Trang chủNewsThời sựCho phép kéo dài giải ngân vốn "giảm nghèo bền vững" sang...

Cho phép kéo dài giải ngân vốn “giảm nghèo bền vững” sang năm 2024


Còn tình trạng đùn đẩy, né tránh, sợ trách nhiệm

Sáng 29/11, với 459 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (chiếm tỉ lệ 92,91%), Quốc hội đã chính thức thông qua Nghị quyết về giám sát chuyên đề “việc triển khai thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội về các Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025, giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 – 2025, phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 – 2030”.

Theo đó, Nghị quyết nêu rõ, việc thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia đã kế thừa, phát huy những thành tựu xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo và các chính sách đối với đồng bào dân tộc thiểu số của giai đoạn trước; đến nay công tác tổ chức thực hiện các Chương trình đã đạt được một số kết quả nhất định, bám sát mục tiêu, nguyên tắc, nhiệm vụ, yêu cầu đổi mới về cơ chế, chính sách quản lý trong các Nghị quyết của Quốc hội;

Kết cấu hạ tầng kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường được quan tâm, đầu tư góp phần làm thay đổi diện mạo vùng nông thôn, miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số; tín dụng chính sách xã hội phát huy hiệu quả; đời sống nhân dân tiếp tục được cải thiện.

Chính sách - Cho phép kéo dài giải ngân vốn 'giảm nghèo bền vững' sang năm 2024

Các đại biểu tại phiên họp.

Bên cạnh những kết quả đạt được, Quốc hội đánh giá việc thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia còn một số tồn tại, hạn chế.

Việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn triển khai các Chương trình mục tiêu quốc gia thuộc thẩm quyền của Chính phủ, Bộ, cơ quan ngang Bộ, địa phương còn chậm, số lượng văn bản ban hành nhiều, một số nội dung chưa rõ ràng, khó thực hiện; việc giải quyết một số kiến nghị, vướng mắc chưa kịp thời, hiệu quả chưa cao.

Cơ chế phối hợp Ban Chỉ đạo Chương trình mục tiêu quốc gia các cấp chưa chặt chẽ; mô hình tổ chức, bộ máy giúp việc ở địa phương chưa thực sự hiệu quả. Một số cơ chế đặc thù chậm được ban hành hoặc chưa cụ thể hóa đầy đủ các yếu tố đặc thù dẫn đến vướng mắc trong thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia.

Việc xác định nhu cầu, lập kế hoạch, phân bổ vốn chưa sát thực tế ở nhiều địa phương. Phân bổ vốn trung hạn, giao vốn ngân sách Trung ương năm 2022 chậm, đặc biệt giao vốn sự nghiệp còn bất cập, chưa có sự thống nhất giữa các Chương trình mục tiêu quốc gia.

Tiến độ thực hiện và giải ngân vốn rất chậm, phải chuyển nguồn, kéo dài, nhất là vốn sự nghiệp sẽ ảnh hưởng đến khả năng hoàn thành mục tiêu, chỉ tiêu của các Chương trình mục tiêu quốc gia đến năm 2025.

Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi triển khai chậm, còn lúng túng; có một số chính sách, dự án chưa sát với thực tế nên chưa phát huy được hiệu quả, đời sống đồng bào chậm được cải thiện.

Còn tình trạng cát cứ, phân tán, manh mún trong tổ chức thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia; việc thực hiện cơ chế lồng ghép, phân cấp, phân quyền, cơ chế đặc thù theo chủ trương của Đảng và Nhà nước chưa thực sự phát huy hiệu quả; thu hút nguồn lực xã hội hóa còn hạn chế.

Nguyên nhân khách quan của những tồn tại, hạn chế là do dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, hậu quả kéo dài; thiên tai, dịch bệnh, biến đổi khí hậu đã ảnh hưởng đến công tác chỉ đạo, tổ chức thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia.

Nguyên nhân chủ quan là do các Chương trình còn dàn trải, manh mún, chia cắt, chưa có cơ chế rõ ràng về phân cấp, phân quyền; chưa có cơ chế đặc thù để xử lý các nội dung vướng mắc, khó, nhạy cảm; công tác phối hợp của một số Bộ, ngành, địa phương thiếu chặt chẽ; năng lực, trình độ của một bộ phận cán bộ, công chức còn hạn chế; còn tình trạng đùn đẩy, né tránh, sợ trách nhiệm đã làm chậm tiến độ triển khai, giảm hiệu quả thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia…

Kéo dài giải ngân sang năm 2024

Nghị quyết cũng nêu các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu, như cho phép số vốn ngân sách Nhà nước năm 2022 (bao gồm cả vốn năm 2021 được chuyển nguồn sang năm 2022) chưa thực hiện giải ngân hết trong năm 2023 được kéo dài thực hiện sang năm 2024 để các bộ, cơ quan Trung ương và địa phương tiếp tục triển khai thực hiện.

Quốc hội giao Chính phủ khẩn trương xây dựng dự thảo nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc thù để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia để trình Quốc hội xem xét, quyết định tại kỳ họp gần nhất theo trình tự, thủ tục rút gọn.

Trong đó, có cơ chế thí điểm phân cấp cho cấp huyện quyết định danh mục, cơ cấu, phân bổ sử dụng vốn ngân sách nhà nước, xử lý một số kiến nghị của địa phương liên quan đến việc thực hiện kết luận kiểm toán của Kiểm toán nhà nước đối với việc thu hồi kinh phí, hoàn trả ngân sách nhà nước trong triển khai thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia.

Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các bộ ngành, địa phương quán triệt, thực hiện nghiêm túc các đề xuất, kiến nghị, khắc phục tồn tại, hạn chế đã nêu trong báo cáo của đoàn giám sát.

Đồng thời, khẩn trương rà soát, sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới theo thẩm quyền các quy định, cơ chế, chính sách về nội dung còn thiếu hoặc chưa phù hợp, nhất là các quy định về phân cấp, phân quyền, ủy quyền, giảm thủ tục hành chính… để kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, triển khai hiệu quả các Chương trình mục tiêu quốc gia.

Tập trung giải quyết có hiệu quả những khó khăn, vướng mắc, bức xúc của người dân về đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt; quy hoạch, sắp xếp ổn định dân cư ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; nâng cao hiệu quả đào tạo nghề tại các huyện nghèo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; giải quyết những bất cập của Quyết định 861 đối với các xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới.

Chính sách - Cho phép kéo dài giải ngân vốn 'giảm nghèo bền vững' sang năm 2024 (Hình 2).

Các ĐBQH biểu quyết thông qua Nghị quyết.

Bên cạnh đó tiếp tục đổi mới việc thực hiện tín dụng chính sách xã hội, tăng nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội để thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia; có cơ chế, chính sách đủ mạnh để thu hút doanh nghiệp, người dân đầu tư sản xuất, kinh doanh vào vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn.

Tiếp tục đánh giá mô hình Ban Chỉ đạo, cơ quan giúp việc Ban Chỉ đạo các cấp, làm rõ vai trò, trách nhiệm, nhiệm vụ của cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo, cơ quan chủ Chương trình, người đứng đầu các bộ, ngành liên quan, địa phương và các cơ quan tổ chức khác đối với những tồn tại, hạn chế do chủ quan, xem xét, xử lý theo quy định.

Đối với chính quyền địa phương thì UBND, Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm toàn diện trong việc triển khai thực hiện, tiến độ, hiệu quả các Chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn.

Có biện pháp quyết liệt thúc đẩy việc giải ngân nguồn vốn Trung ương và nguồn vốn địa phương đã được phân bổ; tăng cường cơ chế lồng ghép giữa các Chương trình mục tiêu quốc gia cũng như với các chương trình, dự án khác; có cơ chế huy động các nguồn lực hợp pháp khác để thúc đẩy việc triển khai thực hiện có hiệu quả các Chương trình…

Hằng năm, Chính phủ báo cáo kết quả thực hiện Nghị quyết này trong báo cáo kết quả thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia tại kỳ họp cuối năm của Quốc hội, Quốc hội yêu cầu.





Nguồn

Cùng chủ đề

Đổi thay ở Ya Xiêr

Xã Ya Xiêr, huyện Sa Thầy (Kon Tum) có 6 thôn, làng; dân số hơn 6.470 người, đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) chiếm hơn 87% dân số. Trong những năm qua, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, sự nỗ lực của đồng bào DTTS và nguồn lực đầu tư từ các Chương trình mục tiêu quốc gia, diện mạo xã đang khởi sắc từng ngày, nhiều hộ đồng bào...

Hoạt động văn hóa ở nước ngoài ngày càng có chiều sâu

(Tổ Quốc) - Chiều 20/12, tại trụ sở Bộ VHTTDL, Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng đã chủ trì buổi gặp mặt các đồng chí trưởng cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài được bổ nhiệm năm 2024. ...

Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững tạo chuyển biến lớn về kinh tế – xã hội ở nông thôn, vùng khó khăn huyện...

Bằng sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị với quyết tâm cao, qua 4 năm triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn đã đạt được nhiều thành quả quan trọng trong công tác xóa đói giảm nghèo. Phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc trao đổi với bà Bế Thị Vẫn, Phó Chủ tịch UBND huyện...

Tháo gỡ khó khăn trong công tác hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số

Ngày 18/12, Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn I (2021 - 2025) diễn ra tại TP Thái Nguyên. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Nỗi lòng bảo tồn di sản văn hoá Ca trù

Nhiều năm qua, những nghệ nhân tại huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) vẫn miệt mài với nghiệp giữ gìn, bảo tồn di sản văn hoá Ca trù dẫu "cơm áo không đùa với khách thơ". Giữ gìn di sản Như thường lệ, vào mỗi chiều thứ 3 và thứ 5 hàng tuần, Câu lạc bộ Ca trù Nguyễn Công Trứ (CLB) lại tổ chức sinh hoạt. Những làn điệu ca trù được các thành viên CLB cất vang trong không gian...

Tạo đà phát triển cho doanh nghiệp nông sản qua lễ hội OCOP tại Tp.HCM

Chuỗi sự kiện kết nối sản phẩm OCOP thông qua lễ hội nông sản góp phần quảng bá sản phẩm 63 tỉnh thành Việt Nam góp phần phát triển kinh tế nông nghiệp, quảng bá địa phương. Ngày 20/12, tại trụ sở Văn phòng Liên cơ quan Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã diễn ra lễ khai mạc chương trình “Kết nối sản phẩm OCOP thường kỳ tại Tp.HCM” với chủ đề “Lễ hội nông sản”. Đại diện lãnh...

Khám phá phiên chợ nông sản OCOP của Tp.Bảo Lộc

Tp.Bảo Lộc tổ chức Phiên chợ nông sản và sản phẩm OCOP để chào mừng Festival Hoa Đà Lạt lần thứ X - năm 2024, đồng thời giới thiệu và quảng bá các sản phẩm đặc trưng của Thành phố đến du khách. Ngày 13/12, tại đường 28 tháng 3, UBND Tp.Bảo Lộc (tỉnh Lâm Đồng) đã tổ chức khai mạc Phố đêm - Phiên chợ nông sản và sản phẩm OCOP của địa phương. Dự lễ khai mạc có đại...

Hà Nội dẫn đầu cả nước về số lượng sản phẩm OCOP

Tính đến hết tháng 4/2024, Hà Nội tiếp tục duy trì vị thế lá cờ đầu với số lượng sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên lớn nhất. Theo Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương, thông qua Chương trình mỗi xã 1 sản phẩm (OCOP), ngày càng có nhiều sản phẩm, đặc sản, nông sản, ngành nghề nông thôn được khơi dậy tiềm năng, thế mạnh của các địa phương. Thông tin trên báo Sài Gòn Giải Phóng,...

Quảng Ninh: Phát triển 393 sản phẩm OCOP đạt từ 3 – 5 sao

393 sản phẩm OCOP 100% được ngành chức năng tỉnh Quảng Ninh cấp mã vạch và QR code cũng như đưa lên sàn thương mại điện tử. Qua đó, góp phần đẩy mạnh tiêu thụ cho các chủ thể OCOP. Ngày 6/8, UBND tỉnh Quảng Ninh tổ chức họp trực tuyến sơ kết đánh giá tình hình thực hiện "Chương trình OCOP tỉnh Quảng Ninh" 7 tháng và triển khai nhiệm vụ những tháng cuối năm 2024. Quang cảnh cuộc họp...

Bài đọc nhiều

Hà Nội giảm số đơn vị hành chính cấp xã lớn nhất cả nước

(Dân trí) - Hà Nội là địa phương có số đơn vị hành chính cấp xã giảm lớn nhất cả nước với 53 đơn vị. Đại diện UBND TP Hà Nội thông tin như vậy tại hội nghị triển khai công tác năm 2025 ngành Nội vụ vừa diễn ra tại Hà Nội. Theo Nghị quyết số 1286/NQ của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính của Hà Nội giai đoạn 2023-2025, sau...

90 phút đáng nhớ và lần ra mắt đội tuyển thành công của Xuân Son

(Dân trí) - Tân binh Nguyễn Xuân Son với 2 pha lập công đã góp phần tạo nên chiến thắng 5-0 của đội tuyển Việt Nam trước đối thủ Myanmar, qua đó đặt chân vào bán kết AFF Cup 2024.   Tối 21/12, trận đấu ở lượt cuối bảng B giữa đội tuyển Việt Nam và Myanmar đã được diễn ra trên sân vận động Việt Trì (Phú Thọ). Tiền đạo Nguyễn Xuân Son đã được HLV Kim Sang Sik điền tên trong danh...

Việt Nam lọt top điểm đến rẻ nhất thế giới năm 2024

Tạp chí du lịch nổi tiếng Condé Nast Traveler liệt kê 21 điểm đến rẻ nhất dành cho du khách năm 2024, trong đó có Việt Nam. Du khách bất ngờ nhận quà khi ghé thăm Đà Nẵng, Việt Nam vào đầu năm 2024. Ảnh: Thuỳ Trang Theo Condé Nast Traveler, nhiều yếu tố cần cân nhắc khi lên kế hoạch cho một kỳ nghỉ, từ việc tìm địa điểm du lịch giá rẻ, sự an toàn của điểm đến cho tới các...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm lên đường thăm cấp Nhà nước tới nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa

Nhận lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình và Phu nhân, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Đảng và Nhà nước ta hôm nay rời Hà Nội, lên đường...

Thủ tướng Slovakia đến thăm Nga và hội đàm với Tổng thống Putin

(CLO) Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm Chủ nhật đã tiếp đón Thủ tướng Slovakia Robert Fico tại Điện Kremlin. Cuộc hội đàm giữa hai nhà lãnh đạo tập trung vào tình hình quốc tế và vấn đề khí đốt. ...

Cùng chuyên mục

Ban Tuyên giáo Trung ương tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025

(ĐCSVN) - Chiều 26/12, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 của cơ quan, Đảng bộ và các đoàn thể cơ quan. Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì và phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị. ...

Trao Huy hiệu 65 năm tuổi Đảng tặng đồng chí Lê Xuân Tùng

(ĐCSVN) - Chiều 26/12, tại Hà Nội, Đảng ủy cơ quan Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Lễ trao Huy hiệu 65 năm tuổi Đảng tặng đồng chí Lê Xuân Tùng, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, phụ trách công tác tư tưởng-văn hóa Trung ương, nguyên Bí thư Thành ủy Hà Nội. Dự và trao Huy hiệu Đảng có các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị: Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên...

Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Đặc phái viên của Tổng thống Palestine

(ĐCSVN) - Chiều 26/12, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Lương Cường đã tiếp Giáo sư Riad Malki, Đặc phái viên của Tổng thống Palestine, đang có chuyến công tác tại Việt Nam. ...

Bàn giao tàu hàng rời lớn nhất do doanh nghiệp Việt đóng mới

Công ty Đóng tàu Nam Triệu bàn giao tàu 65.000 DWT, tàu hàng rời lớn nhất do doanh nghiệp Việt Nam đóng mới và ký thi công tiếp 2 tàu trong loạt series. ...

Tiến Linh, Xuân Son ghi bàn muộn, tuyển Việt Nam hạ gục Singapore

(Dân trí) - Tiến Linh, Xuân Son ghi bàn ở phút bù giờ giúp đội tuyển Việt Nam thắng 2-0 trên sân Singapore ở trận bán kết lượt đi AFF Cup 2024, diễn ra vào tối 26/12. 90+16' Hết giờ Đội tuyển Việt Nam thắng 2-0 trước Singapore.   90+14' Bàn thắng. Xuân Son lập công Xuất phát từ quả phạt góc, Xuân Son đã ập vào đệm bóng cận thành ghi bàn trong khi hàng thủ của Singapore không kịp phản ứng.    90+11' Bàn thắng. Tiến Linh...

Mới nhất

Lý do hàng loạt lãnh đạo, nhân viên Viện Pháp y tâm thần trung ương Biên Hòa bị khởi tố?

Cơ quan điều tra cáo buộc nhiều đối tượng đã móc nối với một số lãnh đạo, bác sĩ, giám định viên Viện Pháp y tâm thần trung ương Biên Hòa để làm sai lệch hồ sơ bệnh án tâm thần. ...

Vietravel huy động hơn 340 tỉ để trả nợ ngân hàng

Công ty cổ phần Du lịch và Tiếp thị giao thông vận tải Việt Nam (Vietravel) sẽ chào bán hơn 28,5 triệu cổ phiếu. Số tiền thu về dùng để thanh toán khoản nợ tại bốn ngân hàng. ...

Những thực phẩm ăn vào buổi sáng tốt cho gan

'Ăn đúng loại thực phẩm không chỉ có lợi cho gan mà còn nhiều chức năng khác của cơ thể'. Hãy bắt...

Chúng ta thực sự cần tập thể dục bao nhiêu ngày một tuần?

Để xác định một người cần tập luyện bao nhiêu ngày một tuần thì cần xét đến nhiều yếu tố, từ mục đích...

Hoa hậu, thi sĩ Phạm Thị Ngọc Thanh không muốn sống một cuộc đời nhạt

Thi sĩ Phạm Thị Ngọc Thanh - Hoa hậu Văn hoá du lịch Việt Nam 2024 - chụp bộ ảnh mới. Tổng Giám đốc công ty sách giành vương miện Hoa hậu Văn hoá du lịch Việt NamPhạm Thị Ngọc Thanh (Yên Bái), hiện làm Tổng Giám đốc công ty sách và truyền thông, vượt qua 14 thí sinh khác...

Mới nhất

YEah 1 giải trình