Trang chủNewsVăn hóa - Xã hộiChính sách và nguồn lực cho phát triển thể chế văn hóa,...

Chính sách và nguồn lực cho phát triển thể chế văn hóa, thể thao


Dự và chủ trì Hội thảo có: Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn; Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương Nguyễn Xuân Thắng; Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà; Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng; Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng Nhân dân tỉnh Quảng Ninh Nguyễn Xuân Ký.

Khai mạc Hội thảo Văn hóa 2024: Chính sách và nguồn lực cho phát triển thể chế văn hóa, thể thao - Ảnh 1.

Quang cảnh Hội thảo

Dự Hội thảo có các đồng chí Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục; đại diện lãnh đạo Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; đại diện Thường trực Tỉnh ủy, Hội đồng Nhân dân, Ủy ban Nhân dân, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Ninh; đại diện các cơ quan của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đại diện lãnh đạo các ban, bộ ngành trung ương, các tỉnh, thành phố; các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý; đại diện một số hiệp hội, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực văn hóa, thể thao

Diễn đàn tham vấn về chính sách, nguồn lực cho phát triển thiết chế văn hóa, thể thao

Phát biểu Khai mạc Hội thảo, ông Nguyễn Đắc Vinh, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội cho biết: Thời gian qua, Đảng và Nhà nước ta đã luôn dành sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, ban hành nhiều chủ trương, chính sách, ưu tiên các nguồn lực để xây dựng, phát triển hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao. Bên cạnh những thành tựu, kết quả đạt được, việc phát triển hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao vẫn còn nhiều vướng mắc, bất cập, cần được nghiên cứu, tháo gỡ.

Xuất phát từ vị trí, vai trò quan trọng và thực tiễn hoạt động của hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao, Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục đã phối hợp với các cơ quan tổ chức Hội thảo Văn hóa năm 2024. Đây là diễn đàn tham vấn ý kiến của các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý, các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân có liên quan tới hệ thống thiết chế văn hoá, thể thao.

Khai mạc Hội thảo Văn hóa 2024: Chính sách và nguồn lực cho phát triển thể chế văn hóa, thể thao - Ảnh 2.

Các đại biểu tham dự Hội thảo

Hội thảo sẽ tập trung rà soát, phân tích, đánh giá tình hình triển khai thực hiện các chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về phát triển hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao; công tác quy hoạch, đầu tư xây dựng, quản lý và sử dụng thiết chế văn hóa, thể thao; việc bố trí, huy động các nguồn lực cho phát triển thiết chế văn hóa, thể thao; nghiên cứu các kinh nghiệm quốc tế. Trên cơ sở đó, Hội thảo sẽ đề xuất các giải pháp để hoàn thiện thể chế, chính sách, huy động tối đa các nguồn lực phát triển hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao; nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống thiết chế, phục vụ nhu cầu của đông đảo nhân dân, đáp ứng yêu cầu về phát triển con người toàn diện và xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc theo tinh thần Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng. Đặc biệt, Hội thảo sẽ cung cấp và làm rõ hơn các căn cứ chính trị, pháp lý, khoa học và thực tiễn, làm cơ sở để Quốc hội thảo luận, cho ý kiến đối với chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 – 2035 tại Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XV sắp tới.

Phát biểu chào mừng Hội thảo, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng Nhân dân tỉnh Quảng Ninh Nguyễn Xuân Ký cho biết: Trong quá trình xây dựng, phát triển ở mọi giai đoạn, thực hiện đường lối văn hóa của Đảng, Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh đã có nhiều chủ trương, chính sách thể hiện sự nhất quán về tư duy và hành động khẳng định văn hóa là nguồn tài nguyên tiềm tàng, quý hóa nhất; con người được xác định là nguồn lực quan trọng nhất, con người là trung tâm, chủ thể, là nguồn lực chủ yếu và là mục tiêu của sự phát triển bền vững, mọi sự phát triển đích cuối đều vì hạnh phúc của Nhân dân. Nghị quyết Đại hội XV Đảng bộ tỉnh xác định “xây dựng nền văn hóa giàu bản sắc Quảng Ninh gắn với thu hẹp nhanh khoảng cách giàu nghèo và chênh lệch vùng miền” là một trong ba khâu đột phá của giai đoạn 2020 – 2030; xác định phát triển văn hóa, con người Quảng Ninh là nền tảng tinh thần vững chắc, là nguồn lực nội sinh, động lực quan trọng cho sự phát triển nhanh, bền vững của địa phương. Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 17-NQ/TU ngày 30/10/2023 “Về xây dựng và phát huy giá trị văn hóa, sức mạnh con người Quảng Ninh trở thành nguồn lực nội sinh, động lực cho phát triển nhanh, bền vững” với 3 khâu đột phá là: (1) Chú trọng chăm lo xây dựng văn hóa trong Đảng, trong các cơ quan nhà nước và các đoàn thể – nhân tố quan trọng để xây dựng, chỉnh đốn đảng, hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; (2) Xây dựng văn hóa trong kinh tế vì sự phát triển bền vững của tỉnh Quảng Ninh, trọng tâm là phát triển văn hóa doanh nghiệp, văn hóa kinh doanh và văn hóa doanh nhân; (3) Phát triển công nghiệp dịch vụ, công nghiệp văn hóa, công nghiệp giải trí dựa trên nền tảng công nghiệp sáng tạo được tổ chức sản xuất ở trình độ cao. Đẩy mạnh phát triển kinh tế di sản, phấn đấu, đưa Quảng Ninh trở thành điểm đến hấp dẫn hàng đầu khu vực, châu Á về du lịch di sản văn hóa.

Khai mạc Hội thảo Văn hóa 2024: Chính sách và nguồn lực cho phát triển thể chế văn hóa, thể thao - Ảnh 3.

Ông Nguyễn Xuân Thắng, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh báo cáo đề dẫn tại Hội thảo

“Hội thảo này là dịp quý báu để chúng tôi được tiếp thu ý kiến chỉ đạo, định hướng từ các nhà lãnh đạo, quản lý cấp cao, chuyên gia, học giả giúp chúng tôi củng cố quyết tâm, định hướng tầm nhìn để tiếp tục hoàn thiện thể chế và các giải pháp chính sách thuộc thẩm quyền của địa phương nhằm tăng cường khả năng chuyển hóa nguồn tài nguyên văn hóa thành sức cạnh tranh của ngành công nghiệp văn hóa; huy động sức mạnh tổng hợp và mọi nguồn lực phát triển, phát huy hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao đồng bộ, hiện đại từ cấp tỉnh đến cơ sở phục vụ nâng cao chất lượng đời sống, hạnh phúc của nhân dân và góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội”- ông Nguyễn Xuân Ký nhận định.

Khắc phục tình trạng “mạnh ai, nấy làm” cả trong đầu tư nguồn lực và tổ chức hoạt động

Phát biểu đề dẫn Hội thảo, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh Nguyễn Xuân Thắng cho biết: Các thiết chế văn hóa, thể thao có một vai trò, vị trí đặc biệt quan trọng đối với sự nghiệp phát triển văn hóa, thể thao nước nhà. Đây có thể được coi là hạ tầng cho các hoạt động văn hoá, thể thao phát triển; nơi diễn ra các hoạt động sáng tạo, phổ biến, thực hành và hưởng thụ các giá trị văn hóa; nơi rèn luyện thể chất, nâng cao thể lực và phát triển toàn diện con người Việt Nam; nơi bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa đặc sắc, các hoạt động thể thao truyền thống có lịch sử hàng nghìn năm của dân tộc.

Qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới, từ những thiết chế văn hoá, thể thao nghèo nàn, lạc hậu, nhiều lúc, nhiều nơi bị lãng quên, hoạt động khép kín, biệt lập, thiếu kết nối, thậm chí xa rời với mục tiêu ban đầu, chúng ta đã xây dựng và phát triển được một hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao tương đối toàn diện và đồng bộ, bao phủ rộng khắp từ trung ương tới cơ sở, từ các đô thị cho đến những vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa và vùng biên giới hải đảo. Hệ thống thư viện, trung tâm triển lãm văn hóa nghệ thuật, trung tâm biểu diễn nghệ thuật, bảo tàng, rạp chiếu phim, nhà hát, trung tâm huấn luyện thể thao, nhà thi đấu, phòng tập, sân tập thể thao…đã được quan tâm đầu tư xây dựng ngày càng khang trang trên cả nước; và đang tiếp tục được nâng cấp hiện đại hơn, một số cơ sở tiệm cận với các tiêu chuẩn quốc tế.

Khai mạc Hội thảo Văn hóa 2024: Chính sách và nguồn lực cho phát triển thể chế văn hóa, thể thao - Ảnh 4.

Ông Nguyễn Đắc Vinh, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội phát biểu khai mạc Hội thảo

Hình thức hoạt động của các thiết chế văn hóa, thể thao ngày càng phong phú, đa dạng, vừa mang tính phổ biến chung trên cả nước; vừa phù hợp với đặc điểm, điều kiện phát triển của từng vùng, từng địa phương; bước đầu đáp ứng được nhu cầu của các tầng lớp nhân dân, góp phần cải thiện đời sống văn hóa, xây dựng môi trường văn hóa-thể thao lành mạnh và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân. Các thiết chế văn hóa, thể thao mới góp phần kiến tạo nên những cảnh quan phát triển vừa hiện đại, vừa mang bản sắc của các địa phương, góp phần tạo nên diện mạo rất đặc trưng cho không gian kiến trúc đô thị và nông thôn mới. Cùng với quá trình hội nhập và phát triển của đất nước, các thiết chế văn hóa cả nước đã trở thành không gian hoạt động của các ngành công nghiệp văn hoá, thể thao phù hợp với cơ chế thị trường; nơi ươm mầm cho những ý tưởng sáng tạo, tài năng biểu diễn, thi đấu thành tích cao; nơi tổ chức các sự kiện giao lưu văn hóa, biểu diễn văn hoá, nghệ thuật, thể thao, các sự kiện chính trị-xã hội, góp phần hun đúc, phát huy và lan tỏa sức mạnh mềm Việt Nam trên trường quốc tế.

Đạt được những thành tựu quan trọng đó trước hết là nhờ nhận thức của Đảng ta về xây dựng và phát triển văn hoá, thể thao đã từng bước được bổ sung, phát triển và ngày càng hoàn thiện, toàn diện và sâu sắc hơn; đặc biệt, đã gắn chặt chẽ với quan điểm, mục tiêu xây dựng con người Việt Nam phát triển hài hoà, toàn diện, lấy con người làm trung tâm của sự phát triển; làm cơ sở cho việc ban hành, tổ chức thực thi chính sách và pháp luật của Nhà nước về phát triển văn hoá, thể thao; giải quyết các vấn đề liên quan đến quy hoạch, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị, kinh phí hoạt động, bộ máy tổ chức, nhân sự của các thiết chế văn hóa, thể thao.

Khai mạc Hội thảo Văn hóa 2024: Chính sách và nguồn lực cho phát triển thể chế văn hóa, thể thao - Ảnh 5.

Bí thư tỉnh ủy Quảng Ninh Nguyễn Xuân Ký phát biểu chào mừng Hội thảo

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đáng ghi nhận, sự vận hành của hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao hiện nay đang bộc lộ rất nhiều hạn chế, bất cập; tồn tại những nghịch lý, khó khăn, vướng mắc kéo dài chưa được khắc phục: Trong những năm qua, mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng kinh phí đầu tư để phát triển các thiết chế văn hóa, thể thao còn rất hạn chế, được tiến hành theo lối “nhỏ giọt, ăn đong”; trong khi nhiều thiết chế văn hóa, thể thao có cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật vẫn còn lạc hậu, quỹ đất ít ỏi, chưa đáp ứng yêu cầu; thì vẫn có một số thiết chế văn hóa, thể thao dù đã được đầu tư rất tốn kém nhưng lại hoạt động kém hiệu quả, thậm chí “bỏ hoang”, gây ra lãng phí lớn; nhiều rạp hát, sân tập và nhà thi đấu thể thao được đầu tư khá hiện đại song do không hoạt động hiệu quả đã nhanh chóng xuống cấp và hầu như phải đóng cửa, ít có thời gian “sáng đèn”; kinh phí hoạt động cho các thiết chế văn hóa, thể thao nhìn chung rất hạn hẹp, nhiều cơ sở chỉ đủ để hoạt động cầm chừng. Bộ máy hoạt động của các thiết chế văn hóa, thể thao kém hiệu quả; nguồn nhân lực cả chuyên môn và quản lý đều chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ. Tiền lương và đãi ngộ đối với đội ngũ cán bộ làm việc tại các thiết chế văn hóa, thể thao chưa thỏa đáng. Công tác hướng dẫn và tổ chức hoạt động tại các thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở chưa được coi trọng, thiếu tính chủ động, sáng tạo.

Khai mạc Hội thảo Văn hóa 2024: Chính sách và nguồn lực cho phát triển thể chế văn hóa, thể thao - Ảnh 6.

Bộ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Văn Hùng dự và có báo cáo trung tâm tại Hội thảo

Có một thực tế là, chủ trương của Đảng về quan tâm đầu tư phát triển các thiết chế văn hoá, thể thao đã rõ, nhất là những chủ trương về xử lý hài hòa mối quan hệ giữa bảo tồn và phát triển; phát triển đồng bộ các loại hình thiết chế văn hoá, thể thao; đổi mới nội dung, phương thức quản lý hoạt động của các thiết chế văn hóa, thể thao từ trung ương đến cơ sở; đẩy mạnh phát triển công nghiệp văn hoá, dịch vụ văn hóa và các lĩnh vực kinh tế thể thao phù hợp với cơ chế thị trường… Tuy nhiên, khi đi vào tổ chức thực hiện thì nhiều địa phương, đơn vị vẫn không biết phải bắt đầu làm từ đâu và phải làm như thế nào. Chúng ta đã thấy, không ít chính sách, quy định của pháp luật vẫn nặng về hướng dẫn chung chung, chưa cụ thể hóa đầy đủ dẫn đến tình trạng “mạnh ai, nấy làm”, cả trong đầu tư nguồn lực và tổ chức hoạt động. Một số nội dung, hình thức hoạt động của các thiết chế văn hóa, thể thao vẫn chưa được điều chỉnh bởi văn bản quy phạm pháp luật; trong khi đó, các chính sách đã được ban hành lại thiếu sự liên thông, đồng bộ. Việc ban hành chính sách cũng chưa thật sự chú ý tới tính đặc thù của một số lĩnh vực văn hóa, thể thao như văn hóa tinh hoa, bác học và thể thao thành tích cao. Một số quy định về tổ chức, hoạt động và tiêu chí của các thiết chế văn hóa, thể thao không phù hợp với thực tiễn. Điều này khiến cho nhiều thiết chế văn hóa, thể thao, nhất là trong lĩnh vực văn hoá, thể thao truyền thống, thật sự gặp khó khăn, lúng túng trong quá trình tiến tới tự chủ tài chính, phải xoay xở “giật gấu vá vai”, thậm chí biến tướng “lách luật” trong việc huy động, phân bổ các nguồn lực và tổ chức nhiều hoạt động nghệ thuật, biểu diễn.

Để góp phần tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc về luật pháp, cơ chế, chính sách, nhất là liên quan đến huy động và phân bổ có hiệu quả nguồn lực cho phát triển các thiết chế văn hóa, thể thao đáp ứng những yêu cầu mới, ông Nguyễn Xuân Thắng đề nghị các đại biểu tham dự Hội thảo tập trung phân tích, làm sâu sắc hơn những nội dung chủ yếu sau: Thứ nhất, hoàn thiện hệ thống luật pháp và cơ chế, chính sách; Thứ hai, tổ chức thực hiện có hiệu quả nội dung về phát triển thiết chế văn hóa, thể thao trong quy hoạch tổng thể; Thứ ba, tăng cường quản lý, sử dụng, khai thác có hiệu quả các thiết chế văn hóa, thể thao;Thứ tư, tăng cường huy động các nguồn lực, đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị cho các thiết chế văn hóa, thể thao; Thứ năm, về tổ chức bộ máy, nhân sự và công tác đào tạo nguồn nhân lực./.



Nguồn: https://toquoc.vn/khai-mac-hoi-thao-van-hoa-2024-chinh-sach-va-nguon-luc-cho-phat-trien-the-che-van-hoa-the-thao-2024051208574295.htm

Cùng chủ đề

Cầu truyền hình trực tiếp chương trình kỷ niệm 70 năm sự kiện Tập kết ra Bắc

(CLO) Chương trình sẽ diễn ra tại 3 điểm cầu Cà Mau, Hải Phòng, Thanh Hoá và được truyền hình trực tiếp trên sóng VTV1 vào ngày 16/11. ...

Sửa quy định về sử dụng kinh phí thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia

Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số 75/2024/TT-BTC sửa đổi, bổ sung Thông tư số 55/2023/TT-BTC quy định quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí sự nghiệp từ nguồn ngân sách nhà nước thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021 - 2025. Sửa quy định về sử dụng kinh phí thực hiện các chương trình mục tiêu quốc giaBộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số 75/2024/TT-BTC sửa đổi, bổ...

Điện ảnh sáng tạo, cất cánh

(Tổ Quốc) - Tối 7/11, Lễ Khai mạc Liên hoan Phim Quốc tế Hà Nội lần thứ VII (HANIFF VII) đã diễn ra tại Nhà hát Hồ Gươm, Hà Nội. ...

Thư chào mừng Liên hoan Phim Quốc tế Hà Nội lần thứ VII của Bộ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Văn Hùng

(Tổ Quốc) - Ngày 7- 11/11 tại Thủ đô Hà Nội, sẽ diễn ra Liên hoan Phim Quốc tế Hà Nội lần thứ VII do Bộ VHTTDL phối hợp với UBND thành phố Hà Nội chỉ đạo; Cục Điện ảnh chủ trì, phối hợp với Sở VHTT Hà Nội cùng các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức. Đây là hoạt động...

Thăm “ngôi nhà chung” bảo tồn văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số huyện A Lưới

(Tổ Quốc) - Việc đưa vào hoạt động Làng văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế) đã đáp ứng được mong mỏi về một "ngôi nhà chung" để bảo tồn, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống các dân tộc đang sinh sống tại đây. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Những thách thức khi làm phim lịch sử

(Tổ Quốc) - Sáng 9/11, trong khuôn khổ Liên hoan Phim quốc tế Hà Nội lần thứ VII (HANIFF VII), đã diễn ra Hội thảo phát triển sản xuất phim khai thác đề tài lịch sử và chuyển thể từ tác phẩm văn học". Thứ trưởng Bộ VHTTDL Tạ Quang Đông,...

Nghiên cứu, đề xuất cho nhân viên trường học được hưởng phụ cấp nghề

(Tổ Quốc) - Bộ GD&ĐT sẽ nghiên cứu, đề xuất cho đội ngũ nhân viên trường học được hưởng chế độ phụ cấp nghề phù hợp với vị trí, việc làm, tương xứng với tính chất, mức độ đào tạo. ...

Vì sao Việt Nam còn thiếu tác phẩm điện ảnh hay về đề tài lịch sử?

(Tổ Quốc) - Sáng 9/11, trong khuôn khổ Liên hoan Phim quốc tế Hà Nội lần thứ VII (HANIFF VII), đã diễn ra Hội thảo phát triển sản xuất phim khai thác đề tài lịch sử và chuyển thể từ tác phẩm văn học". Thứ trưởng Bộ VHTTDL Tạ Quang Đông,...

Độc đáo nghi thức cúng dâng Dèng của đồng bào Tà Ôi

(Tổ Quốc) - Người Tà Ôi tổ chức cúng dâng Dèng vào các dịp lễ của gia đình, làng bản. Đặc biệt là trước khi đi buôn bán Dèng ở nơi xa để tạ ơn Giàng (ông trời) đã ban cho nghề truyền thống dệt Dèng. ...

Đề xuất lương nhà giáo được xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp

(Tổ Quốc) - Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, ngày 9/11, Quốc hội nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra về Dự án Luật Nhà giáo. ...

Bài đọc nhiều

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần

Theo thông tin từ Ban Bảo vệ chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng, sinh năm 1944, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, sau thời gian lâm bệnh, mặc dù được Đảng, Nhà...

Di của ‘Những đứa trẻ trong sương’ tự theo bạn trai hơn 7 tuổi về làm vợ

Nhờ chống lại tục 'bắt vợ', Má Thị Di người dân tộc Mông đã tìm được hạnh phúc bên chồng hơn 7 tuổi. Má Thị Di (thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai) - nhân vật chính trong phim tài liệu Những đứa trẻ trong sương của đạo diễn Hà Lệ Diễm đã có những chia sẻ xúc động về cuộc sống của mình trong tọa đàm "Ra khỏi màn sương" do Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam tổ chức. -...

OpenAI có thể lỗ 44 tỷ USD đến năm 2028

Nếu như những năm đầu thành lập, cả Google và Facebook đều thể hiện sức mạnh tài chính đáng nể thì OpenAI – công ty gần 10 năm tuổi – cho thấy bức tranh trái ngược. Theo hồ sơ tài chính mà The Information thu thập được, nhà phát triển ChatGPT ghi nhận doanh thu tăng trưởng nhanh, có thể đạt 100 tỷ USD năm 2029 song có thể lỗ tổng cộng 44 tỷ USD từ năm 2023 đến...

Ý Lan hát trong đêm nhạc tôn vinh 6 nhạc sĩ nổi tiếng

Ca sĩ Ngọc Châm đã công bố liveshow nhân kỷ niệm chặng đường hơn 20 năm ca hát, 10 năm cô sản xuất chuỗi chương trình tôn vinh tác giả, tác phẩm Vàng son một thuở.Tổng đạo diễn chương trình, nhạc sĩ Nguyễn Quang tiết lộ, đã chọn những ca khúc hay, phù hợp giọng hát của nữ ca sĩ. Sẽ có khoảng 20 ca khúc, được chia thành ba chương, tương ứng với chặng đường hoạt động...

Cùng chuyên mục

Về Bến Tre nhận học bổng Tiếp sức đến trường, tới sớm… 3 tiếng

900 triệu đồng học bổng Tiếp sức đến trường sẽ được báo Tuổi Trẻ và các nhà hảo tâm trao cho tân sinh viên nghèo hai tỉnh Tiền Giang - Bến Tre sáng nay 10-11, tại hội trường lớn UBND tỉnh Bến Tre. ...

‘Chè Việt – Di sản và tương lai”: Nơi cộng đồng yêu trà Việt kết nối giá trị

Chương trình "Chè Việt - Di sản và tương lai" là một hành trình khám phá văn hóa trà từ khắp các vùng miền của Việt Nam.

Tái hiện lịch sử Việt Nam qua hình ảnh nhân vật

Đây là cuốn sách minh họa đặc biệt 264 nhân vật lịch sử, do...

Chú rể tặng cô dâu một chiếc tạp dề giữa đám cưới, hành động sau đó gây tranh cãi không ngớt

Nhiều người tỏ ra bối rối, thậm chí định chỉ trích chú rể vì món quà này. ...

Khai mạc Lễ hội hoa tam giác mạch trên Cao nguyên đá Đồng Văn

(CLO) Tối 9/11, Lễ hội hoa tam giác mạch lần thứ 10 với chủ đề "Miền hoa thương nhớ” đã khai mạc tại Quảng trường trung tâm thị trấn Đồng Văn (Hà Giang). ...

Mới nhất

Bất ngờ với bóng đèn 16 triệu màu, tiết kiệm điện tại Ngày hội Việt Nam Xanh

Gian hàng Signify thu hút đông đúc khách tham quan tại ngày hội Việt Nam Xanh với dàn bóng đèn triệu sắc màu. Đặc biệt, các sản phẩm bóng đèn tại ngày hội được giảm giá đến 50% nhằm khuyến khích tiêu dùng bền vững. ...

Nà Tăm hướng đến giảm nghèo bền vững

Tận dụng tiềm năng, lợi thế của địa phương về thổ nhưỡng, khí hậu, những năm gần đây, cấp ủy Đảng, chính quyền xã Nà Tăm, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu đã linh hoạt lồng ghép các dự án, chương trình giảm nghèo trong vùng đồng bào DTTS. Từ đó, từng bước nâng cao đời sống người dân,...

Bác sĩ tiết lộ nguyên nhân bất ngờ từ chế độ ăn

Bác sĩ điều trị cho bà Tống giải thích: "Tình trạng của bà có liên quan đến chế độ ăn kiêng tiêu cực mà bà thường áp dụng mỗi ngày". ...

Ca sĩ Thanh Hương đưa chuyện tình Chí Phèo

Sau khi tham gia chương trình “Sàn chiến giọng hát 2024", Thanh Hương quyết định đánh dấu mốc mới trên con đường ca hát chuyên nghiệp với MV “Chuyện của Chí...

Ngăn chặn ngộ độc rượu dịp cuối năm

Trong những năm gần đây, tình trạng sử dụng rượu không rõ nguồn gốc, rượu giả, hoặc rượu tự nấu không được kiểm định an toàn đã trở thành một vấn đề đáng lo ngại. Trong những năm gần đây, tình trạng sử dụng rượu không rõ nguồn gốc, rượu giả, hoặc rượu tự nấu không được kiểm định...

Mới nhất