Trang chủNewsThời sựChính phủ giảm 9 đầu mối, tổ chức hợp lý các bộ...

Chính phủ giảm 9 đầu mối, tổ chức hợp lý các bộ đa ngành

Chính phủ sẽ cơ cấu, sắp xếp và hợp nhất 15 bộ, cơ quan ngang bộ. Trong đó, sáp nhập Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính. Tên dự kiến là Bộ Tài chính và Đầu tư phát triển hoặc Bộ Kinh tế phát triển.

Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà, Đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái phát biểu. (Ảnh: Phương Hoa/TTXVN)
Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà, Đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái phát biểu. (Ảnh: Phương Hoa/TTXVN)

Thông tin với phóng viên TTXVN, Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết, theo định hướng của Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW, sau khi sắp xếp, sáp nhập, tổ chức bộ máy của Chính phủ giảm 5 bộ, 4 cơ quan thuộc Chính phủ. Như vậy, bộ máy của Chính phủ sẽ được tinh gọn từ 30 xuống còn 21 đầu mối (giảm 9 đầu mối) gồm: 13 bộ, 4 cơ quan ngang bộ và 4 cơ quan thuộc Chính phủ.

Duy trì 7 bộ, cơ quan ngang bộ

Theo đó, Chính phủ duy trì 4 bộ: Bộ Công an; Bộ Tư pháp; Bộ Công Thương; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và 3 cơ quan ngang bộ: Văn phòng Chính phủ; Thanh tra Chính phủ; Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

“Các bộ, cơ quan này vẫn thực hiện sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy bên trong. Việc đề xuất duy trì các bộ, cơ quan ngang bộ nêu trên là cần thiết, bảo đảm tính ổn định, kế thừa và phù hợp với yêu cầu thực tiễn hiện nay,” Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà cho hay.

Chính phủ sẽ cơ cấu, sắp xếp và hợp nhất 15 bộ, cơ quan ngang bộ. Trong đó, sáp nhập Bộ Kế hoạch và Đầu tưBộ Tài chính. Tên Bộ sau sắp xếp dự kiến là Bộ Tài chính và Đầu tư phát triển hoặc Bộ Kinh tế phát triển.

Sáp nhập Bộ Giao thông vận tảiBộ Xây dựng. Tên Bộ sau sắp xếp dự kiến là Bộ Hạ tầng và Đô thị.

Sáp nhập Bộ Tài nguyên và Môi trường và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Tên Bộ sau sắp xếp dự kiến là Bộ Nông nghiệp và Tài nguyên, Môi trường. Việc sáp nhập 2 bộ này sẽ khắc phục được một số giao thoa trong thực hiện nhiệm vụ quản lý về nguồn nước, lưu vực sông và đa dạng sinh học.

Sáp nhập Bộ Thông tin và Truyền thôngBộ Khoa học và Công nghệ. Tên Bộ sau sắp xếp dự kiến là Bộ Chuyển đổi số và Khoa học, Công nghệ hoặc Bộ Chuyển đổi số, Khoa học, Công nghệ và Thông tin.

Sáp nhập Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội và Bộ Nội vụ thành Bộ Nội vụ và Lao động và chuyển chức năng quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp sang Bộ Giáo dục và Đào tạo, chuyển chức năng quản lý nhà nước về bảo trợ xã hội, trẻ em, phòng, chống tệ nạn xã hội sang Bộ Y tế.

Bộ Y tế tiếp nhận một số nhiệm vụ của Ban Bảo vệ chăm sóc sức khỏe Trung ương (khi Ban này kết thúc hoạt động); đồng thời, dự kiến tiếp nhận quản lý nhà nước về: bảo trợ xã hội; trẻ em; phòng, chống tệ nạn xã hội từ Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chuyển sang.

Bộ Ngoại giao tiếp nhận nhiệm vụ chính của Ban Đối ngoại Trung ương, Ủy ban Đối ngoại Quốc hội khi hai đơn vị này kết thúc hoạt động.

Bộ Quốc phòng sẽ thực hiện việc sắp xếp đầu mối tổ chức bên trong theo quyết định của Bộ Chính trị. Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh được chuyển về Bộ Quốc phòng trực tiếp quản lý, nằm trong cơ cấu tổ chức của Bộ này.

Về phía Bộ Nội vụ, Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà cho biết, Bộ chủ động xây dựng phương án sắp xếp Học viện Hành chính Quốc gia theo hướng sáp nhập vào Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh; đồng thời chủ trì, phối hợp với Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội xây dựng đề án sáp nhập Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội với Bộ Nội vụ (sau khi chuyển một số chức năng sang Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Y tế); phối hợp với Ủy ban Dân tộc chuyển chức năng, nhiệm vụ của Ban Tôn giáo Chính phủ về Ủy ban Dân tộc.

Ủy ban Dân tộc tiếp nhận Ban Tôn giáo Chính phủ từ Bộ Nội vụ và tiếp nhận chức năng, nhiệm vụ về giảm nghèo từ Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.

Tinh gọn tổ chức bên trong

Chính phủ cũng đưa ra phương án sắp xếp đối với các cơ quan thuộc Chính phủ và các cơ quan khác, trong đó có việc kết thúc hoạt động của Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp và Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia; sắp xếp 2 Viện Hàn lâm Khoa học xã hội và Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ, 2 Đại học Quốc gia Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh…

Theo định hướng của Ban Chỉ đạo Trung ương, trên cơ sở thực hiện phương án nêu trên, tổ chức bộ máy của Chính phủ khóa XV và khóa XVI (nhiệm kỳ 2026-2031) được tinh gọn còn: 13 bộ, 4 cơ quan ngang bộ (giảm 5 bộ); 4 cơ quan thuộc Chính phủ (giảm 4 cơ quan).

Về tổ chức bộ máy bên trong, tính sơ bộ dự kiến sẽ giảm: 10/13 tổng cục và tổ chức tương đương tổng cục; 52 vụ thuộc bộ, cơ quan ngang bộ; 75 cục thuộc bộ, cơ quan ngang bộ; 61 vụ và tương đương thuộc tổng cục; 264 cục và tương đương thuộc tổng cục, giảm khoảng 15-20% đơn vị sự nghiệp công lập.

“Sau khi sắp xếp thu gọn đầu mối, điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước của các bộ, cơ quan ngang bộ thì về cơ bản khắc phục được những vấn đề còn giao thoa hiện nay”, Bộ trưởng Nội vụ thông tin.

Nếu thực hiện theo phương án này, tổ chức bộ máy của Chính phủ và tổ chức bên trong của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ sẽ giảm tối thiểu 15%-20% đầu mối tổ chức bên trong (trừ Bộ Công an, Bộ Quốc phòng thực hiện theo quyết định của Bộ Chính trị), không bao gồm các tổ chức thuộc diện hợp nhất, sáp nhập do trùng lặp chức năng, nhiệm vụ khi thực hiện phương án sáp nhập các bộ.

Để hạn chế tác động của việc sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy đối với cán bộ, công chức, viên chức, cần có chính sách đủ mạnh, nổi trội đối với các đối tượng chịu tác động của quá trình sắp xếp, nhằm giảm áp lực về tư tưởng, tâm lý của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và bảo đảm quyền lợi của cán bộ, công chức, viên chức trong quá trình sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy.

Nhằm tránh tình trạng sáp nhập cơ học, việc sắp xếp tổ chức bộ máy sẽ gắn với giảm biên chế cán bộ, công chức, viên chức và cơ cấu lại, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.

Kết thúc hoạt động của Ban cán sự đảng Chính phủ

Đối với các cấp ủy, tổ chức đảng, Chính phủ đưa ra phương án kết thúc hoạt động của Ban cán sự đảng Chính phủ, lập Đảng bộ Chính phủ trực thuộc Trung ương, gồm các tổ chức đảng trong các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và một số đảng bộ trong các tập đoàn, tổng công ty, ngân hàng thương mại nhà nước (riêng Đảng bộ Quân đội và Đảng bộ Công an trực thuộc Trung ương giữ nguyên như hiện nay); có cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việc đặt tại Cơ quan Chính phủ.

Đảng ủy Chính phủ, gồm: ban chấp hành, ban thường vụ, bí thư, phó bí thư đảng ủy. Ban thường vụ đảng ủy gồm Thủ tướng Chính phủ làm Bí thư, các Phó Thủ tướng Chính phủ, một số thành viên Chính phủ và có thể bố trí 1 Phó Bí thư chuyên trách; Bộ Chính trị chỉ định nhân sự ban chấp hành, ban thường vụ đảng ủy; quy định ban thường vụ đảng ủy thực hiện chức năng, nhiệm vụ như của ban cán sự đảng Chính phủ hiện nay.

Cùng đó, kết thúc hoạt động của các ban cán sự đảng, lập Đảng bộ các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trực thuộc Đảng bộ Chính phủ gồm: Ban chấp hành, ban thường vụ, bí thư, phó bí thư đảng ủy; ban thường vụ đảng ủy gồm Bộ trưởng làm Bí thư, các Thứ trưởng, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ và 1 Phó Bí thư chuyên trách; cấp có thẩm quyền chỉ định nhân sự ban chấp hành, ban thường vụ, bí thư, phó bí thư đảng ủy, quy định ban thường vụ đảng ủy thực hiện chức năng, nhiệm vụ như của ban cán sự đảng các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ hiện nay.

Bộ trưởng Nội vụ cũng nêu quan điểm tiếp tục xây dựng bộ máy nhà nước “Tinh-Gọn-Mạnh-Hiệu năng-Hiệu lực-Hiệu quả” theo ý kiến chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm, bảo đảm phù hợp với Hiến pháp, Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, các nghị quyết của Trung ương, chỉ đạo của Bộ Chính trị trong quá trình tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW.

Quán triệt tinh thần lãnh đạo của Đảng, mà trực tiếp là Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng về xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân dưới sự lãnh của Đảng; Nghị quyết số 27-NQ/TW Hội nghị Trung ương 6 khóa XIII về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới; Nghị quyết số 28-NQ/TW Hội nghị Trung ương 6 khóa XIII về tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng đối với hệ thống chính trị trong giai đoạn mới.

“Quán triệt nội dung định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ theo yêu cầu của Ban Chỉ đạo Trung ương và của Bộ Chính trị. Kế thừa thành tựu, tiếp tục đổi mới Chính phủ đồng bộ với đổi mới Quốc hội, cơ quan tư pháp trên quan điểm xây dựng Chính phủ dân chủ, chuyên nghiệp, hiện đại, trong sạch, vững mạnh, bảo đảm hoạt động công khai, minh bạch, sáng tạo, thông suốt, hiệu lực, hiệu quả,” Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà nhấn mạnh.

Theo Bộ trưởng, việc sắp xếp bộ máy của Chính phủ nhằm phát huy đầy đủ vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất, thực hiện quyền hành pháp, là cơ quan chấp hành của Quốc hội theo quy định của Hiến pháp năm 2013 và pháp luật.

Nguyên tắc đặt ra là tổ chức hợp lý các bộ đa ngành, đa lĩnh vực. Thực hiện nguyên tắc một cơ quan thực hiện nhiều việc và một việc chỉ giao cho một cơ quan chủ trì thực hiện và chịu trách nhiệm chính; đồng thời sắp xếp, cơ cấu lại tổ chức bên trong bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ bảo đảm tinh gọn, giảm đầu mối (cơ bản kết thúc mô hình tổng cục trong các bộ, cơ quan ngang bộ). Nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động và đáp ứng điều kiện xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới./.



Nguồn: https://kinhtedothi.vn/chinh-phu-giam-9-dau-moi-to-chuc-hop-ly-cac-bo-da-nganh.html

Cùng chủ đề

Quảng Ngãi chuẩn bị gì cho việc sáp nhập các xã trong giai đoạn tới?

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chốt việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2025 của 12 tỉnh, thành phố trong đó có Quảng Ngãi. Vậy Quảng Ngãi đã chuẩn bị những gì cho việc thực hiện chủ trương của Trung ương? ...

Quảng Nam công bố sáp nhập huyện Nông Sơn vào huyện Quế Sơn

(Dân trí) - Sáng 2/12, tỉnh Quảng Nam công bố nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã của tỉnh, giai đoạn 2023-2025. Trước đó ngày 24/10, ông Tô Văn Tám, Ủy viên Thường trực Ủy ban Pháp luật Quốc hội, đã công bố Nghị quyết số 1241 về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện và cấp xã của tỉnh Quảng Nam trong...

Sau sáp nhập, Quảng Nam có bao nhiêu đơn vị hành chính cấp huyện, xã?

Ngày 2/12, tỉnh Quảng Nam tổ chức lễ công bố Nghị quyết số 1241 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, xã của tỉnh giai đoạn 2023-2025.Theo Nghị quyết, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất nhập toàn bộ diện tích tự nhiên 471,64 km2, quy mô dân số 35.438 người của huyện Nông Sơn vào huyện Quế Sơn. Sau khi sáp nhập, huyện Quế Sơn có diện tích...

Dự kiến sáp nhập nhiều Ban Đảng, cơ quan của Quốc hội

(NLĐO) - Cơ quan chức năng đang nghiên cứu phương án sắp xếp, sáp nhập các cơ quan Đảng, các ủy ban của Quốc hội... ...

Dự kiến sau sắp xếp giảm được 5 Bộ, 4 Uỷ ban, 3 cơ quan trực thuộc Chính phủ và Uỷ ban Thường vụ...

Ngày 1/12, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức hội nghị toàn quốc quán triệt triển khai 3 nội dung đặc biệt quan trọng. 3 nội dung gồm: Tổng kết thực hiện Nghị quyết 18 ngày...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Ban Chấp hành Đảng bộ TP Hà Nội xem xét Chương trình công tác năm 2025

Kinhtedothi - Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong đã trình bày Tờ trình về việc xem xét, ban hành Chương trình công tác năm 2025 của Ban Chấp hành Đảng bộ TP, Ban Thường vụ Thành ủy, trình Ban Chấp hành Đảng bộ TP xem xét, thông qua tại Hội nghị lần thứ 20. Sáng 4/12, Ban Chấp hành Đảng bộ TP Hà Nội khóa XVII tiến hành Hội nghị lần thứ 20 để...

Hé lộ thông số kỹ thuật của Xiaomi 15 Ultra

Mới đây, leaker Digital Chat Station đã chia sẻ những thông tin mới về model kế nhiệm Xiaomi 14 Ultra. Theo đó, màn hình Xiaomi 15 Ultra sẽ có kích thước gần bằng Xiaomi 14 Ultra, đi kèm các đường cong nhỏ ở tất cả các cạnh và cùng độ phân giải. Do đó, người dùng có thể mong đợi model mới sở hữu tấm nền LTPO OLED cao cấp, có kích thước 6.73 inch với tốc độ làm...

Tưng bừng ngày đôi cuối năm với 1 triệu vé bay Vietjet giảm 100%

Kinhtedothi -Mừng siêu khuyến mãi ngày đôi cuối năm 12/12, Vietjet dành tặng các tín đồ du lịch triệu vé máy bay giảm đến 100% để khám phá Việt Nam và thế giới. Khuyến mãi áp dụng duy nhất từ 0h00 đến 23h59 ngày 12/12/2024 khi hành khách đặt vé tại website www.vietjetair.com và ứng dụng di động Vietjet Air. Hàng triệu vé hạng Eco với ưu đãi cực kỳ hấp dẫn, thời gian bay linh hoạt từ 1/1/2025...

VinBrain trình làng DrAid™ EndoAI

DrAid™ EndoAI là thành quả của sự hợp tác chặt chẽ giữa VinBrain và Viện Nghiên cứu & Đào tạo Tiêu hóa Gan mật. Giải pháp được phát triển trên nền tảng dữ liệu lớn, bao gồm gần 500.000 hình ảnh nội soi thực tế được gán nhãn bởi đội ngũ bác sĩ nội soi hàng đầu, đảm bảo chất lượng trong việc huấn luyện các mô hình AI. Theo đó, DrAid™ EndoAI là một trong số rất ít...

Khai mạc Hội nghị lần thứ 20 Ban Chấp hành Đảng bộ TP Hà Nội, xem xét nhiều nội dung quan trọng

Kinhtedothi - Sáng 4/12, Ban Chấp hành Đảng bộ TP Hà Nội khóa XVII tiến hành Hội nghị lần thứ 20 để xem xét nhiều nội dung quan trọng. Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội TP Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài chủ trì Hội nghị. Cùng chủ trì Hội nghị có Ủy viên T.Ư Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP Trần Sỹ Thanh; Phó Bí thư...

Bài đọc nhiều

Thủ tướng phát lệnh khởi công Vành đai 3 Tp.HCM và 2 tuyến cao tốc

Sáng 18/6, tại Tp.Hồ Chí Minh, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Lễ và phát lệnh khởi công đồng loạt xây dựng 3 dự án giao thông quan trọng quốc gia. Đó là đường Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh; đường bộ cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu (giai đoạn 1) và cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột (giai đoạn 1). Sự kiện được tổ chức theo hình thức trực tuyến...

Việt Nam lọt top điểm đến rẻ nhất thế giới năm 2024

Tạp chí du lịch nổi tiếng Condé Nast Traveler liệt kê 21 điểm đến rẻ nhất dành cho du khách năm 2024, trong đó có Việt Nam. Du khách bất ngờ nhận quà khi ghé thăm Đà Nẵng, Việt Nam vào đầu năm 2024. Ảnh: Thuỳ Trang Theo Condé Nast Traveler, nhiều yếu tố cần cân nhắc khi lên kế hoạch cho một kỳ nghỉ, từ việc tìm địa điểm du lịch giá rẻ, sự an toàn của điểm đến cho tới các...

TikToker Lê Tuấn Khang khiến mạng xã hội đua nhau tìm kiếm là ai?

TikToker Lê Tuấn Khang đang là cái tên được tìm kiếm nhiều hiện nay với những video đạt vài chục đến hàng trăm triệu lượt xem. Từ “chàng trai chăn vịt” đến TikToker trăm triệu view Kể từ sau lễ trao giải “TikTok Awards VietNam 2024” diễn ra tối 23/11, Lê Tuấn Khang (SN 2002, quê Sóc Trăng) là cái tên được ngưòi dùng mạng đua nhau tìm kiếm. Anh được vinh danh ở hạng mục “Nhà sáng tạo nội dung...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm lên đường thăm cấp Nhà nước tới nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa

Nhận lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình và Phu nhân, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Đảng và Nhà nước ta hôm nay rời Hà Nội, lên đường...

HLV Kim Sang-sik cứng rắn: Đội tuyển Việt Nam phải đoàn kết, đạt kết quả tốt tại AFF Cup

HLV Kim Sang-sik muốn đội tuyển Việt Nam đoàn kết để hướng tới mục tiêu lọt vào chung kết AFF Cup 2024. HLV Kim Sang-sik hài lòng về học trò Nằm trong kế hoạch chuẩn bị cho AFF Cup 2024, đội tuyển Việt Nam đã có đợt tập huấn tại Gyeongju (Hàn Quốc). Sau 10 ngày ngày tập luyện và thi đấu cọ xát với các CLB K-League, HLV Kim Sang-sik hài lòng về sự tiến bộ của các học trò. Trong thời gian tập huấn...

Cùng chuyên mục

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tiếp Thống đốc tỉnh Nara của Nhật Bản

Chủ tịch Quốc hội cho rằng việc ký thỏa thuận hợp tác giữa Nara và Thừa Thiên-Huế sẽ tạo cơ hội để hai địa phương trao đổi kinh nghiệm trong quá trình phát triển kinh tế-xã hội và các lĩnh vực khác. Theo đặc phái viên TTXVN, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Nhật Bản, sáng 4/12 tại thủ đô Tokyo, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã tiếp Thống...

Sắp xếp tổ chức bộ máy là việc khó nhưng không thể không làm

(ĐCSVN) - Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các bộ trưởng, trưởng ngành phát huy tinh thần trách nhiệm, cùng cấp ủy và các cơ quan thuộc bộ, ngành quán triệt, tổ chức thực hiện thật tốt, bảo đảm khoa học với lộ trình, bước đi phù hợp, hiệu quả. ...

Thủ tướng: Bộ máy còn cồng kềnh, nhiều cấp trung gian dẫn tới công việc ách tắc

Sáng 4/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị của Chính phủ quán triệt, triển khai tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII "Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả".Thủ tướng cũng yêu cầu thực hiện tốt công tác chính trị tư tưởng, bảo đảm...

Nhiều nơi thiếu quỹ đất, nhà tái định cư

(NLĐO) - Thiếu quỹ đất ở, nhà ở để bố trí tái định cư cho các hộ dân làm ảnh hưởng rất lớn đến công tác bồi thường, tiến độ bàn giao mặt bằng cho các dự án. ...

Luật Điện lực (sửa đổi) có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế

Ông Nguyễn Đình Thanh - Tổng Giám đốc điều hành Công ty CP Hóa chất Sơn Hà Nội: Luật Điện lực (sửa đổi) có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội. Theo ông Nguyễn Đình Thanh, Luật Điện lực (sửa đổi) đã được Quốc hội chính thức thông qua, có hiệu lực từ ngày 1/2/2025. So với luật hiện hành, Luật Điện lực (sửa đổi) vừa được thông qua có nhiều...

Mới nhất

Sắp xếp tổ chức bộ máy là việc khó nhưng không thể không làm

(ĐCSVN) - Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các bộ trưởng, trưởng ngành phát huy tinh thần trách nhiệm, cùng cấp ủy và các cơ quan thuộc bộ, ngành quán triệt, tổ chức thực hiện thật tốt, bảo đảm khoa học với lộ trình, bước đi phù hợp, hiệu quả. ...

Thủ tướng: Bộ máy còn cồng kềnh, nhiều cấp trung gian dẫn tới công việc ách tắc

Sáng 4/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị của Chính phủ quán triệt, triển khai tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII "Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt...

Những chiếc điện thoại đáng mua nhất năm 2024

Năm 2024 đánh dấu bước tiến lớn của điện thoại thông minh, khi xu hướng tích hợp trí tuệ nhân tạo (AI) đang được nhân rộng.Trong danh sách những chiếc điện thoại đáng mua trong năm nay, sẽ không nằm ngoài "trend" hấp dẫn này, cùng với đó chất lượng camera, kiểu dáng cho tới mức độ phổ...

Nhiều nơi thiếu quỹ đất, nhà tái định cư

(NLĐO) - Thiếu quỹ đất ở, nhà ở để bố trí tái định cư cho các hộ dân làm ảnh hưởng rất lớn đến công tác bồi...

Hải Phòng: Tổng thu ngân sách năm 2024 ước đạt 109.388 tỷ đồng

Năm 2024, tổng thu ngân sách trên địa bàn TP. Hải Phòng ước đạt 109.387,6 tỷ đồng, hoàn thành vượt kế hoạch, đạt 111,8% dự toán Trung ương giao và đạt 102,5% dự toán HĐND TP giao. Theo thông tin từ Văn phòng UBND TP. Hải Phòng về kết quả thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc...

Mới nhất