Cột mốc chủ quyền đặc biệt: Những cột mốc cửa khẩu
Chủ nhật, 4/12/2022| 21:42Hà Giang hiện có 4 cửa khẩu giáp với nước bạn Trung Quốc và tại các cửa khẩu này, đều đã được cắm các mốc giới rất đặc biệt.
Cửa khẩu quốc tế
Cuối tháng 6/1993, cặp cửa khẩu quốc gia Thanh Thủy (Việt Nam) - Thiên Bảo (Trung Quốc) chính thức được chính quyền địa phương 2 nước tổ chức lễ khai thông. Tháng 4/2014, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ký quyết định nâng cấp Thanh Thủy lên cửa khẩu quốc tế. “Cặp cửa khẩu Thanh Thủy - Thiên Bảo là cặp cửa khẩu đầu tiên được nâng cấp lên thành cửa khẩu quốc tế, kể từ khi 2 nước hoàn thành toàn bộ công tác phân giới, cắm mốc trên biên giới đất liền vào năm 2008”, nguyên Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đặng Minh Khôi cho biết.
Tại cửa khẩu quốc tế Thanh Thủy - Thiên Bảo đặt mốc giới số 261 là mốc đôi cùng số, cụ thể: Cột mốc số 261 (1) là mốc loại lớn, làm bằng đá hoa cương, có gắn Quốc huy, đặt trên bờ suối Nà La phía Trung Quốc, phía tây bắc cầu đường bộ từ cửa khẩu Thanh Thủy (Việt Nam) đi Thiên Bảo (Trung Quốc), có độ cao là 124,68 m, tọa độ địa lý 22°56’12,943” vĩ độ Bắc - 104°50’57,808” kinh độ Đông. Cột mốc số 261 (2) là mốc loại lớn, làm bằng đá hoa cương, có gắn Quốc huy, đặt trên bờ suối Nà La phía Việt Nam, phía đông bắc cầu đường bộ từ cửa khẩu Thanh Thủy (Việt Nam) đi Thiên Bảo (Trung Quốc), có độ cao là 123,88 m, tọa độ địa lý 22°56’12,727” vĩ độ Bắc - 104°50’58,426” kinh độ Đông.
![]() |
Mốc 261 (2) tại cửa khẩu quốc tế Thanh Thủy, H.Vị Xuyên |
Đại tá Hoàng Đình Xuất, nguyên Chỉ huy trưởng Bộ đội biên phòng Hà Giang, kể: mốc 261 được đặt sáng 14/6/2002, tại cửa khẩu quốc gia Thanh Thủy, Hà Giang (Việt Nam) và cửa khẩu Thiên Bảo, Vân Nam (Trung Quốc). Mốc được làm bằng đá hoa cương, chiều cao 1,6 m không kể phần đế và nặng 1.200 kg.
Cửa khẩu quốc gia
Cặp cửa khẩu Xín Mần (Việt Nam) - Đô Long (Trung Quốc) được Chính phủ 2 nước Việt Nam - Trung Quốc đồng ý cho mở chính thức đầu năm 2018. Tại cửa khẩu, có 2 mốc giới 197 và 198. Mốc 197 là mốc đơn, loại trung, làm bằng đá hoa cương, đặt tại phía đông đường cái, có độ cao là 1.619,56 m, tọa độ địa lý 22°47’21,452” vĩ độ Bắc - 104°30’45,652” kinh độ Đông. Mốc 198 là mốc đơn, loại trung, làm bằng đá hoa cương, đặt trên bãi đất bằng, có độ cao là 1.619,67 m, tọa độ địa lý 22°47’21,445” vĩ độ Bắc - 104°30’46,386” kinh độ Đông.
![]() |
Mốc giới 197 tại cửa khẩu Xín Mần |
Từ mốc số 197 đến 198, chiều dài đoạn biên giới chỉ 0,021 km.
Mốc cửa khẩu phụ Săm Pun - Điền Bồng
Cặp cửa khẩu Săm Pun (Việt Nam) - Điền Bồng (Trung Quốc) là cửa khẩu phụ. Mốc số 456 nằm giữa khu vực cửa khẩu đang được 2 nước xây dựng hạ tầng. Bên Trung Quốc là thôn Sán Trồ (trấn Điền Bồng, H.Phú Ninh, Vân Nam) đã được đầu tư xây dựng các hạng mục phục vụ việc thông thương, xuất nhập cảnh… gần như hoàn tất. Bên phía Việt Nam là xóm Mỏ Phàng (xã Thượng Phùng, H.Mèo Vạc, Hà Giang) vẫn sơ sài, đường đi từ TT.Mèo Vạc lên đang xây dựng, cải tạo ngổn ngang.
![]() |
Mốc 456 ở cửa khẩu Săm Pun - Điền Bồng - M.T.H - N.Đ.L |
Mốc 456 hiện do Đồn biên phòng Xín Cái (Hà Giang) quản lý, bảo vệ.
Mốc cửa khẩu phụ phó bảng
Cửa khẩu Phó Bảng (TT.Phố Bảng, H.Đồng Văn, Hà Giang) là cửa khẩu phụ, thông sang cửa khẩu Đổng Cán (thôn Mã Băng, trấn Đổng Cán, H.Ma Ly Pho, Vân Nam, Trung Quốc). Tại đây có mốc giới số 393.
![]() |
Cán bộ Đồn biên phòng Phó Bảng (Bộ đội biên phòng Hà Giang) tuyên truyền về biên giới tại mốc 393, cửa khẩu Phó Bảng - Đổng Cán, hình chụp 2019 |
Mốc 393 là mốc đơn, loại trung, làm bằng đá hoa cương, đặt trên sống núi, phía bắc đường cái từ Phó Bảng (Việt Nam) đi Dong Gan (Trung Quốc), có độ cao là 1.521,95 m, tọa độ địa lý 23°16’34,857” vĩ độ Bắc - 105°11’53,611” kinh độ Đông. Mốc 393 hiện do Đồn biên phòng Phó Bảng quản lý, bảo vệ.
(TNO)
Cột mốc chủ quyền đặc biệt: Mốc trên chiến trường xưa
Đó là các mốc giới ở H.Vị Xuyên và H.Yên Minh (Hà Giang), cắm ở khu vực vốn là địa bàn trọng điểm trong cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía bắc (từ tháng...
Việt Nam yêu cầu Đài Loan hủy tập trận trái phép ở Trường Sa
Bộ Ngoại giao khẳng định Đài Loan xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam khi tập trận ở đảo Ba Bình, yêu cầu không tái diễn hoạt động.
Cột mốc chủ quyền đặc biệt: Mốc cao nhất Hà Giang
Nhiều người nhầm tưởng các mốc giới ở địa đầu Lũng Cú (H.Đồng Văn) là cao nhất Hà Giang. Thực tế mốc cao nhất tỉnh này là mốc 295.
Cột mốc chủ quyền đặc biệt: Mốc số trùng nơi rẻo cao
Từ Bản Máy (H.Hoàng Su Phì) sang Nghĩa Thuận (H.Quản Bạ) đến Xín Cái (H.Mèo Vạc), để chạm tay vào các cột mốc 222, 333, 444, chúng tôi mất gần 1 tuần và đi đủ...
Hoàng Sa cột mốc chủ quyền: Chứng tích đặc biệt tố cáo hành động phi pháp
Tàu cá vỏ gỗ mang số hiệu ĐNa 90152 trở thành chứng tích đặc biệt tố cáo Trung Quốc ngang ngược xâm phạm chủ quyền quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, sau khi bị...
Cột mốc chủ quyền đặc biệt: Mốc đầu - mốc cuối
Là tỉnh địa đầu Tổ quốc với địa hình, thời tiết đặc biệt khắc nghiệt, Hà Giang có hơn 277 km đường biên giới giáp với 2 tỉnh Vân Nam và Quảng Tây (Trung Quốc)...