Theo đó, 9 cơ quan Thanh tra Tổng cục, Cục thuộc Bộ gồm:
1. Thanh tra Cục An toàn bức xạ và hạt nhân.
2. Thanh tra Cục Bổ trợ tư pháp.
3. Thanh tra Cục Hàng hải Việt Nam.
4. Thanh tra Cục Hàng không Việt Nam.
5. Thanh tra Ủy ban Chứng khoán nhà nước.
6. Thanh tra Kho bạc Nhà nước.
7. Thanh tra Tổng cục Dự trữ Nhà nước.
8. Thanh tra Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp.
9. Thanh tra Tổng cục Thống kê.
Vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra Tổng cục, Cục thuộc Bộ, nhiệm vụ, quyền hạn của Chánh Thanh tra Tổng cục, Cục thuộc Bộ, tổ chức, hoạt động của Thanh tra Tổng cục, Cục thuộc Bộ được thực hiện theo quy định của Luật Thanh tra, Nghị định số 43/2023/NĐ-CP, Nghị định này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Các thanh tra sở
Ngoài ra, Nghị định số 3/2024/NĐ-CP cũng quy định rõ các thanh tra sở được thành lập theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 26 của Luật Thanh tra gồm: Thanh tra Sở Công Thương; Thanh tra Sở Giao thông vận tải; Thanh tra Sở Giáo dục và Đào tạo; Thanh tra Sở Kế hoạch và Đầu tư; Thanh tra Sở Khoa học và Công nghệ; Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội; Thanh tra Sở Nội vụ; Thanh tra Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Thanh tra Sở Tài chính; Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường; Thanh tra Sở Thông tin và Truyền thông; Thanh tra Sở Tư pháp; Thanh tra Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch hoặc Thanh tra Sở Văn hoá, Thể thao, Thanh tra Sở Du lịch; Thanh tra Sở Xây dựng; Thanh tra Sở Y tế.
Tại những Sở không thành lập cơ quan thanh tra theo quy định thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập Thanh tra sở căn cứ vào yêu cầu quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực tại địa phương và biên chế được giao. Trường hợp Thanh tra sở được luật quy định thì thực hiện theo quy định của luật và văn bản hướng dẫn thi hành.