Trang chủKinh tếĐầu tư - Tài chínhChính sách tài khóa các nước giàu 'liều lĩnh khó tin'

Chính sách tài khóa các nước giàu ‘liều lĩnh khó tin’


Thay vì thắt chặt tài khóa khi lạm phát cao và thất nghiệp thấp, theo Economist, các nước giàu đang “liều lĩnh đến khó tin” khi làm ngược lại – tăng chi tiêu, vay nợ.

Ngân sách chính phủ ở các nước giàu đang ngày càng gặp khó. Tránh được thảm họa vỡ nợ công nhưng Mỹ đã thâm hụt ngân sách 2.100 tỷ USD trong 5 tháng đầu năm, tương đương 8,1% GDP.

Tại Liên minh châu Âu, các chính trị gia nhận thấy lãi suất tăng đồng nghĩa với việc gói 800 tỷ USD dành cho chi tiêu phục hồi sau đại dịch sẽ làm cạn kiệt ngân sách chung. Do phần lớn số tiền của gói này là từ đi vay.

Chính phủ Nhật Bản gần đây bỏ việc lập thời gian biểu cho khung chính sách kinh tế để cân đối ngân sách, vốn không bao gồm các khoản thanh toán vãng lai, nhưng thâm hụt vẫn ở mức hơn 6% GDP. Ngày 13/6, lợi suất trái phiếu chính phủ Anh kỳ hạn 2 năm đã lên trên mức tương đương đợt khủng hoảng trái phiếu do chương trình ngân sách tạm thời vào tháng 9 năm ngoái.





Thâm hụt ngân sách của Mỹ. Nguồn: The Economist

Thâm hụt ngân sách của Mỹ. Nguồn: The Economist

Chính sách tài khóa các nước giàu không chỉ có vẻ liều lĩnh mà còn không phù hợp với hoàn cảnh kinh tế ngày nay, theo đánh giá của Economist.

Xét về hoàn cảnh, vào ngày 14/6, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã giữ nguyên lãi suất để chờ đợi thêm tín hiệu về sức khỏe của nền kinh tế. Nhưng với lạm phát cơ bản trên 5%, ít người tin rằng lãi suất sẽ tiếp tục đứng yên.

Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) cũng đã sẵn sàng tăng lãi suất một lần nữa. Ngân hàng trung ương Anh (BoE) gần như chắc chắn sẽ làm theo vào ngày 22/6. Với mức lương danh nghĩa tăng 6,5%, Anh là nước duy nhất phải đối mặt với mối đe dọa của vòng xoáy giá cả tiền lương đều đi lên.

Lạm phát cao, tỷ lệ thất nghiệp thấp và lãi suất tăng có nghĩa là thế giới cần chính sách chặt chẽ, tức hạn chế chi tiêu và vay mượn. Nhưng các nước giàu đang ngược lại. Thâm hụt của Mỹ trước đây chỉ vượt quá 6% trong các thời kỳ hỗn loạn: trong chiến tranh thế giới thứ hai, sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu và gần đây nhất là sau đợt phong tỏa do Covid-19.

Hiện không có thảm họa nào như vậy khiến việc chi tiêu khẩn cấp trở nên cần thiết. Ngay cả cuộc khủng hoảng năng lượng ở châu Âu cũng tạm lắng. Vì thế, mục tiêu chính các chính phủ đi vay khổng lồ là để kích thích kinh tế, đẩy lãi suất cao hơn mức cần thiết. Lãi suất cao hơn dẫn đến nhiều khả năng xảy ra bất ổn tài chính hơn.

Cùng với đó, ngân sách của chính phủ cũng bị ảnh hưởng. Đơn cử, với mỗi mức tăng lãi suất một điểm phần trăm, chi phí trả nợ của chính phủ Anh tăng 0,5% GDP trong vòng một năm. Một lý do khiến Mỹ gặp khó là Fed phải trả lãi nhiều hơn cho số tiền mà họ tạo ra để mua lại trái phiếu chính phủ Mỹ trong những năm cần kích thích kinh tế. Tóm lại, chính sách tiền tệ chỉ kiểm soát được lạm phát nếu chính sách tài khóa thận trọng. Khả năng mất kiểm soát càng tăng khi lãi suất tăng.

Tuy nhiên, nỗ lực của các chính trị gia để thay đổi là rất ít. Ngay cả sau khi “Đạo luật trách nhiệm tài khóa” nâng trần nợ của Mỹ và cắt giảm chi tiêu, nợ công ròng của nước này được dự báo sẽ tăng từ 98% GDP hiện nay lên 115% vào 2033.

Chính phủ Anh đã lên kế hoạch thắt lưng buộc bụng vào năm ngoái nhưng giờ dự định cắt giảm thuế. Khu vực đồng euro nhìn chung có vẻ đủ vững chắc nhưng nhiều quốc gia thành viên lại rất mong manh. Với mức lãi suất hiện tại – và có thể còn tăng – để giảm tỷ lệ nợ công trên GDP một điểm phần trăm mỗi năm ở Italy, đòi hỏi nước này có thặng dư ngân sách trước khi trả lãi vay là 2,4% GDP.

Tại sao một số nước giàu vẫn tăng chi tiêu, dù có thể bằng tăng vay nợ? Không chỉ dùng phát triển kinh tế, đó có thể còn do quan điểm của các chính trị gia về điều gì là cấp bách hoặc quen với mô hình vận hành thâm hụt ngân sách.

Ở Italy, nợ công trên GDP đã hạ nhiệt so với đỉnh về mức 144,7 % GDP vào tháng 12/2022 nhưng vẫn cao hơn đáng kể so với mức 103,9 % vào tháng 12/2007, theo tổ chức dữ liệu kinh tế CEIC Data. Nợ ở mức cao nhưng nước này cần nhiều hạng mục đang cần tăng chi.

Hệ thống lương hưu và chăm sóc sức khỏe đối mặt áp lực dân số già. Mục tiêu trung hòa carbon đòi hỏi đầu tư công. Rủi ro địa chính trị tăng nhu cầu chi cho quốc phòng. Muốn đáp ứng các nhu cầu này cần phải tăng thuế hoặc chấp nhận in thêm tiền và lạm phát dâng cao.

Tại Mỹ đầu tháng này, sau khi quốc hội cho phép nâng trần nợ công lần thứ 103 kể từ năm 1945, giới quan sát tin rằng sẽ còn có lần thứ 104 và sau nữa. Adel Mahmoud, Chủ tịch Diễn đàn Nghiên cứu Kinh tế Cairo (Ai Cập), nói rằng cuộc khủng hoảng trần nợ công sẽ xảy ra một lần nữa vì chính phủ Mỹ vốn đã chi tiêu vượt quá khả năng thu ngân sách và dựa vào việc vay mượn để trang trải hoạt động.

Ngay tại Đức, đất nước nổi tiếng với tài khóa kỷ luật cao, với nợ công chỉ ở mức 66,4% GDP đến cuối năm ngoái, quan điểm về chính sách tài khóa cũng dần thay đổi và đang là đề tài tranh cãi.





Diễn biến tỷ lệ nợ công so với GDP của Đức. Nguồn: CEIC Data

Diễn biến tỷ lệ nợ công so với GDP của Đức. Nguồn: CEIC Data

Sau khi đối mặt với các cuộc khủng hoảng liên tiếp do đại dịch và xung đột Ukraine, Đức đã rời bỏ chính sách tài khóa chặt chẽ đặc trưng. Năm 2020, sau 8 năm ngân sách cân bằng (2012-2019), với tổng nợ công từ khoảng 80% GDP chỉ còn 60%, Thủ tướng khi đó Angela Merkel tuyên bố nước này sẵn sàng chi tiêu mạnh tay để bù đắp tác động kinh tế của Covid-19.

Và khi tác động của biến đổi khí hậu trở nên rõ ràng hơn, một số người trong giới chính trị Đức – đặc biệt là Đảng Xanh – lập luận rằng nó nên được coi là một vấn đề cấp bách đòi hỏi mức đầu tư ngang với đại dịch và chiến tranh.

Marcel Fratzscher, Chủ tịch của Viện nghiên cứu kinh tế Đức, ủng hộ điều này. Theo ông, cần nghĩ đến việc tăng chi tiêu khi cân nhắc giữa việc hành động nhanh để thành công và rẻ hơn, hay là chậm và thách thức hơn. “Nếu chính phủ Đức thành thật, họ sẽ nhận ra rằng chúng ta đang ở trong một trạng thái khủng hoảng hầu như là vĩnh viễn, rằng chúng ta đang đối diện với những sự biến đổi lớn phía trước, và điều đó không phải là lựa chọn”, ông nói.

Nhưng một số nhà kinh tế Đức khác xem ba năm qua là một ngoại lệ về tài khóa. Họ mong muốn tái thiết lập cơ chế ngăn việc tăng vay nợ càng sớm càng tốt. Họ lập luận rằng chính phủ đã có khả năng chi tiêu tự do trong thời kỳ đại dịch do đã tiết kiệm trong những năm trước đó.

Niklas Potrafke, nhà kinh tế tại Viện Nghiên cứu Kinh tế Ifo (Munich, Đức), nói việc chính phủ phản ứng với đại dịch bằng chính sách tài khóa mở rộng là tốt. Nhưng xung đột Ukraine đã gây ra cuộc khủng hoảng tiếp theo và làm chính sách tài khóa tiếp tục phình ra. “Tôi lo lắng rằng đại dịch và cuộc chiến ở Ukraine đã tạo ra tâm lý mãi mãi chấp nhận tăng quy mô chi tiêu ngân sách. Chính phủ cần xem xét các chiến lược hợp nhất”, chuyên gia này nói.

Phiên An (theo Economist, FP, Xinhua)




Source link

Cùng chủ đề

Chính sách kinh tế của Trump và Harris tác động đến thị trường vàng như thế nào?

Các chuyên gia đang đánh giá tác động các chính sách kinh tế của cựu Tổng thống Donald Trump và Phó Tổng thống Kamala Harris đối với thị trường vàng. Sau nhiều tháng diễn thuyết, thăm dò, tranh luận và suy đoán, ngày bầu cử cuối cùng đã đến. Hôm nay, người dân Mỹ sẽ tới các điểm bỏ phiếu để lựa chọn giữa cựu Tổng thống Donald Trump và Phó Tổng thống hiện tại Kamala...

Các xu hướng lớn trong quản trị tài chính toàn cầu

Sự vận động của toàn cầu hóa, môi trường giao dịch tài chính và dòng chu chuyển vốn trong bối cảnh cục diện quan hệ quốc tế biến động tạo ra cơ hội và thách thức mới, đòi hỏi sự đáp ứng và thay đổi không ngừng của hệ thống quản trị tài chính toàn cầu.

Nợ công tăng vọt của Mỹ là ‘cơ hội vàng’ cho Trung Quốc

Trung Quốc đang dần khẳng định mình là một nhân tố chính trong khu vực được gọi là Phương Nam Toàn cầu (Global South). Trong vài thập kỷ qua, Trung Quốc đã trở thành chủ nợ lớn nhất thế giới của các nước đang phát triển. Điều đó khiến nhiều người lo ngại rằng nước này có thể kiểm soát các đối tác thông qua "bẫy nợ" và sử dụng điều này để thiết lập "phạm vi ảnh...

Bầu cử Mỹ 2024: Hai ứng cử viên tập trung vào chính sách kinh tế để lấy lòng cử tri

Trong bối cảnh còn chưa đầy 2 tuần nữa nước Mỹ sẽ chính thức bước vào cuộc bầu cử Tổng thống 4 năm một lần, các kết quả thăm dò cho thấy cuộc cạnh tranh gay gắt giữa ứng cử viên đảng Dân chủ, Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris và ứng cử viên đảng Cộng hòa, cựu Tổng thống Donald Trump. Theo phóng viên TTXVN tại Washington, kết quả thăm dò mới nhất của Reuters/Ipsos, với biên độ sai...

Nợ công và đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc

Dự kiến, các chỉ tiêu nợ đến cuối năm 2024 nằm trong giới hạn trần và ngưỡng cảnh báo an toàn đã được Quốc hội quyết định. Nếu triển khai Dự án Đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam, thì nợ công, nợ chính phủ và nợ nước ngoài của quốc gia đều thấp hơn mức cho phép. Dự án Đường sắt...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt đánh giá phiên đối thoại báo cáo UPR của đoàn Việt Nam

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt cho biết Việt Nam đã có một phiên đối thoại UPR rất thành công với sự tham gia của đông đảo các nước thành viên Liên hợp quốc. Ngày 10/5 (giờ Thụy Sĩ), Nhóm làm việc về Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc đã đồng thuận thông qua Báo cáo quốc gia UPR của Việt Nam. Chia sẻ với...

Khối sỏi san hô chiếm gần hết thận người phụ nữ

TP HCMBà Phương, 59 tuổi, bị sỏi thận nhiều năm, ba tháng nay đau thắt lưng nhiều hơn, bác sĩ phát hiện khối sỏi san hô 7 cm to gần bằng quả thận. Ngày 9/5, thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Tân Cương, Phó khoa Tiết niệu, Trung tâm Tiết niệu - Thận học - Nam khoa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, cho biết khối sỏi san hô nhiều nhánh nằm ở thận phải bệnh nhân, gần...

Venezuela trở thành quốc gia đầu tiên mất tất cả sông băng 

Venezuela từng có 6 sông băng rộng 1.000 km2 vào năm 1910, nhưng chúng nhanh chóng trở thành những vùng băng nhỏ không đủ tiêu chuẩn xếp loại sông băng. Sông băng Humboldt hiện nhỏ đến mức được phân loại là cánh đồng băng. Ảnh: Jorge ferrer Sự biến mất của sông băng cuối cùng, Humboldt, đưa Venezuela về nhất trong cuộc đua trở thành quốc gia đầu tiên trong thời hiện đại chứng kiến toàn bộ sông băng tan...

Cuộc chiến pháp lý dài hơi giữa TikTok với chính phủ Mỹ

TikTok và ByteDance kiện chính phủ Mỹ về đạo luật có thể cấm ứng dụng này, châm ngòi cuộc chiến pháp lý có thể kéo dài đến giữa năm 2025. TikTok và công ty mẹ ByteDance, trụ sở Trung Quốc, ngày 7/5 đệ đơn kiện lên Tòa phúc thẩm liên bang Quận Columbia, sau khi Tổng thống Joe Biden ngày 24/4 ký ban hành Đạo luật Bảo vệ người Mỹ khỏi ứng dụng do đối thủ nước ngoài kiểm...

HLV Văn Sỹ Sơn: ‘V-League cần kiểm tra doping cầu thủ’

Quảng NamSau sự việc năm cầu thủ Hà Tĩnh bị bắt vì sử dụng ma tuý, HLV Văn Sỹ Sơn cho rằng cần tăng cường kiểm tra doping ở V-League. Hôm qua, Công an tỉnh Hà Tĩnh thông cáo về việc bắt giữ 10 người có hành vi tổ chức, sử dụng trái phép chất ma túy diễn ra vào ngày 4/5 tại một khách sạn trên địa bàn thành phố Hà Tĩnh. Trong đó có năm cầu thủ...

Bài đọc nhiều

BMS: Hệ thống quản lý pin cho trung tâm dữ liệu, giải pháp tối ưu giúp quản lý năng lượng

Đối với các trung tâm dữ liệu, sự ổn định của hệ thống điện đóng vai trò thiết yếu trong việc duy trì hoạt động liên tục và bảo vệ dữ liệu. Các sự cố về nguồn điện hoặc lỗi hệ thống pin dự phòng (UPS) có thể gây ra những gián đoạn nghiêm trọng, dẫn đến thiệt hại về thời gian và tài chính. Đó là lý do tại sao Hệ thống Quản lý Pin (Battery Management System...

100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2023

Ngoài Nestlé Việt Nam và Abbott, top 5 nơi làm việc quy mô lớn được đánh giá 'tốt nhất Việt Nam' có thêm nhân tố mới Acecook, Coca-Cola, FPT. Tối 23/11 tại TP HCM, Công ty cổ phần Anphabe kết hợp với Công ty nghiên cứu thị trường Intage công bố danh sách những nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2023. Đây là năm thứ 10 đơn vị này công bố danh sách này.Dẫn đầu danh sách...

Ngày hội Việt Nam Xanh: Thúc đẩy lối sống xanh, tiêu dùng xanh

Sáng nay (9-11) Ngày hội Việt Nam Xanh khai hội tại Nhà văn hóa Thanh niên (số 4 Phạm Ngọc Thạch, quận 1, TP.HCM), mở ra hai ngày hội hè tưng bừng trong không gian xanh giữa trung tâm TP.HCM với hàng loạt hoạt động xuyên suốt đến hết ngày 10-11. ...

10 tỉ phú thế giới có thêm 64 tỉ USD sau chiến thắng của ông Trump

Tài sản của 10 người giàu nhất thế giới đã tăng kỷ lục sau khi ông Trump tái đắc cử tổng thống. Báo Guardian ngày 7-11 cho biết tài sản của 10 người giàu nhất thế giới, trong đó phần lớn là tỉ phú...

Mưa cổ tức nghìn tỷ đồng sắp về tài khoản cổ đông dịp cuối năm

Các doanh nghiệp lớn như Hóa chất Đức Giang, VEAM, Sabeco, Tổng công ty Sông Đà... sẽ tiến hành trả cổ tức bằng tiền đến cổ đông trong thời gian tới. Mưa cổ tức nghìn tỷ đồng sắp về tài khoản cổ đông dịp cuối nămCác doanh nghiệp lớn như Hóa chất Đức Giang, VEAM, Sabeco, Tổng công ty Sông Đà... sẽ tiến hành trả cổ tức bằng tiền đến cổ đông trong thời gian tới. ...

Cùng chuyên mục

Quảng Ninh xử lý hơn 30 trường hợp khai thác IUU bất hợp pháp

Cơ quan chức năng tỉnh Quảng Ninh đã xử phạt hơn 30 trường hợp vi phạm có liên quan đến khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU), nộp ngân sách nhà nước hơn 700 triệu đồng. ...

Quỹ đầu tư tìm cách “ăn chắc, mặc bền”

Không sẵn sàng chấp nhận rủi ro, các quỹ đầu tư hiện chỉ ưu tiên tìm kiếm các doanh nghiệp có dòng tiền bền vững, có lợi nhuận và mô hình kinh doanh tốt. Không sẵn sàng chấp nhận rủi ro, các quỹ đầu tư hiện chỉ ưu tiên tìm kiếm các doanh nghiệp có dòng tiền bền vững, có lợi nhuận và mô hình kinh doanh tốt. ...

Bất ngờ với bóng đèn 16 triệu màu, tiết kiệm điện tại Ngày hội Việt Nam Xanh

Gian hàng Signify thu hút đông đúc khách tham quan tại ngày hội Việt Nam Xanh với dàn bóng đèn triệu sắc màu. Đặc biệt, các sản phẩm bóng đèn tại ngày hội được giảm giá đến 50% nhằm khuyến khích tiêu dùng bền vững. ...

Dự báo bất ngờ về giá vàng tuần sau

(NLĐO) – Sau nhiều tuần đồng loạt dự báo tăng với diễn biến tích cực, giới phân tích lo lắng giá vàng tuần sau sẽ tiếp tục giảm, vì sao? ...

‘Ông lớn’ chia cổ tức khủng, một bộ được nhận gần 6.000 tỷ

Kinh tế khó khăn nhưng một số doanh nghiệp vẫn chia cổ tức khá đậm bằng tiền. Bộ Công Thương sắp nhận về gần 6.000 tỷ đồng từ "gà đẻ trứng vàng". HĐQT Tổng công ty Máy động lực và Máy nông nghiệp Việt Nam – Veam (mã VEA) vừa thông qua nghị quyết chia cổ tức 2023 bằng tiền với tỷ lệ 50,3518%. Ngày đăng ký cuối cùng nhận cổ tức 2023 là 20/11. Ngày dự kiến thanh toán...

Mới nhất

Cháy nhà ở trung tâm TPHCM, nhiều người mắc kẹt được giải cứu

Căn nhà ở trung tâm TPHCM xảy ra hỏa hoạn, lửa kèm khói bao trùm khiến một số người mắc kẹt bên trong. Ngày 10/11, Công an quận 10 (TPHCM) đang phối hợp với các đơn vị liên quan điều tra nguyên nhân vụ cháy nhà ở đường Bà Hạt, phường 9. Hơn 7h30, lửa kèm khói đen bao trùm căn...

Ông Trump thắng toàn bộ 7 bang chiến địa, về đích với 312 phiếu

Các hãng truyền thông Mỹ ngày 9.11 dự phóng ông Trump dự phóng ông Trump chiến thắng ở bang Nevada, qua đó giành...

Ca nhiễm H5N1 đầu tiên phát hiện ở người tại Canada thuộc tuổi vị thành niên

Giới chức y tế Canada cho biết trường hợp nghi ngờ đầu tiên mắc cúm gia cầm H5N1 ở người tại Canada đã được phát hiện tại bang British Columbia.

Xuất khẩu hồ tiêu sang thị trường Trung Quốc dự báo sẽ tăng mạnh vào đầu năm 2025

Xuất khẩu hồ tiêu sang thị trường Trung Quốc 10 tháng đầu năm 2024 giảm đến 84% và dự báo sẽ tăng mạnh trở lại vào đầu năm 2025. Có sự chuyển dịch về thị trường và chủng loại hồ tiêu xuất khẩu, Theo thống kê bộ sơ bộ của Hiệp hội Hồ...

Tăng mạnh đến 2.200 đồng/kg, mốc 140.000 đồng được thiết lập

Cập nhật giá tiêu hôm nay ngày 10/11/2024, giá tiêu Đắk Lắk, Gia Lai, giá tiêu Bà Rịa - Vũng Tàu hôm nay tăng hay giảm; giá tiêu mới nhất ngày 10/11 thế nào? Giá tiêu hôm nay ngày 10/11/2024, tại khu vực Đông Nam Bộ tăng từ 1.000 - 2.200 đồng/kg ở phần lớn các...

Mới nhất