Thực hiện Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết các vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 – 2025 (Chương trình MTQG 1719), những năm qua, huyện Chư Pưh, tỉnh Gia Lai đã chủ động triển khai nhiều hoạt động thiết thực nhằm tạo điều kiện cho phụ nữ vươn lên, khẳng định vai trò, vị thế trong các lĩnh vực, góp phần nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi về công tác bình đẳng giới.Những năm qua, đội ngũ Người có uy tín trên địa bàn huyện biên giới Sa Thầy (Kon Tum) đã phát huy vai trò của mình, chung tay, góp sức cùng với cấp ủy đảng, chính quyền địa phương thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động Nhân dân chấp hành tốt đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và chăm lo phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống. Đặc biệt, Người có uy tín là một “kênh truyền thông” hữu hiệu Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021 – 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 đến năm 2025 (Chương trình MTQG 1719) đến với Nhân dân.Sáng 4/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị của Chính phủ quán triệt, triển khai về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”.Những năm qua, đội ngũ Người có uy tín trên địa bàn huyện biên giới Sa Thầy (Kon Tum) đã phát huy vai trò của mình, chung tay, góp sức cùng với cấp ủy đảng, chính quyền địa phương thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động Nhân dân chấp hành tốt đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và chăm lo phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống. Đặc biệt, Người có uy tín là một “kênh truyền thông” hữu hiệu Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021 – 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 đến năm 2025 (Chương trình MTQG 1719) đến với Nhân dân.Cuộc điều tra thực trạng kinh tế – xã hội của 53 DTTS lần thứ IV tiếp tục thu thập thông tin về thực trạng tiếp cận điện lưới quốc gia ở vùng đồng bào DTTS và miền núi, tính đến ngày 01/7/2024. Thông tin từ cuộc điều tra, sau khi được phân tích sẽ giúp nhận diện được “vùng trũng” trong công cuộc điện khí hóa nông thôn, miền núi; từ đó có những quyết sách mạnh hơn trong việc “phủ sóng” điện lưới quốc gia, tạo xung lực phát triển vùng khó khăn.Với quan điểm “nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân thông minh”, Ban Chỉ đạo Nông thôn mới (NTM) tỉnh Trà Vinh đã chủ động tham mưu xây dựng và trình Tỉnh ủy phê duyệt Nghị quyết về xây dựng lộ trình để tỉnh Trà Vinh đạt chuẩn NTM trước năm 2025. Là cơ quan tham mưu, chủ trì phối hợp các Sở, ban ngành và địa phương xây dựng kế hoạch trình Ban chỉ đạo, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (PTNT) đã linh hoạt chọn ưu thế, tiềm năng về nông nghiệp để phát triển du lịch gắn với xây dựng NTM, đặc biệt là du lịch cộng đồng gắn với bản sắc văn hóa dân tộc của địa phương.Sáng 4/12, tại Hà Nội, Hội Cựu Chiến binh Việt Nam tổ chức Đại hội thi đua yêu nước Hội Cựu chiến binh Việt Nam lần thứ VII, giai đoạn 2024-2029; kỷ niệm 35 năm Ngày truyền thống Hội Cựu chiến binh Việt Nam (06/12/1989-06/12/2024) và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất.Từ ngày 3-7/12, Ban Dân tộc tỉnh Lạng Sợn tổ chức hai lớp bồi dưỡng kiến thức dân tộc cho đối tượng 3 và đối tượng 4 (mỗi đối tượng một lớp), thuộc nội dung số 1, Tiểu dự án 2, Dự án 5 trong Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi.Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng nay, ngày 4/12, có những thông tin đáng chú ý sau: Công nhận nghề làm đường thốt nốt là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Mong ước ở Ra Nhong. Mường Tè – Hội tụ sắc màu truyền thống. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi. Sau đây là thông tin chi tiết.Thực hiện Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết các vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 – 2025 (Chương trình MTQG 1719), những năm qua, huyện Chư Pưh, tỉnh Gia Lai đã chủ động triển khai nhiều hoạt động thiết thực nhằm tạo điều kiện cho phụ nữ vươn lên, khẳng định vai trò, vị thế trong các lĩnh vực, góp phần nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi về công tác bình đẳng giới.Vào đầu năm 2024, các đảng viên trong Chi bộ bản Mò O Ồ Ồ, xã Thượng Hóa, huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình đã đồng nhất biểu quyết thực hiện quy định đảng viên không uống rượu bia vào buổi sáng, hạn chế rượu, bia vào chiều tối. Sau gần một năm thực hiện, các đảng viên của Chi bộ Mò O Ồ Ồ đã thay đổi được thói quen uống rượu, bia và tiếp tục vận động đồng bào Rục làm theo để tập trung làm ăn, phát triển kinh tế, xây dựng bản làng văn hóa.Huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk là cái nôi nghề dệt thổ cẩm của người Mnông. Tuy nhiên, đồng bào Mnông ngày càng ít sử dụng trang phục truyền thống, số người duy trì nghề dệt cũng thưa dần, họa tiết thổ cẩm truyền thống nguyên bản dần biến mất. Đau đáu tìm tinh hoa thổ cẩm truyền thống của dân tộc mình, bà H’Kim Hoa Byă, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy Đắk Lắk lặn lội đi khắp các buôn làng tìm người am hiểu để hồi sinh thổ cẩm Mnông.Các mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao và phát triển nông nghiệp bền vững đã mang lại hiệu quả kinh tế vượt trội cho người dân huyện biên giới Đắk Mil, tỉnh Đắk Nông. Đặc biệt, từ những mô hình nông nghiệp tiên tiến, đồng bào DTTS trên địa bàn huyện dần thay đổi thói quen sản xuất, phát triển kinh tế nông nghiệp, nâng cao đời sống.Tây Bắc không chỉ là vùng đất có cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, tươi đẹp, mà còn đa dạng bản sắc văn hóa dân tộc. Những năm qua, nhiều tỉnh trong vùng Tây Bắc đã tận dụng tiềm năng, lợi thế của địa phương để thúc đẩy phát triển du lịch nông thôn, mang lại hiệu quả thiết thực, góp phần tạo thu nhập, nâng cao đời sống cho người dân.
Được thành lập từ năm 2021, mô hình “Đan, dệt thổ cẩm” tại làng Thơh Ga B, xã Chư Don, huyện Chư Pưh đã tập trung được những chị em đam mê giữ nghề truyền thống của đồng bào Gia Rai.
Tranh thủ lúc nông nhàn, các thành viên của mô hình dệt thổ cẩm truyền thống xã Chư Don lại tập trung bên khung cửi cùng nhau tạo ra những tấm thổ cẩm độc đáo, màu sắc tinh tế, bắt mắt, vừa để sử dụng trong gia đình và bán để kiếm thêm thu nhập. Mỗi tấm vải sau khi dệt xong được định giá từ 1.200.000 đồng trở lên, tùy vào kích cỡ. Trong những lễ hội của buôn làng, các chị phấn khởi khoác những bộ đồ, tấm vải thổ cẩm rực rỡ sắc màu cũng như trưng bày các sản phẩm thổ cẩm do chính mình làm ra.
Gắn bó với khung dệt đã hàng chục mùa lúa rẫy, chị Rmah H’ Alen, thành viên mô hình dệt thổ cẩm truyền thống làng Thơh Ga B, xã Chư Don chia sẻ: Trước đây, chúng tôi chỉ dệt thổ cẩm để phục vụ cho gia đình; từ khi có mô hình, chúng tôi được thoả sức thể hiện khả năng, trau dồi, học hỏi thêm kinh nghiệm của các nghệ nhân trong và ngoài làng để tạo ra những sản phẩm đẹp hơn. Chúng tôi có cơ hội đưa sản phẩm dệt thổ cẩm ra các địa phương khác và cũng có thêm thu nhập cho gia đình. Chị em phụ nữ ở đây rất vui khi được tham gia mô hình và sẵn sàng tham gia gìn giữ, xây dựng mô hình ngày càng phát triển hơn.
“Đan, dệt thổ cẩm là mô hình phát triển kinh tế từ tài nguyên bản địa đã thể hiện nỗ lực trong hành trình chinh phục ước mơ và khát vọng của phụ nữ DTTS. Họ ngày càng nỗ lực vượt qua định kiến giới và thể hiện giá trị bằng tài năng, tri thức, lan tỏa tinh thần tích cực trong cộng đồng, từng bước khẳng định vai trò, vị thế trong gia đình và xã hội”, bà Nguyễn Thị Hiền, Chủ tịch Hội LHPN huyện Chư Pưh, tỉnh Gia Lai cho hay.
Cùng với việc thành lập các mô hình phát triển kinh tế, nhằm “thay đổi nếp nghĩ, cách làm” giúp chị em phụ nữ tự tin xây dựng cuộc sống tốt hơn, nhiều buổi truyền thông, tập huấn đã được Hội LHPN huyện Chư Pưh tổ chức tại 7 xã, thị trấn triển khai Dự án 8 thuộc Chương trình MTQG 1719.
Qua đó, phụ nữ DTTS được bổ sung kiến thức về phòng – chống bạo lực gia đình; phòng – chống tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống; thông tin các quy định của pháp luật về Luật bình đẳng giới nhằm đảm bảo thượng tôn pháp luật trong mỗi gia đình và xã hội… Bên cạnh đó, các chiến dịch truyền thông cũng được tổ chức giúp phụ nữ vùng đồng bào DTTS có thêm kiến thức, kỹ năng bảo vệ, phòng ngừa bạo lực, xóa bỏ định kiến và khuôn mẫu giới, xây dựng môi trường sống an toàn cho phụ nữ và trẻ em vùng DTTS.
Cùng với đó, Hội LHPN huyện Chư Pưh đã thành lập 18 mô hình thúc đẩy bình đẳng giới; tổ chức Hội thi các mô hình sáng tạo, hiệu quả thay đổi “nếp nghĩ, cách làm”, cuộc thi Sáng tác sản phẩm truyền thông nâng cao nhận thức về bình đẳng giới dành cho trẻ em vùng DTTS. Đồng thời, triển khai chi trả chế độ gói chính sách hỗ trợ phụ nữ DTTS sinh đẻ an toàn và chăm sóc sức khoẻ trẻ em cho 2 phụ nữ DTTS trong diện được nhận gói hỗ trợ…
Sự nỗ lực triển khai Dự án 8, đã trở thành động lực mạnh mẽ thay đổi cuộc sống của phụ nữ DTTS ở các làng đặc biệt khó khăn huyện Chư Pưh. Phụ nữ DTTS được trao quyền và mở ra cơ hội mới, tự do phát triển, tự tin khẳng định vị thế trong gia đình và xã hội.
Bà Nguyễn Thị Hiền, Chủ tịch Hội LHPN huyện Chư Pưh, tỉnh Gia Lai cho biết: Thời gian tới, từ nguồn lực Dự án 8, Hội LHPN huyện Chư Pưh sẽ hỗ trợ kinh phí, tổ chức các lớp tập huấn, quảng bá sản phẩm của các mô hình phát triển kinh tế từ tài nguyên bản địa như dệt thổ cẩm, từ đó, tạo động lực giúp chị em gìn giữ và phát huy bản sắc văn hoá, đồng thời giúp có thêm thu nhập.
Bên cạnh đó, sẽ tiếp tục mở các lớp tập huấn, buổi truyền thông nhằm tăng cường công tác tuyên truyền vận động, nâng cao năng lực của cán bộ hội phụ nữ cơ sở, già làng, trưởng thôn, Người có uy tín trong cộng đồng…, giúp người dân, đặc biệt là chị em phụ nữ DTTS thay đổi nếp nghĩ cách làm, xoá bỏ định kiến giới, xây dựng nếp sống văn minh, phát triển.
Nguồn: https://baodantoc.vn/chu-puh-gia-lai-giup-phu-nu-dtts-tu-tin-khang-dinh-vai-tro-vi-the-1733279984445.htm