Chủ tịch nước dự Hội nghị Cấp cao 'Tiếng nói phương Nam'
Thứ Sáu, 13/1/2023| 14:22Hội nghị Cấp cao các quốc gia đang phát triển do Ấn Độ - nước đang giữ vai trò Chủ tịch G20 tổ chức đã khai mạc.
Từ Hà Nội, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã tham dự và có bài phát biểu quan trọng.
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại Phiên khai mạc Hội nghị Thượng đỉnh trực tuyến “Tiếng nói phía Nam”. Ảnh: Thống Nhất – TTXVN
Hội nghị Cấp cao này là để các nước đang phát triển - thường được gọi chung là "phương Nam" nêu lên quan điểm của mình để Ấn Độ đưa vào chương trình nghị sự của Hội nghị G20. Trong phiên khai mạc, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi và Lãnh đạo các quốc gia Nam bán cầu đều nhấn mạnh, thế giới đang phải đối mặt 3 thách thức lớn là xung đột, COVID-19 và khí hậu, chính vì thế, mỗi quốc gia dù trách nhiệm khác nhau, nhưng phải cùng chung sức để giải quyết các vấn đề này, bên cạnh đó là tôn trọng chủ quyền của nhau, tôn trọng pháp quyền và tôn trọng việc giải quyết hòa bình các tranh chấp.
"Để tạo thêm động lực cho thế giới, các nước phương Nam chúng ta phải cùng nhau nỗ lực. Thế kỷ vừa qua, chúng ta đã hỗ trợ lẫn nhau trong cuộc chiến chống ngoại xâm, và chúng ta có thể làm lại điều này một lần nữa trong thế kỷ này để đảm bảo sự ấm no hạnh phúc của người dân. Trong 2 ngày tới, tiếng nói của các nước phương Nam chúng ta sẽ được cất lên, chúng ta sẽ thảo luận về 8 lĩnh vực ưu tiên và sẽ cùng nhau tạo ra những ý tưởng mới, tạo ra nền tảng cho tiếng nói chung của chúng ta tại G20 và các diễn đàn khác" - Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi nhấn mạnh.
Theo Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, dự báo bầu trời kinh tế thế giới năm nay vẫn còn nhiều u ám với những nguy cơ suy thoái gia tăng, lạm phát cao, và trong bối cảnh đa khủng hoảng, đa thách thức, đa chuyển đổi đó, nên các quốc gia Nam bán cầu càng phải đoàn kết, hợp tác, thúc đẩy thương mại và đầu tư làm động lực cho tăng trưởng kinh tế bền vững, bao trùm với người dân làm trung tâm và "không bỏ ai lại phía sau". Chủ tịch nước cũng đưa ra giải pháp để các quốc gia kiến tạo động lực tăng trưởng mới, cải tổ hệ thống quản trị và nâng cao vị thế, tiếng nói của các nước đang phát triển.
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cũng kêu gọi các quốc gia nỗ lực ứng phó với các thách thức an ninh phi truyền thống trên cơ sở phát huy tối đa nội lực, đồng thời mở rộng hợp tác quốc tế với nòng cốt là nâng cao hiệu quả hợp tác Nam - Nam về kỹ thuật và tri thức giữa các nước đang phát triển và đề cao vai trò của các nền kinh tế mới nổi. Chủ tịch nước tin tưởng Ấn Độ sẽ đảm nhiệm thành công vai trò Chủ tịch G20 năm nay./.
(VTV.VN)
Văn phòng Chủ tịch nước năm nay phải tốt hơn và thành tích nhiều hơn
Năm 2022, Văn phòng Chủ tịch nước đã hoàn thành toàn diện các nhiệm vụ tham mưu, phục vụ các hoạt động đối nội và đối ngoại của Chủ tịch nước và Phó Chủ tịch...
Tạo điều kiện để nhân dân đón Tết Quý Mão vui tươi, an toàn, tiết kiệm
Đó là đề nghị của Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng.
Phó Thủ tướng Lê Minh Khái tiếp CEO Hiệp hội Công nghiệp bán dẫn Hoa Kỳ
Mới đây, đồng chí Lê Minh Khái, Bí thư Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ đã tiếp Hiệp hội Công nghiệp bán dẫn Hoa Kỳ (SIA).
Đại tướng Lương Cường thăm và tặng quà Tết tại Thừa Thiên - Huế
Đại tướng Lương Cường và Đoàn công tác đã tặng quà của Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng cho 100 hộ GĐCS, 200 hộ nghèo và 200 công nhân, NLĐ có hoàn cảnh khó...
Chuyến thăm chính thức CHDCND Lào của Thủ tướng Phạm Minh Chính đạt kết quả toàn diện, thực chất
Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn vừa trả lời báo chí về kết quả chuyến thăm chính thức CHDCND Lào của Thủ tướng Phạm Minh Chính.
Trưởng ban Kinh tế TW Trần Tuấn Anh thăm, chúc Tết tại tỉnh Vĩnh Long
Tại Nhà Văn hóa Lao động tỉnh Vĩnh Long, Trưởng ban Kinh tế Trung ương cùng đoàn công tác đã trao quà Tết cho 200 hộ nghèo, 100 công nhân lao động hoàn cảnh...