Trang chủKhoa học - Công nghệKhoa họcChủ nhân giải VinFuture 2023 dành một đời nghiên cứu vá tầng...

Chủ nhân giải VinFuture 2023 dành một đời nghiên cứu vá tầng ozone


Giáo sư Susan Solomon (Mỹ) thắng giải đặc biệt dành cho nhà khoa học nữ tại VinFuture 2023 phát hiện cơ chế gây ra lỗ thủng tầng ozone ở Nam Cực và hơn 40 năm bà nỗ lực tìm cách vá.

Trong buổi trao đổi với báo chí Việt Nam trước thềm lễ trao giải VinFuture 2023, Giáo sư Susan Solomon (Viện Công nghệ Massachusetts) thu hút sự quan tâm bởi trong câu chuyện của bà ánh lên tình yêu với khoa học. Bà là người đầu tiên phát hiện cơ chế gây ra lỗ thủng tầng ozone Nam Cực và dùng kiến thức hóa học để giải thích nó sinh ra như thế nào. “Kiên trì”, “lắng nghe” “quyết tâm theo đuổi” và “hài hước”… là những cụm từ bà nói để mô tả hành trình đến với công bố khiến “cả thế giới sốc và lo lắng”.

Năm 1983, một lỗ hổng được phát hiện ở tầng ozone Nam Cực. Khi ấy giả thuyết về tác động của chất chlorofluorocarbons (CFC) lên tầng ozone được giới khoa học quan tâm trong nhiều năm. Song quy mô của sự suy giảm vẫn khiến các nhà khoa học bối rối. Dưới sự hỗ trợ của cơ quan Khí quyển và Đại dương Quốc gia (NOAA), Susan Solomon cùng các cộng sự quyết định đưa giả thuyết vào thử nghiệm.

Cuối mùa đông năm 1986, TS Solomon khi ấy mới 30 tuổi, dẫn đầu đoàn thám hiểm 16 người du hành đến căn cứ McMurdo, Nam Cực. Nơi đây nhiệt độ cực lạnh xuống tới âm 40 độ và bóng tối bao trùm gần như 24 giờ mỗi ngày. Là thành viên nữ duy nhất, bà được chọn làm trưởng đoàn nhờ khả năng giao tiếp tốt. “Để tổ chức chuyến đó, cần báo cáo thông tin thường xuyên cho Quỹ Khoa học Quốc gia và có thể tôi được chọn vì cách giải thích dễ hiểu”, bà tiết lộ.





TS Susan Solomon ở Nam Cực. Ảnh: NOAA

TS Susan Solomon ở Nam Cực. Ảnh: NOAA

Trong chuyến đi, nhóm nhà khoa học tiến hành đo đạc kích thước lỗ thủng và truy ra nguyên nhân vì sao lỗ thủng ấy lớn thế. Họ phát hiện thấy mức độ chlorine dioxide cao hơn một trăm lần so với dự đoán. Đây là bằng chứng trực tiếp đầu tiên chỉ ra chất chlorofluorocarbons (CFC), chất sử dụng nhiều trong tủ lạnh, điều hòa, bình xịt tóc, là nguyên nhân gây ra lỗ thủng tầng ozone ở Nam Cực. Bà dùng kiến thức hóa học để giải thích thành phần lỗ hổng sinh ra, kết quả thực nghiệm cho thấy thành phần hóa học có tỉ lệ các chất bất thường, vì thế chứng minh được tác động do con người.

Thực tế năm 1970, hai nhà khoa học quá cố đã thực hiện nghiên cứu và kết luận tầng ozone đang bị phá hủy, song mức độ thực tế nghiêm trọng hơn kết luận của các nhà khoa học rất nhiều. “Khi chúng tôi đưa ra kết quả cả thế giới sốc và lo lắng”, bà nhớ lại.

Để thu thêm bằng chứng, bà thực hiện chuyến thám hiểm Nam Cực lần thứ hai vào năm 1987. Các kết quả thực nghiệm khi đó đã xác nhận giả thuyết của bà về việc mật độ lớn của mây tầng bình lưu vùng Nam Cực đã tạo ra hấp dẫn điện từ với CFC. Nghiên cứu thực nghiệm của nhóm bà đã thúc đẩy nỗ lực toàn cầu và dẫn đến sự ra đời của Nghị định thư Montreal. Đây là một trong những hiệp định quốc tế thành công nhất trong việc giải quyết vấn đề môi trường toàn cầu, giúp đạt được sự đồng thuận trên toàn thế giới để loại bỏ dần các chất gây hại cho tầng ozone như CFC.

Bà kể, sau đó đã dùng kết quả nghiên cứu tham gia đàm phán với các chính phủ, quốc gia và doanh nghiệp khiến họ thay đổi, không chấp nhận sử dụng CFC. Theo bà ngoài chính sách ban hành thì sự “đồng lòng loại bỏ chất CFC của người dân đã mang đến thành công” và “điều đáng mừng là lỗ hổng đang thu hẹp và tầng ozone sẽ dần khôi phục lại. Điều đó có thể xảy ra vào khoảng năm 2050”. Bà nói khi ấy 94 tuổi và nếu may mắn sẽ được chứng kiến. “Bà tôi sống tới 101 tuổi và hy vọng gene tốt thì tôi cũng được thế”, bà cười.





Phó thủ tướng Trần Hồng Hà trao giải choGiáo sư Susan Solomon. Ảnh: Giang Huy

Phó thủ tướng Trần Hồng Hà trao giải cho Giáo sư Susan Solomon tối 20/12 tại Hà Nội. Ảnh: Giang Huy

Một trong những hướng nghiên cứu mới nhất của bà liên quan chống biến đổi khí hậu. Phải làm gì để thải ra ít carbon hơn? Solomon không có câu trả lời, nhưng bà có niềm tin vào công nghệ. Bà nhấn mạnh cần phát triển những nguồn năng lượng phát thải carbon thấp tốt hơn và rẻ hơn. “Nếu chúng ta không dành nhiều sự quan tâm hơn cho nghiên cứu đó, tôi nghĩ Trái Đất sẽ thực sự rất nóng trong vòng khoảng 50 năm nữa. Vì vậy, tôi muốn thấy nỗ lực ngoại giao rộng rãi hơn nhằm thúc đẩy nghiên cứu chung về phát triển bằng công nghệ trên toàn thế giới”, bà nói.

Lần đầu tiên đến Việt Nam bà thấy “biết ơn và ấn tượng” những người sáng lập VinFuture đã tạo ra một giải thưởng đặc biệt dành cho phụ nữ và nhà khoa học nữ. “Giải thưởng này giống như một tấm hộ chiếu để trong tương lai, chúng ta sẽ có thể có nhiều nhà khoa học nữ hơn nữa”, bà nói.

Susan Solomon sinh ra tại Chicago, Illinois, Mỹ. Susan say mê khoa học từ nhỏ khi xem các chương trình truyền hình về thiên nhiên như “Thế giới dưới đáy biển” của Jacques Cousteau. Niềm đam mê hóa học khí quyển của bà bộc lộ rõ ở trường trung học và giành được giải thưởng với dự án đo lượng oxy trong hỗn hợp khí. Susan theo học ngành hóa tại Viện công nghệ Illinois (IIT) ở Chicago. Với tấm bằng cử nhân của IIT vào năm 1977, bà vào học cao học tại Đại học California ở Berkeley, chuyên về hóa học khí quyển. Hoàn thành luận án tiến sĩ vào năm 1981, sau đó gia nhập cơ quan Khí quyển và Đại dương Quốc gia (NOAA). Hiện bà là giáo sư về hóa học khí quyển tại Viện Công nghệ Massachusetts, Mỹ, vẫn bảo bản thân là nhà khoa học học môi trường may mắn nhất hành tinh. “Tôi tự hào nói chuyến công tác là thành tựu lớn nhất trong lịch sử văn minh loài người về môi trường vì con người gây ra hậu quả và chính ta tìm ra giải pháp khắc phục”, bà nói.

Như Quỳnh




Source link

Cùng chủ đề

Giải thưởng VinFuture là tấm gương phản chiếu đổi mới toàn cầu

Tôn vinh sáng kiến có tác động thực tếHai chủ nhân khác của Giải Đặc biệt VinFuture mùa 2 (năm 2022) là TS. Demis Hassabis và TS. John Jumper cũng vừa thắng giải Nobel Hóa học 2024.Trước đó,...

Giải thưởng VinFuture hứa hẹn mang đến sự bất ngờ thú vị

Theo GS. Sir Richard Henry Friend, Chủ tịch Hội đồng Giải thưởng VinFuture, công tác chấm giải của Hội đồng đã hoàn thành từ tháng 9 và những Chủ nhân Giải thưởng VinFuture sắp tới sẽ mang đến sự bất ngờ thú vị. VinFuture bước vào mùa giải thứ 4 với gần 1.500 đề cử đến từ hơn 80 quốc gia và vùng lãnh thổ, hơn 9.000 nhà khoa học trở thành đối tác đề cử. Chủ tịch Hội đồng...

GS. Sir. Richard Henry Friend: Giải VinFuture sẽ mang đến nhiều bất ngờ, thú vị

GS. Sir. Richard Friend, Chủ tịch Hội đồng Giải thưởng VinFuture, nhận định số lượng đề cử năm nay không chỉ tăng mà còn trải dài trên nhiều lĩnh vực khác nhau, cho thấy sự đón nhận ngày càng tích cực của cộng đồng khoa học thế giới.Ông cũng chia sẻ rằng công tác chấm giải của Hội đồng hoàn thành từ tháng 9 và những Chủ nhân Giải thưởng VinFuture sắp tới sẽ mang đến sự bất...

Giải thưởng VinFuture với tầm nhìn toàn cầu

Chủ nhân giải thưởng VinFuture nhận giải NobelGiải Nobel hóa học 2024 với công trình sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để "giải mã" cấu trúc của hầu hết các loại protein được cộng đồng nghiên cứu quan tâm đặc biệt bởi ý nghĩa to lớn của công trình đột phá này. Cấu trúc protein được coi là bài toán "nửa...

Chủ nhân Nobel hóa học 2024 từng đến Việt Nam nhận giải thưởng VinFuture

Một trong 3 chủ nhân của giải Nobel hóa học 2024 đã từng đến Việt Nam năm 2022 để nhận giải thưởng VinFuture. Từ Hà Nội, ông đã gửi lời nhắn tới sinh viên Việt Nam hãy dám mơ những điều lớn lao giống như chính ông thời trẻ. Nhà khoa học 8x dễ thương ở Hà Nội Mới đây, trên trang cá nhân của mình, TS Lê Mai Lan, Chủ tịch Hội đồng trường ĐH VinUni đã chia sẻ bức ảnh...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt đánh giá phiên đối thoại báo cáo UPR của đoàn Việt Nam

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt cho biết Việt Nam đã có một phiên đối thoại UPR rất thành công với sự tham gia của đông đảo các nước thành viên Liên hợp quốc. Ngày 10/5 (giờ Thụy Sĩ), Nhóm làm việc về Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc đã đồng thuận thông qua Báo cáo quốc gia UPR của Việt Nam. Chia sẻ với...

Khối sỏi san hô chiếm gần hết thận người phụ nữ

TP HCMBà Phương, 59 tuổi, bị sỏi thận nhiều năm, ba tháng nay đau thắt lưng nhiều hơn, bác sĩ phát hiện khối sỏi san hô 7 cm to gần bằng quả thận. Ngày 9/5, thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Tân Cương, Phó khoa Tiết niệu, Trung tâm Tiết niệu - Thận học - Nam khoa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, cho biết khối sỏi san hô nhiều nhánh nằm ở thận phải bệnh nhân, gần...

Venezuela trở thành quốc gia đầu tiên mất tất cả sông băng 

Venezuela từng có 6 sông băng rộng 1.000 km2 vào năm 1910, nhưng chúng nhanh chóng trở thành những vùng băng nhỏ không đủ tiêu chuẩn xếp loại sông băng. Sông băng Humboldt hiện nhỏ đến mức được phân loại là cánh đồng băng. Ảnh: Jorge ferrer Sự biến mất của sông băng cuối cùng, Humboldt, đưa Venezuela về nhất trong cuộc đua trở thành quốc gia đầu tiên trong thời hiện đại chứng kiến toàn bộ sông băng tan...

Cuộc chiến pháp lý dài hơi giữa TikTok với chính phủ Mỹ

TikTok và ByteDance kiện chính phủ Mỹ về đạo luật có thể cấm ứng dụng này, châm ngòi cuộc chiến pháp lý có thể kéo dài đến giữa năm 2025. TikTok và công ty mẹ ByteDance, trụ sở Trung Quốc, ngày 7/5 đệ đơn kiện lên Tòa phúc thẩm liên bang Quận Columbia, sau khi Tổng thống Joe Biden ngày 24/4 ký ban hành Đạo luật Bảo vệ người Mỹ khỏi ứng dụng do đối thủ nước ngoài kiểm...

HLV Văn Sỹ Sơn: ‘V-League cần kiểm tra doping cầu thủ’

Quảng NamSau sự việc năm cầu thủ Hà Tĩnh bị bắt vì sử dụng ma tuý, HLV Văn Sỹ Sơn cho rằng cần tăng cường kiểm tra doping ở V-League. Hôm qua, Công an tỉnh Hà Tĩnh thông cáo về việc bắt giữ 10 người có hành vi tổ chức, sử dụng trái phép chất ma túy diễn ra vào ngày 4/5 tại một khách sạn trên địa bàn thành phố Hà Tĩnh. Trong đó có năm cầu thủ...

Bài đọc nhiều

Apple ngừng hỗ trợ hạ cấp iOS 18.0 sau khi phát hành iOS 18.0.1

Hôm nay, đúng một tuần sau khi chính thức phát hành bản cập nhật iOS 18.0.1, Apple đã ngừng ký phiên bản iOS 18.0. Điều này đồng nghĩa với việc người dùng không còn khả năng hạ cấp xuống phiên bản iOS cũ hơn. ...

Chỉ 10 ngày túi nilon sử dụng tại Việt Nam đủ dài nối tới mặt trăng

TPO - Phát minh ra nhựa đã mang đến cho con người nhiều lợi ích, tuy nhiên bên cạnh đó là các hệ lụy về ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến sức khỏe. Ước tính chỉ hơn 1 tuần lượng rác thải nhựa dưới dạng túi nilon tại Việt Nam đủ dài để nối lên tới mặt trăng. Giảm phát thải nhựa là vấn đề cấp bách đòi hỏi mọi doanh nghiệp và người dân cần...

Trải nghiệm “tuệ, bán, xe, số, xanh” tại FPT Techday 2024

NDO - Triển lãm FPT Techday 2024 chia làm 6 phân khu trưng bày những công nghệ hàng đầu AI, bán dẫn, công nghệ ô-tô, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh và công dân số. Ngày 31/10, tập đoàn FPT công bố tổ chức Diễn đàn công nghệ quốc tế thường niên - FPT Techday 2024 với chủ đề “Future Now” (Tương lai ở đây) vào ngày 13-14/11 tại Thisky Hall, số 10 Mai Chí Thọ,...

Pixelmator sẽ về chung một nhà với ‘Táo khuyết’

Pixelmator sở hữu những ứng dụng chỉnh sửa ảnh đình đám Pixelmator Pro, Pixelmator cho iOS và Photomator. Thương vụ trên cần được sự phê duyệt của các cơ quan quản lý.Pixelmator đã phát triển bộ công cụ...

Kiến tạo tương lai AI Việt Nam

Cũng nhân dịp này, Google đã phối hợp Trung tâm Đổi mới sáng tạo quốc gia (NIC) - Bộ Kế hoạch và Đầu tư khởi động Chương trình “Kiến tạo tương lai AI Việt Nam”. Dựa trên thành công của sự kiện thường niên Think Games và Think Apps từ 2021, chương trình năm nay đặc biệt nhấn mạnh vào việc hỗ trợ các nhà phát triển trò chơi và ứng dụng Việt Nam tận dụng AI...

Cùng chuyên mục

Sáng kiến tái chế chai lọ thủy tinh hướng tới tương lai bền vững cho Việt Nam

Tại Việt Nam, tỷ lệ tái chế thủy tinh vẫn ở mức thấp, chỉ khoảng 15%, trong khi tỷ lệ tái chế các vật liệu khác như lon nhôm và chai nhựa cao hơn, lần lượt là 70% và 32 - 45%. Thực trạng này đặt ra những thách thức lớn nhưng cũng mở...

Tàu vũ trụ Thần Châu-18 của Trung Quốc đưa ba phi hành gia trở lại Trái Đất

DNVN - Vào lúc 15h12 chiều 3/11 theo giờ Việt Nam, tàu vũ trụ có người lái Thần Châu-18 (Shenzhou-18) từ Trung Quốc đã tách khỏi trạm vũ trụ Thiên Cung, đưa ba phi hành gia về lại Trái Đất. ...

Nhiều gói cước, 5G vẫn phập phù

Dù liên tục được nhà mạng tăng thêm trạm phát sóng nhưng mật độ vẫn còn rất thấp, do đó tình trạng tốc độ 5G phập phù vẫn diễn ra ở nhiều nơi, người dùng nên cân nhắc khi mua gói cước 5G. Đối...

Google ra mắt công cụ biến bức vẽ “nguệch ngoạc” thành bức tranh ấn tượng

"Ông lớn" công nghệ Google tiếp tục tăng cường các thử nghiệm trí tuệ nhân tạo (AI) liên quan đến các lĩnh vực nghệ thuật và văn hóa.Google mới đây ra mắt một công cụ AI thử nghiệm...

Google ra mắt công cụ biến bức vẽ ‘nguệch ngoạc’ thành bức tranh ấn tượng

Doodle Guide sẽ cung cấp những lời bình luận trực tiếp về tác phẩm của người dùng ngay khi họ bắt đầu phác thảo, những lời bình luận này sẽ được thể hiện dưới dạng âm thanh và hình ảnh. "Ông lớn" công nghệ Google tiếp tục tăng cường các thử nghiệm trí tuệ nhân tạo (AI) liên quan các lĩnh vực nghệ thuật và văn hóa. Google mới đây ra mắt một công cụ AI thử...

Mới nhất

Nhà tập thể, nhà tái định cư xuống cấp giá vẫn cao ngất ngưởng, vì sao?

Dù trong tình trạng đã xuống cấp, xập xệ nhưng nhiều nhà tái định cư, nhà tập thể tại thành phố Hà Nội vẫn đang được rao bán với mức giá cao đến khó tin. Thời gian qua, giá bất động sản tại một số thành phố lớn như Hà Nội và thành phố Hồ Chí...

Vì sao Trường Đại học Sư phạm TPHCM bỏ xét tuyển học bạ?

Từ 2025, Trường Đại học Sư phạm TPHCM sẽ bỏ xét tuyển học bạ - phương thức có điểm chuẩn cao ở các năm trước. Việc xét tuyển vào trường cũng sẽ có nhiều điểm mới. Bỏ xét học bạ để công bằng cho thí sinh Những năm qua, điểm chuẩn phương thức xét tuyển học bạ của Trường Đại học...

Du lịch Khánh Hòa được kỳ vọng bứt phá nhờ hạ tầng cao tốc thuận tiện

(Dân trí) - Khánh Hòa trở thành điểm nghỉ dưỡng yêu thích hàng đầu của miền Nam khi tuyến cao tốc nối TPHCM - Khánh Hòa thông xe từ cuối tháng 4, rút ngắn thời gian di chuyển bằng đường bộ từ TPHCM về địa phương này còn hơn 4 giờ. Về đích trước thời hạn 3 thángVới những kết...

Tuyển Việt Nam cần dè chừng tiền vệ chạy nhanh nhất Bundesliga

Gerrit Holtmann thi đấu cho VfL Bochum tại Bundesliga mùa giải 2024/2025. Tuy nhiên, tuyển thủ Philippines chỉ là "kép phụ". Anh được tung vào sân từ băng ghế dự bị trong trận đấu gặp Frankfurt ở vòng 9. Bất chấp việc đội nhà nhận thất bại nặng nề 2-7, Gerrit Holtmann vẫn đi vào lịch sử giải...

Mới nhất