Nhằm thực hiện hiệu quả mục tiêu bình đẳng giới, huyện Chư Pưh, tỉnh Gia Lai đã tổ chức các hội nghị, chiến dịch truyền thông về xóa bỏ định kiến và khuôn mẫu giới, xây dựng môi trường sống an toàn cho phụ nữ và trẻ em vùng đồng bào DTTS và miền núi.Hiện Đồng Nai đang rà soát, đăng ký vốn từ nguồn đầu tư công và nguồn sự nghiệp để thực hiện nhiều dự án thành phần của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030 (Chương trình MTQG 1719). Riêng đối với Dự án 8, tỉnh đã triển khai và đạt được nhiều kết quả tích cực, qua đó góp phần giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ DTTS trên địa bàn.Tối 2/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Lễ kỷ niệm 60 năm Chiến thắng Bình Giã (02/12/1964 – 02/12/2024) do Tỉnh uỷ, HĐND, UBND, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu tổ chức.Nhằm thực hiện hiệu quả mục tiêu bình đẳng giới, huyện Chư Pưh, tỉnh Gia Lai đã tổ chức các hội nghị, chiến dịch truyền thông về xóa bỏ định kiến và khuôn mẫu giới, xây dựng môi trường sống an toàn cho phụ nữ và trẻ em vùng đồng bào DTTS và miền núi.Hiện Đồng Nai đang rà soát, đăng ký vốn từ nguồn đầu tư công và nguồn sự nghiệp để thực hiện nhiều dự án thành phần của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030 (Chương trình MTQG 1719). Riêng đối với Dự án 8, tỉnh đã triển khai và đạt được nhiều kết quả tích cực, qua đó góp phần giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ DTTS trên địa bàn.Để có sự chuẩn bị tốt nhất cho AFF Cup 2024, HLV Kim Sang Sik vừa triệu tập bổ sung một số cầu thủ lên Đội tuyển Việt Nam. Trong đó, đáng chú ý nhất là cái tên Nguyễn Xuân Son – cầu thủ mới nhập tịch hồi tháng 10 vừa qua.Triển khai Luật Đất đai (sửa đổi) năm 2024, hiện nhiều địa phương đã ban hành Nghị quyết của HĐND tỉnh về chính sách đất đai đối với đồng bào DTTS. Thông tin thu thập được về diện tích đất canh tác tại các xã/phường, thị trấn trong cuộc điều tra thực trạng kinh tế – xã hội của 53 DTTS lần thứ IV là dữ liệu tham chiếu quan trọng để các địa phương thực hiện hiệu quả chủ trương bảo đảm chính sách đất đai cho đồng bào DTTS.Phát triển rừng vốn là thế mạnh của Nghệ An- địa phương có diện tích lâm nghiệp lớn nhất cả nước, đặc biệt khi triển khai Tiểu dự án 1, Dự án 3 “Phát triển kinh tế nông – lâm nghiệp bền vững gắn với bảo vệ rừng và nâng cao thu nhập cho người dân”, thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn I: từ năm 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719)… đang dần hiện thực hóa giấc mơ từ rừng của người dân xứ Nghệ.Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 3/12, có những thông tin đáng chú ý sau: “Chợ phiên vùng cao – Chào năm mới 2024”. Giếng cổ Gio An, điểm du lịch sinh thái hấp dẫn. Gia Lai mùa cà phê chín đỏ. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.Theo thông báo từ Ban Tổ chức, đội bóng vô địch AFF Cup 2024 sẽ nhận được số tiền thưởng 300.000 USD (hơn 7,6 tỷ đồng). Đây là mức thưởng cao nhất trong lịch sử giải đấu, duy trì từ năm 2018.Cùng với các chương trình, dự án chính sách dân tộc, nguồn vốn đầu tư từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719) đã và đang giúp nhiều hộ đồng bào ở huyện Nghĩa Đàn (Nghệ An) an tâm ổn định cuộc sống, vươn lên thoát nghèo bền vững. Nổi bật là nội dung hỗ trợ nhà ở tại Dự án 1; Nội dung hỗ trợ sinh kế tại Dự án 2; Nội dung giáo dục, đào tạo nghề nghiệp ở Dự án 5…, đang tác động tích cực đến từng hộ đồng bào.Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 – 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719), huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau đã tích cực triển khai, phát huy hiệu quả từ thực hiện các dự án, tiểu dự án, qua đó tạo động lực để đồng bào DTTS phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo, nâng cao chất lượng cuộc sống. Phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc trao đổi với ông Trần Minh Nhân, Phó Chủ tịch UBND huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau về đặc điểm tình hình và việc triển khai Chương trình MTQG 1719 tại Thới Bình.Rạng sáng 3/12, lễ bốc thăm vòng 3 FA Cup đã khép lại với những cặp đấu đáng chú ý. Trong khi hai gã khổng lồ Man United và Arsenal sẽ phải loại nhau thì các ông lớn khác đều gặp các đối thủ dưới cơ rất nhiều.Nhờ sự đồng hành của chính quyền, người dân huyện Sơn Dương (tỉnh Tuyên Quang) không chỉ có cơ hội thoát nghèo mà còn phấn đấu vươn lên phát triển bền vững, góp phần xây dựng nông thôn đổi mới, bản làng khang trang.
Đây là một trong những nội dung quan trọng của Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết các vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” thuộc Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 – 2025 (Chương trình MTQG 1719).
Trong tháng 11 và 12, tại 7 xã, thị trấn trong vùng triển khai Dự án 8 trên địa bàn huyện Chư Pưh đã lần lượt diễn ra hơn 10 hội nghị tập huấn, chiến dịch truyền thông, với gần 700 đại biểu tham dự. Các đại biểu là thành viên Tổ truyền thông cộng đồng, hệ thống chính trị thôn làng, Người có uy tín, hội viên phụ nữ, nam giới, trẻ em…
Tại hội nghị truyền thông, các đại biểu được bổ sung kiến thức về phòng chống bạo lực gia đình, phòng – chống bạo lực và xâm hại trẻ em, kỹ năng đảm bảo an toàn và cách phòng tránh bạo lực; phòng – chống tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống; thông tin các quy định của pháp luật về Luật bình đẳng giới nhằm đảm bảo thượng tôn pháp luật trong mỗi gia đình và xã hội.
Trước đây, ở xã Ia Le, tình trạng tảo hôn vẫn còn “nóng” với gần 20 trường hợp mỗi năm. Từ khi triển khai Dự án 8, thông qua các hội nghị, buổi truyền thông về bình đẳng giới, thay đổi nếp nghĩ cách làm, xoá bỏ những hủ tục, người dân đã dần thay đổi nhận thức. Qua đó, đã góp phần giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thông. Đến nay, toàn xã giảm còn 9 trường hợp tảo hôn.
Chị Rơ Mah Chik (làng Ia Bia, xã Ia Le, huyện Chư Pưh) chia sẻ: Được tham gia các hội nghị truyền thông, mình có thêm nhiều kiến thức về pháp luật, nhận biết được những hủ tục, nguy cơ gây hại cho bản thân phụ nữ, trẻ em và cần xoá bỏ như tảo hôn, đám cưới, ma chay kéo dài nhiều ngày, bạo lực gia đình, xâm hại trẻ em…
Từ đó, mình cùng các thành viên trong gia đình tích cực thay đổi bản thân, tiếp thu những điều hay, tự tin thể hiện khả năng của mình trong phát triển kinh tế, nuôi dạy con cái để xây dựng gia đình hạnh phúc, ấm no.
Bên cạnh đó, các chiến dịch truyền thông cũng được tổ chức giúp phụ nữ vùng đồng bào DTTS có thêm kiến thức, kỹ năng bảo vệ, phòng ngừa bạo lực, xâm hại cho phụ nữ và trẻ em; đẩy mạnh công tác phòng ngừa, phát hiện và ngăn chặn, xử lý kịp thời các vụ việc bạo lực, xâm hại đối với phụ nữ và trẻ em, nhất là các vụ bạo lực diễn ra trong môi trường gia đình, trong trường học và xã hội.
Ngoài ra, phụ nữ DTTS có thêm thông tin kiến thức bổ ích về làm mẹ an toàn, chăm sóc trẻ sơ sinh; từ đó, trở thành tuyên truyền viên tích cực để tuyên truyền cho chị em phụ nữ trên địa bàn tiếp cận tốt hơn những dịch vụ chăm sóc sức khỏe và thụ hưởng những chính sách của Nhà nước về hỗ trợ phụ nữ sinh đẻ an toàn và chăm sóc trẻ em.
Triển khai Dự án 8 thuộc Chương trình MTQG 1719, đến nay, huyện Chư Pưh đã tổ chức 24 buổi truyền thông về các quy định của pháp luật liên quan đến tảo hôn, giáo dục nâng cao nhận thức làm mẹ an toàn; bình đẳng giới, phòng chống bạo lực gia đình; chăm sóc sức khỏe trẻ em và vận động phụ nữ sinh con tại cơ sở y tế với hàng nghìn lượt người tham dự; tổ chức 8 buổi tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức và vận động phụ nữ sinh con với 370 chị em tham gia. Đồng thời, tổ chức các Hội nghị tập huấn hướng dẫn đối thoại chính sách cấp cơ sở; hướng dẫn nâng cao năng lực, kỹ năng, cách thức vận hành, quản lý các hoạt động của Tổ truyền thông cộng đồng.
Cùng với đó, các mô hình thúc đẩy bình đẳng giới được thành lập gồm 12 tổ truyền thông cộng đồng, 3 Địa chỉ tin cậy tại cộng đồng, 3 Câu lạc bộ Thủ lĩnh của sự thay đổi. Các mô hình đã phát huy hiệu quả tích cực trong truyền thông, vận động người dân nâng cao nhận thức về bình đẳng giới, khuôn mẫu giới. Qua đó, góp phần quan trọng trong việc thay đổi nếp nghĩ cách làm trong cộng đồng, tạo điều kiện cho phụ nữ và trẻ em đồng bào DTTS phát triển toàn diện, bình đẳng.
Bà Nguyễn Thị Hiền, Chủ tịch Hội LHPN huyện Chư Pưh, tỉnh Gia Lai cho biết: Thông qua các hội nghị, chiến dịch truyền thông về bình đẳng giới thuộc Dự án 8 đã góp phần nâng cao nhận thức, thay đổi nếp nghĩ cách làm trong cộng đồng, các hủ tục đã dần được người dân hiểu biết và thay đổi, xóa bỏ.
Thời gian tới, Hội LHPN huyện Chư Pưh tiếp tục đẩy mạnh hoạt động truyền thông, vận động thay đổi “nếp nghĩ, cách làm” xóa bỏ định kiến, khuôn mẫu giới trong gia đình và cộng đồng; tổ chức hội nghị chia sẻ kinh nghiệm giữa các mô hình xóa bỏ định kiến giới. Qua đó, góp phần thực hiện mục tiêu bình đẳng giới, giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ, trẻ em vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Nguồn: https://baodantoc.vn/chu-puh-gia-lai-day-manh-truyen-thong-thuc-hien-binh-dang-gioi-va-giai-quyet-nhung-van-de-cap-thiet-doi-voi-phu-nu-va-tre-em-1733196035879.htm