếm 92,55% tổng số hộ nghèo. Công tác quản lý và sử dụng nguồn vốn được ủy thác từ ngân sách tỉnh được địa phương thực hiện theo Quyết định số 28/QĐ-UBND ngày 6-9-2017 của UBND tỉnh ban hành quy chế quản lý, sử dụng nguồn vốn từ ngân sách địa phương ủy thác qua Ngân hàng CSXH để cho vay đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn.

Giai đoạn 2016-2022, tổng nguồn vốn ngân sách ủy thác cho Phòng Giao dịch Ngân hàng CSXH huyện là 6,8 tỷ đồng. Cụ thể: năm 2016 là 600 triệu đồng; giai đoạn 2017-2021 mỗi năm 1 tỷ đồng; năm 2022 là 1,2 tỷ đồng. Doanh số cho vay các chương trình tín dụng giai đoạn 2016-2022 là 12,341 tỷ đồng với 303 lượt khách hàng vay vốn. Tổng dư nợ các chương trình tín dụng đến ngày 31-12-2022 là 7,202 tỷ đồng, với 187 khách hàng dư nợ. Tổng tiền lãi thu được từ nguồn ngân sách huyện ủy thác giai đoạn 2016-2025 là 1,748 tỷ đồng.

Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện đã trích bổ sung vào nguồn vốn ngân sách huyện ủy thác từ thu lãi tiền vay giai đoạn 2016-2022 là 625 triệu đồng.

Qua đánh giá, nguồn vốn ngân sách địa phương ủy thác qua Ngân hàng Chính sách Xã hội giai đoạn 2016-2022 đã giải ngân đúng đối tượng thụ hưởng, vốn vay được sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả. Qua đó, nguồn vốn đã giúp cho 17 lượt hộ nghèo, 117 lượt hộ cận nghèo, 86 lượt hộ mới thoát nghèo vay vốn sản xuất, vươn lên thoát nghèo; giải quyết việc làm cho 773 lao động, góp phần thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững, tạo việc làm, xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện.

Chư Sê ủy thác 6,8 tỷ đồng để cho hộ nghèo và đối tượng chính sách vay vốn ảnh 2
Bà Đinh Thị Giang-Ủy viên Thường trực HĐND tỉnh, Trưởng ban Dân tộc HĐND tỉnh, thành viên đoàn giám sát tham gia ý kiến tại buổi làm việc. Ảnh: Hà Phương

Tại buổi giám sát, các đại biểu đã tham gia ý kiến về một số vấn đề như: Huyện Chư Sê cần làm rõ hơn về các nhóm đối tượng cần hỗ trợ vay vốn, thông tin chi tiết chương trình vay vốn, đối tượng vay; ưu tiên vốn vay cho người nghèo, nhóm vay chương trình nước sạch, vệ sinh và môi trường; đối tượng xuất khẩu lao động được hỗ trợ vay vốn; số hội viên phụ nữ được hỗ trợ vay vốn là bao nhiêu, giải pháp triển khai cho các đối tượng này như thế nào trong thời gian đến…

Làm việc với đoàn giám sát, UBND huyện Chư Sê đề xuất, kiến nghị: Theo Quyết định số 861/QĐ-TTg ngày 4-6-2021 của Thủ tướng Chính phủ, Chư Sê còn 2 xã thuộc khu vực II, III, giảm 12 xã khu vực II, III, các đối tượng tại 12 xã này sẽ không còn được thụ hưởng các chính sách tín dụng tại vùng khó khăn do đó người dân gặp khó khăn trong việc vay vốn và trả nợ ngân hàng khi đến hạn. Bên cạnh đó, nhu cầu vốn cho vay hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm là rất lớn, trong khi nguồn vốn của Trung ương đối với chương trình tín dụng này còn hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu vay vốn của người dân.

Bên cạnh đó, thực hiện Quyết định số 05/QĐ-TTg ngày 4-1-2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển Ngân hàng CSXH đến năm 2030, trong đó, hàng năm ngân sách địa phương ủy thác nguồn vốn để cho vay người nghèo và các đối tượng chính sách khác chiếm khoảng 15-20% tăng trưởng dư nợ tín dụng chung của Ngân hàng CSXH (năm 2022 tỷ lệ tăng trưởng dư nợ tín dụng của Ngân hàng CSXH huyện là 12,56%, tương ứng số tiền 42,133 tỷ đồng; dự kiến năm 2023 tăng trưởng dư nợ từ 10% trở lên, tương ứng số tiền gần 40 tỷ đồng).

Chư Sê ủy thác 6,8 tỷ đồng để cho hộ nghèo và đối tượng chính sách vay vốn ảnh 3

Đoàn giám sát thực tế tại vườn cà phê của gia đình ông Nguyễn Phúc Huy (thôn Mỹ Phú, xã Ia Blang, huyện Chư Sê). Ảnh: Hà Phương

Đồng thời, huyện Chư Sê đề nghị HĐND và UBND tỉnh hàng năm quan tâm tăng nguồn vốn ngân sách tỉnh ủy thác qua Ngân hàng CSXH để mở rộng cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác, góp phần thực hiện mục tiêu giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới và phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn.

Phát biểu tại buổi làm việc, ông Trương Văn Đạt-Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh, trưởng đoàn giám sát ghi nhận những nỗ lực và kết quả mà huyện Chư Sê đã đạt được trong thực hiện hoạt động tín dụng chính sách xã hội trên địa bàn, đảm bảo an sinh xã hội tại địa phương. Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh đề nghị việc cho vay nguồn vốn ủy thác cần đảm bảo đúng đối tượng theo quy định; quan tâm ưu tiên cho vay hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ vừa thoát nghèo, hộ gia đình chính sách, đặc biệt là hộ đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng khó khăn nhằm giúp họ có điều kiện để đầu tư sản xuất, thoát nghèo bền vững.



Source link

Cùng chủ đề

Nâng cao hơn nữa chất lượng công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng

Tổng Bí thư yêu cầu các cấp ủy, tổ chức đảng và ủy ban kiểm tra các cấp cần tiếp tục thực hiện đồng bộ các giải pháp phòng ngừa sai phạm, tiêu cực...

Hoạt động giám sát nâng cao vai trò của Mặt trận

Hoạt động giám sát, phản biện xã hội (GS, PB XH) đã góp phần nâng cao vai trò của Mặt trận, tạo thêm “cầu nối” và củng cố niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước. Ngày 19/12,...

Chung tay dựng xây mái ấm cho người nghèo

Hưởng ứng phong trào “Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước trong năm 2025”, tỉnh Hà Giang đang tập trung các nguồn lực để xây dựng mái ấm cho người nghèo. Đến thời điểm này những mái ấm vững chãi đã được dựng lên giúp hàng trăm hộ nghèo chuẩn bị đón Tết đầm ấm. ...

Lựa chọn nội dung, hình thức giám sát phù hợp

Thời gian qua, MTTQ tỉnh Lào Cai đã tập trung nâng cao chất lượng giám sát, phản biện xã hội, chú trọng lựa chọn nội dung, đối tượng, hình thức giám sát phù hợp, coi đây là giải pháp quan trọng góp phần đổi mới hoạt động của MTTQ, thiết thực trong việc phát huy dân chủ, đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân. ...

Phú Thọ: Chú trọng công tác giám sát trong thực hiện Chương trình MTQG 1719

Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030, giai đoạn 1 từ 2021 đến 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) được xác định là động lực chính để Phú Thọ giải quyết những vấn đề bức thiết, cấp bách ở vùng DTTS của tỉnh. Vì thế, cùng với việc sâu sát trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tỉnh đã...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Gia Lai: 1 huy chương vàng cuộc thi “Việt Nam hạnh phúc”

Tối 11-12, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam khai mạc triển lãm và công bố giải thưởng cuộc thi ảnh, video “Việt Nam hạnh phúc-Happy Vietnam năm 2024”. Tại buổi lễ, Ban Tổ chức đã trao 2 huy chương vàng, 4 huy chương bạc, 6 huy chương đồng và 20 giải khuyến khích cho các tác phẩm xuất sắc. Ngoài ra còn có 2 giải phụ dành cho tác phẩm...

Chương trình OCOP: Động lực phát triển kinh tế nông thôn

(GLO)- Sau 5 năm thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), nhiều loại nông-lâm-thủy sản đặc trưng của tỉnh được đầu tư khai thác, chế biến thành sản phẩm OCOP, đáp ứng nhu cầu thị trường. Đây là động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn của tỉnh. Đa dạng sản phẩm OCOP Ông Trần Văn Văn-Phó Chánh Văn phòng Điều phối nông thôn mới tỉnh-cho biết: Thực hiện Chương trình OCOP, từ năm 2020 đến...

Gia Lai: Phát động điểm Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2024

Sáng 17-4, Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Gia Lai phối hợp cùng Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch, Sở Giáo dục và Đào tạo, Thư viện tỉnh Gia Lai và UBND huyện Chư Păh tổ chức lễ phát động điểm Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2024 tại Trường THPT Mạc Đĩnh Chi (thị trấn Phú Hòa). Quang cảnh buổi lễ. Ảnh: Lam Nguyên Phát biểu khai mạc, bà Lê Thị Thu Hương-Phó Giám đốc Sở...

Bài 4: Lan tỏa những giá trị đến cộng đồng (tiếp theo và hết) | Báo Gia Lai điện tử

Những năm gần đây, nhiều bảo vật quốc gia đã được đến với cộng đồng dưới nhiều hình thức khác nhau: Trưng bày, triển lãm; tạo phiên bản thu nhỏ; ứng dụng công nghệ để giới thiệu, quảng bá… Song, trong 265 bảo vật, vẫn còn nhiều hiện vật "ngủ yên" trong bảo tàng, di tích, trong các bộ sưu tập tư nhân. Thậm chí, còn có những hiện vật phải dầm mưa, dãi nắng. Điều này đòi hỏi sự quan tâm, đầu tư hơn nữa để bảo vật quốc gia được bảo tồn, phát huy giá trị một cách bền vững.

Công đoàn Việt Nam là nền tảng chính trị, nền tảng xã hội quan trọng | Báo Gia Lai điện tử

Sự ra đời của Công đoàn Việt Nam ngày 28/7/1929 đánh dấu bước ngoặt quan trọng của quá trình phát triển phong trào công nhân Việt Nam, tập hợp giai cấp công nhân đi dưới ngọn cờ vẻ vang của Đảng.

Bài đọc nhiều

Đẹp mê hồn bộ ảnh chụp bầu trời đêm Nhật Bản của chàng trai Việt | Báo Gia Lai điện tử

Những bức ảnh chụp bầu trời đêm ở Nhật Bản của một chàng trai Việt Nam khiến nhiều người yêu thiên văn thích thú.

https://baogialai.com.vn/si-tu-gia-lai-san-sang-vuot-vu-mon-post241398.html

(GLO)- Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023 sẽ diễn ra vào 2 ngày (28 và 29-6). Trước giờ “G”, các sĩ tử đều khá tự tin và sẵn sàng để bước vào kỳ thi quan trọng sau những tháng ngày miệt mài ôn luyện.

Nghĩa cử mùa thi | Báo Gia Lai điện tử

(GLO)- Để cổ vũ tinh thần, động viên các sĩ tử vượt qua kỳ thi THPT năm 2023, các tổ chức Đoàn, người dân trong tỉnh Gia Lai đã triển khai nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa.

Khướu Ngọc Linh – loài chim đặc hữu cần bảo vệ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Nam miền Bắc Nam miền Bắc Nữ miền Bắc Nữ miền Nam Nam miền Nam Khướu Ngọc Linh là loài chim đặc hữu, nằm trong sách đỏ Việt Nam và thế giới. Đây là một trong những loài chim đẹp và quý hiếm được phát hiện ở Khu bảo tồn thiên nhiên Ngọc Linh. Tuy nhiên, số lượng loài này ngày càng suy giảm nhanh chóng, rất cần sự chung tay bảo vệ...

Phát triển du lịch gắn với bảo tồn bản sắc văn hóa

Theo dõi Báo Gia Lai trên Nam miền Bắc Nam miền Bắc Nữ miền Bắc Nữ miền Nam Nam miền Nam (GLO)- Những năm qua, huyện Chư Sê chú trọng khai thác những giá trị truyền thống của các dân tộc để phát triển du lịch, từng bước đưa ngành “công nghiệp không khói” trở thành động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế-xã hội. ...

Cùng chuyên mục

Gia Lai – hội tụ và phát triển

Gia Lai được biết đến là cái nôi phát tích của lịch sử loài người với bề dày lịch sử, văn hóa lâu đời; một vùng đất trù phú với đất đỏ bazan cùng nhiều tài nguyên phong phú, đa dạng và khí hậu ôn hòa. Đây là những yếu tố để Gia Lai trở thành vùng đất mà cộng đồng các dân tộc Việt Nam quy tụ về đây và cùng nhau đoàn kết, chung tay xây dựng quê...

8 điểm check in đẹp nhất ở Gia Lai

Biển Hồ (hồ T’Nưng) Được mệnh danh là “đôi mắt Pleiku”, Biển Hồ là một hồ nước ngọt nằm ở phía Tây Bắc thành phố Pleiku, cách trung tâm thành phố khoảng 7 km theo quốc lộ 14. Sở dĩ nơi đây có tên gọi là Biển Hồ vì mỗi khi có gió lớn, những cơn sóng lại nhấp nhô trên mặt hồ như sóng biển. Biển Hồ được xem là một trong những hồ nước có vẻ đẹp tự nhiên...

Bạn có hẹn với Gia Lai tháng 11 này ?

Truyền hình Gia Lai Nguồn

Bài 4: Lan tỏa những giá trị đến cộng đồng (tiếp theo và hết) | Báo Gia Lai điện tử

Những năm gần đây, nhiều bảo vật quốc gia đã được đến với cộng đồng dưới nhiều hình thức khác nhau: Trưng bày, triển lãm; tạo phiên bản thu nhỏ; ứng dụng công nghệ để giới thiệu, quảng bá… Song, trong 265 bảo vật, vẫn còn nhiều hiện vật "ngủ yên" trong bảo tàng, di tích, trong các bộ sưu tập tư nhân. Thậm chí, còn có những hiện vật phải dầm mưa, dãi nắng. Điều này đòi hỏi sự quan tâm, đầu tư hơn nữa để bảo vật quốc gia được bảo tồn, phát huy giá trị một cách bền vững.

Công đoàn Việt Nam là nền tảng chính trị, nền tảng xã hội quan trọng | Báo Gia Lai điện tử

Sự ra đời của Công đoàn Việt Nam ngày 28/7/1929 đánh dấu bước ngoặt quan trọng của quá trình phát triển phong trào công nhân Việt Nam, tập hợp giai cấp công nhân đi dưới ngọn cờ vẻ vang của Đảng.

Mới nhất

Ca sĩ Thu Phương ôm Trang Pháp và cùng bật khóc

Ca sĩ Thu Phương dành những lời khen ngợi đặc biệt cho Trang Pháp tại buổi ra mắt album Infinity8. Trang Pháp vừa ra mắt album Infinity8 gồm 8 ca khúc: Barbie, HAYHO, Phút giây ban đầu, Bê Trap, Bad Habit, Lý Trí, Good Girl, Hóa ra như vậy là yêu. Các bài hát được chọn từ 22 sáng tác...

Phát động cuộc thi sáng tác ca khúc về phòng, chống tác hại của thuốc lá

Cuộc thi sáng tác ca khúc về phòng, chống tác hại của thuốc lá là một sân chơi dành cho tất cả các nhạc sỹ, không phân biệt chuyên nghiệp hay không chuyên, đang sinh sống và làm việc trên lãnh thổ Việt Nam. Phát động cuộc thi sáng tác ca khúc về phòng, chống tác hại của thuốc láCuộc...

Nam Định có 3 sản phẩm đề nghị công nhận sản phẩm OCOP quốc gia

Ủy ban nhân dân tỉnh Nam Định vừa phê duyệt kết quả chấm điểm sản phẩm OCOP năm 2024, theo đó, công nhận 3 sản phẩm đủ điều kiện hoàn thiện hồ sơ đề nghị công nhận sản phẩm OCOP quốc gia. Các sản phẩm OCOP của Nam Định ngày càng nhận được sự quan tâm của người tiêu dùng. (Ảnh: VĂN...

Agribank vinh dự đạt Giải thưởng Chất lượng Quốc gia năm 2022 và 2023

Agribank vinh dự là đại diện ngân hàng duy nhất nhận Giải thưởng Chất lượng Quốc gia năm 2022 và 2023 do Thủ tướng Chính phủ trao tặng cho các doanh nghiệp có thành tích xuất sắc trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ, đóng góp tích cực và bền vững cho sự phát triển của...

Mới nhất