Trang chủNewsKinh tếChống lãng phí đất đai - Bài 2: Hậu quả lớn thất...

Chống lãng phí đất đai – Bài 2: Hậu quả lớn thất thu ngân sách


Chú thích ảnh

Theo số liệu của Sở Tài nguyên Môi trường thành phố Hà Nội, tổng quỹ đất nông nghiệp công ích trên địa bàn là khoảng 10.754,34 ha; trong đó, có tới 3.286 trường hợp vi phạm với diện tích là 170,66 ha đất, chiếm 1,58% diện tích đất nông nghiệp công ích của thành phố.

Muôn kiểu vi phạm

Viphạm trên đất nông nghiệp công ích được phân thành 4 nhóm. Nhóm tự ý chuyển mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp thành đất phi nông nghiệp để xây dựng trang trại sinh thái, xây dựng nhà ở, nhà xưởng, cơ sở kinh doanh dịch vụ. Nhóm tự ý chuyển nhượng đất nông nghiệp trái quy định. Nhóm chuyển mục đích đất nông nghiệp công ích thành bến bãi vật liệu, bãi trông giữ xe… Nhóm vi phạm khác bao gồm: đào ao, xây tường bao trên đất, không sử dụng đúng mục đích nông nghiệp, đổ phế thải xây dựng trên đất nông nghiệp công ích.

Đáng lo ngại và gây hậu quả lớn thất thu ngân sách, lãng phí tài nguyên nhất được xem là nhóm vi phạm sử dụng đất không đúng mục đích: xây dựng trái phép nhà ở, nhà xưởng, lán tạm, chuồng trại chăn nuôi trên đất nông nghiệp công ích.

Trong số các trường hợp vi phạm nêu trên, có những vi phạm tồn tại từ trước năm 2014 chiếm 78,85% với khoảng 2.591 trường hợp vi phạm. Đáng chú ý, có 1.648 trường hợp xây nhà trên đất nông nghiệp công ích qua nhiều thời kỳ,từ năm 2014 -2018 với diện tích 16,21 ha. Từ những con số trên chứng tỏ vi phạm đất nông nghiệp công ích trên địa bàn thành phố là rất nghiêm trọng, quy mô lớn, tồn tại nhiều năm, gây bức xúc và hậu quả nặng nề cho xã hội mà chưa biết đến bao giờ mới giải quyết được.

 

Phường Khương Đình, quận Thanh Xuân là địa bàn nóng vi phạm đất nông nghiệp trên địa Thủ đô. Ngõ 207, 271 phố Bùi Xương Trạch (Khương Đình) là điển hình của vi phạm. Từ mảnh đất nông nghiệp trồng rau màu, nay đã biến thành những căn nhà cao tầng, thấp tầng, nhà tạm – nơi sinh hoạt của hàng trăm hộ gia đình. Nhiều ngôi nhà ở đây có hình dáng kỳ lạ, phía ngoài quây tôn, bên trong là tường gạch kiên cố, nhằm che mắt việc xây dựng sai phạm trên đất nông nghiệp. Đặc biệt tại phường Khương Đình – khu vực có 9/10 khu dân cư chủ yếu có nguồn gốc đất công, đất nông nghiệp.

Theo thống kê, trên địa bàn phường Khương Đình có khoảng 10.000 thửa đất; trong đó, khoảng 5.000/10.000 thửa đất có nguồn gốc là đất công, đất nông nghiệp. Trên thực tế, đã có trên 4.000 thửa đất đã bị người dân tự chuyển đổi mục đích sử dụng đất thành công trình từ giai đoạn 1990 – 2014. Do xây dựng trái phép nên công trình chắp vá manh mún quy mô từ 1 đến 5 tầng và mặc dù nhà quây tôn bên ngoài nhưng thực tế bên trong đã phần nào kiên cố hoá.

Vi phạm vắt qua nhiều thời kỳ và có sự mua bán trao tay nhập nhằng, phức tạp về pháp lý và hồ sơ đất. Do gặp khó về áp dụng chính sách tháo gỡ cho các hộ dân, hiện nay chính quyền phường Khương Đình đang thực hiện biện pháp giữ nguyên trạng, nghĩa là ngăn chặn không cho các hộ dân đang sinh sống ở đây xây dựng thêm công trình trên đất vi phạm.

Thiếu quản lý giám sát

Chú thích ảnh

Theo tìm hiểu của phóng viên, trước kia tại Hà Nội đất nông nghiệp công ích thường là do các Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp hoặc UBND cấp xã quản lý và cho thuê thầu trồng cây, nuôi cá hàng năm hoặc vài chục năm. Thời gian cho thuê thầu dài, lại thiếu quản lý giám sát đã dẫn tới vi phạm đất nông nghiệp công ích.

Tại huyện Phúc Thọ, một dự án trồng hoa mang tên Hoa Bay, (thôn Tân Bồi xã Hiệp Thuận – Phúc Thọ), được địa phương cho thuê thầu 50 năm, từ năm 2009 đến năm 2059, với diện tích 9.400 m2. Trong quá trình sản xuất, kinh doanh, ngoài sản xuất nông nghiệp, trồng hoa, chủ đầu tư lắp dựng nhà tạm bằng mái cọ, xung quanh bứng tôn và tre nứa diện tích mỗi công trình là 18 m2. Hệ thống đường bê tông rộng khoảng 3m, dài 80m.

 

Dự án trên đã nhận được nhiều ý kiến phản ánh của người dân, cử tri. Đỉnh điểm Kỳ họp thứ 14 Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội ngày 12/5/2023 tiến hành chất vấn lãnh đạo UBND huyện Phúc Thọ về sự biến tướng của dự án này. Cuối tháng 10/2024 khi chúng tôi có mặt tại khu dự án, dự án vẫn mở cửa đón khách và thu phí.

Từ những thực tế trên cho thấy, việc sử dụng, cho thuê đất nông nghiệp công ích ở Hà Nội vào nhiều mục đích khác nhau; thời gian thuê thầu cũng không giống nhau. Theo tìm hiểu, nhiều địa phương của Hà Nội đã buông lỏng quản lý; đất nông nghiệp công ích được mang ra xin – cho, làm lợi cho một số đối tượng, theo kiểu lợi ích nhóm.

Mới đây, Công an huyện Hoài Đức (Hà Nội) đã ra Quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với N.C.L (nguyên Chủ tịch UBND xã An Thượng (Hoài Đức) về hành vi vi phạm quy định về quản lý đất đai.

Kết quả điều tra cho thấy từ năm 2018 đến năm 2020, với chức vụ là Chủ tịch UBND xã An Thượng, ông N.C.L đã ký nhiều hợp đồng giao thầu đất công ích 5% tại xã An Thượng cho nhiều hộ dân nhưng không thông qua đấu giá.

Việc ký kết các hợp đồng cho thuê đất nông nghiệp công ích không thông qua việc đấu giá của lãnh đạo UBND xã An Thượng là không đúng theo quy định.

 

Căn cứ vào tài liệu thu thập được, ngày 3/7/2024, Công an huyện ra Quyết định Khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với N.C.L về hành vi Vi phạm quy định về quản lý đất đai.

Đó là mộttrường hợp vi phạm điển hình mà cơ quan Công an xử lý. Còn trên thực tế tại nhiều địa phương ở Hà Nội, nhiều trường hợp vi phạm sử dụng đất; đất giao trái thẩm quyền nhưng được cấp có thẩm quyền châm chước, chưa xử lý.

Theo báo cáo của UBND thị xã Sơn Tây, địa bàn hiện có đến 11 trường hợp biến đất nông nghiệp công ích thành nhà ở với tổng diện tích 740 m2; 7 trường hợp xây dựng cơ sở kinh doanh dịch vụ với diện tích 1.181,95 m2…cũng chưa thể cưỡng chế bàn giao mặt bằng để đấu giá.

Thị xã Sơn Tây cho rằng, nhận thức của một bộ phận người dân chưa đầy đủ nên khi được thuê đất công ích đã xây dựng công trình trên đất, trồng cây lâu năm, đến thời hạn thanh lý hợp đồng thì yêu cầu bồi thường tài sản và hoa màu trên đất mới làm thủ tục bàn giao.

Còn ở Hợp Tiến (Mỹ Đức) hiện có29 thửa đất nông nghiệp công ích hiện nay chưa thể xử lý được tài sản trên đất. UBND xã Hợp Tiến cho biết, các hộ gia đình đã hợp đồng thuê thầu với Hợp tác xã nông nghiệp để sản xuất nông nghiệp từ nhiều năm qua, bỏ công sức cải tạo, trồng cây ăn quả trên đất. Dù hết hạn hợp đồng thuê thầu nhưng phía UBND xã cũng rất khó yêu cầu các hộ thu dọn cây trồng, vật nuôi để bàn giao mặt bằng sạch để tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất.

Theo ông Trần Văn Vịnh, Côngchức địa chính xã Hợp Tiến, tài sản của công dân là những cây lâu năm ăn quả, cây rau và ao thả cá. Theo nguyên tắc, khi đấu giá phải có mặt bằng sạch, nếu xã phá bỏ toàn bộ tài sản trên đất thì rất lãng phí. Còn nếu để nguyên trạng thì vi phạm các quy định về đấu giá.

 

“Khi đấu giá buộc phải bàn giao mặt bằngsạch, chặt toàn bộ cây cối ban đầu, các hộ ý kiến nhiều về việc này và không chấp hành. Còn xã mà cưỡng chế, giải phóng mặt bằng thì quả thực là điều bất cập và phức tạp với dân, vì người ta đã bỏ tiền đầu tư ra, có hộ đã được thu hoạch, có hộ mới bắt đầu được thu thì phải trả mặt bằng. Do đó UBND kiến nghị cấp trên xem xét, có hướng dẫn cụ thể để xã có trình tự sử dụng quỹ đất 2 (đất nông nghiệp công ích)cho đúng luật”.

Bài cuối: Gỡ điểm nghẽn





Nguồn: https://doanhnghiepvn.vn/kinh-te/chong-lang-phi-dat-dai-bai-2-hau-qua-lon-that-thu-ngan-sach/20250110103103039

Cùng chủ đề

Đầu năm, tiền tỷ đổ vào nhiều cao tốc

Trong năm 2025 sẽ có khoảng 20 dự án đường bộ cao tốc được khởi công trên địa bàn cả nước. Khoảng 50 dự án cao tốc khác với vốn đầu tư hàng nghìn tỷ đồng đang được gấp rút hoàn thành và đưa vào vận hành. Cao tốc vẽ lại thị phần du lịch ngắn ngày, Cam Ranh thành ngôi nhà thân thuộc của người Sài Gòn Không chỉ cận kề Hà...

Chống lãng phí đất đai – Bài 1: Bờ xôi ruộng mật bị bỏ hoang

Tại nhiều địa phương ở Hà Nội việc quản lý, sử dụng loại đất nông nghiệp công ích bộc lộ bất cập như quỹ đất công ích cho thuê quá thời hạn quy định; bị lấn chiếm, sử dụng sai mục đích; việc đấu giá quyền thuê - thầu đất không thực hiện được;...

Bổ sung hơn 6.000 tỷ đồng từ ngân sách Trung ương cho các địa phương

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành Nghị quyết số 1338/NQ-UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc bổ sung có mục tiêu từ ngân sách trung ương năm 2024 cho các địa phương. Nghị quyết nêu rõ, bổ sung có mục tiêu từ ngân sách Trung ương cho các địa phương số tiền 5.834.437 triệu đồng để thực hiện các chính sách an sinh xã hội các năm 2023-2024 và hỗ trợ...

Xây dựng văn hóa chống lãng phí

“Chống lãng phí phải trở thành văn hoá trong toàn Đảng, toàn quân, toàn dân, toàn xã hội, thấm vào từng cán bộ đảng viên, từng gia đình, từng người dân”- TS Nguyễn Viết Chức, Phó Chủ nhiệm Hội đồng tư vấn về Văn hoá - Xã hội, UBTƯ MTTQ Việt Nam nhấn mạnh khi trao đổi với phóng viên Báo Đại Đoàn Kết. ...

Quảng Ngãi đề xuất 6 khu đất đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án

UBND tỉnh Quảng Ngãi đề xuất 6 khu đất thực hiện đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất trên địa bàn tỉnh. Quảng Ngãi đề xuất 6 khu đất đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự ánUBND tỉnh Quảng Ngãi đề xuất 6 khu đất thực hiện đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất trên địa bàn...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Danh tiếng ‘vua sầu riêng’ thế giới gọi tên Việt Nam

Ngày 8/1, trang CNBC đưa tin Việt Nam đã trở thành “gã khổng lồ” mới trên thị trường sầu riêng toàn cầu, với giá trị xuất khẩu đạt 3,3 tỷ USD năm 2024 ...

Giá vàng ngày 11/1/2025: SJC chính thức vượt mốc 86 triệu đồng

Trong phiên giao dịch ngày 11/1/2025, vàng thế giới duy trì đà tăng, đạt mức cao nhất trong 4 tuần. Cùng lúc đó, giá vàng miếng SJC trong nước đã vượt ngưỡng 86 triệu đồng/lượng. ...

Giá ngoại tệ ngày 11/1/2025: USD tăng mạnh, Index gần chạm mốc 110

DNVN - Vào ngày 11/1/2025, giá đồng USD đạt đỉnh cao nhất trong nửa năm qua so với đồng Yên Nhật, phản ánh việc làm tại Mỹ vượt xa dự đoán. ...

Giá heo hơi ngày 11/1/2025: Miền Bắc vươn lên dẫn đầu với mức 69.000 đồng/kg

DNVN - Giá heo hơi sáng ngày 11/1/2025 tiếp tục tăng tại nhiều địa phương ở miền Bắc, mức cao nhất đạt 69.000 đồng/kg. ...

Giá nông sản ngày 11/1/2025: Cà phê tăng nhẹ, hồ tiêu giữ giá ổn định

DNVN - Ngày 11/1/2025, giá cà phê tăng nhẹ lên mức trung bình 119.400 đồng/kg, tăng thêm 400 đồng/kg so với trước. Hồ tiêu vẫn giữ nguyên mức giá trung bình 148.000 đồng/kg tại các địa phương. ...

Bài đọc nhiều

Lãi suất ngân hàng hôm nay 10/1/2025: Lãi suất kỳ hạn 12 tháng ở đâu cao nhất?

Lãi suất ngân hàng hôm nay 10/1/2024, sau khi một loạt ngân hàng tăng lãi suất huy động, kỳ hạn 12 tháng cao nhất 6,3%/năm. Theo thống kê lãi suất của các ngân hàng, MSB đang dẫn đầu kỳ hạn 12 tháng, lên đến 6,3%/năm. Tuy nhiên, mức lãi suất này chỉ áp dụng với CBNV trong hệ sinh thái MSB, Tập đoàn TNG và khách hàng cá nhân nhận lương hàng tháng qua tài khoản thanh toán mở tại MSB. Với...

Hé lộ những hình ảnh đầu tiên của thương hiệu nghỉ dưỡng hạng sang InterContinental tại Đà Lạt

The One Destination - chủ đầu tư dự án Haus Da Lat chính thức công bố cùng IHG Hotels & Resort đưa thương hiệu InterContinental về Đà Lạt, kiến tạo tổ hợp resort 5 sao đầu tiên của thành phố ngàn hoa tại vị trí kim cương Hồ Xuân Hương. Hé lộ những hình ảnh đầu tiên của thương hiệu nghỉ dưỡng hạng sang InterContinental tại Đà LạtThe One Destination - chủ đầu tư dự án Haus Da Lat chính...

Gam màu tối – sáng trên thị trường địa ốc phía Nam

Lượng hàng mới mở bán xuất hiện nhiều hơn, song vẫn lệch pha cung - cầu. Trong khi đó, bất động sản nghỉ dưỡng và đất nền chưa hoàn toàn hồi phục, các dự án vướng pháp lý tại TP.HCM chưa thể “giải cứu” thành công… Lượng hàng mới mở bán xuất hiện nhiều hơn, song vẫn lệch pha cung - cầu. Trong khi đó, bất động sản nghỉ dưỡng và đất nền chưa hoàn toàn hồi phục, các dự...

GDP năm 2024 của Việt Nam tăng ấn tượng 7,09%

GDP năm 2024 tăng trưởng cao thứ 4 trong giai đoạn 2011-2024, chỉ thấp hơn tốc độ tăng của các năm 2018, 2019 và 2022. ...

Việt Nam xuất khẩu 3.402 tấn bạch đậu khấu

Năm 2024, Việt Nam đã xuất khẩu được 3.402 tấn bạch đậu khấu - nhục đậu khấu với kim ngạch đạt 27,6 triệu USD, giảm 4,2% về lượng và tăng 1% về kim ngạch. Theo Cơ quan Phát triển Quốc tế Mỹ (USAID), quả bạch đậu khấu là một loại gia vị được xếp hạng đắt thứ trên thế giới, đứng sau nhụy hoa nghệ tây và vani. Loại quả này cũng được bán với giá...

Cùng chuyên mục

Bạc tăng cao nhất trong 4 tuần

Giá bạc hôm nay (12/1/2025), giá bạc trong nước và thế giới tiếp tục xu hướng tăng. Giá bạc hôm nay tại Tập đoàn Vàng bạc Đá quý Phú Quý, giá bạc ổn định, niêm yết ở mức 1.132.000 đồng/lượng (mua vào) và 1.167.000 đồng/lượng (bán ra) tại Hà Nội. Ngoài ra, theo khảo sát tại các địa điểm giao dịch khác ở Hà Nội, giá bạc tăng nhẹ, hiện được niêm...

Cảnh báo sầu riêng Việt xuất khẩu tồn dư thuốc bảo vệ thực vật, tuân thủ ATTP

Không chỉ EU phát hiện tồn dư thuốc bảo vệ thực vật, sầu riêng Việt Nam lại bị Trung Quốc cảnh báo vì không tuân thủ yêu cầu về kiểm dịch thực vật và an toàn thực phẩm. Năm 2024, xuất khẩu sầu riêng của nước ta ước thu về 3,3 tỷ USD, tăng hơn 1 tỷ USD so với năm 2023. Song, loại trái cây tỷ USD này của Việt Nam liên tục nhận được những cảnh báo liên...

Giá cà phê trong nước hôm nay 12/1/2025 cao nhất 119.000 đồng/kg

Cập nhật giá cà phê hôm nay 12/1/2025, cà phê Tây Nguyên, cà phê Lâm Đồng, cà phê Gia Lai, cà phê Đắk Lắk, cà phê Robusta, cà phê Arabica 12/1/2025. Cập nhật giá cà phê thế giới Giá cà phê hôm nay 12/1/2025 trên thị trường thế giới, lúc 4 giờ 30 phút cập nhật trên sàn giao dịch Sở Giao dịch hàng hoá Việt Nam MXV (giá cà phê thế giới...

Giá điện sinh hoạt mới: Hóa đơn điện từ 400 nghìn, giá tăng cao 3.700 đồng/kWh

Bộ Công Thương đề xuất cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt còn 5 bậc thay vì 6 bậc. Bậc giá điện cao nhất có thể lên tới hơn 3.700 đồng/kWh, tăng cao hơn so với mức cao nhất trong biểu giá hiện hành (3.302 đồng/kWh) Rút ngắn từ 6 bậc còn 5 bậc Trong hồ sơ gửi Bộ Tư pháp thẩm định dự thảo Quyết định của Thủ tướng quy định về cơ cấu biểu giá...

Dự báo giá vàng ngày mai 12/01/2025: Đồng loạt tăng sốc

Dự báo giá vàng ngày mai 12/01/2025: Giá vàng thế giới tiếp đà tăng và chạm mốc cao nhất trong 4 tuần, ghi nhận tuần hoạt động tốt nhất trong 7 tuần trở lại đây Địa chỉ tham khảo các cửa hàng vàng được yêu thích tại Hà Nội: 1. Bảo Tín Minh Châu - 15 - 29 Trần Nhân Tông, Bùi Thị Xuân, Hai Bà Trưng, Hà Nội 2. Công ty...

Mới nhất

Uỷ ban Dân tộc thăm hỏi, tặng quà cán bộ hưu trí nhân dịp Tết Nguyên đán 2025

Tiếp tục chuyến công tác tại các tỉnh Tây Nam Bộ, chiều ngày 11/01, Đoàn công tác Trung ương do Uỷ viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc (UBDT) Hầu A Lềnh làm Trưởng đoàn đã đến thăm, tặng quà cho nguyên Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT Sơn Phước Hoan nhân dịp Tết...

Hàng chả rươi gần 30 năm ở Hà Nội, từng được giới thiệu trên truyền hình Mỹ

Quán chả rươi gần 30 năm tuổi của bà Hằng trên phố Lò Đúc (Hà Nội) từng xuất hiện trên kênh truyền hình CNN của Mỹ vào năm 2020. Những ngày cuối năm, khi tiết trời Hà Nội hanh hao, lạnh giá, món chả rươi nóng hổi, tỏa hương thơm nức mũi trở thành thức quà thu hút thực khách. Không...

Ở Thanh Hóa có người đang phát giá cây cổ thụ này hơn 2 tỷ đồng, vỏ sần sùi như da voi

Tại Quảng trường Lam Sơn (phường Điện Biên, thành phố Thanh Hóa) trưng bày, rao bán một cây cổ thụ là cây khế chua thân nổi u cục, vỏ sần sùi...

Chuyện về một tiến sĩ đạt nhiều giải thưởng khoa học lĩnh vực xã hội

Nhờ vào những kết quả nghiên cứu nổi bật, tiến sĩ Nguyễn Vũ Kỳ, khoa Nhật Bản học, Trường ĐH Khoa học Xã...

Bài dự thi cuộc thi viết “Chủ quyền quốc gia

Với người dân Nhỉ Đú ở Cao Bằng, già Phống là tấm gương sáng để mọi người noi theo, cùng nhau bảo vệ biên cương, giữ gìn...

Mới nhất

Mùa “săn” tuyết mai