Trang chủSự kiệnChính sách "Chiêu hiền đãi sĩ" của Hồ Chí Minh và chế...

Chính sách “Chiêu hiền đãi sĩ” của Hồ Chí Minh và chế độ mới sau Cách mạng Tháng Tám

Cách mạng Tháng Tám và tư tưởng, tài năng, phong cách của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có sức hút, sức tác động lạ kỳ.

Nếu coi bản chất của cuộc cách mạng chân chính là văn hóa, thì việc thực hành văn hóa, nâng tầm văn hóa của cả dân tộc cũng là thực hành một cuộc cách mạng to lớn và sâu sắc.

Chính sách Chiêu hiền đãi sĩ của Hồ Chí Minh và chế độ mới sau Cách mạng Tháng Tám - 1

Chủ tịch Hồ Chí Minh với đại biểu trí thức dự Hội nghị Chính trị đặc biệt tháng 3/1964.

Cách mạng Tháng Tám năm 1945 do Đảng ta lãnh đạo, nhân dân ta đồng sức đồng lòng, “rũ bùn đứng dậy sáng lòa”, làm nên một sự kiện long trời, lở đất, thay đổi căn bản số phận của cả dân tộc và mỗi người dân.

Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Chẳng những giai cấp lao động và nhân dân Việt Nam ta có thể tự hào, mà giai cấp lao động và những dân tộc bị áp bức nơi khác cũng có thể tự hào rằng: Lần này là lần đầu tiên trong lịch sử cách mạng của các dân tộc thuộc địa và nửa thuộc địa, một Đảng mới 15 tuổi đã lãnh đạo cách mạng thành công, đã nắm chính quyền toàn quốc”.

Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đã tạo bước ngoặt sâu sắc, mạnh mẽ trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, ngoại giao; xây đắp một chế độ xã hội mới mẻ, tốt tươi, đẹp đẽ ở Việt Nam; thể hiện đầy đủ, sâu sắc và sinh động bản chất dân chủ, cộng hòa, độc lập, tự do, hạnh phúc của nhân dân. Thắng lợi vẻ vang đó là động lực, là mục tiêu cao cả, là niềm cảm hứng to lớn cổ vũ toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta viết tiếp trang sử mới của một thời đại mới vì niềm tự hào, tự tôn dân tộc, vì phẩm giá con người.

Nhà thơ Tố Hữu đã viết những câu thơ hào sảng, lay động: “Ngực lép bốn nghìn năm, trưa nay cơn gió mạnh/ Thổi phồng lên. Tim bỗng hóa mặt trời” (Huế tháng Tám); Nhà thơ Nguyễn Đình Thi reo vui: “Mùa thu nay khác rồi/ Tôi đứng vui nghe giữa núi đồi/ Gió thổi rừng tre phấp phới/ Trời thu thay áo mới/ Trong biếc nói cười thiết tha” (Đất nước).

Trong âm nhạc, Nhạc sĩ Bùi Công Kỳ với ca khúc “Ba Đình Nắng”, phổ thơ Vũ Hoàng Địch, đã cất lên những giai điệu tự hào, kiêu hãnh: “Gió vút lên ngọn cờ trên kỳ đài phơi phới/ Gió vút lên đây bao nguồn sống mới dạt dào/ Tôi về đây lắng nghe bao tiếng gọi/ Của mùa thu cách mạng, mùa vàng sao…”.

Ngay từ những ngày đầu và nhiều năm tháng sau đó, Cách mạng Tháng Tám và nguồn sáng tin yêu từ lãnh tụ Hồ Chí Minh đã trở thành niềm kiêu hãnh, sức kết nối và lan tỏa của triệu triệu con tim, thành niềm cảm hứng lớn lao, trong trẻo, ào ạt của cả dân tộc đang tự tin vươn về phía trước.

Với tầm nhìn thời đại, tầm vóc văn hóa, bản lĩnh chính trị, cùng với việc đề cao tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc, Đảng ta, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chính phủ đã rất yêu quý, tôn trọng nhân sĩ, trí thức, văn nghệ sĩ. Và như một sự đáp đền, rất nhiều nhân sĩ, trí thức, văn nghệ sĩ tỏ rõ sự yêu kính, ngưỡng mộ và biết ơn  cách mạng, biết ơn Chủ tịch Hồ Chí Minh – hiện thân cao cả của Đảng, của Chính phủ và chế độ mới, nhất tâm đi theo con đường sáng mà Cách mạng Tháng Tám đã khai mở.

Để xây dựng chế độ mới, chuẩn bị cho công cuộc kháng chiến kiến quốc nhiều hy sinh, gian khổ ở phía trước, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thực thi nhiều biện pháp nhằm phát hiện, tập hợp, sử dụng, trọng dụng nhân tài; giúp đỡ thế hệ trí thức mới tiến bộ, đào tạo họ thành những trí thức “chính tâm và thân dân”(1).

Trong bộ máy của Chính phủ lâm thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã mời ông Vĩnh Thụy (vua Bảo Đại của chế độ cũ) làm cố vấn Chính phủ, khá nhiều bộ trưởng, thứ trưởng là nhân sĩ, trí thức đã tham chính. Cụ Hồ xác định, cùng với chống “giặc đói”, “giặc dốt”, giặc ngoại xâm, thì phải kiên quyết, nhanh chóng củng cố và tăng cường bộ máy chính quyền, thực thi quyền dân chủ của nhân dân “xúc tiến việc đi đến Quốc hội để quy định Hiến pháp, bầu Chính phủ chính thức”.

Chính phủ lâm thời tổ chức chu đáo, khẩn trương việc soạn thảo Hiến pháp cùng các công việc cho Tổng tuyển cử. Bản dự án Hiến pháp được Hội đồng Chính Phủ thảo luận, sửa đổi, bổ sung, công bố trên báo chí và gửi văn bản đến tận các làng, xã, thôn, bản xin ý kiến đóng góp của các tầng lớp nhân dân. Ngày 1/1/1946, Chính phủ lâm thời tự cải tổ thành Chính phủ Liên hiệp lâm thời, tiếp tục mở rộng thành phần là những người có tên tuổi, có uy tín, là nhân sĩ, trí thức tiêu biểu như Hồ Chí Minh, Võ Nguyên Giáp, Trần Huy Liệu, Chu Văn Tấn, Nguyễn Văn Tố, Lê Văn Hiến, Phạm Văn Đồng, Vũ Đình Hòe, Cù Huy Cận… và một số thành viên khác của Việt Quốc, Việt Cách.

Trước ngày diễn ra cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên bầu Quốc hội của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết Lời kêu gọi quốc dân đi bỏ phiếu: “Ngày mai mồng 6 tháng giêng năm 1946. Ngày mai là một ngày sẽ đưa Quốc dân ta lên con đường mới mẻ. Ngày mai là một ngày vui sướng của đồng bào ta, vì ngày mai là ngày Tổng tuyển cử, vì ngày mai là một ngày đầu tiên trong lịch sử Việt Nam mà nhân dân ta bắt đầu hưởng dụng quyền dân chủ của mình…”, “Ngày mai, quốc dân ta sẽ tỏ cho thế giới biết rằng dân Việt Nam ta đã: Kiên quyết đoàn kết chặt chẽ, Kiên quyết chống bọn thực dân, Kiên quyết tranh quyền độc lập”.

Qua những lần bổ sung và thông qua Tổng tuyển cử bầu cử  Quốc hội, trong thành phần Quốc hội, Chính phủ có thêm sự tham gia của nhiều nhân sĩ, trí thức nổi tiếng như cụ Huỳnh Thúc Kháng, cụ Nguyễn Văn Tố, cụ Bùi Bằng Đoàn…

Trong bài viết “Nhân tài và Kiến quốc”, đăng báo Cứu quốc, số ra ngày 14/11/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Kiến thiết cần có nhân tài. Nhân tài nước ta dù chưa có nhiều lắm nhưng nếu chúng ta khéo lựa chọn, khéo phân phối, khéo dùng thì nhân tài càng ngày càng phát triển, càng thêm nhiều”. Người nhấn mạnh: “Nước nhà cần phải kiến thiết. Kiến thiết cần phải có nhân tài… E vì Chính phủ nghe không đến, thấy không khắp, đến nỗi những bực tài đức không thể xuất thân”.

Hưởng ứng lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chính phủ mới, nhiều trí thức, văn nghệ sĩ là người Việt Nam đang sinh sống và làm việc ở nước ngoài đã tự nguyện rời bỏ cuộc sống nơi phồn hoa, trở về Tổ quốc tham gia kháng chiến kiến quốc đầy gian khổ, thiếu thốn, như Hoàng Minh Giám, Vũ Ðình Tụng, Tạ Quang Bửu, Phan Anh, Phạm Quang Lễ (tức Trần Ðại Nghĩa), Trần Hữu Tước, Lương Ðịnh Của, Nguyễn Văn Huyên, Nghiêm Xuân Yêm, Nguyễn Xiển, Nguyễn Hữu Thọ, Huỳnh Tấn Phát, Phạm Ngọc Thạch, Ðặng Văn Ngữ, Trịnh Ðình Thảo, Trần Đức Thảo, Ngụy Như Kon Tum… và nhiều người khác.

Câu chuyện nhà khoa học trẻ Phạm Quang Lễ du học ở Pháp từ năm 1935, tốt nghiệp kỹ sư và cử nhân tại 5 trường đại học danh tiếng của Pháp, từng làm việc tại Trường Quốc gia Hàng không và Vũ trụ Pháp, sau đó sang Đức làm việc trong xưởng chế tạo máy bay và Viện nghiên cứu vũ khí của Đức. Khi Chủ tịch Hồ Chí Minh kết thúc chuyến thăm nước Pháp vào ngày 18/9/1946, Phạm Quang Lễ cùng với ba trí thức trẻ khác là Võ Quý Huân, Trần Hữu Tước, Vũ Đình Quỳnh theo Người về nước.

Trong điều kiện rất khó khăn, thiếu thốn ở chiến khu Việt Bắc, ông đã triển khai nghiên cứu, chế tạo vũ khí cho quân đội non trẻ của ta. Tên mới Trần Đại Nghĩa là do Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt cho ông. Kỹ sư Trần Đại Nghĩa đã chủ trì nghiên cứu, tổ chức chế tạo thành công nhiều loại vũ khí đang rất cần cho bộ đội ta, phù hợp với thực tế chiến trường và cách đánh của ta. Điển hình là súng và đạn Bazôka để đánh xe tăng, xe bọc thép và lô cốt địch; súng không giật (SKZ) cỡ 60mm gây cho kẻ địch nhiều thất bại và nỗi kinh hoàng.

Chính sách Chiêu hiền đãi sĩ của Hồ Chí Minh và chế độ mới sau Cách mạng Tháng Tám - 2
GS. Đặng Văn Ngữ giới thiệu với Bác Hồ về công việc của bộ môn Ký sinh trùng (Đại học Y – Dược) (nguồn: tiasang.com.vn).

Bác sĩ Đặng Văn Ngữ đang sống và làm việc tại Nhật Bản đã nghe theo tiếng gọi của Tổ quốc, trở về nước với tài sản quý nhất là các giống nấm kháng sinh để chế tạo thuốc penicillin và streptomycin đang rất cần cho bộ đội và nhân dân ta trong cuộc chiến đấu chống xâm lược Pháp và sau này là đế quốc Mỹ. Năm 1955, ông sáng lập và làm Viện trưởng Viện Sốt rét – Ký sinh trùng và côn trùng Việt Nam, tập trung nghiên cứu phòng chống và điều trị căn bệnh sốt rét tại Việt Nam. Năm 1967, ông hy sinh ở chiến trường miền Nam khi đang tập trung nghiên cứu việc phòng chống căn bệnh sốt rét.

Nhà nông học Lương Định Của sinh ra ở Sóc Trăng, lên Sài Gòn học xong tú tài, năm 1937, ông sang Hồng Kông học Đại học Y Khoa sau đó sang Thượng Hải, Trung Quốc học Đại học Kinh tế. Đến 1940, trường này đóng cửa do chiến tranh, Lương Định Của sang Nhật, thi vào Đại học Quốc lập Kyushu, khoa Sinh vật thực nghiệm.

Năm 1946, ông lên Kyoto tiếp tục theo học ngành nông nghiệp, bảo vệ thành công luận án tiến sĩ nông học chuyên ngành di truyền chọn giống. Ông còn được nhận Bằng khen của Viện Nghiên cứu sinh học Kihata cho công trình “Sự sinh sản của giống lúa lai tạo từ hai giống lúa Japonica và Indica”.

Những nghiên cứu và sáng tạo khoa học của ông được giới chuyên môn quốc tế đánh giá rất cao, coi ông là một trong những nhà nông học hàng đầu của thế giới lúc đó. Đang ở đỉnh cao vinh quang, Lương Định Của quyết định đưa gia đình về nước, vợ ông là bà Nubuko Nakamura, người Nhật Bản. Ông làm việc ở Viện Khảo cứu Bộ Canh nông (Sài Gòn) mấy năm, đến năm 1954, ông cùng gia đình tập kết ra Bắc, làm việc tại Viện Khảo cứu Nông lâm, trường Đại học Nông nghiệp, Viện Cây lương thực và thực phẩm, còn vợ ông – bà Nubuko Nakamura làm phát thanh viên tiếng Nhật tại Đài Tiếng nói Việt Nam. Lương Định Của đã lai tạo thành công nhiều giống lúa, giống cây, giống rau cho năng suất cao, chất lượng tốt, đào tạo nhiều cán bộ khoa học hàng đầu cho ngành nông nghiệp nước nhà.

Cách mạng Tháng Tám và tư tưởng, tài năng, phong cách của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có sức hút, sức tác động lạ kỳ. Nếu coi bản chất của cuộc cách mạng chân chính là văn hóa, thì việc thực hành văn hóa, nâng tầm văn hóa của cả dân tộc cũng là thực hành một cuộc cách mạng to lớn và sâu sắc. Đường lối văn hóa kháng chiến “văn hóa hóa kháng chiến, kháng chiến hóa văn hóa” của Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh được thể hiện đầy đủ trong Chỉ thị “Kháng chiến kiến quốc” ra ngày 25/11/1945 của Ban Thường vụ Trung ương Đảng; được sáng tỏ, nhấn mạnh trong bức thư “Nhiệm vụ văn hóa Việt Nam trong công cuộc cứu nước và xây dựng nước hiện nay” của đồng chí Trường Chinh gửi Chủ tịch Hồ Chí Minh ngày 16/11/1946.

Tại Hội nghị văn hóa toàn quốc lần thứ nhất (11/1946), Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Nền văn hóa mới của nước nhà lấy hạnh phúc của đồng bào, của dân tộc làm cơ sở”. Người chỉ rõ “Tây phương hay Đông phương có cái gì tốt, ta học lấy để tạo ra một nền văn hóa Việt Nam, trau dồi cho văn hóa Việt Nam thật có tinh thần thuần túy Việt Nam để hợp với tinh thần dân chủ”. Người nhấn mạnh: “Văn hóa liên lạc mật thiết với chính trị. Phải làm thế nào cho văn hóa vào sâu trong tâm lý của quốc dân, nghĩa là văn hóa phải sửa đổi được tham nhũng, lười biếng, phù hoa, xa xỉ. Tâm lý của ta lại còn muốn lấy tự do, độc lập làm gốc. Văn hóa phải làm thế nào cho ai cũng có lý tưởng tự chủ, độc lập, tự do”… “Số phận dân ta là ở trong tay ta. Văn hóa phải soi đường cho quốc dân đi. Văn hóa lãnh đạo quốc dân để thực hiện độc lập, tự cường và tự chủ”.

Trong thư gửi các họa sĩ nhân dịp triển lãm hội họa (năm 1951) ở chiến khu Việt Bắc, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Văn hóa nghệ thuật cũng là một mặt trận. Anh chị em là chiến sĩ trên mặt trận ấy”. Người đề cao vai trò xung kích của văn hóa trong sứ mệnh giải phóng dân tộc, giải phóng con người. Văn hóa cùng với các lĩnh vực chính trị, kinh tế, quân sự… phải tạo thành những mặt trận có sức mạnh to lớn trong cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc. “Văn hóa nghệ thuật cũng như mọi hoạt động khác không thể đứng ngoài mà phải ở trong kinh tế và chính trị”; “chính trị, kinh tế, văn hóa đều “phải coi là quan trọng ngang nhau”.

“Văn hóa liên lạc mật thiết với chính trị. Phải làm thế nào cho văn hóa vào sâu trong tâm lý của quốc dân, nghĩa là văn hóa phải sửa đổi được tham nhũng, lười biếng, phù hoa, xa xỉ…”. (Hồ Chí Minh)

Cũng như giới nhân sĩ, trí thức, nhà khoa học, đội ngũ những người làm công tác văn hóa, văn nghệ thế hệ Cách mạng Tháng Tám cũng ngập tràn niềm vui và hạnh phúc trước sự đổi vận, đổi đời của dân tộc, của nhân dân mình. “Nước cũ bốn nghìn năm/ Theo cờ mới, trẻ như hai mươi tuổi” (Ngọn quốc kì – Xuân Diệu), “Có mối tình nào hơn thế nữa?/ Ăn sâu lòng đất thấm lòng người/ Đượm lều tranh, thơm dậy ngàn khơi/ Khi vui non nước cùng cười/ Khi căm non nước với người đứng lên!” (Tình sông núi – Trần Mai Ninh…).

Từ đây, đội ngũ văn nghệ sĩ thuộc nhiều loại hình văn học, nghệ thuật cùng dân tộc đi vào cuộc kháng chiến thần thánh chống xâm lược Pháp. Họ đồng cam cộng khổ, gắn bó bền chặt với đời sống công, nông, binh; khám phá, ngợi ca và góp phần nhân lên niềm tin, sức mạnh, ý chí quyết chiến và quyết thắng của cả dân tộc.

Những tên tuổi tiêu biểu được khẳng định và tiếp tục có những sáng tạo mới, thành công mới. Về văn học là các nhà văn, nhà thơ Tố Hữu, Huy Cận, Xuân Diệu, Nguyễn Công Hoan, Nam Cao, Trần Đăng, Nguyễn Huy Tưởng, Đặng Thai Mai, Trần Huy Liệu, Hoài Thanh, Thôi Hữu, Hoàng Trung Thông, Chính Hữu, Hồng Nguyên, Võ Huy Tâm, Nguyễn Đình Thi, Nguyễn Tuân, Ngô Tất Tố, Tô Hoài, Nguyên Hồng, Nông Quốc Chấn, Hồ Phương, Hoàng Cầm, Quang Dũng, Chế Lan Viên, Nguyễn Bính, Thâm Tâm, Nguyễn Xuân Sanh, Trần Huyền Trân, Lưu Trọng Lư, Anh Thơ, Vũ Tú Nam, Bùi Hiển, Nguyễn Văn Bổng, Kim Lân, Trần Hữu Thung, Tế Hanh, Nguyễn Khải, Giang Nam, Hữu Loan, Bàn Tài Đoàn, Tú Mỡ…

Về sân khấu có các nhà biên kịch, đạo diễn như Thế Lữ, Đoàn Phú Tứ, Nguyễn Huy Tưởng, Lưu Quang Thuận, Ngô Tất Tố, Vũ Lăng…

Về âm nhạc, có các nhạc sỹ Văn Cao, Đinh Nhu, Đỗ Nhuận, Lưu Hữu Phước, Nguyễn Xuân Khoát, Xuân Oanh, Nguyễn Thành, Nguyễn Văn Thương, Nguyễn Đình Phúc, Nguyễn Đình Thi, Lương Ngọc Trác, Hoàng Việt, Lê Yên, Phan Huỳnh Điểu…

Về mỹ thuật có các họa sỹ Tô Ngọc Vân, Bùi Xuân Phái, Dương Bích Liên, Nguyễn Đỗ Cung, Trần Văn Cẩn, Nguyễn Tư Nghiêm, Nguyễn Văn Tỵ, Nguyễn Sĩ Ngọc, Trần Lưu Hậu, Diệp Minh Châu, Lưu Công Nhân, Trọng Kiệm, Lê Lam, Nguyễn Thị Kim, Lương Xuân Nhị…

Về điện ảnh, nhiếp ảnh, trong hoàn cảnh rất thiếu thốn về máy móc, phương tiện, vật liệu, các nghệ sỹ của ta như Nguyễn Bá Khoản, Võ An Ninh, Mai Lộc, Phan Nghiêm, Vũ Năng An, Nguyễn Hồng Nghi, Nguyễn Thế Đoàn, Khương Mễ, Pham Văn Khoa đã chụp và quay được những bức ảnh, những đoạn phim tài liệu rất quý về Ngày Độc lập 2/9/1945, về nạn đói năm Ất Dậu 1945, sự kiện lịch sử Chủ tịch Hồ Chí Minh từ Pháp trở về (1946), Pháp tấn công phố Hàng Than và Trận đánh tại Ô Cầu Dền (1946), Trận đánh đồn Mộc Hóa của Tiểu đoàn 307 (1948), Chiến dịch Biên giới ở Đông Khê (1950)… 

Trong số các nhà văn, nghệ sỹ thời kháng chiến chống Pháp, có những  người đã hy sinh anh dũng như Nam Cao, Trần Đăng, Trần Mai Ninh, Thôi Hữu, Tô Ngọc Vân.

Đồng hành cùng dân tộc, cùng nhân dân dưới ngọn cờ của Đảng, nhiều thế hệ trí thức, nhà khoa học, văn nghệ sĩ tiếp tục trở thành người chiến sĩ trong các cuộc trường chinh đánh thắng hai đế quốc to là Pháp và Mỹ, đánh thắng bè lũ bành trướng xâm lược và diệt chủng ở hai đầu đất nước, đưa đất nước vững bước trên con đường đi lên chủ nghĩa xã hội. Đảng, Nhà nước đã tặng thưởng nhiều hội đoàn, tổ chức làm công tác văn hóa, văn nghệ, khoa học, kỹ thuật; các trí thức, văn nghệ sỹ Huân chương Sao Vàng, Huân chương Hồ Chí Minh, Huân chương Độc lập, Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước, danh hiệu Nghệ sỹ Nhân dân, Nghệ sỹ Ưu tú và nhiều phần thưởng cao quý khác.

Đảng, Nhà nước khẳng định quan điểm coi văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, là nguồn sức mạnh nội sinh, là động lực to lớn để phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc; chủ nghĩa Mác – Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh giữ vai trò chủ đạo trong đời sống tinh thần xã hội; con người luôn được đặt ở vị trí trung tâm trong mọi chiến lược phát triển đất nước; khâu đột phá đầu tiên và rất quan trọng là đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực có chất lượng cao, trong đó, tầng lớp trí thức, nhà khoa học, văn nghệ sĩ là đội ngũ tài năng của dân tộc, từ đó góp phần nâng tầm trí tuệ, tầm văn hóa của dân tộc, sức mạnh nổi trội của đất nước.

___________________

(1) Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, H, 2011, t.10, tr.376 – 378.

PGS. TS. Nhà văn NGUYỄN THẾ KỶ

Chủ tịch Hội đồng Lý luận, phê bình văn học nghệ thuật Trung ương

Theo tuyengiao.vn/Dantri.com.vn
Nguồn:https://dantri.com.vn/xa-hoi/chinh-sach-chieu-hien-dai-si-cua-ho-chi-minh-va-che-do-moi-sau-cach-mang-thang-tam-20240819094219406.htm

Cùng chủ đề

Nhiều nghệ sĩ tên tuổi tham gia chia sẻ cùng đồng bào trong chương trình “Hà Nội- Những tháng năm”

NSƯT Quỳnh Trang, Giám đốc Nhà hát Nghệ thuật Đương đại Việt Nam cho biết: Trong những ngày vừa qua, bão số 3 (Yagi) đã gây ra nhiều thiệt hại nặng nề cả về người và tài sản tại các tỉnh, thành phố miền Bắc. Hưởng ứng Lời kêu gọi...

Bắc Ninh tổ chức chương trình diễn xướng Dân ca Quan họ trên thuyền

Chương trình do Nhà hát Dân ca quan họ Bắc Ninh thực hiện, được dàn dựng công phu, đặc sắc có ý nghĩa chính trị quan trọng, tôn vinh giá trị trường tồn của Di chúc Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Với thời lượng 90 phút, chương trình hát Dân ca Quan họ trên thuyền “Hồ Chí Minh đẹp nhất tên Người” được bố cục...

Nhiều lãnh đạo châu Âu gửi điện/thư đến Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm dịp Quốc khánh

Trong các điện/thư gửi Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm, lãnh đạo một số nước châu Âu mong muốn tăng cường hợp tác và tin tưởng vào vai trò của Việt Nam trên thế giới. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH Ngày 4-9, Bộ Ngoại giao Việt Nam tiếp tục cập nhật danh sách các nhà lãnh đạo châu Âu và một số nước, tổ chức quốc tế đã gửi điện/thư chúc mừng...

Hàng chục nghìn du khách đến núi Bà Đen trong đợt nghỉ lễ 2/9

NDO - Không khí đón Quốc khánh 2/9 ở núi Bà Đen rộn ràng, rợp bóng cờ hoa đỏ rực từ chân núi đến đỉnh núi. Chuỗi chương trình biểu diễn nghệ thuật cùng các trải nghiệm văn hóa tâm linh độc đáo diễn ra cả ngày lẫn đêm càng khiến núi Bà trở thành điểm đến hấp dẫn, thu hút đông đảo khách tham quan trong kỳ nghỉ lễ vừa qua. Núi Bà Đen được trang hoàng lộng lẫy trong dịp mừng...

Du khách đến Tây Ninh dịp Quốc khánh tăng 10%

VOV.VN - Dịp nghỉ lễ Quốc khánh 2/9 năm nay, lượng khách du lịch tới Tây Ninh tăng 10 % so với cùng kỳ năm trước.   Theo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Tây Ninh, trong bốn ngày nghỉ lễ, tại các khu, điểm du lịch trên địa bàn đã đón hơn 115.000 lượt khách với tổng doanh thu du lịch đạt 77 tỷ đồng, tăng 40 % so với cùng kỳ. Về công suất sử dụng phòng...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Anh trai Michael Jackson, thành viên nhóm Jackson 5, qua đời ở tuổi 70

Truyền thông Mỹ đưa tin, ngôi sao ca nhạc Tito Jackson qua đời vào ngày 16/9. 3 người con của ông là Taj, Taryll và TJ chia sẻ trên mạng xã hội: "Cha chúng tôi là một người đàn ông tuyệt vời. Chúng tôi vô cùng đau buồn khi phải thông báo, người cha yêu dấu của chúng tôi, nghệ sĩ được vinh danh tại Đại sảnh Danh vọng Rock & Roll Tito Jackson đã không còn". Nguồn: https://dantri.com.vn/giai-tri/anh-trai-michael-jackson-thanh-vien-nhom-jackson-5-qua-doi-o-tuoi-70-20240916222606462.htm

NSƯT Hoàng Tùng xúc động khi hát ca khúc về cha mẹ dịp Tết Trung thu

Cha mẹ tôi già là ca khúc mới nhất được nhạc sĩ Nguyễn Thành Trung sáng tác, được NSƯT Hoàng Tùng hát để tri ân cha mẹ và nói lên tiếng lòng của những người con hãy luôn yêu thương đến đấng sinh thành đang già đi theo tháng năm.Ca khúc Cha mẹ tôi già còn là những ký ức về tuổi thơ, với hình ảnh mẹ cha luôn hy sinh hết lòng vì con cái.Ca khúc được nhạc sĩ...

Ẩn số chính sách đối ngoại của bà Kamala Harris

(Dân trí) - Trong khi sự bất định của ông Trump đã được dự báo trước, giới quan sát quốc tế chưa có nhiều thông tin để đánh giá về chính sách đối ngoại của bà Harris nếu ứng viên Dân chủ đắc cử tổng thống Mỹ. Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron tại Điện Elysee ở Paris tháng 11/2021 (Ảnh: AFP). Khi cuộc bầu cử tổng thống Mỹ sẽ diễn ra trong chưa đầy 2 tháng...

Nga lên tiếng vụ ông Trump bị ám sát hụt: Đừng đùa với lửa

(Dân trí) - Nga đã bày tỏ quan điểm về mối liên hệ được cho là giữa nghi phạm ám sát cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump và Ukraine. Ứng cử viên tổng thống đảng Cộng hòa Donald Trump vận động tranh cử ở Las Vegas ngày 13/9 (Ảnh: Reuters). Khi được hỏi về tuyên bố của Cục Điều tra Liên bang (FBI) Mỹ về vụ ám sát cựu Tổng thống Donald Trump, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov ngày...

TS Nguyễn Ngọc Huy: “Vẫn chưa hết bàng hoàng khi nhắc tới bão số 3”

(Dân trí) - "Nhìn lại thiệt hại sau bão số 3, tôi ngồi đờ người ra, tay run và mất tới 45 phút viết được bản tin dự báo thời tiết", TS Nguyễn Ngọc Huy chia sẻ cảm xúc.   "Nhìn lại thiệt hại sau bão số 3, tôi ngồi đờ người ra, tay run và mất tới 45 phút viết được bản tin dự báo thời tiết". Đây là những dòng chia sẻ của TS Nguyễn Ngọc Huy, người nổi...

Bài đọc nhiều

Thiếu tá công an đột tử khi chống lũ trở về

(VTC News) - Sau khi thực hiện nhiệm vụ phòng chống lũ lụt tại huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái, Thiếu tá Trần Đông, Trưởng công an xã Vận Hội trở về cơ quan thì không may đột tử. Đại tá Lê Thị Thanh Hằng, Phó Giám đốc Công an tỉnh Yên Bái cho biết, Thiếu tá Trần Đông đột tử tại phòng làm việc lúc 10h ngày 15/9, khi vừa hoàn thành nhiệm vụ chống lũ và khắc phục hậu...

Truyền thông Mỹ nêu danh tính đối tượng nổ súng nhằm vào ông Trump

Truyền thông Mỹ cho biết nghi phạm vừa nổ súng vào sân golf của ông Trump ở Florida có tên là Ryan Wesley Routh, 58 tuổi, sống tại bang Hawaii. Nghi phạm Ryan Routh. (Nguồn: New York Post/TTXVN) Ngày 15/9, truyền thông Mỹ dẫn lời các quan chức thực thi pháp luật cho biết đã xác định được danh tính đối tượng nổ súng nhằm vào ông Donald Trump - ứng cử viên tổng thống Mỹ của đảng Cộng hòa. Tờ New...

Đã khôi phục cấp điện cho 98% khách hàng bị ảnh hưởng bởi bão số 3

Theo thông tin từ Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), với sự khẩn trương và nỗ lực rất lớn của các đơn vị thuộc Tổng Công ty Điện lực miền Bắc, đến sáng ngày 16/9 đã khôi phục vận hành được 1.626/1.678 đường dây trung áp bị sự cố do ảnh hưởng bão. Tính đến sáng nay 16/9 đã khôi phục cung cấp điện được cho hơn 5,98 triệu khách hàng trên tổng số khoảng 6,1 triệu khách hàng...
18:44:58

Thủ tướng chia sẻ về ‘6 điểm tựa Việt Nam’

Tối 15/9, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự chương trình truyền hình trực tiếp "Điểm tựa Việt Nam" do Đài Truyền hình Việt Nam thực hiện. Cùng tham dự chương trình có các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị: Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Đỗ Văn Chiến, Đại tướng Phan Văn Giang, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Thượng tướng Lương Tam Quang, Bộ trưởng Bộ Công an; các đồng...

Những chiến sĩ có mặt ở điểm “nóng” trong mưa lũ

NDO - Trong đợt mưa lũ, sạt lở đất gây nhiều mất mát, đau thương tại tỉnh Cao Bằng, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Cao Bằng đã huy động hơn 1.000 cán bộ, chiến sĩ, dân quân, dự bị động viên xung kích, giúp người dân ở những điểm “nóng” trong mưa lũ. Lực lượng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Cao Bằng "ăn tranh thủ, ngủ khẩn trương" tại hiện trường tìm kiếm người mất tích do sạt...

Cùng chuyên mục

Nhiều tổ chức quốc tế chuyển hàng thiết yếu hỗ trợ người dân bị thiệt hại do bão, lũ

Thông tin từ Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), chiều 16/9, tại sân bay Nội Bài, Phó Cục trưởng Cục Quản lý đê điều và Phòng chống thiên tai Nguyễn Văn Tiến đã tiếp nhận hàng cứu trợ cho người dân vùng thiên tai từ ông David Paul Kletzing - Trưởng Văn phòng đại diện tại Việt Nam của Tổ chức Samaritan’s Purse (tổ chức phi chính...

Thủ tướng Chính phủ: Khẩn trương nghiên cứu đầu tư xây dựng cầu Phong Châu mới

(Chinhphu.vn) - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Công điện số 96/CĐ-TTg ngày 16/9/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc khẩn trương nghiên cứu đầu tư xây dựng cầu Phong Châu mới trên Quốc lộ 32C nối huyện Tam Nông và huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ.   Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo khẩn trương nghiên cứu đầu tư xây dựng cầu Phong Châu mới trên Quốc lộ 32C nối huyện Tam Nông và huyện Lâm Thao,...

Ẩn số chính sách đối ngoại của bà Kamala Harris

(Dân trí) - Trong khi sự bất định của ông Trump đã được dự báo trước, giới quan sát quốc tế chưa có nhiều thông tin để đánh giá về chính sách đối ngoại của bà Harris nếu ứng viên Dân chủ đắc cử tổng thống Mỹ. Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron tại Điện Elysee ở Paris tháng 11/2021 (Ảnh: AFP). Khi cuộc bầu cử tổng thống Mỹ sẽ diễn ra trong chưa đầy 2 tháng...

Nước Mỹ qua lăng kính bầu cử Tổng thống năm 2024

Cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ lần này dường như không mấy suôn sẻ, chứa đựng hầu như tất cả những điều trùng lặp, khác thường của lịch sử. Luật bầu cử Tổng thống của Mỹ khá đồ sộ, phức tạp cả về quy trình và mối quan hệ giữa số phiếu phổ thông và phiếu đại cử tri. Số thứ tự 60 của kỳ bầu cử năm 2024 gắn với ý nghĩa về một vòng tuần hoàn của tự...

Đồng Tháp: Hơn 15,5 tỷ đồng ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão số 3

NDO - Đến cuối giờ chiều 16/9, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Đồng Tháp đã tiếp nhận hơn 15,5 tỷ đồng ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão số 3. Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Đồng Tháp Võ Chí Hữu tiếp nhận số tiền ủng hộ và trao thư cảm ơn các tổ chức, doanh nghiệp. (Ảnh: HỮU NGHĨA) Chiều 16/9, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam...

Mới nhất

Livestream giúp doanh nghiệp đạt được các mục tiêu kinh doanh và thúc đẩy liên kết vùng trong phát …

 Livestream là con đường nhanh nhất giúp người bán tiếp cận với nhiều đối tượng hơn, đem lại doanh thu cao hơn với mức đầu tư tương đối thấpMột trong những điểm nhấn của Hội nghị thúc đẩy liên kết vùng trong phát triển thương mại điện tử vùng Tây Nguyên vừa được Cục Thương mại điện tử...

Hơn 300 suất học bổng cho sinh viên bị ảnh hưởng bởi bão lũ

TPO - Trường ĐH Mở TPHCM dự kiến sẽ trao hơn 300 suất học bổng với tổng giá trị 1 tỷ đồng cho các sinh viên tại các tỉnh, thành khu vực phía Bắc bị ảnh hưởng bởi bão Yagi và lũ lụt.  Ngày 16/9, GS.TS Nguyễn Minh Hà – Hiệu trưởng Trường ĐH Mở TPHCM...

Thúc đẩy khởi nghiệp sáng tạo trong lĩnh vực hiệu quả năng lượng

Hiệu quả năng lượng không chỉ là việc sử dụng ít năng lượng hơn, mà còn là sử dụng năng lượng một cách thông minh và tối ưu. Trong bối cảnh tài nguyên năng lượng ngày càng khan hiếm và biến đổi khí hậu đe dọa, việc nâng cao hiệu quả năng lượng trở thành một nhiệm vụ...

Góp ý dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi): Petrovietnam kiến nghị nhiều vấn đề về điện khí và điện gió ngoài khơi

Góp ý dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi): Petrovietnam kiến nghị nhiều vấn đề về điện khí và điện gió ngoài khơi HĐTV Petrovietnam nghe báo cáo công tác góp ý xây dựng dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi) ngày 16/9 Các góp ý trọng tâm của Petrovietnam Dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi)...

Hoàn thành 9 cầu bộ hành kết nối tuyến metro số 1 vào tháng 10

Ngày 16/9, Ban Quản lý đường sắt đô thị TPHCM (MAUR) cho biết, nhà thầu SCC vừa hoàn tất triển khai lắp đặt nhịp dầm cầu bộ hành cuối cùng để kết nối vào nhà ga Thủ Đức (TP Thủ Đức) thuộc dự án tuyến đường sắt đô thị số 1 (Bến Thành – Suối Tiên). Theo MAUR, đến...

Mới nhất