Trang chủNewsThời sựCho mượn đất công, gian nan đi đòi lại

Cho mượn đất công, gian nan đi đòi lại


Bốn năm không đòi được nhà cho mượn

Những ngày đầu tháng 8/2024, PV Báo Giao thông có mặt tại trường THPT Dân tộc nội trú tỉnh Nghệ An (đóng ở phường Hà Huy Tập, TP Vinh). Theo ghi nhận, nhà trường đang triển khai xây dựng khu ký túc xá cho học sinh.

Nghệ An: Cho mượn đất công, gian nan đi đòi lại- Ảnh 1.

Dù đã về hưu từ năm 2009 nhưng thầy Nguyễn Đức Cảnh vẫn không trả lại nhà tập thể cho Trường THPT Hà Huy Tập.

Tuy nhiên, trong khi một dãy nhà đã xây dựng được nhiều tầng thì ở phía sau, tiếp giáp với mặt đường Kênh Bắc, dự án vẫn chưa thể triển khai. Nguyên nhân là do vẫn còn một hộ chưa trả lại nhà tập thể mượn của trường trước đây.

Trường THPT Dân tộc nội trú tỉnh Nghệ An thành lập từ năm 1984 và được tỉnh cấp đất ở vị trí hiện tại. Năm 2005, các phòng của 2 dãy nhà tập thể trước đó bị đập bỏ để xây dựng nhà ăn cho học sinh, chỉ còn lại 3 gian phòng. Năm 2006, sau khi nhà ăn xây dựng xong, nhận thấy còn nhiều giáo viên có hoàn cảnh khó khăn, lãnh đạo nhà trường đã họp xét cho 3 hộ giáo viên được ở tại 3 gian phòng sót lại.

Ngoài ra, còn có 2 giáo viên khác là thầy Nguyễn Văn Kỳ và cô Sầm Thị Sơn được nhà trường cho mượn khoảnh đất trống ngay cạnh, để xây nhà.

Năm 2019, nhà trường đã xin nguồn vốn để xây dựng ký túc xá cho học sinh. Cùng năm, trường đã làm việc với các hộ gia đình mượn nhà tập thể, đề nghị di chuyển trong vòng một năm như đã cam kết. Lúc đó, một hộ không có ý kiến, các hộ còn lại xin thời hạn ba năm để di chuyển.

Tuy nhiên, đến tháng 10/2023, dự án ký túc xá được khởi công, nhưng 5 hộ gia đình vẫn không chịu bàn giao mặt bằng. Sau hàng trăm cuộc làm việc và vận động, đến nay có 4 hộ đã chuyển đi, hiện còn hộ thầy Nguyễn Văn Kỳ.

Kỳ lạ đất mượn vẫn được cấp sổ đỏ

Cách đó không xa, Ban giám hiệu trường THPT Hà Huy Tập (phường Lê Lợi, TP Vinh) cũng rơi vào cảnh dở khóc dở cười vì cựu giáo viên của trường mượn nhà tập thể nhưng không chịu trả. Cũng như ở trường nội trú, căn nhà tập thể ở trường Hà Huy Tập có vị trí rất đẹp, mặt tiền đường Nguyễn Đình Chiểu.

Năm 2003, trường THPT Hà Huy Tập xây dựng 11 gian phòng tập thể trong khuôn viên nhà trường cho các giáo viên sử dụng. Diện tích một phòng khoảng 40m2. Thầy Nguyễn Đức Cảnh được bố trí ở gian phòng đầu tiên, giáp với bờ rào cạnh đường Nguyễn Đình Chiểu.

Năm 2009, ông Cảnh về hưu nhưng vẫn được nhà trường tạo điều kiện, tiếp tục ở lại căn nhà tập thể này. Hiện tại, diện tích ngôi nhà lên đến gần trăm m2, trong đó phần mặt bám đường Nguyễn Đình Chiểu lên đến hơn 10m. Thời gian qua, trường có nhu cầu xây nhà để xe cho học sinh nên muốn giải tỏa căn tập thể này, nhưng ông Cảnh chưa bàn giao.

Thực trạng này không chỉ xảy ra ở TP Vinh mà còn ở nhiều địa phương khác. Điển hình như tại trường Trường Tiểu học Phú Sơn (xã Phú Sơn, huyện Tân Kỳ) cho bảo vệ mượn 20m2 đất trong khuôn viên. Sau đó mảnh đất này được chuyển cho con trai người bảo vệ.

Thế nhưng, hiện diện tích nhà, công trình phụ và ki ốt kinh doanh đã lên đến 156m2, chưa kể 61m2 đã được đền bù trong dự án kênh mương và đường giao thông trước đó.

Hay như trường THPT Đô Lương 1 (xã Đà Sơn, huyện Đô Lương) cho ông Nguyễn Văn Vinh mượn bốt bảo vệ tại khu vực cổng phụ để bán nước mía, vừa tranh thủ gác cổng. Điều kỳ lạ là đến nay mảnh đất này đã được cấp bìa đỏ rộng 63m2. Chưa hết, thực tế thửa đất này có diện tích không dưới 100m2.

Cũng như hai trường hợp ở TP Vinh, các mảnh đất bị cá nhân chiếm ở Tân Kỳ và Đô Lương đều có vị trí rất đẹp: Bám mặt tiền đường lớn, ở ngã ba nên giá trị đất lớn, sinh lợi cao…

Phối hợp đòi đất

Ông Nguyễn Trọng Hoàn, Chánh văn phòng Sở Giáo dục và Đào tạo Nghệ An cho biết, Sở sẵn sàng phối hợp với nhà trường và các địa phương để lấy lại đất. Như tại trường THPT Dân tộc nội trú tỉnh Nghệ An, sau khi nắm được thông tin, Sở đã thành lập tổ công tác xuống tuyên truyền, vận động. Hiện vụ việc đã đưa ra toà nên phải chờ phán quyết cuối cùng.

Nghệ An: Cho mượn đất công, gian nan đi đòi lại- Ảnh 2.

Tòa ký túc xá phía sau của Trường THPT Dân tộc nội trú tỉnh Nghệ An chưa thể triển khai vì còn 1 hộ gia đình chưa trả lại đất cho nhà trường.

Theo ông Hoàn, nhiều tháng nay, gần 800 học sinh Trường THPT Dân tộc nội trú tỉnh Nghệ An phải sống chen chúc trong những phòng ký túc xá tạm. Điều này ảnh hưởng rất lớn tới việc ăn ở và học tập của các em.

“Trong khi đó, nếu dự án ký túc xá không triển khai kịp, có nguy cơ bị thu hồi vốn. Lúc đó không chỉ học sinh mà cả nhà trường cũng bị ảnh hưởng. Rất mong các thầy cô, người liên quan trước đây lúc khó khăn được trường giúp đỡ nên sớm trả lại cho nhà trường”, ông Hoàn nói.

Về trường hợp Trường tiểu học Phú Sơn, một lãnh đạo huyện Tân Kỳ cho biết, huyện đang giao các phòng ban liên quan, phối hợp với xã Phú Sơn xử lý, trả lại đất cho trường.

“Đây là đất của trường, phải trả lại cho trường, không cá nhân nào được sở hữu. Có thể phải hỗ trợ gia đình những tài sản đã xây dựng, còn đất thì nhất quyết phải trả lại. Việc xã và trường cắt đất cho bảo vệ trước đất là trái thẩm quyền. Trong quá trình xử lý, trước đây ai sai thì người đó phải chịu trách nhiệm”, vị này nói.



Nguồn: https://www.baogiaothong.vn/nghe-an-cho-muon-dat-cong-gian-nan-di-doi-lai-192240812220816766.htm

Cùng chủ đề

Hơn 920.000 học sinh Nghệ An rộn ràng khai giảng năm học mới

Lễ khai giảng năm học 2024-2025 được tổ chức ngắn gọn, trang trọng, ý nghĩa và tuyệt đối an toàn với đầy đủ các các nghi thức truyền thống. Với chủ đề: “Sáng tạo-Kết nối-Chia sẻ-Phát triển bền vững”, trong năm học này ngành giáo dục Nghệ An đã đưa ra ba nhiệm vụ và giải pháp đột phá phát triển. Đó là bảo đảm chất lượng giáo dục toàn diện, phát triển giáo dục vùng...

Hai khu đất làm trường học ở Cần Thơ đấu giá bị ế

Ngày 10-9, ông Nguyễn Thanh Tao - giám đốc Trung tâm Phát triển quỹ đất thành phố Cần Thơ - cho biết đã ba lần thông báo đấu giá hai khu đất giáo dục tại quận Cái Răng, nhưng không có nhà đầu tư quan tâm. “Đã báo cáo UBND thành phố, thành phố đang chỉ đạo điều chỉnh quy mô,...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Đường thủy công bố vị trí neo đậu phương tiện an toàn mùa lũ

Chi cục Đường thủy nội địa khu vực I vừa công bố các vị...

Xuất cấp 200 tấn gạo cho 14 địa phương bị ảnh hưởng bão số 3

Phó thủ tướng Hồ Đức Phớc vừa ký quyết định của Thủ tướng Chính phủ xuất cấp gạo từ nguồn dự trữ quốc gia hỗ trợ 14 địa phương bị ảnh hưởng cơn bão số 3 năm 2024.   Cụ thể, Phó thủ tướng giao Bộ Tài chính xuất cấp không thu tiền 200 tấn gạo từ nguồn dự trữ quốc gia cho Bộ Công an, Bộ Quốc phòng (mỗi Bộ 100 tấn gạo) để cứu trợ cho nhân dân các...

Cấm toàn bộ phương tiện qua cầu Đuống

Căn cứ đề xuất của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam và tình...

Hạn chế giao thông thủy tại nhiều tuyến phía Bắc

Chi cục Đường thủy nội địa khu vực I vừa thông báo hạn chế...

Nghiên cứu nâng nền đường cao tốc Pháp Vân

Chiều nay (10/9), Cục trưởng Cục Đường bộ VN Bùi Quang Thái và lãnh...

Bài đọc nhiều

Sập cầu Phong Châu ở Phú Thọ

(Dân trí) - Cầu Phong Châu (Phú Thọ) bắc qua sông Hồng nối liền hai huyện Lâm Thao và Tam Nông sáng nay bất ngờ sập xuống một đoạn dài. 10h40, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Hoàng Hiệp cho biết đơn vị mới nhận được thông tin cầu Phong Châu ở tỉnh Phú Thọ bị sập.  Ông Hiệp đánh giá, ảnh hưởng của bão Yagi đang rất khủng khiếp, đặc biệt đối với các tỉnh...

Cảnh báo 10 quận nội thành Hà Nội có nguy cơ ngập, ùn tắc cục bộ

Dự báo Hà Nội tiếp tục có mưa dông nhiều nơi, người dân các quận Hoàn Kiếm, Ba Đình đến Nam Từ Liêm cần lưu ý khi tham gia giao thông đặc biệt khi nhiều tuyến còn ngổn ngang cây đổ, cành gãy.     Bản tin do Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn rạng sáng phát sáng 10/9 cho biết trong hôm nay, nhiều tuyến nội thành có thể ngập từ 10-20cm. Trong đó, một số tuyến có thể ngập...

(Trực tiếp) Mưa lũ miền Bắc: Lào Cai nước rút dần, cả thành phố dọn bùn, rác

(Dân trí) - Khu vực vùng núi và trung du Bắc Bộ vẫn đang có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to. Nước sông Thao, sông Lô, sông Cầu, sông Thương, sông Thái Bình và sông Hồng đều đang dâng cao. 26 phút trước Thủ tướng hoãn họp Chính phủ, trực tiếp tới Bắc Giang chỉ đạo ứng phó, khắc phục lũ lụt Sáng 10/9, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính quyết định hoãn họp Thường trực Chính phủ...
16:58:47

Nước sông Hồng dâng rất nhanh, người Hà Nội “chạy ngập” xuyên đêm

(Dân trí) - Trong đêm 9/9, nước sông Hồng dâng nhanh gây ngập lụt, cuộc sống tại các khu dân cư ven sông trên địa bàn Hà Nội đảo lộn. Người dân hối hả "chạy ngập" xuyên đêm, sơ tán tài sản đến nơi an toàn. Nước sông Hồng dâng rất cao, người dân Hà Nội hối hả "chạy ngập" trong đêm (Video: Mạnh Quân) Tối 9/9, mực nước tại sông Hồng liên tục tăng nhanh khiến nhiều khu vực gần...

Nước sông Hồng mênh mông, người dân quận trung tâm Hà Nội trắng đêm chạy lũ

Nước sông Hồng lên nhanh vào khuya 9-9, rạng sáng 10-9 khiến nhiều khu dân cư ở quận Ba Đình, Tây Hồ, Hoàn Kiếm bị ngập. Nhiều người hối hả di dời đồ đạc, chạy lũ xuyên đêm. Nước sông Hồng dâng nhanh trong đêm khiến nhiều người Hà Nội không kịp trở tay - Ảnh: HỒNG QUANG Khuya 9-9, những bước chân vội vã, tiếng người gọi nhau vang các xóm dân cư ven sông Hồng đoạn qua quận Hoàn Kiếm, Ba...

Cùng chuyên mục

Nước sông Cầu dâng cao, Bắc Ninh tập trung hỗ trợ cho người dân bị ảnh hưởng

Vào ngày 10/9, tình trạng ngập lụt nghiêm trọng đã xảy ra dọc tuyến đê hữu sông Cầu, từ khu vực xã Tam Đa (huyện Yên Phong) đến phường Vạn An (TP Bắc Ninh). Nhiều ngôi nhà của người dân trong khu vực này đã bị ngập sâu, gây ảnh hưởng lớn đến đời sống và tài sản của các hộ dân. Trong ngày 10/9, Bí thư Tỉnh ủy Bắc Ninh Nguyễn Anh Tuấn cùng các thành viên trong...

Huy động cả máy bay trực thăng hỗ trợ người dân

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu triển khai lực lượng, phương tiện, kể cả máy bay để vận chuyển lương thực cho người dân. Ảnh: Nhật Bắc Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 92/CĐ-TTg ngày 10.9.2024 về việc tập trung khắc phục hậu quả bão số 3 và mưa lũ sau bão.Tại công điện, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bí thư cấp ủy, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trong vùng...

Đường thủy công bố vị trí neo đậu phương tiện an toàn mùa lũ

Chi cục Đường thủy nội địa khu vực I vừa công bố các vị...

Thông cáo chung phiên họp của Ủy ban hợp tác liên Nghị viện Việt Nam-Nga

Các đại biểu của hai bên đã trao đổi ý kiến và kinh nghiệm trong hoạt động lập pháp nhằm thúc đẩy hợp tác song phương, phù hợp điều kiện tình hình có nhiều thay đổi trong các lĩnh vực kinh tế-thương mại, đầu tư, tài chính-ngân hàng, năng lượng, khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo, xây dựng, y tế, các trao đổi hợp tác nhân văn và...

Mới nhất

Hà Nội: ‘Đóng’ cầu Đuống từ 22 giờ hôm nay

TPO - Tối nay, Sở GTVT Hà Nội phát thông báo phương án tổ chức giao thông theo hướng cấm tất cả người và xe lưu thông trên cầu Đuống (bắc qua sông Đuống thuộc huyện Gia Lâm). Thời gian bắt đầu cấm từ 22h ngày 10/9. Cụ thể, Sở GTVT Hà Nội cho biết, do ảnh hưởng của bão số 3...

Bà con chùa Hương chèo đò, đẩy đò thâu đêm đến vùng lũ

Đến Thái Nguyên, bà Lý Đậu Đậu dù tuổi đã cao nhưng vẫn hăm hở chèo đò làm thiện nguyện. Bà chèo mấy tiếng mà không biết mệt. Bà còn chở được mẹ bầu sắp sinh đến trạm y tế phường...

Thoát nghèo từ nuôi bò thương phẩm

Được biết, cách đây 5 năm, tổng đàn bò của 3 xã vùng DTTS của huyện Đức Trọng là Đa Quyn, Tà Năng và Tà Hine chỉ có trên 2.500 con thì hiện nay đã phát triển lên 8.000 con. Nhiều địa phương đã thành lập được tổ hợp tác chăn nuôi bò, tạo điều kiện thuận...

Thị trường phía Nam có thêm gần 2.000 căn hộ dưới 2 tỉ đồng

Ngày 10-9, liên doanh Nhật Bản gồm Cosmos Initia (thành viên của Daiwa House Group) - TT Capital - Koterasu Group chính thức ra mắt dự án TT AVIO (TP Dĩ An, tỉnh Bình Dương), với mức giá từ 1,23 tỉ đồng/căn...

Ấn Độ dành nhiều chương trình học bổng cho Việt Nam

Những sinh viên và học giả được cấp học bổng Ấn Độ sẽ theo học 11 chương trình Tiến sĩ, 39 chương trình sau đại học và 11 chương trình Đại học tại các trường đại học danh...

Mới nhất