Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcChồng chéo trong tuyển dụng và phân bổ giáo viên, tháo gỡ...

Chồng chéo trong tuyển dụng và phân bổ giáo viên, tháo gỡ thế nào?

Sáng nay, trong khuôn khổ Kỳ họp 8, Quốc hội khóa XV, dự án Luật Nhà giáo được trình Quốc hội cho ý kiến lần đầu. Điểm mới đáng chú ý trong bản dự thảo Luật Nhà giáo lần này là nội dung tuyển dụng nhà giáo.

Theo đó, thẩm quyền tuyển dụng giáo viên công lập do cơ quan quản lý giáo dục chủ trì hoặc phân cấp, ủy quyền cho cơ sở giáo dục. Với cơ sở giáo dục tự chủ, hiệu trưởng được thực hiện việc tuyển dụng. Với cơ sở giáo dục ngoài công lập, việc tuyển dụng do nhà trường chủ trì theo quy chế tổ chức, hoạt động của trường.

Chồng chéo trong tuyển dụng và phân bổ giáo viên, tháo gỡ thế nào? - 1

Chồng chéo trong thẩm quyền tuyển dụng, bố trí giáo viên. (Ảnh minh hoạ)

Chồng chéo tuyển dụng, bố trí giáo viên

Thực tế quản lý ở địa phương, ông Vừ A Bằng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Điện Biên nhận định, công tác quản lý nhà nước về nhà giáo còn hạn chế, bất cập.

Việc quản lý nhà giáo đang bị chi phối bởi nhiều luật (Luật Công chức, Luật Viên chức, Luật Giáo dục, Luật Giáo dục nghề nghiệp, Luật Lao động…) dẫn đến khó khăn trong triển khai và tổ chức thực hiện ở cơ sở. Các văn bản cũng chưa quy định rõ thế nào là nhà giáo, ai được gọi là nhà giáo, phạm vi điều chỉnh, đối tượng điều chỉnh.

“Việc quản lý biên chế còn chồng chéo giữa ngành Nội vụ và Giáo dục. Ngành Giáo dục được giao tổng biên chế trong khi thẩm quyền tuyển dụng lại về ngành Nội vụ”, ông Bằng nhận định.

Theo quy định phân cấp hiện nay, Sở GD&ĐT quản lý cán bộ, giáo viên và học sinh cấp THPT trên địa bàn, các cấp học còn lại do phòng GD&ĐT huyện quản lý. Do đó, ngành Giáo dục rơi vào tình thế không chủ động việc phân bổ, điều động, bố trí sử dụng (tuyển dụng, biệt phái…) biên chế giáo viên, nhất là giáo viên THCS, tiểu học, mầm non để thực hiện nhiệm vụ hằng năm giữa các địa phương trong tỉnh.

Ông lấy ví dụ, trường mầm non A thuộc huyện B năm học 2024-2025 thiếu giáo viên, nhưng ngành không thể điều động hay luân chuyển giáo viên mầm non của huyện C tăng cường, do thẩm quyền quản lý, cũng như chính sách do phòng GD&ĐT và UBND huyện C quản lý.

Phó chủ tịch UBND tỉnh cũng chỉ thực trạng tinh giản biên chế ở nhiều nơi chưa gắn với chỉ tiêu về quy mô tăng dân số, quy mô số trường, số lớp mà thực hiện cắt giảm cơ học. Nhiều cơ sở giáo dục vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn không đảm bảo tỷ lệ giáo viên/lớp theo quy định. Hiện, Điện Biên còn thiếu 2.008 giáo viên, trong đó mầm non 980 giáo viên, tiểu học 533, THCS 233 và THPT 262.

Từ những bất cập trên, Phó chủ tịch UBND tỉnh Điện Biên đồng tình với đề xuất, xem xét việc phân cấp quản lý đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đảm bảo sự thống nhất trong tuyển dụng, sử dụng, quản lý nhà giáo từ trung ương đến địa phương. Trong đó, giao thẩm quyền cho Sở GD&ĐT chủ trì quản lý nhà giáo trên địa bàn cấp tỉnh, cơ cấu lại tổ chức, tăng số lượng biên chế quản lý nhà nước cho phòng GD&ĐT cấp huyện; trường hợp cần thiết phải điều tiết nhà giáo trên phạm vị toàn quốc thuộc thẩm quyền của Bộ GD&ĐT.

“Xem xét không thực hiện cắt giảm số lượng người làm việc được hưởng lương từ ngân sách nhà nước theo quy định tại Nghị quyết số 39-NQ/TW đối với các tỉnh mà đời sống của người dân còn nhiều khó khăn và không có khả năng thành lập các trường ngoài công lập như tỉnh Điện Biên”, ông nhấn mạnh.

Chồng chéo trong tuyển dụng và phân bổ giáo viên, tháo gỡ thế nào? - 2

Các chuyên gia, đại biểu Quốc hội đồng ý đề xuất giao quyền tuyển dụng giáo viên cho ngành Giáo dục. (Ảnh minh hoạ)

Gỡ nút thắt tuyển dụng giáo viên

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội Nguyễn Thị Mai Hoa cũng cho rằng, việc giao thẩm quyền tuyển dụng về cho ngành GD&ĐT sẽ giúp chủ động trong xây dựng chiến lược, đề án, kế hoạch phát triển, tổng biên chế đội ngũ nhà giáo thuộc thẩm quyền quản lý. Từ đó nắm tổng thể đội ngũ, dự báo nhu cầu, cân đối hợp lý các khâu tuyển sinh, đào tạo, tuyển dụng; điều tiết giáo viên kịp thời, hợp lý.

“Nếu chính sách này được thông qua ở Luật Nhà giáo có thể khắc phục tình trạng thừa thiếu giáo viên cục bộ đã và đang diễn ra trong thực tiễn thời gian qua. Đồng thời góp phần phát triển đội ngũ nhà giáo bảo đảm đủ về số lượng, chuẩn về chất lượng và đồng bộ về cơ cấu”, đại biểu Nguyễn Thị Mai Hoa nói.

Đồng tình với đề xuất giao ngành giáo dục được tự quyết việc tuyển dụng giáo viên, đại biểu Quốc hội Thái Văn Thành, Giám đốc Sở GD&ĐT Nghệ An cho rằng, để việc tuyển dụng hiệu quả, cần quy định nội dung, hình thức và các yêu cầu về điều kiện, tiêu chuẩn tuyển dụng riêng. Các tiêu chí cần đảm bảo phù hợp với đặc thù nghề nghiệp của nhà giáo, giảm thiểu các yêu cầu về hành chính, công vụ, tăng cường các yêu cầu và đánh giá về năng lực sư phạm.

Về thẩm quyền tuyển dụng, phân cấp cho cơ sở giáo dục thực hiện tuyển dụng nếu đáp ứng yêu cầu. Trường hợp không đáp ứng yêu cầu thì cơ quan quản lý giáo dục quản lý trực tiếp cơ sở giáo dục thực hiện tuyển dụng.

Khi nhà giáo được bổ nhiệm cán bộ quản lý thì phải có ý kiến của cơ quan quản lý trực tiếp. Bên cạnh đó, cũng cần tính toán để quy định giữ lại một số chính sách với nhà giáo được bổ nhiệm làm cán bộ quản lý giáo dục.

“Dự thảo Luật Nhà giáo là cơ sở để nâng cao vị trí, vai trò của nhà giáo, tạo động lực để họ yên tâm công tác, có nhiều đóng góp và cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Dự thảo bước đầu tạo được không khí phấn khởi cho hơn 1,6 triệu nhà giáo; nhận được sự đồng thuận ủng hộ của cha mẹ học sinh và nhân dân”, ông Thái Văn Thành đánh giá.

Dự thảo Luật Nhà giáo được Bộ GD&ĐT đề xuất xây dựng từ năm 2022. Có 5 nhóm chính sách mà cơ quan này đưa ra, gồm: Định danh, tiêu chuẩn, quy chuẩn, quyền và nghĩa vụ nhà giáo; Tuyển dụng, sử dụng, quản lý nhà giáo; Quy hoạch, đào tạo, phát triển nghề nghiệp nhà giáo; Đãi ngộ, tôn vinh nhà giáo và Quản lý nhà nước về nhà giáo.

Dự Luật Nhà giáo dự kiến thảo luận và thông qua trong 2 kỳ họp (kỳ họp 8, 9, Quốc hội khoá XV).



Nguồn: https://vtcnews.vn/chong-cheo-trong-tuyen-dung-va-phan-bo-giao-vien-thao-go-the-nao-ar906316.html

Cùng chủ đề

‘Cần giao quyền tuyển dụng giáo viên cho ngành giáo dục giải bài toán thừa, thiếu cục bộ’

Nhiều ý kiến từ địa phương cho rằng cần giao thẩm quyền, sự chủ động trong tuyển dụng, sử dụng giáo viên cho cơ quan quản lý giáo dục, thay vì thực tế như hiện nay. Chia sẻ thực trạng quản lý nhà nước về nhà giáo tại địa phương, ông Thái Văn Thành, Giám đốc Sở GD-ĐT Nghệ An cho hay, hàng năm, trên cơ sở kế hoạch phát triển trường, lớp được UBND tỉnh phê duyệt, Sở GD-ĐT...

Lương nhà giáo được xếp cao nhất, giáo viên mầm non có thể nghỉ hưu trước tuổi

Sáng 9/11, trình bày Tờ trình dự thảo Luật Nhà giáo, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn cho biết, so với quy định hiện hành tại các luật liên quan, dự Luật Nhà giáo có một số điểm mới.Cụ thể, tuổi nghỉ hưu của nhà giáo có quy định riêng phù hợp với đặc điểm hoạt động nghề nghiệp. Trong đó, nhà giáo trong các cơ sở giáo dục mầm non nếu có nguyện vọng thì có thể...

Trình Quốc hội Luật Nhà giáo, đề xuất lương giáo viên xếp cao nhất

(NLĐO)- Dự thảo Luật Nhà giáo quy định chính sách tiền lương của nhà giáo được bố trí ưu tiên ...

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn trình Quốc hội loạt chính sách mới về lương, tuổi nghỉ hưu của nhà giáo

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nêu rõ so với quy định hiện hành, dự Luật Nhà giáo có nhiều chính sách mới về tuyển dụng, tiền lương, tuổi nghỉ hưu với nhà giáo. Sáng 9-11, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn...

Lần đầu trình Quốc hội dự án Luật Nhà giáo

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, ngày 9/11, Quốc hội nghe các trưởng ngành trình bày Tờ trình về dự án Luật Việc làm (sửa đổi), Dự án Luật Nhà giáo và thảo luận ở tổ vào chiều cùng ngày. Đây là lần đầu tiên Dự án Luật Nhà giáo được trình tại Quốc hội. Buổi sáng, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, thừa ủy quyền của Thủ tướng...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Việt Nam có môi trường kinh doanh cải thiện nhanh nhất trong 20 năm qua

Thông tin trên được ông Dũng nêu khi báo cáo tại Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10/2024 diễn ra sáng 9/11.Theo Bộ trưởng, đó là kết quả của việc suốt thời gian qua, Chính phủ không ngừng quyết liệt tập trung hoàn thiện thể chế, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; xử lý tồn đọng, vướng mắc; đẩy mạnh đầu tư các dự án hạ tầng chiến lược, quan trọng; thúc đẩy các động lực...

Thà nghỉ làm chứ không chịu áp lực công sở: Gen Z nuông chiều cảm xúc thái quá?

Thời gian gần đây khi nhắc đến gen Z, nhiều người cho rằng đây là "thế hệ bông tuyết" (snowflake generation). Khái niệm này xuất hiện trong Từ điển Oxford từ năm 2018, chỉ những người nhạy cảm, dễ bị tổn thương, kích động trước thái độ của người khác. Phải chăng không chịu được áp lực tại nơi làm việc là một trong những biểu hiện đó?Sếp cứ mắng là nghỉ việcDù ra trường sớm, đến nay...

Hai bài thuốc từ lá tía tô nấu với gừng ai cũng cần biết

Theo lương y Bùi Đắc Sáng, Hội Đông y Hà Nội, tía tô là cây thảo sống quanh năm, có rễ củ trắng, vị nồng cay, mọc hoang hoặc trồng nhiều nơi trong cả nước và châu Á. Cây ưa sáng và ẩm, thích hợp với đất thịt, đất phù sa. Tía tô ra hoa kết nhiều quả, sau khi quả già, cây tàn lụi, hạt giống phát tán ra xung quanh, đến mùa mưa ẩm năm sau...

Công an Hà Nội đánh sập website phim lậu cực lớn

Ngày 9/11, Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an TP Hà Nội đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Phan Thành Công (SN 1990; ở phường Mộ Lao, quận Hà Đông) và Nguyễn Tuấn Anh (SN 1990; ở phường Mộ Lao, quận Hà Đông) về hành vi xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan quy định tại khoản 2, Điều 225, Bộ luật Hình sự.Trước đó, Phòng Cảnh sát kinh tế,...

Thành tích của Kỳ Duyên sau hơn 1 tuần ‘chinh chiến’ tại Miss Universe 2024

Hơn một tuần nhập cuộc Miss Universe 2024, đại diện Việt Nam - Nguyễn Cao Kỳ Duyên có phong độ khá ổn định. Cô tạo được ấn tượng với khán giả bởi phong cách thời trang biến hoá mỗi ngày. Trong ngày thi thứ 10, chuyên trang sắc đẹp Sash Factor công bố bảng xếp hạng các thí sinh nổi bật. Kỳ Duyên lọt vào Top 10 thí sinh nổi bật nhất. Trước đó, đại diện Việt Nam cũng...

Bài đọc nhiều

Cho nữ hiệu trưởng thôi việc sau vụ giáo viên bật khóc vì suất cơm 2 miếng chả

Sau những lùm xùm về suất cơm giáo viên nghèo nàn, nữ hiệu trưởng Trường Mầm non Ánh Dương (huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) được giải quyết cho thôi việc theo nguyện vọng cá nhân. Chiều tối nay (6/11), trao đổi với PV VietNamNet, lãnh đạo UBND huyện Châu Đức cho biết vừa có quyết định giải quyết cho bà Phan Thị Hán Huệ - Hiệu trưởng Trường Mầm non Ánh Dương - thôi việc theo...

Đưa startup công nghệ giáo dục Việt tiếp cận thị trường quốc tế

NDO - Trong khuôn khổ Tọa đàm "Khởi đầu địa phương, tư duy toàn cầu", do Trường Đại học Văn Lang phối hợp các đơn vị liên quan tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh ngày 3/11, các diễn giả đã chia sẻ nhiều kinh nghiệm thực tế về phương thức khởi nghiệp với hàng nghìn sinh viên. Khởi nghiệp là một hành trình đầy cam go, nhiều nghiên cứu cho thấy trong 5...

Trường ĐH KD&CN Hà Nội: Trao bằng tốt nghiệp cho 295 sinh viên khối sức khỏe

Ngày 23/10, trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ (HUBT) tổ chức trao bằng tốt nghiệp cho 295 sinh viên khối sức khỏe. Đại diện cho toàn thể các bạn sinh viên -  tân Bác sĩ, em Nguyễn Văn Tùng, sinh viên chuyên ngành Y  khoa, lớp YK23.02 chia sẻ: "Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Ban giám hiệu nhà trường cùng toàn thể quý thầy cô và toàn thể cán bộ nhân viên của...

Nữ sinh lớp 11 có điểm SAT 1560 là Đại sứ Ams năm 2024

Nữ sinh lớp 11 Nguyễn Vũ Hà Linh đã được trao danh hiệu Đại sứ Ams - Ams Ambassador 2024 trong "Ngày hội anh tài" lần thứ 23 của trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam (Hà Nội). ...

Tỉnh nào có mật độ dân số thấp nhất cả nước?

Nhiều tỉnh thành trên cả nước có mật độ dân số (người/km2) rất cao, tuy nhiên ở một số địa phương con số này lại rất thấp. ...

Cùng chuyên mục

Thà nghỉ làm chứ không chịu áp lực công sở: Gen Z nuông chiều cảm xúc thái quá?

Thời gian gần đây khi nhắc đến gen Z, nhiều người cho rằng đây là "thế hệ bông tuyết" (snowflake generation). Khái niệm này xuất hiện trong Từ điển Oxford từ năm 2018, chỉ những người nhạy cảm, dễ bị tổn thương, kích động trước thái độ của người khác. Phải chăng không chịu được áp lực tại nơi làm việc là một trong những biểu hiện đó?Sếp cứ mắng là nghỉ việcDù ra trường sớm, đến nay...

Học ngoại ngữ, tăng lợi thế cạnh tranh

Thống kê từ Trường Đại học (ĐH) Kinh tế Quốc dân cho thấy trong năm 2024, 70% sinh viên đỗ vào trường có IELTS từ 5.5 trở lên trong khi chuẩn đầu ra theo quy định của nhà trường hiện nay là 5.5 đối với sinh viên học chương trình chính quy bằng tiếng Việt và 6.0 - 6.5 đối với chương trình tiên tiến, chất lượng cao, chương trình học bằng tiếng Anh và khoa Ngôn ngữ Anh. ...

Khổ với kiểm định chất lượng giáo dục

Nhiều giảng viên đại học cho biết rất sợ mỗi khi trường vào đợt kiểm định vì họ mất rất nhiều thời gian, công sức cho việc này. Tốn thời gian, công sức vẫn phải kiểm địnhLý giải việc giảng viên đại học sợ...

Hội thảo quốc tế và khánh thành Trung tâm đào tạo Nhân lực y tế theo nhu cầu xã hội

Trường ĐH Cửu Long vừa tổ chức hội thảo quốc tế về đào tạo nguồn nhân lực y tế phục vụ nhu cầu trong nước và quốc tế. ...

17 cơ sở đào tạo của Việt Nam nằm trong Bảng xếp hạng đại học châu Á

Tổ chức Quacquarelli Symonds vừa công bố kết quả Bảng xếp hạng các cơ sở giáo dục đại học châu Á 2025 (QS AUR 2025). Theo đó, Việt Nam có 17 cơ sở đào tạo góp mặt trong...

Mới nhất

Công an Hà Nội đánh sập website phim lậu cực lớn

Ngày 9/11, Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an TP Hà Nội đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Phan Thành Công (SN 1990; ở phường Mộ Lao, quận Hà Đông) và Nguyễn Tuấn Anh (SN 1990; ở phường Mộ Lao, quận Hà Đông) về hành vi xâm phạm quyền tác giả,...

Doanh nghiệp phải sẵn sàng nguồn lực trước nguy cơ bị kiện phòng vệ thương mại tại thị trường Hoa Kỳ

Xuất khẩu hàng hoá sang thị trường Hoa Kỳ, doanh nghiệp phải sẵn sàng các nguồn lực cần thiết trước các vụ kiện phòng vệ thương mại. Các nguy cơ bị kiện phòng vệ thương mại tại thị trường Hoa Kỳ đối với hàng hoá xuất khẩu Việt Nam là luôn hiện hữu. Vì vậy, việc...

Giá lúa tăng nhẹ; thị trường giao dịch trầm lắng

Giá lúa gạo hôm nay 9/11/2024 tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long tăng với mặt hàng lúa và gạo. Giá lúa tăng 100 đồng/kg. Giá gạo tăng 50 đồng/kg. Giá lúa gạo hôm nay ngày 9/11 tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long tăng với mặt hàng lúa và gạo. Giá lúa tăng 100 đồng/kg....

Thành tích của Kỳ Duyên sau hơn 1 tuần ‘chinh chiến’ tại Miss Universe 2024

Hơn một tuần nhập cuộc Miss Universe 2024, đại diện Việt Nam - Nguyễn Cao Kỳ Duyên có phong độ khá ổn định. Cô tạo được ấn tượng với khán giả bởi phong cách thời trang biến hoá mỗi ngày. Trong ngày thi thứ 10, chuyên trang sắc đẹp Sash Factor công bố bảng xếp hạng các thí sinh...

Triển khai quyết định của Ban Bí thư về công tác cán bộ ở Tiền Giang

Ngày 8-11, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Tiền Giang tổ chức Hội nghị công bố, trao Quyết định của Ban Bí thư về công tác cán bộ tại cơ quan Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Tiền Giang. Ngày 8-11, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Tiền Giang tổ chức Hội nghị công bố, trao Quyết định của...

Mới nhất