Canada là quốc gia có nền kinh tế hỗn hợp phát triển cao. Năm 2020, Canada là quốc gia có nền kinh tế lớn thứ 9 thế giới theo GDP danh nghĩa và thứ 15 theo sức mua tương đương. Giống như các nước phát triển khác, dịch vụ là ngành chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu GDP và tạo ra tới ba phần tư tổng việc làm cho người dân Canada. Tổng trữ lượng tài nguyên thiên nhiên của Canada năm 2019 được ước tính có giá trị vào khoảng 31 nghìn tỷ USD, xếp thứ ba thế giới. Ngoài ra, Canada còn có trữ lượng dầu khí đã được thăm dò lớn thứ ba và là nhà xuất khẩu dầu lớn thứ tư thế giới. Vì vậy mà quốc gia này có thể được coi là siêu cường năng lượng nhờ vào nguồn tài nguyên dồi dào cộng thêm dân số ít khoảng 37 triệu người so với diện tích đất liền vô cùng lớn.
Toàn cảnh Tọa đàm. (Ảnh: Nguyễn Hồng)
Với tiềm năng hợp tác trong nhiều lĩnh vực, sau 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, 5 năm thiết lập quan hệ Đối tác toàn diện, quan hệ hai nước đã được nâng lên một tầm cao mới. Tuy nhiên từ năm 1994 Việt Nam và Canada đã ký kết Hiệp định hợp tác kinh tế giữa 02 chính phủ theo đó hai bên chia xẻ cam kết về khái niệm hợp tác phát triển trên cơ sở nhất trí chung phản ánhnhững nhu cầu của Việt Nam và các chính sách hợp tác phát triển
của Canada nhằm đóng góp vào mối quan hệ lâu dài và cùng có lợi giữa hai nước để thúc đẩy tiến trính cải cách kinh tế đang diễ ra tại Việt Nam và việc hội nhập của Việt Nam vào kinh tế thế giới thông qua việc thực hiện các dự án và chương trình liên quan đến việc xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế và thể chế và việc phát triển nguồn nhân lực.
Đặc biệt khuyến khích và giúp đỡ các tổ chức, thể chế và doanh nghiệp của hai bên thiết lập các mối quan hệ hợp tác lâu dài. Các lĩnh vực cụ thể của sự hợp tác và cơ chế hoạt động sẽ được thoả thuận trong Hiệp định về hợp tác phát triển.
Hai bên cũng đồng ý khuyến khích việc mở rộng trao đổi nghề nghiệp và kỹ thuật thông qua các mối liên kết các thể chế, tổ chức và cá nhân của Canada và Việt Nam.
Hai bên cũng đồng ý các hoạt động phát triển do Việt Nam đảm trách với sự hợp tác của Canada sẽ thúc đẩy phát triển lâu dài.
Thủ tướng Phạm Minh Chính chúc mừng những thành công của Canada trong ứng phó dịch COVID-19; thay mặt nhân dân Việt Nam bày tỏ cảm ơn Chính phủ và nhân dân Canada đã có những hỗ trợ thiết thực cho Việt Nam – Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Về các lĩnh vực hợp tác Các lĩnh vực hợp tác chủ yếu sẽ thuộc các lĩnh vực ưu tiên tương ứng về kinh tế, đầu tư mậu dịch, công nghiệp và phát triển của hai bên, các lĩnh vực này có thể bao gồm: năng lượng, đặc biệt là phát triển dầu khí. Tài nguyên thiên nhiên, bao gồm cả quản lý tài nguyên lâm sản và các ngành công nghiệp liên quan; thuỷ hải sản , gioa súc và khai khoáng, bao gồm việc thăm dò địa chất, phát triển hầm mỏ và công nghiệp luyện kim mảng vô tuyến viễn thông và công nghệ thông tin. Chế biến nông sản và thực phẩm, bao gồm cảc kho chứa, xử lý và kinh tiêu. Xây dựng, đặc biệt là việc phát triển cảng, sân bay, đường bộ, đường sắt và tiện nghi sinh hoạt đô thị.
Về giao thông vận tải và các dịch vụ hàng không, đặc biệt là các máy bay hoạt động tầm ngắn trong khu vực chế tạo, đặc biệt là thiết bị vận tải, bảo vệ môi trường, phát triển nguồn nhân lực. Xây dựng thể chế, đặc biệt trong các lĩnh vực chính sách kinh tế, môi trường và pháp lý; dịch vụ kinh doanh chuyên nghiệp, dịch vụ tài chính; và các lĩnh vực khác theo thoả thuận của hai bên.
Hiện Việt Nam và Canada quyết định tăng cường quan hệ hợp tác, hữu nghị giữa hai nước theo hướng toàn diện, thực chất, hiệu quả, ổn định và lâu dài trên bình diện song phương, khu vực và thế giới, đáp ứng lợi ích của hai nước, góp phần duy trì hoà bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương và trên thế giới, trên cơ sở tôn trọng Hiến chương Liên hợp quốc, các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế và luật pháp của mỗi nước.
Trên cơ sở mối quan hệ hợp tác nhiều mặt ngày càng tốt đẹp giữa hai nước kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao năm 1973, Việt Nam và Canada cùng quyết định xác lập khuôn khổ quan hệ đối tác toàn diện Việt Nam – Canada. Đồng thời Việt Nam và Canada cũng đã thống nhất ghi nhận đóng góp của lĩnh vực hợp tác phát triển trong tổng thể quan hệ chung hai nước trong những thập kỷ qua và sẽ duy trì các quan hệ đối tác mạnh mẽ vì sự phát triển bền vững của quan hệ song phương. Canada đánh giá cao các thành tựu nổi bật của Việt Nam trong xóa đói giảm nghèo từ những năm 1990 và các mục tiêu phát triển hiện nay được đề ra trong Báo cáo “Việt Nam 2035”. Việt Nam đánh giá cao viện trợ phát triển chính thức của Canada dành cho Việt Nam và quan hệ đối tác nhiều năm qua trong lĩnh vực hợp tác phát triển./.
Công Đảo