Trang chủNewsThời sựChờ tỉnh kéo giảm giá cát, doanh nghiệp xây dựng đứng ngồi...

Chờ tỉnh kéo giảm giá cát, doanh nghiệp xây dựng đứng ngồi không yên


Giá cát “nhảy múa” nhà thầu xây dựng mệt mỏi

Trước năm 2020 giá cát vàng xây dựng tại Quảng Ngãi dao động ở mức trên dưới 300.000 đồng/m3 tại chân công trình. Tuy nhiên, trong những năm trở lại đây, thị trường cát xây dựng tại tỉnh này tăng dựng đứng.

Chờ tỉnh kéo giảm giá cát, doanh nghiệp xây dựng đứng ngồi không yên- Ảnh 1.

Giá cát tại Quảng Ngãi đang neo trên dưới 500.000 đồng/m3 và có thời điểm khan hiếm, trong khi trữ lượng cát của địa phương này lên đến cả trăm triệu m3.

Có thời điểm, thị trường cát xây dựng rơi vào tình trạng khan hiếm. Đặc biệt, có nơi giá cát tăng lên trên mức 700.000 đồng/m3, bất chấp nguồn cung dồi dào khi nhiều mỏ cát mới được cấp phép khai thác.

Việc giá cát tăng nóng khiến nhiều nhà thầu xây dựng trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi nóng ruột. Bởi lẽ, giá dự toán xây dựng được thẩm định, phê duyệt thấp hơn rất nhiều so với giá thực tế trên thị trường.

Ông H.V.N, giám đốc một doanh nghiệp xây dựng cho rằng, giữa giá cát niêm yết của mỏ, giá cát trên thị trường và giá cát trong bảng dự toán xây dựng chưa đồng nhất là nguyên nhân khiến cho thị trường cát cứ “nhảy múa”. Bản thân nhà thầu là đơn vị chịu thiệt nhiều nhất vì vừa phải lo tiến độ công trình vừa phải “thân” với chủ mỏ để mua được cát.

“Doanh nghiệp xây dựng đang rất khó khăn, giá cát thẩm định để tính ra giá dự toán quá thấp, trong khi giá cát thực tế trên thị trường đã cao hơn nhiều. Đó là chưa nói chi phí vận chuyển mỗi km trung bình khoảng 3.500 đồng/km. Phải nhìn ra tận gốc vấn đề chứ không phải bằng mệnh lệnh hành chính là đưa được giá cát về thực tế”, ông H.V.N nói.

Chờ tỉnh kéo giảm giá cát, doanh nghiệp xây dựng đứng ngồi không yên- Ảnh 2.

Giá cát cao và khan hiếm khiến nhà thầu xây dựng nóng ruột.

Tương tự, ông N.V.L, chủ một doanh nghiệp xây dựng cho biết, công trình ông đang thi công trúng thầu vào năm 2023, giá cát trong dự toán nhỉnh hơn 300.000 đồng/m3. Nhưng thực tế để mua được cát phải “đi quanh” với giá trên 450 nghìn đồng/m3. Trong khi công trình kéo dài đến năm 2025 mới hoàn thành và giờ giá cát đang neo gần gấp đôi giá dự toán.

“Việc điều chỉnh lại giá dự toán đối với cát đầu vào cũng không dễ. Những bất cập này ai cũng thấy nhưng không ai giải quyết cho doanh nghiệp. Riêng năm 2023 dù giá tính thuế đối với cát là 150 nghìn đồng/m3, nhưng để mua cát phải xếp hàng. Doanh nghiệp xây dựng cần sự ổn định về giá vật liệu, nhất là cát để không phải vừa làm vừa sợ thiếu cát vừa lo giá nhảy múa”, ông N.V.L kiến nghị.

Cũng theo ông N.V.L, hiện tại thị trường cát vẫn rất nóng, nguồn cát không dồi dào. Có thời điểm tài đưa xe đến bãi xếp hàng chờ đến lượt vào mỏ mua cát, nhưng có khi chủ mỏ “lắc đầu”. Đó là chưa kể đề nghị xuất hóa đơn hoặc bán theo giá công bố.

Lỗi do nhà thầu?

Nhiều doanh nghiệp xây dựng cho rằng giá cát neo ở mức cao là do công tác điều hành giá của chính quyền Quảng Ngãi còn bất cập. Cụ thể, năm 2023 giá tính thuế là 150.000 đồng/m3, giá cát bán ra dù không giảm nhưng ổn định. Trong khi năm 2024, giá tính thuế tăng lên 230.000 đồng/m3.

Rõ ràng, theo cách tính thuế hiện nay nhà nước chỉ thu về 15%, tương ứng với khoảng 12.000 đồng/m3, nhưng điều này lại đẩy giá đấu giá trúng mỏ tăng cao, từ đó giá cát trên thị trường tăng.

“Giá cát tăng, thị trường không ổn định phần lớn do công tác điều hành giá của tỉnh”, đại diện một doanh nghiệp chỉ ra và cho biết thêm một nguyên nhân nữa là các chủ mỏ ngầm bắt tay nhau và thị trường cát xây dựng đang bị làm giá.

Chờ tỉnh kéo giảm giá cát, doanh nghiệp xây dựng đứng ngồi không yên- Ảnh 3.

Nhiều nhà thầu cho rằng một trong những nguyên nhân khiến giá cát tăng cao là do cách điều hành giá của chính quyền chưa tốt.

Một lãnh đạo Sở Tài chính cho biết, việc xây dựng đơn giá để tính thuế tài nguyên đối với mặt hàng cát ngoài các quy định của Bộ Tài chính thì đơn vị còn căn cứ trên cơ sở giá kê khai của các chủ mỏ. Từ đó, đơn vị mới xây dựng đơn giá tính tiền thuế năm 2024 đối với mỗi m3 cát là 230.000 đồng. 

“Rõ ràng không có chuyện đơn vị tham mưu điều hành giá không tốt mà dựa vào nhiều yếu tố, trong đó có kê khai của các chủ mỏ”, vị lãnh đạo này chia sẻ.

Không đồng tình với các nhà thầu, Phó giám đốc Sở Xây dựng Quảng Ngãi Nguyễn Hữu Hồng cho rằng, giá thị trường cao thì đầu vào sẽ cao tác động đến tổng mức đầu tư các công trình. Do đó, sở đã tính toán, cân đối được mất và xây dựng bảng giá mới tham mưu UBND tỉnh trong cách tính thuế.

“Quan điểm của sở là đưa giá về tương đồng với các tỉnh trong khu vực để các sản phẩm có cát tăng được sức cạnh tranh. Đồng thời, kéo giảm giá bán để giúp nhà thầu có lợi”, ông Hồng nói.

Cũng theo ông Hồng, các nhà thầu xây lắp nói như vậy là không có căn cứ, bởi cát hiện tại ở các mỏ đều có kê khai giá và xuất hóa đơn đầu vào, đầu ra và đó là giá công bố tại mỏ. Khi lập dự toán đơn vị tư vấn đã tính đến và đưa vào dự toán kể cả chi phí vận chuyển, thuế VAT.

“Tỉnh đã quy định các mỏ kê khai giá và công bố giá thì các mỏ phải bán đúng giá kê khai. Nhưng đằng này, nếu có trường hợp chủ mỏ không xuất hóa đơn nhưng nhà thầu vẫn đồng ý mua thì rõ ràng đây là cát lậu và nhà thầu đồng lõa.

Về lý thì chủ mỏ có hành vi vi phạm khi nâng giá bán so với giá kê khai và không xuất hóa đơn, có dấu hiệu trốn thuế. Còn nhà thầu biết chủ mỏ vi phạm nhưng không báo cho cơ quan chức năng mà ngược lại các anh còn tiếp tay mua giá cao, thậm chí chủ mỏ bán không có hóa đơn nhưng vẫn chấp nhận mua. Nhà thầu than giá cát cao nhưng không cùng tỉnh kéo hạ giá cát mà còn tiếp tay thì nhà nước không thể kéo giảm giá cát được”, ông Hồng chỉ rõ.

Chờ tỉnh kéo giảm giá cát, doanh nghiệp xây dựng đứng ngồi không yên- Ảnh 4.

Lãnh đạo Sở Xây dựng Quảng Ngãi cho rằng các nhà thầu xây dựng tiếp tay cho việc chủ mỏ bán cát giá cao.

Như tin đưa, Quảng Ngãi là thủ phủ cát, song qua áp dụng cách tính tiền thuế tài nguyên năm 2024 trong đó có cát xây dựng từ 150.000 đồng/m3 lên 230.000 đồng/m3 khiến thị trường cát vàng tăng dựng đứng và có thời điểm khan hiếm. Do đó, Sở Xây dựng tỉnh này đang đề xuất đưa giá cát về mức trung bình bằng cách hạ giá tính tiền thuê xuống còn 150.000 đồng/m3.



Nguồn: https://www.baogiaothong.vn/cho-tinh-keo-giam-gia-cat-doanh-nghiep-xay-dung-dung-ngoi-khong-yen-192241015161150885.htm

Cùng chủ đề

Xe bồn phát nổ khi đang tiếp nhiên liệu, 1 người bị thương

Theo thông tin ban đầu, vào khoảng 11h ngày 15/10, người dân bất ngờ...

Hàng chục cây cầu “già, yếu” ở Quảng Ngãi vẫn chờ sửa chữa vì… thiếu kinh phí

Nhan nhản cầu yếu, xuống cấpGhi nhận dọc theo các tuyến tỉnh lộ và...

Không dám về nhà giờ cao điểm vì quá ngán ùn tắc

Chật vật đi lại giờ cao điểmNhiều ngày qua, ghi nhận của PV Báo...

Tin mới nhất, hay nhất trên Báo Giao thông ngày 15/10/2024

Làm sớm đường băng thứ 2 sân bay Long Thành lợi gì?ACV cho rằng...

Cao tốc Quảng Ngãi – Hoài Nhơn ra sao sau 22 tháng thi công?

Vượt bất lợi thời tiết vẫn đắp 9 triệu m3 nền đườngGhi nhận của...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Dự kiến thông xe cầu vượt đường sắt Nguyễn Tất Thành vào cuối tháng 11

Dự án Xây dựng cầu vượt đường sắt trên đường Nguyễn Tất Thành, thành...

Giải ngân 9 tháng dưới 20%, 5 ban QLDA bị yêu cầu đẩy nhanh tiến độ

Văn phòng UBND TP.HCM đã có thông báo kết luận của Chủ tịch UBND...

Những bức ảnh rò rỉ hé lộ thiết kế mới phiên bản đặc biệt của Galaxy Z Fold 6 sắp ra mắt

Mặc dù những hình ảnh này không tiết lộ toàn bộ bức tranh, nhưng...

Doanh nghiệp đầu tiên cung cấp dịch vụ 5G tại Việt Nam

Vùng phủ rộng nhất, công nghệ hiện đại nhất, chất lượng tốt nhấtChính thức...

Vai trò của vận tải xanh với lộ trình Net Zero

Chiều 15/10, Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường (Bộ Tài nguyên...

Bài đọc nhiều

Cậu bé nhặt tôm rơi ở chợ đầu mối Long Biên trở thành lập trình viên xuất sắc

Ít ai biết, 7 năm trước, trong mắt nhiều người, Tài chỉ là một cậu bé vừa tốt nghiệp cấp 3 bổ túc với tương lai mờ mịt, gia cảnh phức tạp khi cả bố và mẹ đều từng lâm vào cảnh tù tội. 10 năm trước, Tài giúp gia đình mưu sinh bằng công việc nhặt tôm rơi vãi ở chợ đầu mối lúc nửa đêm. Cậu bé 13 tuổi khi ấy chỉ được ngủ 4 - 5...

Hiện thực hóa khát vọng xây dựng đất nước hùng cường, thịnh vượng

Ảnh bìa: Nhân Ngày Doanh nhân Việt Nam (13/10), chiều 11/10/2024, tại Phủ Chủ tịch, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gặp mặt Đoàn đại biểu doanh nhân tiêu biểu của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và Hội Doanh nhân tư nhân Việt Nam. Ảnh: TTXVN Tại Đại hội lần thứ XIII, lần đầu Đảng ta đặt ra vấn đề khơi dậy, thúc đẩy khát vọng xây dựng đất nước giàu mạnh. Đại...

Từng học viên đều là những hạt nhân góp phần đưa đất nước bước vào kỉ nguyên vươn mình của dân tộc

Sáng 14/10, tại Hà Nội, Ban Tổ chức Trung ương phối hợp với Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức khai giảng Lớp bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, kỹ năng đối với cán bộ quy hoạch Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIV (lớp thứ ba). Giáo sư, Tiến sĩ Tô Lâm, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước dự và phát biểu chỉ đạo. ...

Bộ Ngoại giao Trung Quốc đánh giá chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng Lý Cường

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Mao Ninh khẳng định chuyến thăm đầu tiên trên cương vị Thủ tướng của ông Lý Cường tới Việt Nam lần này đã đạt những kết quả tích cực.   Chuyến thăm của Thủ tướng Quốc vụ viện Trung Quốc Lý Cường tới Việt Nam vừa qua là chuyến thăm đầu tiên của ông trên cương vị Thủ tướng và đã đạt những kết quả tích cực. Đây là khẳng định của người phát...

Từng học viên là những hạt nhân góp phần đưa đất nước bước vào kỉ nguyên mới

Sáng 14/10, tại Hà Nội, Ban Tổ chức Trung ương phối hợp với Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức khai giảng Lớp bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, kỹ năng đối với cán bộ quy hoạch Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIV (lớp thứ ba). Giáo sư, Tiến sĩ Tô Lâm, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước dự và phát biểu chỉ đạo. ...

Cùng chuyên mục

Bốn nhiệm vụ, giải pháp tăng cường chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em

Phó Thủ tướng Lê Thành Long ký Quyết định số 1183/QĐ-TTg ngày 14/10/2024 ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chỉ thị số 28-CT/TW ngày 25/12/2023 của Bộ Chính trị về tăng cường công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc. Mục tiêu của Kế hoạch nhằm thống nhất trong chỉ đạo các cấp, các ngành tổ chức quán triệt, triển khai thực...

Giai đoạn 2024 – 2029, Đắk Nông phấn đấu không còn xã, thôn đặc biệt khó khăn

Đối với đồng bào các DTTS, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Y Vinh Tơr mong muốn, đồng bào các dân tộc tiếp nối truyền thống cách mạng của quê hương, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, quản lý, điều hành của Nhà nước; tiếp tục gìn giữ, không ngừng vun đắp khối đại đoàn kết các dân tộc, nỗ lực không ngừng vào công cuộc xây dựng, bảo vệ và phát triển toàn diện tỉnh...

Hà Giang: Cộng đồng các DTTS đoàn kết, hội nhập và phát triển bền vững

Hà Giang là một tỉnh thuộc vùng núi phía Bắc của Tổ quốc, có đường biên giới tiếp giáp nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Toàn tỉnh có 127 xã khu vực III, 2 xã khu vực II, 64 xã khu vực I, với 1.353/ 2.071 thôn bản là ĐBKK. Có 34 xã, thị trấn biên giới, 123 thôn, bản biên giới.Toàn tỉnh có trên 90 vạn người, với 19 dân tộc cùng sinh sống, trong...

Phát huy cao độ trí tuệ, trách nhiệm, tài năng và bản lĩnh của nữ đại biểu Quốc hội

Nhân kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam và Ngày Phụ nữ Việt Nam (20/10/1930 – 20/10/2024), chiều 15/10, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn chủ trì cuộc gặp mặt nữ đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách ở Trung ương, nữ cán bộ cấp vụ trưởng của Văn phòng Quốc hội, Viện Nghiên cứu lập pháp.   Cùng dự có các Phó Chủ tịch Quốc hội:...

Nông dân là chủ thể “Cuộc cách mạng lúa gạo” ở Đồng bằng sông Cửu Long

Hiệu quả tích cực, song triển khai còn vướng mắc Báo cáo tại Hội nghị, đại diện Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, ngày 27/11/2023, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 1490/QĐ-TTg phê duyệt Đề án "Phát triển bền vững 1 triệu héc-ta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030". ...

Mới nhất

Bốn nhiệm vụ, giải pháp tăng cường chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em

Phó Thủ tướng Lê Thành Long ký Quyết định số 1183/QĐ-TTg ngày 14/10/2024 ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chỉ thị số 28-CT/TW ngày 25/12/2023 của Bộ Chính trị về tăng cường công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc. Mục tiêu...

Nobel Kinh tế 2024 vinh danh các nhà nghiên cứu về thể chế

Viện Hàn lâm Khoa học Hoàng gia Thụy Điển mới đây đã công bố danh sách 3 nhà kinh tế học người Mỹ được vinh danh tại giải thưởng Nobel Kinh tế 2024, bao...

Giai đoạn 2024 – 2029, Đắk Nông phấn đấu không còn xã, thôn đặc biệt khó khăn

Đối với đồng bào các DTTS, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Y Vinh Tơr mong muốn, đồng bào các dân tộc tiếp nối truyền thống cách mạng của quê hương, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, quản lý, điều hành của Nhà nước; tiếp tục gìn giữ, không ngừng vun đắp khối đại đoàn kết...

Quảng Nam kiến nghị Thanh tra Chính phủ sớm công bố kết luận thanh tra

Quảng Nam kiến nghị Thanh tra Chính phủ sớm công bố kết luận thanh traBí thư Tỉnh ủy Quảng Nam kiến nghị Chính phủ chỉ đạo Thanh tra Chính phủ sớm công bố kết luận thanh tra về công tác quản lý, sử dụng đất đai, việc cấp phép, khai thác các mỏ đất, đá làm vật liệu...

Hà Nội công bố 5 dự án được phép bán cho người nước ngoài, đa phần là chung cư cao cấp

Hà Nội công bố 5 dự án được phép bán cho người nước ngoài, đa phần là chung cư cao cấpTrong đợt công bố tháng 10/2024 của Sở Xây dựng TP. Hà Nội, các dự án được cấp phép bán cho tổ chức, cá nhân nước ngoài đa phần đều có giá từ 70 - 100 triệu đồng/m2. ...

Mới nhất