Trang chủKinh tếNông nghiệpChính sách đặc thù khuyến khích phát triển lâm nghiệp bền vững...

Chính sách đặc thù khuyến khích phát triển lâm nghiệp bền vững của Quảng Ninh có điểm gì mới?


Tại Kỳ họp thứ 19, HĐND tỉnh Quảng Ninh khóa XIV nhiệm kỳ 2021-2026 đã thông qua 25 nghị quyết theo thẩm quyền với sự đồng thuận, thống nhất cao từ các đại biểu HĐND tỉnh. Trong đó có nhiều nội dung quan trọng, cần thiết, không chỉ bảo đảm cho sự ổn định, đổi mới phát triển của tỉnh trong năm 2024, mà còn của cả giai đoạn 2021-2025 thuộc thẩm quyền HĐND tỉnh.

Chính sách đặc thù khuyến khích phát triển lâm nghiệp bền vững của Quảng Ninh có điểm gì mới?- Ảnh 1.

Việc triển khai Nghị quyết 337 đã góp phần thúc đẩy lâm nghiệp Quảng Ninh phát triển bền vững. Ảnh: QMG

Theo đó, HĐND tỉnh Quảng Ninh đã quyết nghị thông qua nghị quyết về nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội trong 6 tháng cuối năm 2024; phê duyệt chủ trương đầu tư một số dự án đầu tư công vốn ngân sách tỉnh; dự kiến kế hoạch đầu tư công năm 2025; tán thành chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2023 – 2025; quy định tặng thưởng danh hiệu “Công dân Quảng Ninh ưu tú”; nhiệm vụ Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu Bắc Phong Sinh tỉnh Quảng Ninh đến năm 2045; ban hành quy chế bảo vệ bí mật nhà nước của HĐND tỉnh Quảng Ninh…

Đáng chú ý, HĐND tỉnh Quảng Ninh khóa XIV nhiệm kỳ 2021-2026 đã thông qua Nghị quyết quy định một số chính sách đặc thù để khuyến khích phát triển lâm nghiệp bền vững trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.

Trước đó, HĐND tỉnh Quảng Ninh khóa XIII thông qua Nghị quyết số 337/2021/NQ-HĐND ngày 23/4/2021 về việc quy định một số chính sách đặc thù để khuyến khích phát triển lâm nghiệp bền vững trên địa bàn tỉnh. Nghị quyết số 337 đã đóng góp tích cực vào kết quả phát triển diện tích rừng gỗ lớn, cây bản địa, nâng cao chất lượng rừng trồng của tỉnh. Giai đoạn 2021-2023, toàn tỉnh đã trồng được 4.170ha rừng gỗ lớn, cây bản địa; tỷ lệ che phủ rừng đạt 55%.

Tuy nhiên, trong quá trình triển khai Nghị quyết 337, còn một số tồn tại như: Chưa có cơ chế hỗ trợ hộ gia đình, cá nhân phát triển kinh tế dưới tán rừng trong thời gian chờ thu hoạch; cây quế vẫn chiếm diện tích lớn, trên 92% tổng diện tích thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển rừng gỗ lớn, các loài lim, giổi, lát… chiếm tỷ lệ thấp, chưa tương xứng với tiềm năng của địa phương; việc quản lý, giám sát chất lượng cây còn hạn chế; đối tượng hỗ trợ chưa được mở rộng, mới chỉ dừng lại ở hộ gia đình, chủ rừng…

Chính sách đặc thù khuyến khích phát triển lâm nghiệp bền vững của Quảng Ninh có điểm gì mới?- Ảnh 2.

Nghị quyết quy định một số chính sách đặc thù để khuyến khích phát triển lâm nghiệp bền vững trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh vừa được HĐND tỉnh thông qua có nhiều điểm mới. Ảnh: QMG

So với Nghị quyết số 337/2021/NQ-HĐND, Nghị quyết quy định một số chính sách đặc thù để khuyến khích phát triển lâm nghiệp bền vững trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh vừa được HĐND tỉnh Quảng Ninh khóa XIV thông qua có một số điểm mới.

Cụ thể, mở rộng phạm vi áp dụng từ 3 địa phương (Hạ Long, Ba Chẽ, Cẩm Phả) lên thành áp dụng trên toàn tỉnh; mở rộng đối tượng thụ hưởng chính sách, từ chỉ hỗ trợ cho hộ gia đình, cá nhân lên thành hỗ trợ đối với tổ chức, doanh nghiệp, hợp tác xã, nhóm hộ, hộ gia đình, cá nhân.

Nâng mức hỗ trợ trồng rừng gỗ lớn, từ chỉ hỗ trợ kinh phí mua cây giống với mức 15 triệu đồng/ha lên thành hỗ trợ kinh phí mua cây giống và công chăm sóc với mức 20 triệu đồng/ha; đồng thời nâng mức hỗ trợ vay vốn Ngân hàng CSXH từ 20 triệu đồng/ha lên thành 30 triệu đồng/ha.

Bổ sung chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế dưới tán rừng, trong đó: Hỗ trợ cho các hộ gia đình, cá nhân đã tham gia chính sách trồng rừng gỗ lớn với mức 10 triệu đồng/ha diện tích rừng trồng gỗ lớn để trồng cây lâm sản ngoài gỗ, chăn nuôi gia súc, gia cầm.

Nghị quyết được thông qua thay thế Nghị quyết số 337/2021/NQ-HĐND sẽ tạo giải pháp cho các hộ gia đình, cá nhân lấy ngắn nuôi dài trong thời gian chưa có thu nhập từ cây trồng chính. Thời hạn áp dụng Nghị quyết đến hết ngày 31/12/2026.

Các nghị quyết được thông qua tại Kỳ họp thứ 19, HĐND Tỉnh Quảng Ninh khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026:

(1) Nghị quyết về nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội 6 tháng cuối năm 2024.

(2) Nghị quyết về phê duyệt chủ trương đầu tư một số dự án đầu tư công vốn ngân sách tỉnh Quảng Ninh.

(3) Nghị quyết về việc điều chỉnh, bổ sung kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 vốn ngân sách cấp tỉnh.

(4) Nghị quyết dự kiến kế hoạch đầu tư công tỉnh Quảng Ninh năm 2025.

(5) Nghị quyết về việc phê duyệt bổ sung biên chế sự nghiệp giáo dục mầm non và phổ thông công lập trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh năm 2024.

(6) Nghị quyết về việc quyết định số lượng hợp đồng lao động trong các cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông công lập do Nhà nước bảo đảm chi thường xuyên trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh năm 2024.

(7) Nghị quyết quy định tiêu chí thành lập, tiêu chí về số lượng; mức hỗ trợ, bồi dưỡng, và các khoản chi khác bảo đảm điều kiện hoạt động đối với Tổ bảo vệ an ninh, trật tự trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.

(8) Nghị quyết về việc bổ sung, điều chỉnh, phân bổ dự toán ngân sách cấp tỉnh năm 2024 và một số nội dung thuộc lĩnh vực tài chính – ngân sách.

(9) Nghị quyết tán thành chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã thuộc tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2023 – 2025.

(10) Nghị quyết quy định về tặng danh hiệu “Công dân Quảng Ninh ưu tú”.

(11) Nghị quyết về việc thông qua danh mục các dự án, công trình thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất và quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác trên địa bàn tỉnh đợt 2 năm 2024; điều chỉnh, bổ sung diện tích dự án, diện tích thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất, chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác đối với một số dự án, công trình đã được HĐND tỉnh thông qua.

(12) Nghị quyết về việc hủy bỏ danh mục các dự án, công trình chuyển mục đích sử dụng đất và thu hồi đất đã được HĐND tỉnh thông qua nhưng quá 03 năm chưa có quyết định thu hồi đất, chưa được phép chuyển mục đích sử dụng đất.

(13) Nghị quyết quy định một số chính sách đặc thù để khuyến khích phát triển lâm nghiệp bền vững trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.

(14) Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số nội dung quy định tại Điều 1 Nghị quyết số 310/2020/NQ-HĐND ngày 09/12/2020 của HĐND tỉnh về việc ban hành chính sách hỗ trợ học nghề thuộc danh mục nghề khuyến khích đào tạo và hỗ trợ học phí học văn hóa cho học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở học tiếp lên trình độ trung cấp, cao đẳng trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2021-2025.

(15) Nghị quyết quy định mức lập dự toán và mức chi kinh phí ngân sách nhà nước thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.

(16) Nghị quyết thông qua nhiệm vụ Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu Bắc Phong Sinh tỉnh Quảng Ninh đến năm 2045.

(17) Nghị quyết về Chương trình giám sát của HĐND tỉnh năm 2025.

(18) Nghị quyết về Kết quả giám sát việc thực hiện Nghị quyết số 190/NQ-HĐND ngày 08/12/2023 của HĐND tỉnh và kết quả giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp thứ 16 HĐND tỉnh khóa XIV.

(19) Nghị quyết về chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ 19 HĐND tỉnh.

(20) Nghị quyết thành lập Đoàn giám sát việc thực hiện các Nghị quyết của HĐND tỉnh về Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025.

(21) Nghị quyết về việc ban hành quy chế bảo vệ bí mật nhà nước của HĐND tỉnh Quảng Ninh.

(22-25) Các Nghị quyết về công tác cán bộ.





Nguồn: https://danviet.vn/chinh-sach-dac-thu-khuyen-khich-phat-trien-lam-nghiep-ben-vung-cua-quang-ninh-co-diem-gi-moi-20240710235749767.htm

Cùng chủ đề

Trồng rừng gỗ lớn-Nhìn từ Quảng Ninh: Vướng mắc trong chính sách hỗ trợ (Bài 2)

Tại xã Đồn Đạc, huyện Ba Chẽ việc trồng rừng gỗ lớn được triển khai từ năm 2021. Theo đó, năm 2021 và 2022, địa phương chủ yếu là trồng quế, đến nay đạt khoảng 600ha; Năm 2023, toàn xã trồng được 13ha lim, 18ha dổi...Theo lãnh đạo UBND xã, hiện Đồn Đạc có 2 cán bộ địa chính phụ trách mảng trồng rừng gỗ lớn. Với diện tích rất lớn nên dù phải đưa cán bộ...

Thừa Thiên Huế thành lập các tổ công tác cấp tỉnh, cấp huyện phát triển trồng rừng gỗ lớn

Ngày 12/4, theo tin từ UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, cơ quan này đã chỉ đạo UBND các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn thành lập các tổ công tác cấp huyện để phối hợp triển khai thực hiện phát triển trồng rừng sản...

Ngành gỗ họp bàn tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy xuất khẩu năm 2024

Chiều 9/3, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Hiệp hội Gỗ và lâm sản Việt Nam và UBND tỉnh Bình Định tổ chức Hội nghị “Giao ban ngành chế biến, xuất khẩu gỗ và lâm sản quý I/2024”. Sự kiện nằm trong chuỗi hoạt động của Hội chợ Quốc tế hàng phong cách ngoài trời tại Quy Nhơn 2024 (Q-Fair 2024). Xuất khẩu dù đã có tín hiệu phục hồi nhưng vẫn...

Nhân lên cánh rừng gỗ lớn tạo sinh kế bền vững

Chủ trương đúng đắnĐể hiện thực hóa chủ trương về trồng rừng gỗ lớn, năm 2019 tỉnh Quảng Ninh đã có Nghị quyết 19-NQ/TU về phát triển lâm nghiệp bền vững đến 2025, tầm nhìn đến 2030 và Nghị quyết 337/2021/NQ-HĐND quy định một số chính sách đặc thù nhằm...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Áp thấp nhiệt đới sắp vào biển Đông thành bão số 4 có điều kiện hình thành giống bão YAGI

Ông Nguyễn Văn Hưởng, Trưởng phòng Dự báo thời tiết, Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia nhận định ban đầu về áp thấp nhiệt đới gần biển Đông, có khả năng cao vào biển Đông, thành bão số 4 và những vấn...

Cá sặc rằn, cá đồng xưa chạy hàng đàn rẻ như cho, nay nuôi ở Bình Dương, bán 65.000 đồng/kg

Đó là khẳng định của ông Phùng Văn Thức, ngụ ấp Đồng Tâm, xã Tam Lập, huyện Phú Giáo (tỉnh Bình Dương), một người nuôi cá sặc rằn cho thu nhập tốt hiện nay ở Phú Giáo.Ông Phùng Văn Thức cho biết, thời gian qua gia...

Trồng cây quế to bự lấy vỏ bán có mùi thơm, cay như ớt, nông dân Quảng Nam lãi gần 1 tỷ/ha

Quế đã trở thành cây lâm nghiệp mang lại giá trị kinh tế cao, giúp người dân tại nhiều địa phương thoát nghèo và vươn lên làm giàu. Huyện miền núi Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam, với diện tích đất tự nhiên hơn 45.000ha cộng với...

Nhiều trường đại học không tổ chức, không nhận hoa ngày khai giảng, chuyển hàng tỷ đồng đến Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

Chia sẻ với PV báo Dân Việt, TS Trần Đình Lý, hiệu phó Trường Đại học Nông Lâm TP.HCM cho hay: "Theo kế hoạch sáng 17/9 trường sẽ tổ chức lễ khai giảng năm học 2024-2025. Lễ Khai giảng là một sự kiện quan trọng, có...

Cung điện nào của nhà Nguyễn ở kinh đô Huế có quy mô kiến trúc đồ sộ nhất, vua xây cho ai ở?

Trong Châu bản triều Nguyễn hiện bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia I, có nhiều văn bản ghi chép về xây dựng, trùng tu và mở rộng khuôn viên cung Diên Thọ cũng như các hoạt động liên quan đến sinh hoạt thường...

Bài đọc nhiều

Cung điện nào của nhà Nguyễn ở kinh đô Huế có quy mô kiến trúc đồ sộ nhất, vua xây cho ai ở?

Trong Châu bản triều Nguyễn hiện bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia I, có nhiều văn bản ghi chép về xây dựng, trùng tu và mở rộng khuôn viên cung Diên Thọ cũng như các hoạt động liên quan đến sinh hoạt thường...

Vietcombank cập nhật tính năng chuyển tiền ủng hộ đồng bào bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3 và mưa lũ trên VCB...

Để góp phần giúp đồng bào bị ảnh hưởng bởi bão lũ giảm bớt khó khăn, với vai trò cầu nối, Vietcombank đã nhanh chóng phối hợp với các Tổ chức/Đơn vị/Quỹ tại Trung ương và địa phương (Mặt trận tổ quốc, Hội chữ thập đỏ, Quỹ hỗ trợ…) để mở tài khoản và đưa thông tin lên ngân hàng số VCB từ ngày 06/9/2024 đến nay, cơn bão số 3 và mưa lũ đã gây thiệt...

Ở một nơi của Quảng Trị, dân trồng cây an xoa tốt um trên đồi, hễ cắt là bán giá hời, cả làng vui

Vừa được mùa, lại được các cơ sở chế biến cao dược liệu trên địa bàn đến thu mua ngay tại ruộng với giá cao nên nông dân hết sức phấn khởi.Những ngày này, nhiều hộ gia đình trồng cây an xoa trên địa bàn huyện...

Áp thấp nhiệt đới sắp vào Biển Đông, khả năng cao thành bão số 4

Tin áp thấp nhiệt đới mới nhấtTheo Dự báo của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, hiện nay, một áp thấp nhiệt đới đang hoạt động trên vùng biển phía Đông đảo Luzon (Philippines). Cập nhật vị trí và đường đi của...

dồn sức sản xuất cây vụ Đông, không để ruộng đồng bỏ hoang

Tích cực khắc phục sau thiên tai Trong cơn bão số 3, huyện Phúc Thọ không ghi nhận thương vong về người và thiệt hại lớn về tài sản của Nhân dân. Tuy nhiên, sản xuất nông nghiệp chịu ảnh hưởng khá lớn. Thống kê của Phòng Kinh tế huyện cho thấy, bão số 3 và mưa lũ sau bão đã khiến hơn 1.000ha lúa bị ngập, gãy, đổ, trong đó có 145ha bị ngập sâu. Gần 300ha rau màu...

Cùng chuyên mục

Áp thấp nhiệt đới sắp vào biển Đông thành bão số 4 có điều kiện hình thành giống bão YAGI

Ông Nguyễn Văn Hưởng, Trưởng phòng Dự báo thời tiết, Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia nhận định ban đầu về áp thấp nhiệt đới gần biển Đông, có khả năng cao vào biển Đông, thành bão số 4 và những vấn...

Cá sặc rằn, cá đồng xưa chạy hàng đàn rẻ như cho, nay nuôi ở Bình Dương, bán 65.000 đồng/kg

Đó là khẳng định của ông Phùng Văn Thức, ngụ ấp Đồng Tâm, xã Tam Lập, huyện Phú Giáo (tỉnh Bình Dương), một người nuôi cá sặc rằn cho thu nhập tốt hiện nay ở Phú Giáo.Ông Phùng Văn Thức cho biết, thời gian qua gia...

Trồng cây quế to bự lấy vỏ bán có mùi thơm, cay như ớt, nông dân Quảng Nam lãi gần 1 tỷ/ha

Quế đã trở thành cây lâm nghiệp mang lại giá trị kinh tế cao, giúp người dân tại nhiều địa phương thoát nghèo và vươn lên làm giàu. Huyện miền núi Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam, với diện tích đất tự nhiên hơn 45.000ha cộng với...

Cung điện nào của nhà Nguyễn ở kinh đô Huế có quy mô kiến trúc đồ sộ nhất, vua xây cho ai ở?

Trong Châu bản triều Nguyễn hiện bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia I, có nhiều văn bản ghi chép về xây dựng, trùng tu và mở rộng khuôn viên cung Diên Thọ cũng như các hoạt động liên quan đến sinh hoạt thường...

Trồng hoa lan la liệt ở Bình Dương, loài hoa quý tộc tuôn bông như suối, cản chả kịp, bán liền tay

Nhu cầu về hoa lan ngày càng cao, nhiều nông dân đã mạnh dạn đầu tư hướng tới mục tiêu phát triển kinh tế gia đình. Anh Ngô Thanh Tùng ngụ tại tổ 3, ấp Bà Phái, xã Long Nguyên, huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương sau...

Mới nhất

Ổn định nguồn cung ứng các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu, bình ổn thị trường sau bão

Chiều ngày 16/9, ông Hoàng Trọng Hiền, Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Lâm Đồng cho biết, thực hiện Văn bản chỉ đạo của Bộ Công Thương và Uỷ ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng về việc đảm bảo cung ứng hàng hóa thiết yếu, bình ổn thị trường sau bão số 3 Yagi....

Lữ đoàn trưởng Lữ đoàn 127 Hải quân làm Chánh Văn phòng Bộ Tư lệnh Hải quân

Tại Hội nghị, Thượng tá Đàm Oanh, Lữ đoàn trưởng Lữ đoàn 127 đã bàn giao chức trách, nhiệm vụ cho Thượng tá Phạm Lương Hào, Phó Lữ đoàn trưởng, Tham mưu trưởng Lữ đoàn 127 phụ trách. Trước đó, theo quyết định của Thường vụ Đảng ủy Quân chủng Hải quân, Thượng tá Đàm Oanh được...

Livestream giúp doanh nghiệp đạt được các mục tiêu kinh doanh và thúc đẩy liên kết vùng trong phát …

 Livestream là con đường nhanh nhất giúp người bán tiếp cận với nhiều đối tượng hơn, đem lại doanh thu cao hơn với mức đầu tư tương đối thấpMột trong những điểm nhấn của Hội nghị thúc đẩy liên kết vùng trong phát triển thương mại điện tử vùng Tây Nguyên vừa được Cục Thương mại điện tử...

Hơn 300 suất học bổng cho sinh viên bị ảnh hưởng bởi bão lũ

TPO - Trường ĐH Mở TPHCM dự kiến sẽ trao hơn 300 suất học bổng với tổng giá trị 1 tỷ đồng cho các sinh viên tại các tỉnh, thành khu vực phía Bắc bị ảnh hưởng bởi bão Yagi và lũ lụt.  Ngày 16/9, GS.TS Nguyễn Minh Hà – Hiệu trưởng Trường ĐH Mở TPHCM...

Thúc đẩy khởi nghiệp sáng tạo trong lĩnh vực hiệu quả năng lượng

Hiệu quả năng lượng không chỉ là việc sử dụng ít năng lượng hơn, mà còn là sử dụng năng lượng một cách thông minh và tối ưu. Trong bối cảnh tài nguyên năng lượng ngày càng khan hiếm và biến đổi khí hậu đe dọa, việc nâng cao hiệu quả năng lượng trở thành một nhiệm vụ...

Mới nhất