Trang chủKinh tếCông nghiệp - Xây dựngChính phủ sẽ có nghị quyết về bất động sản

Chính phủ sẽ có nghị quyết về bất động sản


Sáng 17-2, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tháo gỡ khó khăn và thúc đẩy thị trường bất động sản (BĐS) phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững. Hội nghị diễn ra trong bối cảnh thị trường BĐS đã rơi vào khủng hoảng gần 1 năm nay với số doanh nghiệp (DN) phá sản tăng 40%.

Các “ông lớn” ĐBS nêu hàng loạt kiến nghị

Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh cho biết năm 2022, nguồn cung BĐS, nhà ở khan hiếm; cơ cấu sản phẩm nhà ở nghiêng về phân khúc nhà ở trung – cao cấp, nhà ở cho người thu nhập thấp thiếu.

Theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), dư nợ tín dụng đối với hoạt động kinh doanh BĐS trong quý IV/2022 là gần 800.000 tỉ đồng; dư nợ trái phiếu DN riêng lẻ khoảng 2 triệu tỉ đồng, trong đó của DN BĐS là trên 400.000 tỉ đồng (chiếm hơn 30%). Năm 2022, hoạt động của các DN kinh doanh BĐS gặp nhiều khó khăn do khó tiếp cận được các nguồn vốn (tín dụng, trái phiếu…); lãi suất, tỉ giá ngoại tệ, giá cả nguyên vật liệu đầu vào tăng; không bán được sản phẩm… dẫn đến nhiều tập đoàn, DN phải thu hẹp quy mô đầu tư; tinh giản lao động (có tập đoàn giảm đến 50% lực lượng lao động); dừng, đình hoãn hoạt động đầu tư, thi công xây dựng một số dự án; dừng triển khai các dự án mới… Khó khăn của thị trường BĐS kéo theo khó khăn của nhà thầu, cung ứng vật liệu và nhiều ngành nghề khác làm ảnh hưởng đến an sinh xã hội.

Cần được hỗ trợ về cơ chế là kiến nghị của ông Bùi Thành Nhơn, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn Địa ốc Nova (Novaland). Ông Nhơn kiến nghị Chính phủ và NHNN xem xét ban hành quy định cho phép các ngân hàng giãn, hoãn và giữ nguyên nhóm nợ cho các dự án BĐS từ 2 – 3 năm để giúp các DN có thời gian chờ thị trường hồi phục và hoàn thiện pháp lý dự án. “Việc trợ giúp kịp thời rất quan trọng nhằm phòng tránh 10% – 20% dư nợ của nền kinh tế bị chuyển sang nợ xấu” – ông Nhơn nói.

Chính phủ sẽ có nghị quyết về bất động sản - Ảnh 1.

Lãnh đạo Novaland đề nghị Chính phủ hỗ trợ về cơ chế để tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản. Trong ảnh: Dự án NovaWorld Phan Thiết. Ảnh: SƠN NHUNG

Lãi suất cũng là lo ngại lớn với các DN hiện nay. Ông Nhơn cho biết lãi suất từ cuối năm 2022 tăng khá nhanh, có khoản vay lãi suất đã tăng gần 30%. Chủ tịch Novaland đề nghị Chính phủ, NHNN, các ngân hàng thương mại có biện pháp để giảm mặt bằng lãi suất huy động, qua đó nhanh chóng giảm lãi suất cho vay. Chủ tịch Novaland cũng kiến nghị Chính phủ sớm ban hành nghị định sửa đổi Nghị định 65 về phát hành trái phiếu DN riêng lẻ.

Vấn đề pháp lý cũng được ông Phạm Thiếu Hoa, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Vinhomes, nêu tại hội nghị và nhấn mạnh đây là vướng mắc nổi cộm. Bên cạnh các khó khăn về tín dụng, nguồn cung nhà ở khan hiếm, theo ông Hoa, cung cầu đang có sự lệch pha, trái phiếu DN không phát hành được. Đối mặt với các khó khăn về pháp lý, vốn, khiến DN chưa đáp ứng được nhu cầu nguồn cung trên thực tế. “Nếu khó khăn tiếp tục kéo dài mà không có những giải pháp kịp thời thì nhiều DN BĐS sẽ phải đóng cửa, phá sản, nguồn cung trên thị trường đã thiếu lại còn thiếu hơn” – ông Hoa lo ngại.

Chính phủ, Quốc hội cần vào cuộc

Cũng bức xúc về vấn đề cơ chế, pháp lý, tổng giám đốc một DN BĐS tại TP HCM, sau khi theo dõi hội nghị đã cho biết dự án của công ty triển khai có đầy đủ thủ tục, pháp lý, gần hoàn thiện, nhưng chỉ vì vướng một cơ chế không đáng mà địa phương không xử lý, làm dự án ách tắc kéo dài, DN gặp khó, thiệt hại lớn.

“Hội nghị cơ bản giải quyết nhiều vấn đề khó khăn chung cho thị trường BĐS với những chỉ đạo liên quan đến chính sách tài chính, tín dụng… nhưng chủ yếu đối với các dự án nhà ở dành cho người thu nhập thấp, nhà ở xã hội… Đó cũng là tín hiệu tốt, từ đó thị trường sẽ ổn định, bền vững” – vị này nhận định.

Trong khi đó, lãnh đạo một DN BĐS có vốn nhà nước đến 99,78% cho biết dự án của công ty bị “đứng hình” 4 năm chỉ vì tên công ty cổ phần chưa được cập nhật sau khi cổ phần hóa theo chủ trương chung của Chính phủ. Theo dõi từ đầu hội nghị, vị lãnh đạo này cho rằng hội nghị được xem là hy vọng cuối cùng cho việc tháo gỡ các vướng mắc của DN mang tính thiết thực. 

Trong thời điểm này, điều có thể cứu vãn nhanh là xem xét tháo gỡ cho từng dự án cụ thể. Với những dự án đã triển khai dở dang cần được xem xét hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn để hoàn thiện sản phẩm. “Chủ đầu tư bán được sản phẩm, người mua nhà có nhà, dòng tiền trở lại thì DN trả nợ ngân hàng, giảm tình trạng nợ xấu… Khi đó, chắc chắn thị trường sẽ thông” – vị này nêu quan điểm.

Phó Chủ tịch UBND TP HCM Bùi Xuân Cường cho biết thời gian tới, thành phố sẽ tập trung tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc về thủ tục đầu tư đối với dự án nhà ở xã hội, nhà lưu trú công nhân, cải tạo nhà chung cư cũ. Quá trình thực hiện sẽ tập trung tháo gỡ vướng mắc cho các dự án BĐS chậm tiến độ về pháp lý, chưa nộp tiền sử dụng đất, chưa làm thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn với lợi ích của người dân.

GS-TS Hoàng Văn Cường – đại biểu Quốc hội, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Kinh tế Quốc dân – cho biết để tháo gỡ các khó khăn của thị trường BĐS hiện nay cần có sự vào cuộc của Chính phủ về tín dụng, xử lý trái phiếu DN và giải quyết các vướng mắc pháp lý.

Theo ông Cường, những vướng mắc về pháp lý chủ yếu do các quy định của pháp luật có sự chồng chéo, mâu thuẫn hoặc không rõ ràng nên các cơ quan quản lý e ngại, sợ vi phạm, không dám quyết định. Nếu rà soát để chỉnh sửa hết các nghị định hoặc chờ sửa xong các luật có liên quan thì sẽ mất nhiều thời gian. Do vậy, cần có hành động đồng bộ, kịp thời cả từ phía Chính phủ và Quốc hội.

Về phía Chính phủ, cần thành lập một ban giải quyết xử lý các vướng mắc pháp lý từ trung ương đến từng địa phương. Về phía Quốc hội, cần thông qua một nghị quyết để xử lý ngay những vướng mắc, mâu thuẫn trong các quy định pháp luật.

Làm ăn thì phải lúc lãi, lúc lỗ!

Phát biểu kết luận hội nghị, Thủ tướng nhận định việc phản ứng chính sách của các chủ thể liên quan (cơ quan quản lý, DN, ngân hàng) còn chậm; cán bộ một số nơi, một số lúc còn ngại trách nhiệm, không dám làm và các DN chưa thực sự linh hoạt, xử lý kịp thời các vướng mắc do chính mình gây ra.

Người đứng đầu Chính phủ nhấn mạnh càng trong khó khăn, thách thức, các chủ thể liên quan càng phải đoàn kết, phát huy tinh thần trách nhiệm, cùng xử lý các vấn đề trên tinh thần “lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ” giữa nhà nước, người dân và DN. Thủ tướng lưu ý việc tháo gỡ khó khăn phải tuân thủ quy luật thị trường, quy luật cung cầu, quy luật cạnh tranh; phải xác định BĐS bình đẳng với các ngành nghề, lĩnh vực khác. Trong đó, việc cân bằng, dung hòa của cung cầu thể hiện ở giá cả BĐS phải là động lực để thúc đẩy sự phát triển, chứ không phải triệt tiêu sự phát triển.

Về nhiệm vụ, giải pháp, Thủ tướng giao các cơ quan quản lý nhà nước tăng cường rà soát, bổ sung, hoàn thiện thể chế; xây dựng quy hoạch; giám sát, kiểm tra, giải quyết các vấn đề nổi cộm. Các tổ chức ngân hàng, tài chính phải khơi thông dòng vốn, giải quyết các vấn đề tín dụng. Các DN BĐS phải có trách nhiệm với chính mình, giải quyết các khó khăn do chính mình gây ra, cơ cấu lại các phân khúc, giá cả hợp lý để thúc đẩy thanh khoản, hướng tới kinh doanh có lãi nhưng hài hòa.

“Lúc làm ăn có lãi bù trừ với lúc làm ăn thua lỗ. Không thể lúc nào cũng có lãi được, không thể khó khăn cũng đòi có lãi, không có ai nắm tay đến tối, gối tay đến sáng, phải góp phần vì cái chung” – Thủ tướng nhấn mạnh.

Lãnh đạo Chính phủ yêu cầu các ngân hàng tiết giảm chi phí đầu vào, giảm lãi suất huy động với sự vào cuộc của NHNN, từ đó giảm lãi suất cho vay, cơ cấu lại các nhóm nợ, giảm phí, lệ phí… Bởi nền kinh tế có phát triển thì ngân hàng mới phát triển được.

Chính quyền các cấp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về thủ tục, đẩy nhanh xây dựng, điều chỉnh các quy hoạch phù hợp với điều kiện, tình hình địa phương và thực hiện nghiêm theo quy hoạch. Trong đó lưu ý phải bảo đảm quyền và lợi ích chính đáng của người dân.

Chính phủ sẽ có đề án riêng về phát triển nhà ở, nhà ở công nhân, nhà ở cho người thu nhập thấp. Chính phủ sẽ xem xét gói tín dụng 110.000 tỉ đồng cho lĩnh vực này.

Trước khi kết thúc hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh lại tinh thần của hội nghị là tháo gỡ khó khăn và thúc đẩy thị trường BĐS phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững và “không ai giải cứu cho ai”. 

Không đặt ra room tín dụng riêng cho BĐS

Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng cho biết đã chỉ đạo các tổ chức tín dụng tiếp tục dành nguồn vốn cho các dự án BĐS đủ điều kiện pháp lý, có khả năng tiêu thụ sản phẩm, đáp ứng nhu cầu thực về nhà ở; tiết kiệm chi phí hoạt động để cho vay với lãi suất thấp hơn.

“Để phát triển thị trường BĐS an toàn, lành mạnh, bền vững thì phải hướng tới phục vụ đa số người dân, đặc biệt là người có nhu cầu thực về nhà ở, hạn chế tình trạng đầu cơ, thổi giá, trục lợi. Về định hướng tín dụng, năm 2023, chúng tôi tăng trưởng 14%-15%, cao hơn mức 14,17% của năm ngoái. NHNN không có room kiểm soát riêng tín dụng về BĐS” – bà Hồng nói.

Về cơ cấu lại thời hạn trả nợ, bà Hồng cho rằng Bộ Xây dựng cần rà soát tất cả các dự án, xem dự án nào mang tính đầu cơ, dự án gắn với sản xuất kinh doanh, gắn với thương mại và dịch vụ để từ đó có ứng xử và giải pháp tháo gỡ riêng.

Mở ra nhiều kỳ vọng cho thị trường BĐS

Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội BĐS TP HCM (HoREA), nhận định hội nghị đã mổ xẻ nhiều vấn đề thực tế, có đối thoại, lắng nghe, trao đổi chân thành, thẳng thắn giữa Chính phủ, bộ, ngành, doanh nghiệp… Từ đó, các vướng mắc pháp lý được kỳ vọng sẽ được tháo gỡ sớm. Về tín dụng cũng được Ngân hàng Nhà nước quan tâm cho cơ cấu, giãn nợ…, ông Châu cho rằng đó là điều rất tích cực.

“Chúng tôi thật sự hoan nghênh Thủ tướng, bộ ngành đã quyết liệt tháo gỡ khó khăn cho thị trường BĐS nói chung, đặc biệt quan tâm thị trường nhà ở xã hội, nhà dành cho người thu nhập thấp” – ông Châu bày tỏ.

Sự ổn định của xã hội luôn được đặt lên hàng đầu. Vì vậy, theo ông Châu, bản thân doanh nghiệp hay địa phương, bộ ngành và cả khách hàng cũng phải tự chịu trách nhiệm về hành vi của mình để tất cả đều hài hòa lợi ích, để thị trường BĐS phát triển lành mạnh.



Nguồn: https://nld.com.vn/thoi-su/chinh-phu-se-co-nghi-quyet-ve-bat-dong-san-20230217223039694.htm

Cùng chủ đề

Doanh nghiệp FDI ưu tiên chọn khu công nghiệp xanh khi thuê đặt nhà máy

Doanh nghiệp FDI ưu tiên chọn khu công nghiệp xanh khi thuê đặt nhà máyKhoảng 80 - 85% các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đều có yêu cầu cao về các tiêu chuẩn ESG khi lựa chọn địa điểm thuê nhà máy, ưu tiên yếu tố bền vững. Thông tin trên được Savills đưa ra trong báo cáo gần đây về...

Nguồn cung bất động sản cải thiện nhưng giá neo cao ‘bất hợp lý’

Tại hội nghị "Toàn cảnh thị trường bất động sản Việt Nam 2024 và tiêu điểm Bình Dương" tổ chức ở TP.HCM ngày 18-9, ông Nguyễn Quốc Anh, phó tổng giám đốc Batdongsan (thành viên Tập đoàn PropertyGuru), cho hay dữ liệu cho thấy thị trường đã xuất hiện dấu hiệu đảo chiều, mức độ quan tâm đến bất động sản có...

Chung cư mở bán mới tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh “chạm đỉnh”, lên tới 90-130 triệu đồng/m2

DNVN - Nhiều dự án chung cư mở bán mới tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh đều có mức giá khá cao. Trong đó, tại Hà Nội, mức giá trung bình dao động từ 45 - 90 triệu đồng/m2, còn tại TP Hồ Chí Minh, mức giá có thể lên tới 130...

Đấu giá 13 thửa đất tại huyện Phúc Thọ, giá trúng cao nhất 75 triệu đồng/m2

Giám đốc Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện Phúc Thọ Nguyễn Anh Tuấn cho biết, đơn vị vừa phối hợp với Công ty Đấu giá Hợp danh tổ chức đấu giá quyền sử dụng đối với 13 thửa đất ở tại khu Dộc Tranh (xã Trạch Mỹ Lộc). Phiên đấu giá thu hút tổng số 40 hồ sơ đăng ký tham gia, được thực hiện theo hình thức bỏ phiếu kín một vòng cho tất cả các thửa...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

VietnamPrintPack 2024 dẫn đầu đổi mới trong ngành in ấn và bao bì | Vật tư | Tài Chính

Năm nay, triển lãm có quy mô trưng bày 19.850m2, với 900 gian hàng, quy tụ hơn 362 doanh nghiệpđến từ 17 quốc gia và vùng lãnh thổ như: Úc, Trung Quốc, Đan Mạch, Đức, Hồng Kông (Trung Quốc), Ấn Độ, Indonesia, Israel, Nhật Bản, Malaysia, Hà Lan, Philippines, Đài Loan (Trung Quốc), Thái Lan, Vương quốc Anh, Mỹ và Việt Nam.Sự kiện được tổ chức...

Bài đọc nhiều

Cận cảnh dự án điện mặt trời được cựu Thứ trưởng Bộ Công thương tạo ‘cơ chế’ ưu đãi

TPO - Ông Hoàng Quốc Vượng (cựu Thứ trưởng Bộ Công thương) bị kết luận vì động cơ vụ lợi, tạo cơ chế cho dự án điện mặt trời được hưởng giá điện ưu đãi, sau đó được 'biếu' 1,5 tỷ đồng. Cơ quan ANĐT Bộ Công an vừa ra kết luận điều tra vụ án xảy ra tại Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Bộ Công thương, cùng một số tỉnh, thành liên quan,...

Dồi dào đơn hàng, doanh nghiệp dệt may lại lo thiếu lao động

Phát triển thị trường ngách cho ngành dệt may: Cuộc chơi của các “ông lớn” Doanh nghiệp dệt may tìm cơ hội tại thị trường Mỹ Ông Phạm Xuân Hồng- Chủ tịch Hội Dệt may thêu đan TP. Hồ Chí Minh cho hay, hiện đơn hàng của doanh nghiệp dệt may hồi phục tương đối tốt. Nửa cuối năm 2024, tăng trưởng của...

Đấu giá 13 thửa đất tại huyện Phúc Thọ, giá trúng cao nhất 75 triệu đồng/m2

Giám đốc Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện Phúc Thọ Nguyễn Anh Tuấn cho biết, đơn vị vừa phối hợp với Công ty Đấu giá Hợp danh tổ chức đấu giá quyền sử dụng đối với 13 thửa đất ở tại khu Dộc Tranh (xã Trạch Mỹ Lộc). Phiên đấu giá thu hút tổng số 40 hồ sơ đăng ký tham gia, được thực hiện theo hình thức bỏ phiếu kín một vòng cho tất cả các thửa...

Đề xuất đầu tư 865 tỷ đồng xây cầu mới thay thế cầu Phong Châu bị sập

Đề xuất đầu tư 865 tỷ đồng xây cầu mới thay thế cầu Phong Châu bị sập Cầu mới thay thế cầu Phong Châu vừa bị sập sẽ có quy mô hiện đại, đồng bộ với quy mô Quốc lộ 32C, chiều dài dự kiến là 430 m, rộng 21,5 m được đầu tư bằng vốn đầu tư công. Hiện trạng cầu Phong Châu. UBND tỉnh...

Cùng chuyên mục

Đầu tư Dự án Đường giao thông Cảng trung chuyển Quốc tế Vân Phong giai đoạn 2

Đầu tư Dự án Đường giao thông Cảng trung chuyển Quốc tế Vân Phong giai đoạn 2Dự án Đường giao thông Cảng trung chuyển Quốc tế Vân Phong (giai đoạn 2) sau khi hoàn thành sẽ kết nối giao thông xuyên suốt từ Cảng trung chuyển Quốc tế Vân Phong đến Quốc lộ 1A. Dự án đường giao thông từ Quốc lộ 1A đến Đầm...

Tập huấn Quy định đo đạc, báo cáo, thẩm định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính ngành Công Thương

Bộ Công Thương hướng dẫn đo đạc, kiểm kê khí nhà kính Đà Nẵng: Vì sao doanh nghiệp còn mơ hồ về kiểm kê khí nhà kính trong sản xuất? Chiều 18/9, tại TP. Đà Nẵng, Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững, Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị tập huấn Quy định đo đạc, báo cáo, thẩm định...

Giai đoạn khó khăn nhất của thị trường bất động sản đã đi qua?

Bất động sản đi qua thời kỳ khó khănSau một thời gian thị trường bất động sản "đứng hình" vì chịu ảnh hưởng chung bởi nền kinh tế, nhiều phân khúc nhà ở trong trạng thái giao dịch ì ạch, làm cho toàn bộ thị trường...

Công nghiệp hỗ trợ trước cơ hội ‘vàng’ tham gia mạng lưới cung ứng đa ngành toàn cầu

Triển lãm FBC ASEAN 2024: Mở rộng cơ hội hợp tác cho doanh nghiệp ngành chế tạo Việt Nam Hội chợ Công nghiệp hỗ trợ thành phố Hà Nội năm 2024 chính thức khai mạc Thông tin được đưa ra tại hội thảo “Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam trước cơ hội tham gia mạng lưới cung ứng đa ngành toàn cầu” do...

Chợ tiền tỷ xây xong rồi… ‘đắp chiếu’

18/09/2024 | 15:50 TPO - Chợ Phúc Lý ở quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội được xây dựng tại vị trí thưa vắng dân cư, nằm giữa khu vực cánh đồng hoa nên thường xuyên vắng vẻ, cơ sở hạ tầng của chợ dần xuống cấp...

Mới nhất

Thượng tướng Nguyễn Văn Nghĩa dự Lễ khai giảng năm học 2024

(Bqp.vn) - Ngày 18/9, tại Hà Nội, Học viện Kỹ thuật quân sự tổ chức Lễ khai giảng năm học 2024 - 2025. Thượng tướng Nguyễn Văn Nghĩa, Phó Tổng Tham mưu trưởng QĐND Việt Nam dự và chỉ đạo buổi lễ.Dự lễ khai giảng có Trung tướng, GS, TS Lê Minh Thái, Giám đốc Học viện; Thiếu...

Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Hợp tác xã

(MPI) - Nghị định số 113/2024/NĐ-CP vừa được Chính phủ ban hành về quy định chi tiết một số điều của Luật Hợp tác xã quy định rõ về phân loại quy mô hợp tác xã; Tiêu chí lựa chọn, đối tượng, nội dung, mức hỗ trợ, nguồn kinh phí và tổ chức thực hiện chính sách của...

Khai mạc Hội nghị Trung ương 10 khoá XIII

(MPI) - Sáng ngày 18/9/2024, Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XIII khai mạc tại Hà Nội. Hội nghị sẽ thảo luận, cho ý kiến về 10 nội dung thuộc 2 nhóm vấn đề chiến lược và một số việc cụ thể. ...

Nhật Bản vừa thu hút khách, vừa lo ứng phó quá tải điểm đến

Vừa xúc tiến du lịch để thu hút khách nước ngoài, Nhật Bản cũng coi việc giải quyết sự quá tải là vấn đề cấp bách, bắt đầu từ các địa phương hoặc điểm đến đang tập trung số lượng du khách...

Bệnh viện Cần Thơ thực hiện thành công 4 ca tán sỏi thận bằng ống nội soi miềm

Theo đó, ngày 17/9, tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ đã diễn ra chương trình tập huấn các phương pháp tán sỏi thận hiệu quả được sử dụng hiện nay như: tán sỏi ngoài cơ thể, tán sỏi nội soi niệu quản, phẫu thuật nội soi lấy sỏi, tán sỏi nội soi qua da....

Mới nhất