Trang chủKinh tếNông nghiệpChợ cổ, chợ Thủ Dầu Một đất Bình Dương xưa là rừng...

Chợ cổ, chợ Thủ Dầu Một đất Bình Dương xưa là rừng rậm vô số cây cổ thụ khổng lồ ven sông Sài Gòn


Hiện chợ Thủ Dầu Một (tỉnh Bình Dương) tọa lạc trên một vị trí tương đối bằng phẳng, nằm sát sông Sài Gòn và các con đường bao quanh chợ; phía Bắc giáp với đường Nguyễn Thái Học, phía Nam giáp đường Bạch Đằng, phía Tây giáp đường Đoàn Trần Nghiệp, Đông giáp đường Trần Hưng Đạo. 

Chợ Thủ Dầu Một là trung tâm có vị trí khá thuận lợi cho việc trao đổi và buôn bán.

Phú Cường – tên gọi khởi nguồn của chợ Thủ Dầu Một

Chợ Thủ Dầu Một, lúc khởi nguồn được gọi là chợ Phú Cường. Theo lịch sử địa phương, vùng đất Phú Cường đến đầu thế kỷ XVII vẫn còn là đất hoang, cảnh quan nơi đây chính là những khu rừng rậm. 

Trong đó, hình ảnh nổi bật là những rừng cây cổ thụ-cây dầu cổ thụ ở khu vực Chánh Nghĩa hiện nay, nhất là vùng ven sông lúc đó chỉ là những bãi lầy, ngập nước hình thành dần do phù sa sông Sài Gòn bù đắp.

Về phía Nam của chợ Phú Cường với những mái nhà ngói chìm trong những tán lá cây xanh. Con rạch nhỏ được phủ kín những thuyền buồm, ngôi chợ được đặt ở khúc rạch đầu tiên.

Khi Nguyễn Hữu Kính vào kinh lược đất Gia Định năm 1698, khu vực Phú Cường ngày nay, cư dân hội tụ có phần muộn hơn so với Lái Thiêu, Thị Tính nhưng lại tập trung đông và nhanh hơn do vị trí hình thành lỵ sở của tổng Bình Điền, huyện Bình An thuộc tỉnh Biên Hòa lúc đó.

Địa danh Phú Cường xuất hiện vào khoảng năm 1838 (Đời Vua Minh Mệnh thứ XVIII) cùng với sự thay đổi nhiều tên tổng và thôn của huyện Bình An.

Vì vậy, tên chợ cổ gọi chợ Phú Cường cũng có thể được phôi thai trong khoảng thời gian này. Chợ cổ Phú Cường, trong lịch sử hình thành muộn hơn so với một số chợ của huyện Bình An như chợ Tân Hoa, chợ Thị Tính, chợ Bình Nhâm Thượng.

Phần “Thị Điểm” (Chợ Quán) của sách Đại Nam Nhất Thống Chí – bộ sách địa lý được biên soạn trong khoảng thời gian từ 1864 -1875, đã nói đến tên chợ Phú Cường: “Chợ Phú Cường ở thôn Phú Cường, huyện Bình An tục danh gọi là chợ Thủ Dầu Miệt (hay Dầu Một) ở bên lỵ sở huyện, xe cọ ghe thuyền tấp nập đông đảo”. 

Đến năn 1889, trên địa bàn huyện Bình An, tỉnh Thủ Dầu Một được thành lập, chợ Phú Cường trở thành chợ tỉnh Thủ Dầu Một. 

Từ đó, tên chợ Thủ hoặc Thủ Dầu Một lại được nhắc nhiều đến trong dân gian và cả trong thơ ca sách báo.

“Chiều chiều mượn ngựa ông Đô

Mượn ba chú lính đưa cô tôi về

Đưa về chợ Thủ bán hủ bán ve,

Bán bộ đồ chè bán cối đâm tiêu…”

Trước khi người Pháp xâm chiếm đồn binh Thủ Dầu Một năm 1861, thì chợ cổ Phú Cường đã là nơi buôn bán sầm uất, nhiều xe cộ, ghe thuyền quy tụ về trao đổi buôn bán hàng hóa.

Chợ cổ, chợ Thủ Dầu Một đất Bình Dương xưa là rừng rậm vô số cây cổ thụ khổng lồ ven sông Sài Gòn- Ảnh 3.

 

Bến đò chợ cá Thủ Dầu Một (đất Bình Dương) năm 1950.

Chợ Thủ Dầu Một – lối kiến trúc kiểu Pháp nặng về mô tuýp châu Âu

Sau khi người Pháp chiếm Nam Kỳ lục tỉnh. Trong đó, có tỉnh Biên Hòa (huyện Bình An thuộc tỉnh Biên Hòa), người Pháp đã tiến hành phục hồi và biến đổi hoàn toàn chợ Phú Cường với cổng lát đá và đắp đường cao bên trong. 

Theo “địa phương chí Bình Dương” viết vào năm 1888, nhà cầm quyền Pháp cho lấp con rạch Phú Cường ăn thông với sông Sài Gòn và đã hoàn thành công việc này vào năm 1890.

Đến năm 1935, người Pháp nhận thấy việc đầu tư vào chợ có lợi lớn, họ đã tiến hành phục hồi và biến đổi hoàn toàn chợ Phú Cường mô phỏng theo kiểu các ngôi chợ xưa ở Pháp có cấu trúc gần giống chợ Nam Vang (Campuchia) và chợ Bến Thành (Sài Gòn). 

Điểm đặc biệt của mô hình trên là họ vẫn tôn trọng, giữ nguyên vị trí cũ. Năm 1938, chợ Thủ được khánh thành với mô hình mới, kiến trúc phóng khoáng, trang nhã, vào thời đó và có lợi thế hơn nhiều nơi khác.

Chợ cổ, chợ Thủ Dầu Một đất Bình Dương xưa là rừng rậm vô số cây cổ thụ khổng lồ ven sông Sài Gòn- Ảnh 5.

 Chợ Thủ Dầu Một (tỉnh Bình Dương) trước năm 1975.

Chợ được phân thành bảy khu lớn nhỏ và được xây dựng theo kiểu hình chữ nhật gồm ba căn nhà tách biệt nhau.

Từ đường Trần Hưng Đạo đi vào, ta bắt gặp căn nhà dài một lầu, một trệt nhà còn gọi là (khu Thương Xá) xây dựng và bố trí phân theo từng phân khu nhỏ dân gian vẫn thường gọi là “sạp chợ” để bày bán các mặt hàng hóa. 

Sau khu Thương Xá là căn nhà ngang (khu ăn uống), xây dựng giữa khu Thương Xá và khu Đồng hồ, được bài trí thành ba gian chính để phục vụ việc ăn uống. Phía sau là căn nhà dài – nhà dãy chợ (hay khu chợ Đồng Hồ) cũng được xây xựng và bài trí theo từng phân khu nhỏ kể cả ngay dưới chân Tháp Đồng Hồ chợ.

Nhà dãy chợ là căn đầu tiên thực dân Pháp xây dựng vào năm 1935, với lối kiến trúc tạo dáng hình con tàu mà đỉnh tháp là chiếc đồng hồ nặng về mô típ Châu Âu, do ông Bonnemain kiến trúc sư người Pháp thiết kế và khánh thành năm 1938. 

Dãy nhà xây dựng theo kiến trúc nhà dài, có diện tích 2.590m2, có hai mái chia thành hai tầng, chiều cao từ nền đến đỉnh là 10.3m. Nhà có ý nghĩa rất quan trọng trong việc hình thành và phát triển của chợ Thủ.

Tháp Đồng hồ chợ được xây dựng theo kiểu hình lục giác gắn liền với nhà dãy chợ, có chiều cao 23.72m, gồm bốn lầu. Lầu trệt từ nền tới trần có chiều cao 6,5m được đổ bằng bê tông, cốt thép, có bậc thang lên xuống làm bằng sắt và được gắn ở phía trong của tháp. 

Ngoài lát đá và ghép gạch bông ở mặt phía Đông và Tây của tháp. Từ lầu hai trở lên tháp được đắp đường cao bên trong thành tám cột trụ ở các cạnh hình lục giác. 

Tháp được xây dựng theo kiểu tam cấp càng lên cao càng thu hẹp. Lên đến lầu ba tháp được đổ tấm đan bê tông và xây cao chừng một mét để làm nền cho mặt đồng hồ cũng là nơi để gắn Đồng hồ. Trên nền của mặt đồng hồ được làm bằng nền màu trắng, con số màu xanh và kim chỉ đồng hồ được sơn màu đen. 

Trên đồng hồ được đổ bốn tấm đan bê tông gắn phía trên đồng hồ để che nắng mưa. Trên đỉnh tháp được gắn 4 chiếc đồng hồ. 

Chính từ những chiếc đồng hồ được bố trí theo Đông – Tây – Nam – Bắc, đã tạo nên một dấu ấn đặc sắc, hình thành tình cảm quên thuộc, sâu sắc của người dân Bình Dương.

Hình ảnh tháp chợ Đồng hồ là nhịp sống trái tim và là biểu tượng đã trải bao lần thịnh suy trong lịch sử hình thành và phát triển của vùng đất này.

Chợ Thủ Dầu Một luôn giữ vị trí là một trung tâm thương mại tiêu biểu của tỉnh Bình Dương, đồng thời cũng là nơi chứng kiến nhiều sự kiện lịch sử trọng đại trong công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. 

Cũng chính vì thế, chợ Bình Dương không chỉ là nơi mua bán mà còn là một biểu trưng văn hóa gắn liền với lịch sử phát triển của Bình Dương và Nam Bộ.





Nguồn: https://danviet.vn/cho-co-cho-thu-dau-mot-dat-binh-duong-xua-la-rung-ram-vo-so-cay-co-thu-khong-lo-ven-song-sai-gon-20240723180701999.htm

Cùng chủ đề

Lo ngại việc đặt trạm thu phí gần đầu cầu gây ùn tắc giao thông trên quốc lộ 13

TPO - Dự án mở rộng, nâng cấp quốc lộ 13 qua tỉnh Bình Dương khởi công tháng 4/2022, có mức đầu tư 1.360 tỷ đồng. Tỉnh Bình Dương dự kiến sẽ bố trí trạm thu phí tại cổng chào Bình Dương và trên đường dẫn vào cầu Phú Long (TP.Thuận An, tỉnh Bình Dương). TPO - Dự án mở rộng, nâng cấp quốc lộ 13 qua tỉnh Bình Dương khởi công tháng 4/2022, có mức đầu...

Hiện trạng dải công viên ven sông dọc khu đô thị đắc địa nhất TPHCM

(Dân trí) - Công viên chạy dọc 1,1km từ cầu Ba Son đến cầu Thủ Thiêm, quy mô 10ha được đề xuất thực hiện để nối dài tổ hợp công viên ven sông Sài Gòn giúp người dân tiếp cận không gian quanh dòng sông nhiều hơn. Hơn 1,1km từ cầu Ba Son đến cầu Thủ Thiêm - đoạn tiếp nối quảng trường công viên ven sông Sài Gòn vừa được Trung tâm Phát triển hạ tầng Kỹ thuật (UBND...

Đề xuất làm công viên ven sông từ cầu Ba Son đến cầu Thủ Thiêm

(Dân trí) - Công viên chạy dọc 1,1km theo sông Sài Gòn từ cầu Ba Son đến cầu Thủ Thiêm, quy mô 10ha được đề xuất thực hiện ngay để phục vụ người dân trong dịp Tết Nguyên đán 2025. Sau khi bờ sông Sài Gòn (từ cầu Ba Son đến nóc hầm vượt sông Sài Gòn) hoàn tất chỉnh trang, cải tạo thành quảng trường, Trung tâm Phát triển hạ tầng Kỹ thuật (UBND TP Thủ Đức) vừa đề...

Hồ thủy lợi lớn nhất nước tiếp tục xả lũ, đề phòng ngập nhà ven sông Sài Gòn

TPO - Đợt xả lũ kéo dài từ nay đến ngày 31/10 của hồ Dầu Tiếng nếu kết hợp mưa lớn hoặc triều cường sẽ gây ngập úng tại các khu vực ven sông Sài Gòn. Đây là cảnh báo của cơ quan chức năng, khuyến cáo người dân chủ động đề phòng. Ngày 23/10, thông tin từ Văn phòng Thường trực Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai - Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Bình...

Nutifood chọn Ban Quản lý dự án Mỹ Thuận quản lý công trình Cầu đi bộ ngàn tỷ

Theo đó, Ban Quản lý dự án Mỹ Thuận sẽ tư vấn và thay mặt Nutifood quản lý xuyên suốt quá trình triển khai dự án Cầu đi bộ qua sông Sài Gòn, từ khi chuẩn bị cho đến khi kết thúc và bàn giao. Cụ thể, Ban Quản lý dự án Mỹ Thuận chịu trách nhiệm các hạng mục: Quản lý tổng thể dự án (quản lý thiết kế, kế hoạch, tiến độ dự án, hồ sơ pháp...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bài đọc nhiều

Hình ảnh người dân Đà Nẵng phải bơi thuyền giữa phố, ngập lụt xảy ra ở nhiều nơi

Sáng 5/11, trên địa bàn TP Đà Nẵng có mưa lớn, một số nơi đã ngập sâu, cơ quan chức năng đã phải dùng thuyền để di dời dân. Người dân Đà Nẵng phải bơi thuyền giữa phố để di chuyển. ...

Trồng sắn dây trong bao xi măng ở Phú Yên, cả làng tò mò, đào củ sắn dây dễ như ăn kẹo, có tiền

Đến phường Hòa Vinh, thị xã Đông Hò, tỉnh Phú Yên gặp chị Nguyễn Thị Nga là một trong những người đầu tiên ở địa phương trồng sắn dây trong bao xi măng với quy mô nửa sào đất (250 m²). Với 1m2 trồng 04 gốc, diện tích 250 m2 chị...

Ea Kar (Đắk Lắk): Hoạt động tín dụng chính sách tại các Điểm giao dịch xã phát huy hiệu quả

Những năm qua, Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) huyện Ea Kar (Đắk Lắk) phối hợp với chính quyền các địa phương, các hội đoàn thể triển khai hiệu quả hoạt động của Điểm giao dịch xã, thị trấn. Qua đó giúp người nghèo và các đối tượng chính sách khác tiếp cận chính sách tín dụng ưu đãi của Chính phủ thuận lợi, tiết giảm chi phí, thực hiện quy chế dân chủ, công...

Con số xuất khẩu nông sản kỷ lục chứng minh hiệu quả công tác quản lý thuốc bảo vệ thực vật

Theo Bộ NNPTNT, xuất khẩu nông lâm thủy sản 10 tháng năm 2024 đã đạt 46,28 tỷ USD, chứng minh chất lượng nhiều loại nông sản của Việt Nam đã đáp ứng được yêu cầu của nhiều thị trường trên thế giới. Con số này cũng chứng tỏ công tác quản...

Sơn La: Ngành chăn nuôi và thú y được ưu tiên trong quá trình chuyển đổi số

Được ưu tiên trong quá trình chuyển đổi số, hiện cơ bản các thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực chăn nuôi, thú y và thủy sản đã được Sơn La số hóa.Ngày 6/11, tại thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, đã ra Diễn đàn Tỉnh trưởng Hành lang kinh tế khu vực Tiểu vùng sông Mê Kông năm 2024 lần thứ 8. Đoàn công tác của tỉnh Lào Cai do ông Trịnh Xuân Trường -...

Cùng chuyên mục

Mới nhất

Mời bạn đọc dự lễ trao giải cuộc thi Tái tạo xanh

Tối 10-11, báo Tuổi Trẻ và đơn vị đồng hành PRO Việt Nam sẽ tổ chức lễ trao giải cuộc thi Tái tạo xanh tại Nhà văn hóa Thanh niên TP.HCM (quận 1, TP.HCM). ...

Cổ phiếu viễn thông công nghệ khởi sắc, VN-Index giảm tiếp hơn 7 điểm

NDO - Phiên giao dịch ngày 8/11, sau khoảng một giờ giao dịch trong sắc xanh, áp lực bán dâng cao khiến thị trường đảo chiều chìm trong sắc đỏ. Trong đó, các nhóm cổ phiếu bất động sản, ngân hàng lao dốc. Tâm điểm phiên này là nhóm cổ phiếu viễn thông và công nghệ thông...

Khóa đào tạo đặc biệt tại Công ty Bê tông khí Viglacera – Tổng công ty Viglacera

(Viglacera) Mới đây, Công ty Cổ phần Bê tông khí Viglacera chưng áp Viglacera đã tổ chức khóa đào tạo đặc biệt liên quan đến công nghệ sản xuất, kỹ thuật lắp dựng tường gạch block AAC và tấm tường ALC cho hơn 15 đại lý khu vực miền Bắc. Ông Nguyễn Hồng Phong, Giám đốc Công ty Bê...

Cần mở “con đường tơ lụa” thời đại mới, hành lang thương mại mới

(ĐCSVN) - Thăm Trung tâm Logistics quốc tế Trùng Khánh, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị mở lại “con đường tơ lụa” trong thời đại mới, kiến tạo tương lai, hợp tác cùng có lợi; mở ra hành lang thương mại mới, không chỉ Việt Nam – Trung Quốc mà cả ASEAN và Trung Á và châu Âu. ...

Trao giải sáng tác tranh cổ động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập QĐND Việt Nam

(Tổ Quốc) - Ngày 8/11, tại Hà Nội, Cục Tuyên huấn, Tổng Cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam (Bộ Quốc phòng) tổng kết và trao giải cuộc thi sáng tác tranh cổ động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập...

Mới nhất