Trang chủSự kiệnChủ nhân Giải thưởng VinFuture 2024 truyền đam mê khoa học cho...

Chủ nhân Giải thưởng VinFuture 2024 truyền đam mê khoa học cho giới trẻ

NDO – Sau đêm trao giải nhiều cảm xúc, sáng 7/12, các chủ nhân Giải thưởng VinFuture 2024 đã có buổi giao lưu ý nghĩa với hàng trăm khán giả là sinh viên, các nhà khoa học trẻ, cộng đồng khởi nghiệp tại Đại học VinUni.

Các nhà khoa học đoạt Giải thưởng VinFuture 2024 truyền cảm hứng cho thế hệ trẻ,
Các nhà khoa học đoạt Giải thưởng VinFuture 2024 truyền cảm hứng cho thế hệ trẻ,

Các chủ nhân Giải thưởng VinFuture 2024 chia sẻ về hành trình nghiên cứu, những thách thức, cũng như nguồn cảm hứng sáng tạo trong sự nghiệp khoa học.

Nhiều con đường dẫn đến khoa học

Mở đầu, các giáo sư chia sẻ về những ngã rẽ trong cuộc đời đã khiến họ gắn bó với các nghiên cứu khoa học.

Giáo sư Kristi S. Anseth, người đoạt Giải đặc biệt VinFuture 2024 dành cho Nhà khoa học nữ kể, bà bắt đầu sự nghiệp trong lĩnh vực hóa học, nghiên cứu các hệ thống lọc nước, rồi sau đó mới chuyển hướng sang kỹ thuật y sinh để giải quyết các vấn đề liên quan đến sức khỏe con người.

“Tôi tìm thấy cảm hứng từ sự hợp tác với đồng nghiệp để giải quyết các thách thức đổi mới. Quan trọng là chúng ta luôn không ngừng học hỏi”, bà chia sẻ.

Chủ nhân Giải thưởng VinFuture 2024 truyền đam mê khoa học cho giới trẻ ảnh 1
GS Kristi S. Anseth giao lưu với giới trẻ.

Dành lời khuyên cho sinh viên trẻ mới bắt đầu con đường nghiên cứu, GS Kristi S. Anseth cho rằng: “Các sinh viên hãy luôn tò mò, đừng ngại hỏi và đừng sợ người khác đánh giá mình”.

Giáo sư Michel Sadelain, Trung tâm Ung thư Memorial Sloan Kettering, Mỹ, đồng chủ nhân giải đặc biệt dành cho các nhà khoa học nghiên cứu các lĩnh vực mới chia sẻ về con đường nghiên cứu liệu pháp tế bào CAR-T giúp điều trị hiệu quả các bệnh ung thư và tự miễn.

“Ban đầu tôi học về dịch tễ. Ngay từ đầu tôi cũng không biết thế nào là đúng. Nhưng sự tò mò và khát khao hiểu biết đã dẫn dắt tôi chuyển sang lĩnh vực lâm sàng và tự sáng tạo bản thân trong kĩnh vực lâm sàng”, ông Michel Sadelain chia sẻ.

Giáo sư Carl H. June, người cùng đoạt Giải đặc biệt dành cho Nhà khoa học nghiên cứu lĩnh vực mới, đồng thời là “cha đẻ” liệu pháp tế bào CAR-T, lại có một hành trình đầy bất ngờ khi từ bỏ quân đội để theo đuổi y học.

“Tôi chưa bao giờ nghĩ mình sẽ đi theo lĩnh vực này vì gia đình tôi không ai nghiên cứu y học”, ông kể.

GS. Carl H. June nhấn mạnh tầm quan trọng của việc chấp nhận rủi ro và sự kiên trì: “Cơ hội đôi khi xuất hiện bất ngờ. Quan trọng là ta phải sẵn sàng nắm lấy và luôn mở lòng trước những thách thức”.

Ông cũng chia sẻ câu chuyện xúc động về bệnh nhân đầu tiên trên thế giới được điều trị thành công bằng liệu pháp tế bào CAR-T. Đó là cô bé Emily, lúc đó mới 7 tuổi và bị bệnh và không còn hy vọng chữa trị.

“14 năm sau, cô bé ấy vẫn khỏe mạnh và bệnh bạch cầu đã không còn. HIện cô bé đã tiếp tục nghiên cứu tại Đại học Stanford”, ông cho hay

25 năm trước, ý tưởng của GS Carl H. June bị coi là viển vông vì liên quan đến biến đổi gene, nhưng nhờ sự kiên trì và cẩn trọng, những “điều kỳ diệu đã đến”, nhiều bệnh nhân bị ung thư được điều trị thành công.

GS Yann LeCun, Giám đốc nghiên cứu Meta AI Research chia sẻ tại buổi giao lưu.

Trước khi thành công, AI từng đi qua “mùa đông” lạnh lẽo

Chủ nhân Giải thưởng VinFuture 2024 truyền đam mê khoa học cho giới trẻ ảnh 2
Giáo sư Yann LeCun: “AI từng được xem như đã chết”.

Tại buổi giao lưu, hai nhà khoa học danh tiếng là GS Yoshua Bengio và GS Yann LeCun, chủ nhân của Giải thưởng Chính VinFuture 2024 đã trao đổi, giải đáp về học máy, trí tuệ nhân tạo.

Vào những năm 1990, giai đoạn được gọi là “mùa đông AI”, là thời kỳ mà cộng đồng khoa học nghi ngờ về tiềm năng của trí tuệ nhân tạo

“30 năm trước, nhiều người không quan tâm AI, thậm chí lãng quên, và AI được xem như đã chết. Nhưng thực tế có nhiều phương pháp AI đã khởi động từ những năm 1950”, Giáo sư Yann LeCun nhớ lại.

Ông nói, sự quan tâm tới AI luôn trồi sụt như vậy. Cuối năm 1960, máy học cũng gần như bị khai tử, nhưng rồi lĩnh vực đó vẫn tiếp tục được nghiên cứu. Khi đó chưa hẳn gọi là máy học, chưa nói gì tới AI. Mọi thứ chỉ là thay đổi truyền thống thôi, khi đó gọi đơn giản là bộ lọc hay cách ghi nhận thống kê.

Còn GS Yoshua Bengio cho biết, ông và các cộng sự khi đó vẫn kiên định theo đuổi tầm nhìn dài hạn, dù không được ủng hộ rộng rãi: “Rất ít người tin tưởng vào chúng tôi, nhưng chính sự chia sẻ chung một mục tiêu đã giúp chúng tôi tiếp tục hành trình”.

Hai nhà khoa học đều cho biết, trong quá trình nghiên cứu, họ không hề nghĩ AI có thể tiến xa như thế.

Giáo sư Yoshua Bengio hồi tưởng: “Tôi không nghĩ AI có thể thay đổi xã hội. Lúc đó tôi chú trọng thúc đẩy học tập về mạng thần kinh. Tôi không nghĩ xa xôi như thế”.

“Năm 1980, tôi cũng viết báo cáo nghiên cứu nhưng thực tế không hẳn tôi nghĩ sâu thế. Ý tưởng đơn giản là tìm ra bí mật trí thông minh. Tôi không thể nghĩ đến việc chế tạo ra AI thông minh, ban đầu đó chỉ là hệ thống học được”, Giáo sư Yann LeCun kể lại.

Khi được hỏi về động lực trở thành nhà khoa học, cả hai vị giáo sư đều nhấn mạnh tầm quan trọng của tư duy và sự tò mò. GS Bengio khuyến khích thế hệ trẻ: “Đừng ngại dấn thân vào những lĩnh vực khác biệt. Nghiên cứu là hành trình tìm tòi, có thể không mang lại kết quả ngay lập tức, nhưng điều quan trọng là cần đa dạng ý tưởng và không sợ thất bại”.

GS LeCun thì gợi ý cách tiếp cận đột phá: “Hãy tự đặt câu hỏi: Có điều gì nhân loại chưa làm được? Có điều gì AI chưa giải quyết được để đưa con người lên tầm cao mới?”.

GS LeCun cho rằng, những thập kỷ tới sẽ là thời đại của robot và AI. Sinh viên cần tận dụng AI để làm việc thông minh hơn, đồng thời học cách hiểu sâu các vấn đề thay vì chỉ dựa vào câu trả lời sẵn có.

Đối với việc bảo đảm an toàn khi AI ngày càng thông minh hơn, GS LeCun lạc quan: “AI chỉ là một công cụ. Chúng ta cần định hướng AI để phục vụ con người, giống như cách đã làm với máy bay – ngày càng an toàn hơn”.

Trong khi đó, GS Bengio lại cảnh báo: “Nếu chúng ta lập trình AI để bảo vệ lợi ích của chính nó, AI có thể hành xử theo cách không mong muốn. Đây là một thách thức lớn cần được giải quyết kỹ lưỡng”.

GS Bengio chia sẻ với các bạn sinh viên: “Hãy tìm cách ứng dụng AI vào cuộc sống thực tế. Khoa học cần phục vụ cộng đồng, và các bạn chính là những người thực hiện điều đó”.

Nhandan.vn

Nguồn:https://nhandan.vn/chu-nhan-giai-thuong-vinfuture-2024-truyen-dam-me-khoa-hoc-cho-gioi-tre-post849174.html

Cùng chủ đề

Báo chí và công nghệ

(CLO) Ngày 6/12, Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo tổng kết việc thực hiện Nghị quyết 18 (Ban Chỉ đạo của Chính phủ) đã ký ban hành Kế hoạch 141 sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ. Trong bối cảnh...

Học sinh TP.HCM làm game để học lịch sử

Xuất phát từ mục tiêu giúp các bạn yêu thích môn lịch sử, một học sinh lớp 9 Trường THCS Trần Văn Ơn, quận 1, TP.HCM đã quyết định làm game. ...

Nhà khoa học nữ đoạt giải VinFuture 2024: “Không sợ hãi để tiến lên”

Sáng 7.12, bên lề buổi giao lưu giữa các nhà khoa học đoạt Giải thưởng VinFuture 2024, GS Kristi Anseth đã có buổi trao đổi với báo giới. Các nhà khoa học đoạt giải VinFuture 2024 giao lưu cùng sinh viên. Ảnh: Đền Phú Mở đầu cuộc trao đổi GS Kristi Anseth - nhà khoa học đến từ Mỹ đoạt Giải đặc biệt dành cho nhà khoa học nữ, cho biết bà cảm thấy rất ngạc nhiên và hạnh phúc vì đây...

Giải thưởng VinFuture năm 2024 vinh danh 4 công trình khoa học thể hiện “Bứt phá kiên cường”

Ngày 7 tháng 12 năm 2024 – Quỹ VinFuture đã vinh danh 4 đột phá khoa học trong năm 2024. Giải thưởng Chính (Grand Prize) trị giá 3 triệu USD được trao cho “Những đóng góp đột phá để thúc đẩy sự tiến bộ của học sâu”. Ba Giải thưởng đặc biệt VinFuture được trao cho “Sự đổi mới cải tiến vaccine dạng uống ngừa bệnh tả ở các nước đang phát triển”, “Những tiến bộ trong thiết kế...

Thủ tướng: Giải thưởng VinFuture tiếp tục tạo động lực, truyền cảm hứng cho các nhà khoa học

Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá, Giải thưởng VinFuture tiếp tục tạo động lực, truyền cảm hứng cho các nhà khoa học, doanh nhân. Tiếp tục vinh danh các công trình nghiên cứu và phát minh mang tính đột phá Lễ trao giải VinFuture 2024 tại Nhà hát Hồ Gươm, Hà Nội diễn ra tối ngày 6/12. Sự kiện vinh danh các công trình nghiên cứu và phát minh mang tính đột phá, có tác động sâu rộng. Tham dự Lễ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Đẩy mạnh phát triển cơ sở nhãn khoa chất lượng, giảm tỷ lệ mù lòa, tật khúc xạ

NDO - Trong những năm vừa qua, với sự tham gia của nhiều cơ sở y tế tư nhân, ngành nhãn khoa đã phát triển với nhiều tiến bộ, áp dụng nhiều phương pháp mới, kỹ thuật mới của thế giới để đưa vào Việt Nam, góp phần giảm tỷ lệ mù loà của người dân Việt Nam. Đây là những chia sẻ của Tiến sĩ, bác sĩ Vương Ánh Dương, Phó Cục trưởng Cục Quản...

23 doanh nghiệp chốt trả cổ tức, tuần từ ngày 9 đến 13/12

NDO - Trên 3 sàn HoSE, HNX và UPCoM, các ngày trong tuần từ 9 đến 13/12, có 23 doanh nghiệp chốt trả cổ tức, thưởng và phát hành thêm cổ phiếu cho cổ đông. * Ngày 16/1/2025, CTCP Dược phẩm Trung ương VIDIPHA (HOSE: VDP) trả cổ tức đợt 1/2014 bằng tiền, 1.000 đồng/cổ phiếu (CP), ngày giao dịch không hưởng quyền là 13/12/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 16/12/2024. * Ngày 27/12/2024,...

Nâng cao chất lượng hoạt động y tế cơ sở cấp vùng

NDO - Sáng 7/12, tại tỉnh Vĩnh Long, Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp Sở Y tế tỉnh Vĩnh Long tổ chức hội thảo chia sẻ kinh nghiệm quản lý y tế giữa Sở Y tế các tỉnh, thành phố: Vĩnh Long - Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ, Tây Nguyên và 1 số tỉnh duyên hải miền trung với chủ đề: “Nâng cao chất lượng...

Cần phát triển các vùng trồng dược liệu quy mô lớn

NDO - Tại Hội nghị Kết nối giao thương, trưng bày và giới thiệu sản phẩm dược liệu năm 2024 do Liên minh Hợp tác xã Việt Nam tổ chức ngày 6/12, các đại biểu cho rằng, các hợp tác xã, đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển ngành dược liệu. Để dược liệu Việt Nam tham gia được thị trường dược liệu toàn cầu, cần đầu tư khoa học, công nghệ, vốn, phát triển vùng...

Mỹ yêu cầu xét nghiệm bắt buộc cúm gia cầm đối với nguồn cung sữa

NDO - Bộ trưởng Nông nghiệp Mỹ (USDA) Tom Vilsack hôm qua cho biết, nước này đã ban hành lệnh cấp liên bang yêu cầu phải xét nghiệm virus cúm gia cầm trong nguồn cung cấp sữa quốc gia, nhằm ngăn chặn sự lây lan nhanh chóng của virus trong đàn bò sữa. Ông Tom Vilsack cho biết, kế hoạch xét nghiệm cúm gia cầm, bao gồm việc thu thập mẫu hàng tháng hoặc hàng tuần...

Bài đọc nhiều

01:26:54

Đường phố Hà Nội rực rỡ cờ hoa chào mừng Quốc khánh 2/9

TPO - Chào mừng 79 năm Quốc khánh 2/9, các tuyến phố ở trung tâm Hà Nội trang hoàng rực rỡ màu cờ hoa, pano, áp phích, biểu ngữ gắn liền với hình ảnh lịch sử. VIDEO: Hà Nội rực rỡ cờ hoa chào mừng Quốc Khánh 2/9 Những ngày cuối tháng 8, các tuyến đường trên địa bàn thành phố Hà Nội được trang hoàng rực rỡ với cờ Tổ quốc, các bảng áp phích, pano, khẩu hiệu chào mừng...

NVIDIA hợp tác lập Trung tâm Dữ liệu AI tại Việt Nam

Chính phủ Việt Nam và Tập đoàn NVIDIA (Mỹ) ký thỏa thuận về hợp tác thành lập Trung tâm Nghiên cứu và phát triển về trí tuệ nhân tạo (AI) của NVIDIA và Trung tâm Dữ liệu AI tại Việt Nam. Chiều 5.12, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính có cuộc làm việc với ông Jensen Huang, nhà sáng lập, Chủ tịch Tập đoàn NVIDIA, và chứng kiến lễ ký thỏa thuận giữa Chính phủ Việt Nam và Tập đoàn Nvidia về...

Bảo tàng Lịch Sử Quân sự Việt Nam: Ghi dấu trang sử hào hùng

Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam là một điểm đến đặc biệt dành cho những ai muốn hiểu sâu sắc về lịch sử quân sự và tinh thần yêu nước của dân tộc Việt Nam. Với hàng ngàn hiện vật quý giá được lưu giữ, nơi đây chính là kho tàng lịch sử sống động, tái hiện những thời kỳ oai hùng trong sự nghiệp bảo vệ đất nước. Nếu bạn đang dự định đi tham quan thì...

Việt Nam đang dần khẳng định vị thế trong kỷ nguyên trí tuệ nhân tạo

Việc hợp tác cùng Nvidia để xây dựng hai trung tâm AI là bước tiến lớn, mở ra cơ hội để Việt Nam trở thành nhân tố quan trọng trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo trên toàn cầu. Việt Nam khẳng định tiềm năng trên bản đồ trí tuệ nhân tạo Trí tuệ nhân tạo (AI) không chỉ là xu thế mà còn là động lực cốt lõi thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội toàn cầu....

Trước ngưỡng cửa của kỷ nguyên mới

Đại sứ Australia tại Việt Nam Andrew Goledzinowski có bài viết chia sẻ những nhận định về con đường phát triển của Australia và Việt Nam, đồng thời nêu bật sự ủng hộ mạnh mẽ của Australia đối với những định hướng mà Việt Nam đang theo đuổi. Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc nội dung chính của bài viết.   Đại sứ Australia tại Việt Nam, ông Andrew Goledzinowski phát biểu tại sự kiện. (Ảnh: Đại sứ quán...

Cùng chuyên mục

Hội đồng Giải thưởng VinFuture nói về quyết định vinh danh CEO Nvidia

Giải thưởng Chính VinFuture 2024 có vinh danh doanh nhân Jensen Huang, nhà sáng lập - CEO Tập đoàn Nvidia (Mỹ), một nhân vật không thuộc giới học thuật, cho thấy cách đánh giá đa chiều, khác biệt của VinFuture. Đóng góp quan trọng cho cuộc cách mạng học sâu Tối 6/12, Giải thưởng Chính VinFuture 2024 trị giá 3 triệu USD đã xướng tên 5 cá nhân, gồm GS. Yoshua Bengio (ĐH Montreal, Canada), GS. Geoffrey E. Hinton (Viện Vector,...

Bảo tàng thu hút hơn 90.000 khách được đề cử ‘Top 10 sự kiện văn hoá tiêu biểu’

Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam thu hút hơn 90.000 khách tham quan dịp cuối tuần, được đề cử vào Top 10 "Sự kiện văn hoá tiêu năm 2024". Chiều 6/12, Báo Văn Hoá (Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch - VHTT&DL) tổ chức bình chọn 10 sự kiện VHTT&DL tiêu biểu năm 2024. Gần 70 nhà báo theo dõi lĩnh vực VHTT&DL tham gia bình chọn trực tiếp. Ngoài ra, BTC nhận bình chọn trực tuyến...

34 tác phẩm xuất sắc đoạt giải cuộc thi ảnh, video ‘Happy Vietnam năm 2024’

Tối 11/12 tới đây, Bộ TT&TT phối hợp với Hội Nghệ sỹ Nhiếp ảnh Việt Nam tổ chức Lễ Khai mạc triển lãm và công bố giải thưởng Cuộc thi ảnh, video "Việt Nam hạnh phúc - Happy Vietnam năm 2024". Sau gần 7 tháng phát động, Cuộc thi đã thu hút được tổng số 6.863 tác giả tham gia với 10.327 tác phẩm ảnh và video, trong đó có 9.657 tác phẩm ảnh và 670 tác phẩm video. Trong...

Nhà khoa học nữ đoạt giải VinFuture 2024: “Không sợ hãi để tiến lên”

Sáng 7.12, bên lề buổi giao lưu giữa các nhà khoa học đoạt Giải thưởng VinFuture 2024, GS Kristi Anseth đã có buổi trao đổi với báo giới. Các nhà khoa học đoạt giải VinFuture 2024 giao lưu cùng sinh viên. Ảnh: Đền Phú Mở đầu cuộc trao đổi GS Kristi Anseth - nhà khoa học đến từ Mỹ đoạt Giải đặc biệt dành cho nhà khoa học nữ, cho biết bà cảm thấy rất ngạc nhiên và hạnh phúc vì đây...

Giải thưởng VinFuture năm 2024 vinh danh 4 công trình khoa học thể hiện “Bứt phá kiên cường”

Ngày 7 tháng 12 năm 2024 – Quỹ VinFuture đã vinh danh 4 đột phá khoa học trong năm 2024. Giải thưởng Chính (Grand Prize) trị giá 3 triệu USD được trao cho “Những đóng góp đột phá để thúc đẩy sự tiến bộ của học sâu”. Ba Giải thưởng đặc biệt VinFuture được trao cho “Sự đổi mới cải tiến vaccine dạng uống ngừa bệnh tả ở các nước đang phát triển”, “Những tiến bộ trong thiết kế...

Mới nhất

Ăn loại trái cây nào giúp giảm nguy cơ tiểu đường?

'Cho tôi hỏi, người bệnh tiểu đường có uống nước ép trái cây được không? Loại trái cây nào giúp giảm nguy cơ...

Tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam đạt gần 31,4 tỷ USD sau 11 tháng năm 2024

Tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam đạt gần 31,4 tỷ USD sau 11 tháng năm 2024 ...

Ninh Thuận tạm ngưng hoạt động sàn giao dịch bất động sản của Hacomland

Sàn giao dịch bất động sản Hacomland của Công ty cổ phần Hacomland Ninh Thuận bị tạm ngưng hoạt động từ ngày 3/12/2024. Ninh Thuận tạm ngưng hoạt động sàn giao dịch bất động sản của HacomlandSàn giao dịch bất động sản Hacomland của Công ty cổ phần Hacomland Ninh Thuận bị tạm ngưng hoạt động từ ngày 3/12/2024. ...

Mới nhất