Trang chủNewsVăn hóa - Xã hộiChợ đêm và kinh tế ban đêm ở các tỉnh miền núi...

Chợ đêm và kinh tế ban đêm ở các tỉnh miền núi phía Bắc


cho-dem-dong-van.jpg
Chợ đêm phố cổ Đồng Văn (Hà Giang).

Từ khi có quyết định số 1129/QĐ-TTG ngày 27/7/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển kinh tế ban đêm ở Việt Nam và quyết định số 1894/QĐ-BVHTTDL ngày 14/7/2023 của Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch ban hành Đề án một số mô hình phát triển sản phẩm du lịch đêm, đã tạo luồng gió mới cho chợ đêm miền núi phát triển.

Nhiều tỉnh đã có các văn bản về hướng dẫn quản lý tổ chức chợ đêm, kinh tế đêm. Có tỉnh xây dựng các kế hoạch chi tiết, đồng loạt mở các dịch vụ chợ đêm. Tuy nhiên đến nay một số chợ đêm có duy trì phát triển trở thành điểm đến du lịch nhưng nhiều chợ đêm lại thoi thóp và ngừng hoạt động.

Vì sao có huyện phát triển mạnh chợ đêm thậm chí kết hợp với nhiều dịch vụ khác trở thành kinh tế đêm nhưng cũng có huyện duy trì được một thời gian không dài, chợ đêm như ngọn lửa đêm đông đã lụi tàn.

Điều kiện để chợ đêm phát triển

Cách ngày nay khoảng 10 năm, thành phố Điện Biên đã đầu tư quy hoạch xây dựng chợ đêm. Đây là mô hình chợ đêm đầu tiên ở Tây Bắc. Nhưng rất tiếc khoảng chưa đầy năm sau, chợ đêm vắng khách, các nhà quản lý đành đóng cửa mô hình này.

Vào thời kỳ trước chiến tranh biên giới năm 1979, chợ Kỳ Lừa (Lạng Sơn), chợ Cốc Lếu (Lào Cai) là những chợ đêm truyền thống tiêu biểu, có quy mô lớn vùng miền núi phía Bắc. Suốt đêm tiếng hát, tiếng sáo và những sinh hoạt ẩm thực, mua bán nhộn nhịp. Người Giáy ở Bát Xát, người Mông, người Dao ở Sa Pa, Bắc Hà đổ về chợ đầy sôi động cả đêm.

Vào thập niên 90 của thế kỷ trước, chợ Sa Pa vẫn còn vẻ đẹp nguyên sơ của chợ truyền thống. Nam nữ thanh niên đến chợ để hát giao duyên, tìm người yêu. Vì vậy chợ có tên gọi là “Chợ Tình”. Chợ thực sự là nơi gặp mặt của tình yêu và hoạt động suốt đêm.

Có truyền thống như vậy, một số huyện và thành phố cho rằng chợ đêm rất cần thiết và cũng rất thuận lợi mở cửa ở địa phương. Nhưng rất tiếc chỉ một thời gian ngắn chợ đêm không còn hoặc cũng thoi thóp.

Vì sao có truyền thống chợ đêm từ trong lịch sử mà nay có chủ trương mở chợ, huy động rất nhiều ngành tham gia, thậm chí các đội văn nghệ các xã cũng được huy động luân phiên tổ chức phục vụ chợ. Nhưng dường như chợ đêm có quy luật khác, mặc tiếng đàn, tiếng sáo âm vang, mặc sự hào hứng quyết tâm của cán bộ cơ sở, chợ đêm chỉ tồn tại được một thời gian ngắn. Chợ vắng khách không có người đến hoạt động. Các đội văn nghệ biểu diễn nhưng không có nguồn thu, các nghệ nhân cũng bỏ việc. Vì sao có tình trạng như vậy?

cho-sap-2(1).jpg
Du khách hòa mình với chợ đêm ở Sa Pa. Nguồn: Báo Lào Cai.

Chợ đêm truyền thống hoạt động chủ yếu nhờ sợi dây tình yêu, sợi nhớ, sợi thương của bè bạn người thân. Ở các thôn bản vùng cao vào thế kỷ trước, cuộc sống gần như biệt lập. Mọi người trong hộ gia đình bị đóng khung trong môi trường quen thuộc, không gian khép kín trong nhà và nương rẫy.

Hàng tuần chỉ có chợ phiên mới là không gian mở. Ở đây, không chỉ là nơi buôn bán trao đổi hàng hóa mà còn là môi trường kết thân, giao lưu tình cảm, nam nữ làm quen và nên vợ, nên chồng. Họ đến chợ mong được gặp người yêu, người thân.

Do đó buổi tối trước phiên chợ thực sự là ngày hội của tình yêu. Ở đây nam nữ thanh niên hát các điệu dân ca giao duyên, còn người già và trung niên lại gặp gỡ người quen, người cùng dòng họ bên mâm rượu với bát thắng cố, phở chua. Khảo sát ở các chợ ở các tỉnh miền núi phía Bắc vào thế kỷ trước, người dân đến chợ có các nhu cầu giao tiếp, quen thân, nhu cầu tình yêu bên cạnh các nhu cầu trao đổi hàng hóa kinh tế.

Ở các tỉnh miền núi phía Bắc xác định kinh tế đêm mang tính chất chủ lực, mũi nhọn, chính là hình thức chợ đêm du lịch. Trong nhận thức cần coi trọng chợ đêm du lịch ở các vùng có khách du lịch lưu trú và có truyền thống chợ đêm nhưng không nhất thiết tất cả các thành phố và các huyện đều đồng loạt mở chợ đêm. Vì hình thức nóng vội như vậy sẽ dẫn đến tình trạng chợ đêm chỉ thoi thóp hoặc hoạt động cầm chừng và phải đóng cửa.

Ngày nay kinh tế các tỉnh miền núi phía Bắc đã hội nhập và phát triển, bản làng không còn là môi trường khép kín. Hệ thống điện, internet đã về từng ngôi nhà, xóm nhỏ. Mỗi gia đình có bao nhiêu người đến tuổi trưởng thành thì đều có điện thoại thông minh. Họ mua bán, giải trí và tâm sự với người yêu cũng nhờ điện thoại. Do đó nhu cầu giao lưu tình cảm, tình yêu ở chợ đêm đã suy giảm. Hình thức trao đổi tình cảm chuyển từ ngôn ngữ trực tiếp sang ngôn ngữ ảo. Nam nữ thanh niên mượn Zalo, Facebook với các mạng xã hội nói hộ tấm lòng mình. Nhưng ở một số nơi vùng cao vẫn còn hồi quang của chợ đêm.

Động lực cho chợ đêm hoạt động bên cạnh nam nữ thanh niên, người thân theo kiểu truyền thống là các du khách, những người ở vùng xa. Do đó ở các huyện vùng cao tỉnh Lai Châu, Điện Biên, Sơn La có điều kiện mở chợ đêm truyền thống gắn với phát triển du lịch. Ở các tỉnh miền núi phía Bắc, cũng kết hợp giữa yếu tố truyền thống với yếu tố đổi mới nên chợ đêm ở Sa Pa và Bắc Hà phát triển rất mạnh. Ở đây vai trò của du khách trở thành yếu tố quyết định.

Chợ đêm mở ra bên cạnh yếu tố truyền thống đóng vai trò hỗ trợ, tiền đề còn chủ yếu là yếu tố du lịch. Trong đó du khách lưu trú tại địa bàn có chợ, đi mua bán ở chợ là lực lượng chủ lực, đóng vai trò quyết định cho tính hiệu quả của hoạt động chợ đêm.

Ở đâu có du khách lưu trú đông đảo, địa bàn đó trở thành điểm đến du lịch hấp dẫn, thu hút nhiều du khách thăm quan và lưu trú thì nơi đó cũng trở thành điểm chợ đêm nổi tiếng, có điều kiện phát triển thành ngành kinh tế đêm của địa phương. Có những nơi có du khách đến thăm quan nhưng lại ít lưu trú ở lại địa bàn thì rất khó có điều kiện phát triển chợ đêm.

Ở Điện Biên khoảng 10 năm về trước, nếu không phải là năm chẵn kỷ niệm Chiến thắng Điện Biên Phủ thì thành phố Điện Biên chỉ là nơi tạm thời dừng chân cho du khách, sau đó họ tỏa đi Sa Pa, hoặc đi đến Mộc Châu.

Lượng du khách lưu trú một đêm ở Điện Biên rất ít, vì vậy chủ trương mở chợ đêm, mở phố đi bộ của thành phố không khả thi, một thời gian sau chợ đêm phải đóng cửa. Tuy nhiên những năm gần đây, du khách lên Điện Biên tăng lên nhiều, nhất là khi Cảng hàng không phát triển mạnh trở thành Cảng hàng không quốc tế, số lượng lưu trú của Điện Biên tăng nhanh do đó các câu lạc bộ văn nghệ dân gian, các hoạt động mua bán, ẩm thực ban đêm đã hồi sinh tạo thành các không gian sinh hoạt riêng.

Huyện Mường Khương của tỉnh Lào Cai huy động các đội văn nghệ trở thành lực lượng nòng cốt hoạt động chợ đêm. Đội văn nghệ các xã lần lượt theo phiên định kỳ phục vụ phiên chợ vào các buổi tối thứ bảy hàng tuần. Nhưng du khách đến huyện đó chưa nhiều, du khách chỉ đi vào ban ngày, buổi tối lại không lưu trú. Do vậy chợ đêm chỉ hình thành một thời gian sau đó các hoạt động lại trở về như trước.

Có thể thấy du khách lưu trú đêm là linh hồn của chợ đêm, là yếu tố quyết định thành bại đối với việc mở chợ đêm, phát triển kinh tế đêm. Tất nhiên bên cạnh yếu tố của du khách lưu trú, một vài yếu tố của chợ đêm truyền thống cũng góp một phần nhỏ tác động đến sinh hoạt của chợ đêm, nhưng đó chỉ là ánh hào quang của truyền thống le lói phản chiếu.

Các chợ truyền thống muốn phát triển thành ngành kinh tế đêm có nguồn thu lớn vẫn phải thu hút được nhiều du khách lưu trú đêm. Dù là ánh hào quang le lói nhưng các yếu tố truyền thống cũng có vai trò mở đường, kích thích hoặc tạo thương hiệu bước đầu cho chợ đêm.

Nhờ có hoạt động của chợ đêm (dù chưa thật hấp dẫn) vẫn là điểm nhấn, vẫn có sức hút nhất định đối với du khách. Tất nhiên đấy chỉ là tiền đề rất thuận lợi cho các huyện vùng cao còn nhiều yếu tố giao thương truyền thống. Song để điểm đến đó, để địa phương đó phát triển chợ đêm thành kinh tế ban đêm vẫn cần có những giải pháp thu hút được du khách lưu trú.

cho-dem-sa-pa.jpg
Chợ đêm Sa Pa (Lào Cai) – nơi lý tưởng để khám phá văn hóa, ẩm thực người vùng cao.

Cần “cú hích” cho chợ đêm phát triển

Theo nghiên cứu của Viện Nghiên cứu ứng dụng Văn hóa Du lịch năm 2021, chi tiêu của du khách cho dịch vụ mua sắm hàng hóa chỉ chiếm từ 3 – 5%. Đây là con số quá ít nếu so sánh với Thái Lan (có tới 30 – 50% chi cho mua sắm hàng hóa).

Lợi thế của chợ đêm du lịch, hiệu quả của kinh tế ban đêm với các đô thị và các trung tâm du lịch thì không phải bàn cãi. Nhưng làm thế nào để chợ đêm du lịch phát triển mạnh mẽ, phù hợp với các tỉnh miền núi phía Bắc. Đây là vấn đề cấp bách, quan trọng đòi hỏi có các giải pháp mang tính chất hệ thống tổng thể.

Thứ nhất, phải thay đổi nhận thức về chợ đêm du lịch và kinh tế đêm. Ở các tỉnh miền núi phía Bắc xác định kinh tế đêm mang tính chất chủ lực, mũi nhọn, chính là hình thức chợ đêm du lịch. Trong nhận thức cần coi trọng chợ đêm du lịch ở các vùng có khách du lịch lưu trú và có truyền thống chợ đêm nhưng không nhất thiết tất cả các thành phố và các huyện đều đồng loạt mở chợ đêm. Vì hình thức nóng vội như vậy sẽ dẫn đến tình trạng chợ đêm chỉ thoi thóp hoặc hoạt động cầm chừng và phải đóng cửa.

Thứ hai, cần xây dựng các loại hình chợ đêm khác nhau ở vùng cao, tránh một kế hoạch mang tính chất đại trà, chung chung. Ở các điểm du lịch thu hút đông khách lưu trú vẫn xây dựng, quy hoạch mô hình chợ đêm mang tính chất tổng hợp, gắn liền với các loại hình kinh tế đêm khác. Ở đây có thể xây dựng chợ đêm thành hạt nhân, điểm cốt lõi nhưng bên cạnh còn kết hợp với không gian đi bộ, không gian tham quan các di tích, không gian nghệ thuật thể thao. Ví dụ ở Sa Pa, bên cạnh đổi mới hoạt động chợ đêm với những kịch bản hấp dẫn (như kịch bản chợ tình Sa Pa) hoặc các chương trình sinh hoạt trải nghiệm như đêm thổ cẩm, đón bình minh Fansipan, âm thanh tình yêu trong mây (giới thiệu các nhạc cụ tình yêu của người Mông, người Dao, người Giáy, người Xà Phó…).

Thậm chí kết nối với sinh hoạt chợ đêm với việc khám phá dấu vết lâu đài cổ, nhà thờ đá (có nghệ thuật ánh sáng kèm theo). Ở những vùng còn truyền thống chợ đêm cần mở rộng không gian chợ, xây dựng các không gian văn hóa nghệ thuật, trò chơi đêm và ẩm thực cộng đồng. Những vùng không có truyền thống chợ đêm, chưa có lượng du khách tập trung thì chưa nhất thiết phải mở chợ đêm. Nhiệm vụ trọng tâm của vùng này là quy hoạch, xây dựng các sản phẩm du lịch, xây dựng hạ tầng cơ sở để nhằm thu hút du khách lưu trú.

Thứ ba, cần quy hoạch xây dựng các hạ tầng kỹ thuật vào ban đêm cho các khu phố đêm, chợ đêm… Rút kinh nghiệm một số chợ nông thôn mới vì quá chạy theo mục đích doanh thu, tăng cường thuê ki-ốt nên không có các không gian công cộng, không gian văn hóa, không gian bán hàng ngoài trời… Do đó quy hoạch chợ đêm cần chú ý các không gian công cộng (từ bãi đỗ xe đến điểm để xe máy, buộc ngựa, nơi bán gia súc, gia cầm… cũng như các điểm biểu diễn văn hóa nghệ thuật, nơi trình diễn nghề thủ công, nơi buôn bán đại gia súc…).

Thứ tư, sức hút của chợ đêm đối với du khách cần đề cao, các loại hàng đặc sản, hàng OCOP, hàng mang dấu ấn văn hóa dân tộc như các sản phẩm đồ đan, sản xuất và giới thiệu nhạc cụ các dân tộc, ẩm thực đặc trưng theo mùa, các hoa quả nông thổ sản, giàu tính bản địa… Do đó cần có giải pháp quy hoạch, xây dựng các làng nghề, làng có nghề, đội ngũ nghệ nhân, chính sách bảo tồn hoặc phát huy di sản văn hóa…

Thứ năm, xây dựng thí điểm một số cơ chế chính sách phù hợp như chính sách hỗ trợ một phần (thời kỳ đầu) cho các đội văn nghệ, chính sách tập huấn cho các hộ gia đình tham gia địa phương. Chính sách giảm thuế, hoặc miễn thuế (thời kỳ đầu) trong không gian chợ đêm, chính sách khuyến khích quảng bá xây dựng thương hiệu, áp dụng số hóa trong xây dựng sản phẩm.

Ở các điểm có điểm du khách lớn như ở Sa Pa cần xây dựng chính sách hỗ trợ liên kết với các doanh nghiệp, xây dựng các sản phẩm công nghệ ánh sáng như các kịch bản khám phá biệt thự hoa trong đêm, vẻ đẹp của lâu đài cổ, lung linh huyền ảo nhà thờ đá, chùa trên núi…

Thứ sáu, ở các thành phố và một số huyện có cửa khẩu, cần phối hợp với Trung Quốc hoạt động xây dựng một số chính sách khuyến khích việc giao thương ban đêm. Hai bên cùng thống nhất kéo dài thời gian mở cửa khẩu, thông quan, xây dựng “một điểm đến hai cửa khẩu, hai quốc gia”.

Như vậy, ở các tỉnh vùng cao biên giới đều có nhiều điều kiện thuận lợi, phát triển kinh tế đêm, phát triển chợ đêm. Điều quan trọng là phải chuyển biến về mặt nhận thức, đổi mới các cơ chế chính sách, hình thức, tổ chức chợ đêm thành hạt nhân ngành kinh tế đêm. Đặc biệt ở nơi có cửa khẩu cần phối hợp với đối tác mở cửa thông thương vào ban đêm nhằm tạo điều kiện thăm quan mua bán vào buổi tối đến 22 giờ. Hy vọng xác định chợ đêm là mũi nhọn sẽ tạo một luồng gió mới cho phát triển, trở thành nền kinh tế đêm ở các tỉnh miền núi biên giới.

Có khá nhiều định nghĩa về kinh tế ban đêm nhưng phổ biến nhất là chỉ tất cả những hoạt động dịch vụ diễn ra sau 18h hôm trước cho đến 6h sáng hôm sau, bao gồm: mua sắm tại các chợ đêm, cửa hàng tiện lợi 24/24, ẩm thực, nghệ thuật, âm nhạc, các chương trình giải trí, lễ hội, sự kiện, các điểm du lịch chỉ mở cửa vào ban đêm…



Nguồn: https://daidoanket.vn/cho-dem-va-kinh-te-ban-dem-o-cac-tinh-mien-nui-phia-bac-10282923.html

Cùng chủ đề

Khảo sát các địa điểm triển khai chợ đêm Nha Trang

Chiều 20/2, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Khành Hòa Lê Hữu Hoàng đã dẫn đầu đoàn công tác liên ngành khảo sát các điểm dự kiến tổ chức chợ đêm tại TP Nha Trang nhằm thúc đẩy kinh tế đêm cho địa phương. Theo đó, đoàn đã khảo sát 4 địa điểm để xây dựng chợ đêm gồm khu vực tại đường Nguyễn Thị Ngọc Oanh (khu Hòn Một) phường Vĩnh Hòa; khu vực phía trước chợ Vĩnh Hải,...

Khách nội địa tăng nhưng không “đột biến”

Ông Nguyễn Minh Đông – Giám đốc Cảng Hàng không Quốc tế Phú Quốc cho biết: Trong 3 ngày tết lượng khách nội địa đến với Đảo Ngọc có tăng. Cụ thể: trong 3 ngày Tết sân bay Phú Quốc đón hơn 15.000 khách nội địa. Ghi nhận của phóng viên, lượng khách tại các bến tàu phà tăng đông, nhiều hãng tàu phà tăng chuyến, giảm giá vé để thu hút khách. Điển hình như: Tàu cao tốc...

Rộn ràng Hội Tết Tân Thời tại Vinhome Grand Park (TP. Thủ Đức

(NADS) - Vào khoảng 15:00 - 20:00 ngày 27 - 28/01, sự kiện Hội Tết Tân Thời với chủ đề "Phố Tân Thời - Hội Tân Xuân" đã diễn ra tại đại đô thị Vinhomes Grand Park. Sự kiện này đã mang đến nhiều hoạt động giao thoa giữa Tết xưa và nay, cũng như những hoạt động vui chơi, giải trí, và âm nhạc, thu hút đông đảo khách tham gia. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Thêm động lực để các địa phương cùng phát triển

Kỳ họp thứ 7, Quốc hội Khoá XV, Quốc hội đang cho ý kiến về 2 dự thảo Nghị quyết thí điểm một số cơ chế đặc thù. Đó là Nghị quyết của Nghệ An, và Đà Nẵng....

Giúp người nghèo thêm động lực vươn lên

Trong ngôi nhà mới được sửa chữa, bà Lý Thị Lầu, thôn Đồng Giàn, xã Chân Sơn và người thân đều rất vui mừng, phấn khởi vì ước mơ có một chỗ ở ổn định đã thành hiện...

Học sinh Việt Nam giành huy chương Vàng sau nhiều năm dự Olympic Vật lý châu Á

Chiều 9/6, thông tin từ Bộ GDĐT cho biết, cùng ngày, Bộ nhận được thông tin về kết quả chính thức của đội tuyển quốc gia Việt Nam dự thii Olympic Vật lý Châu Á năm 2024 được...

Một triệu cây xanh vì biển đảo Tổ quốc

Theo ông Đặng Văn Khoa, thời gian qua các tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân, hội viên của HANE đã tích cực đóng góp, chăm sóc các loại cây xanh để kịp trao tặng cho các tổ...

Hà Nội đề nghị công an xác minh tin lộ đề thi lớp 10

Trưa 9/6, Sở GDĐT Hà Nội có công văn gửi Công an TP Hà Nội về việc xác minh điều tra thông tin mạng xã hội liên quan đến việc lộ đề thi kỳ thi tuyển sinh lớp...

Bài đọc nhiều

Giá trị văn hoá trong các làng nghề truyền thống ở Việt Nam

Trên dải đất hình chữ S này, mỗi vùng, miền đều sở hữu những nét văn hóa riêng, đậm đà bản sắc dân tộc. Và một trong những điều hấp dẫn du khách trong và ngoài nước chính là làng nghề truyền thống. Tác giả Đỗ Tuấn Ngọc đã tái hiện lại rất nhiều làng nghề ở Việt Nam qua các tác phẩm gửi về Cuộc thi ảnh và Video “Việt Nam hạnh phúc – Happy Vietnam”. Các làng...

Đá ốp mặt ngoài chung cư ở Hà Nội rơi trúng cháu bé 2 tuổi

TPO - Viên đá ốp mặt ngoài tường một tòa chung cư trong khu đô thị FLC Garden City (phường Đại Mỗ, quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội) rơi từ trên cao xuống, trúng bé trai 2 tuổi ở phía dưới, khiến nạn nhân phải đi cấp cứu. Tối 3/6, một lãnh đạo UBND phường Đại Mỗ xác nhận trên địa bàn vừa xảy ra vụ việc bé trai 2 tuổi bị đá ốp...

Thêm nhiều nhà hàng nhận Sao Michelin vào cuối tháng 6

TPO - Theo thông tin từ công ty Spotlight Asia - đại diện truyền thông của Michelin Guide tại Việt Nam, lễ công bố Michelin Guide cho các nhà hàng, quán ăn thuộc các địa phương là Hà Nội, Đà Nẵng và TPHCM sẽ diễn ra vào cuối tháng 6 tới tại khách sạn Inter Continental Saigon (quận 1, TPHCM). Đây sẽ là sự kiện được mong chờ không chỉ từ các nhà hàng, quán ăn...

Bảo Thanh “Về nhà đi con” nói về việc thi Chị đẹp đạp gió mùa 2

Bảo Thanh tiết lộTrên trang cá nhân, diễn viên Bảo Thanh tiết lộ: "Thanh lỡ hẹn với với Chị đẹp đạp gió rẽ sóng mùa 2 rồi. Buồn thực sự". Chia sẻ của Bảo Thanh khiến khán giả tiếc nuối. Chương trình đang trong thời gian tìm kiếm những nghệ sĩ tham dự.Bảo Thanh ghi dấu ấn với loạt phim "Sống chung với mẹ chồng", "Về nhà đi con", "Những ngày không quên"... Cô từng giành giải Nữ...

Sơn Tùng hát ‘Đừng làm trái tim anh đau’ ngọt ngào

Đừng làm trái tim anh đau tiếp nối các ca khúc nhạc tình tươi sáng của Sơn Tùng M-TP, sau Nơi này có anh, Có chắc yêu là đây, Muộn rồi mà sao còn. Anh rất có duyên với các sáng tác dạng này khi những ca khúc trên đều là hit.Xem MV Đừng làm trái tim anh đau, nhiều khán giả...

Cùng chuyên mục

TPHCM có màn diễn drone lớn nhất từ trước đến nay tại Công viên Bờ sông Sài Gòn

TPO - Vào tối 9/6, tại Công viên Bờ sông Sài Gòn (TP Thủ Đức- TPHCM), 1.100 thiết bị ánh sáng không người lái (drone) sẽ tổ chức trình diễn nghệ thuật với nhiều màn xếp hình độc đáo. Đây là màn trình diễn drone lớn nhất từ trước tới nay tại TPHCM. Mang chủ đề Lung linh dòng sông hát, màn trình diễn drone sẽ diễn ra vào lúc 20h25 tối 9/6 và kéo dài...

3 thành viên EXO tổ chức họp báo tố cáo việc SM đối xử bất công

Việc Baekhyun thành lập công ty riêng I&B100 được truyền thông Hàn Quốc công bố vào đầu năm nay. Baekhyun sau đó đã chiêu mộ Chen và Xiumin của nhóm EXO gia nhập.Trước đó, D.O. là thành viên đầu tiên trong EXO rời SM để thành lập công ty riêng và phát triển sự nghiệp cá nhân.EXO hiện vẫn đang hoạt động với 8 thành viên Sehun, Kai, Baekhyun, Chanyeol, D.O., Suho, Xiumin và Chen, mặc dù nhiều...

Thay đổi quy định xét tặng danh hiệu ''Nghệ sỹ Nhân dân'' và ''Nghệ sỹ Ưu tú''

Chính phủ ban hành Nghị định số 61/2024/NĐ-CP ngày 6/6/2024 quy định về xét tặng danh hiệu “Nghệ sỹ Nhân dân” và “Nghệ sỹ Ưu tú.” Trong đó, Nghị định quy định rõ về tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Nghệ sỹ Nhân dân” và “Nghệ sỹ Ưu tú.” Tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu "Nghệ sỹ Nhân dân" Theo quy định, Danh hiệu "Nghệ sỹ Nhân dân" được xét tặng cho cá nhân đạt...

Một hợp tác xã ở Hải Dương, chỉ làm đồ gỗ mà doanh thu 40 tỷ, vừa nhận danh hiệu ngôi sao

Hợp tác xã Công nghiệp cổ phần Mai Hồng xuất thân từ các hộ sản xuất hàng dệt thêu nhỏ lẻ ở thị trấn Phú Thái. Năm 1998, nhận thấy nhu cầu thị trường đồ gỗ ngày càng phát triển, các hộ này quyết định chuyển...

Vì sao cá voi có khả năng lặn sâu hơn tàu ngầm hạt nhân?

Cá voi là loài động vật có vú lớn nhất trên Trái Đất và cũng là loài động vật lặn giỏi nhất được nhân loại biết đến. Thời gian lặn của chúng có thể lên tới 20 phút...

Mới nhất

TPHCM có màn diễn drone lớn nhất từ trước đến nay tại Công viên Bờ sông Sài Gòn

TPO - Vào tối 9/6, tại Công viên Bờ sông Sài Gòn (TP Thủ Đức- TPHCM), 1.100 thiết bị ánh sáng không người lái (drone) sẽ tổ chức trình diễn nghệ thuật với nhiều màn xếp hình độc đáo. Đây là màn trình diễn drone lớn nhất từ trước tới nay tại TPHCM. Mang chủ đề...

Hàng chục phòng trọ, đại lý gas, phế liệu ‘mọc’ trên đất dự án

TPO - Ô đất C4 thuộc dự án Khu đô thị mới Yên Hòa (phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy) chậm triển khai từ hơn hai chục năm qua. Thế nhưng, từ nhiều năm nay tại ô đất này mọc lên hàng chục lán nhà trọ, nhà ở kết hợp kinh doanh gas, phế liệu, đồ...

3 thành viên EXO tổ chức họp báo tố cáo việc SM đối xử bất công

Việc Baekhyun thành lập công ty riêng I&B100 được truyền thông Hàn Quốc công bố vào đầu năm nay. Baekhyun sau đó đã chiêu mộ Chen và Xiumin của nhóm EXO gia nhập.Trước đó, D.O. là thành viên đầu tiên trong EXO rời SM để thành lập công ty riêng và phát triển sự nghiệp cá nhân.EXO hiện...

Thay đổi quy định xét tặng danh hiệu ''Nghệ sỹ Nhân dân'' và ''Nghệ sỹ Ưu tú''

Chính phủ ban hành Nghị định số 61/2024/NĐ-CP ngày 6/6/2024 quy định về xét tặng danh hiệu “Nghệ sỹ Nhân dân” và “Nghệ sỹ Ưu tú.” Trong đó, Nghị định quy định rõ về tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Nghệ sỹ Nhân dân” và “Nghệ sỹ Ưu tú.” Tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu...

Lễ hội hoa đăng trên dòng sông Hương

Tối 9/6, trong khuôn khổ Tuần lễ Festival nghệ thuật Quốc tế Huế 2024, Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Thừa Thiên - Huế tổ chức Lễ hội Hoa đăng tại Nghinh Lương Đình - Sông Hương, khu vực từ cầu Giã Viên đến cầu Phú Xuân nhằm quảng bá văn hóa Phật giáo Huế đến...

Mới nhất