Đắk Nông hiện có 40 dân tộc anh em cùng chung sống, với hơn 677.000 người. Trong đó người Mông có khoảng 6.800 hộ với 35.000 nhân khẩu, sinh sống chủ yếu ở các huyện Đắk Glong, Tuy Đức, Krông Nô, Cư Jút và TP. Gia Nghĩa. Khi vào sinh sống, lập nghiệp trên quê hương thứ 2 Đắk Nông, đồng bào dân tộc Mông luôn mang theo và phát huy các nét đẹp văn hóa truyền thống. Đặc biệt, bà con đồng bào Mông nơi đây đã duy trì chợ phiên vào chủ nhật hằng tuần, góp phần làm đa dạng sắc màu văn hóa của các dân tộc thiểu số trên cao nguyên M’Nông. Sau một tuần lao động vất vả, ngày cuối tuần, đồng bào Mông sinh sống trên địa bàn xã Đắk R’Măng lại rộn ràng đến với chợ phiên. Nổi bật nhất là các bà, các chị, các em, ai cũng chọn cho mình bộ váy đẹp nhất, xúng xính xuống chợ, góp thêm những gam màu cho bức tranh chợ phiên sinh động, vui tươi. Thể hiện những nét văn hoá đậm đà bản sắc rất đặc trưng của đồng bào người Mông, chợ phiên Đắk R’Măng được ví von tự như một không gian Tây Bắc thu nhỏ giữa lòng Tây Nguyên.
Chợ phiên nổi tiếng với những vẻ nguyên sơ, mộc mạc và mang đậm nét văn hoá đặc trưng của các dân tộc vùng cao Tây Bắc.
Quý vị hãy cùng tham gia phiên chợ này cùng Vietnam.vn qua bộ ảnh ” Chợ phiên Đắk R’ Măng” của tác giả Nguyễn Ngọc Hải, để thấy phiên chợ bày bán các loại hàng hóa rất đa dạng, phong phú, từ đồ thổ cẩm, quần áo, hàng mỹ nghệ, dụng cụ sinh hoạt trong gia đình, công cụ sản xuất cho đến các món ẩm thực. Chợ bắt đầu từ lúc trời sáng đến chiều nhưng cao điểm nhất là từ 10h trở về chiều. Mọi người sẽ tập trung tham quan, mua sắm và ăn uống. Bộ ảnh được tác giả gửi tham dự Cuộc thi Ảnh và Video “Việt Nam hạnh phúc – Happy Vietnam”, do Bộ Thông tin và truyền thông tổ chức.
Trái ngọt vùng núi cao.
Đồng bào Mông đã di cư vào Đắk Nông và chọn xã Đắk R’măng, huyện Đắk Glong làm quê hương thứ 2 của mình. Được sự tâm của chính quyền địa phương, bà con đồng bào Mông đã duy trì chợ phiên vào chủ nhật hàng tuần, góp phần làm đa dạng sắc màu văn hóa của các dân tộc thiểu số trên cao nguyên M’Nông.
Từ lâu chợ phiên Đắk R’Măng ở Đắk Nông vẫn luôn là điểm hẹn quen thuộc của đồng bào các dân tộc người Mông sinh sống tại đây, vào mỗi chủ nhật hàng tuần. Đây cũng là một trong những khu chợ phiên đặc sắc ở Tây Nguyên, thể hiện rất rõ nét văn hóa sinh hoạt của đồng bào người Mông đang sinh sống ở đây. Du lịch Đắk Nông và đến với chợ phiên Đắk R’Măng, du khách sẽ được trải nghiệm và khám phá những điều thú vị về văn hóa, ẩm thực và đời sống của đồng bào Mông, cùng với đó là vô vàn những hoạt động trải nghimej thú vị chỉ có ở nơi này.
Chợ phiên là nơi lưu giữ nhiều nét văn hoá truyền thống độc đáo của người dân bản địa.
Chợ phiên Đắk R’Măng không chỉ là nơi trao đổi buôn bán, lưu giữ văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Mông mà còn là điểm hấp dẫn của du khách khi đến với Đắk Nông. Phiên chợ bày bán các loại hàng hóa rất đa dạng, phong phú, từ đồ thổ cẩm, quần áo, hàng mỹ nghệ, dụng cụ sinh hoạt trong gia đình, công cụ sản xuất cho đến các món ẩm thực.
Toàn cảnh Chợ phiên Đắk R’ Măng.
Chợ phiên Đắk R’Măng diễn ra tại khu vực xã Đắk R’măng và xã Đắk Som Của huyện Đắk G’long Tỉnh Đắk Nông. Từ trung tâm thành phố Gia Nghĩa, muốn đến khu chợ phiên này Du khách sẽ cần di chuyển khoảng 70km về hướng Đông Nam. Dù đã có từ lâu đời, nhưng đến nay chợ phiên Đắk R’Măng vẫn giữ được trọn vẹn những nét văn hóa đầy bản sắc của người Mông sinh sống tại khu vực này từ xa xưa. Cũng chính vì vậy, nơi đây đã dần trở thành một trong những điểm du lịch hấp dẫn mà bất cứ ai khi đến với Đắk G’long, đều muốn được tham gia chợ phiên một lần.
Gương mặt hiền hoà của cô sơn nữ vùng cao Tây Bắc với trang phục truyền thống.
Ở chợ phiên, rất nhiều món hàng được bán nhưng nhiều nhất vẫn là các mặt hàng váy áo thổ cẩm truyền thống của phụ nữ Mông. Đa dạng về kiểu dáng, phong phú về sắc màu và nhiều phụ kiện đi kèm.
Nơi bán thức ăn các loại trong Chợ phiên Đắk R’ Măng.
Em bé thích thú khi được mẹ đưa ra chợ chơi.
Mua và thử chiếc áo mới truyền thống của dân tộc mình.
Không hẹn mà gặp, sau một tuần lao động vất vả, ngày cuối tuần, đồng bào Mông sinh sống trên địa bàn xã Đắk R’măng (Đắk Glong) lại rộn ràng đến với chợ phiên. Nổi bật nhất là các bà, các chị, các em, ai cũng chọn cho mình bộ váy đẹp nhất, xúng xính xuống chợ, góp thêm những gam màu cho bức tranh chợ phiên sinh động, vui tươi.
Em bé ăn ngon miếng miếng chè sau một ngày theo mẹ ra Chợ phiên Đắk R’ Măng bán những đồ truyền thống của dân tộc mình.
Phiên chợ bày bán các loại hàng hóa rất đa dạng, phong phú, từ đồ thổ cẩm, quần áo, hàng mỹ nghệ, dụng cụ sinh hoạt trong gia đình, công cụ sản xuất cho đến các món ẩm thực. Chợ bắt đầu từ lúc trời sáng đến chiều nhưng cao điểm nhất là từ 10h trở về chiều. Mọi người sẽ tập trung tham quan, mua sắm và ăn uống. Một điều thú vị ở chợ phiên Đắk R’măng chính là dù hàng hóa mang xuống chợ bán được ít hay nhiều, thì khi trở về bà con vẫn vô cùng vui vẻ. Phiên chợ đã tạo nên một hình ảnh vô cùng sinh động và thú vị về văn hóa Tây Bắc giữa lòng đại ngàn hùng vĩ.
Chợ chỉ họp vào ngày chủ nhật hàng tuần, nên bạn hãy sắp xếp thời gian để ghé thăm thật hợp lý. Thời điểm lý tưởng nhất để ghé chợ phiên là gần các dịp lễ hội, Tết, bởi lúc này bà con từ khắp nơi sẽ đổ về chợ rất đông, các hoạt động mua sắm vui chơi trải nghiệm cũng sẽ đa dạng hơn.
Năm 2024, Cuộc thi ảnh và Video “Việt Nam hạnh phúc – Happy Vietnam” tiếp tục được Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Hội Nghệ sỹ Nhiếp ảnh Việt Nam tổ chức trên trang web https://happy.vietnam.vn dành cho tất cả công dân Việt Nam và người nước ngoài từ 15 tuổi trở lên. Cuộc thi nhằm tôn vinh những cá nhân và tập thể có những sản phẩm thông tin tích cực, đóng góp thiết thực vào việc tuyên truyền, quảng bá hình ảnh đẹp về Việt Nam ra thế giới. Qua đó giúp người dân trong nước, đồng bào ở nước ngoài và bạn bè quốc tế tiếp cận những hình ảnh chân thực về đất nước, con người Việt Nam, thành tựu của Việt Nam trong bảo đảm quyền con người, hướng tới một Việt Nam hạnh phúc.
Mỗi hạng mục dự thi (ảnh và video) có các giải thưởng và giá trị giải thưởng như sau:
– 01 Huy chương Vàng: 70.000.000đ
– 02 Huy chương Bạc: 20.000.000đ
– 03 Huy chương Đồng: 10.000.000đ
– 10 giải Khuyến khích: 5.000.000đ
– 01 tác phẩm được bình chọn nhiều nhất: 5.000.000đ
Các tác giả đạt giải sẽ được Ban Tổ chức mời tham dự Lễ công bố và trao giải thưởng và giấy chứng nhận trên sóng truyền hình trực tiếp của Đài Truyền hình Việt Nam.
Vietnam.vn