Quốc hội sẽ thảo luận dự án Luật Thi đua, khen thưởng và Luật Điện ảnh
Thứ Năm, 28/10/2021| 15:01Sáng 28/10, các đại biểu Quốc hội thảo luận trực tuyến về dự án Luật Thi đua, khen thưởng (sửa đổi), còn chiều cùng ngày, các đại biểu Quốc hội thảo luận trực tuyến về dự án Luật Điện ảnh (sửa đổi).
Trong phiên họp sáng 23/10, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà trình bày Tờ trình về dự án Luật Thi đua, khen thưởng (sửa đổi). (Ảnh: Văn Điệp/TTXVN)
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 2, sáng 28/10, các đại biểu Quốc hội thảo luận trực tuyến về dự án Luật Thi đua, khen thưởng (sửa đổi).
Dự thảo Luật Thi đua, khen thưởng (sửa đổi) gồm có 8 chương và 98 điều. Dự thảo luật sửa đổi, bổ sung 18 điều nhằm thể chế hóa chủ trương của Đảng tại Chỉ thị số 34-CT/TW “về tiếp tục đổi mới công tác thi đua, khen thưởng”; sửa đổi, bổ sung 53 điều với nhiều nội dung mới để đảm bảo bao quát hết các đối tượng khen thưởng, phù hợp với vai trò, trách nhiệm, thẩm quyền công tác khen thưởng trong hệ thống chính trị, đồng thời cân đối khen thưởng khu vực cơ quan dân cử và khu vực ngoài nhà nước.
Đáng chú ý, dự án luật bổ sung hình thức khen thưởng “Huy chương Thanh niên xung phong vẻ vang” để khen thưởng thanh niên xung phong tham gia kháng chiến, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; hình thức khen thưởng của Ủy ban Thường vụ Quốc hội để khen thưởng cho đại biểu Quốc hội và các cá nhân có thành tích xuất sắc, đóng góp thiết thực cho hoạt động của Quốc hội.
Dự thảo luật đã bổ sung quy định thẩm quyền công nhận danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng và phân cấp cho bộ, ban, ngành, tỉnh quy định cụ thể tiêu chuẩn một số danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng thuộc thẩm quyền; sửa đổi, bổ sung liên quan đến cải cách thủ tục hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý công tác thi đua, khen thưởng.
Trong quá trình thảo luận, Bộ trưởng Bộ Nội vụ sẽ giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu.
Trong phiên làm việc chiều cùng ngày, các đại biểu Quốc hội thảo luận trực tuyến về dự án Luật Điện ảnh (sửa đổi).
Dự thảo Luật Điện ảnh (sửa đổi) gồm gồm 8 chương, 50 điều, trong đó kế thừa, chỉnh lý, sửa đổi và bổ sung 32 điều, quy định mới 18 điều so với Luật Điện ảnh hiện hành.
Chương VI về Quảng bá, xúc tiến phát triển điện ảnh; Quỹ hỗ trợ phát triển điện ảnh bao gồm 2 mục, là chương mới so với Luật Điện ảnh hiện hành.
Dự thảo Luật đã loại bỏ “phát hành phim là ngành nghề kinh doanh có điều kiện” vì: Dự thảo Luật đã quy định điều kiện chung để tiến hành các hoạt động phát hành phim cần tuân thủ Luật Sở hữu trí tuệ; Phim xuất khẩu phải có Giấy phép phân loại phim hoặc Quyết định phát sóng, phim nhập khẩu phim phải đảm bảo không vi phạm khoản 1, Điều 10 .
Do vậy, quy định điều kiện kinh doanh đối với phát hành phim là không cần thiết đồng thời việc bỏ điều kiện sẽ khuyến khích lĩnh vực phát hành phim phát triển.
Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sẽ giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu trong quá trình thảo luận./.
(TTXVN/Vietnam+)
- Từ khóa
quốc hội
Những bước đột phá trong quan hệ Việt Nam-Philippines
Góp phần nâng cấp quan hệ Việt Nam-Philippines lên Đối tác chiến lược, thành lập Hội Hữu nghị, thúc đẩy hợp tác kinh tế và tạo đột phá trong công tác bảo hộ...
Bộ Ngoại giao cập nhật chính sách pháp luật liên quan đến người nước ngoài trong bối cảnh Covid-19
Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao vừa cập nhật cho các Cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam một số quy định nhập cảnh, cư trú, cách ly và các vấn đề liên quan...
Trăm năm trong mục tiêu phát triển của đất nước
Lần đầu tiên, Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Đảng Cộng sản Việt Nam có tầm nhìn thế kỷ bằng ba mốc kỷ niệm trọng đại; cũng là tiền lệ mới đưa ra các...
Quy định mới về 19 điều đảng viên không được làm
Đảng viên không được nhập quốc tịch, chuyển tiền, tài sản ra nước ngoài, mở tài khoản và mua bán tài sản ở nước ngoài trái quy định.
Khu thương mại tự do ở thành phố Hải Phòng mới dừng ở ý tưởng
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết, Chính phủ sẽ chỉ đạo các cơ quan phối hợp với thành phố Hải Phòng nghiên cứu đề án báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết...
Báo chí với nhiệm vụ bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng
Để hoàn thành nhiệm vụ chính trị quan trọng này, người làm báo phải giữ vững bản lĩnh, đề cao trách nhiệm xã hội, nghĩa vụ công dân, trau dồi đạo đức nghề...