Trang chủKinh tếNông nghiệpChim yến, loài chim hoang dã dẫn dụ vô nhà lầu làm...

Chim yến, loài chim hoang dã dẫn dụ vô nhà lầu làm tổ ở Vĩnh Long, ví như chim nhả vàng, dân giàu

Nghề nuôi chim yến một số nơi mang lại giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên, không phải địa phương nào, vùng nào cũng có thể thực hiện được. Để phát triển bền vững nghề nuôi chim yến ở Vĩnh Long, cần tăng cường tuyên truyền nâng cao ý thức người nuôi chim yến trong việc tuân thủ các quy định…

Nghề nuôi chim yến một số nơi mang lại giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên, không phải địa phương nào, vùng nào cũng có thể thực hiện được. 

Để phát triển bền vững nghề nuôi chim yến, cần tăng cường tuyên truyền nâng cao ý thức người nuôi chim yến trong việc tuân thủ các quy định, có quy hoạch các vùng nuôi, kèm theo là những giải pháp đồng bộ.

Hiệu quả kinh tế cao

Theo Chi cục Chăn nuôi Thú y và Thủy sản (thuộc Sở Nông nghiệp-PTNT tỉnh Vĩnh Long), nghề nuôi chim yến ở Vĩnh Long xuất phát muộn hơn so với các tỉnh, ghi nhận thời gian manh nha khoảng từ năm 2010.

Năm 2022, Vĩnh Long xếp thứ 34/42 tỉnh, thành phố về số lượng nhà yến- nhóm 10 tỉnh có số lượng nhà yến thấp nhất cả nước. Tính đến cuối năm 2023, toàn tỉnh có hơn 150 nhà yến, sản lượng tổ yến khoảng 790 kg/năm.

Các cơ sở nuôi yến phân bố đều tại các địa phương trong tỉnh. Thị trường tiêu thụ tổ yến chủ yếu bán trực tiếp cho người tiêu dùng (chiếm 50%), phục vụ gia đình (22%), số còn lại bán cho thương lái (15%) và xuất ra ngoài tỉnh (13%).

Bắt đầu xây nhà nuôi chim yến từ 4 năm trước, chú Nguyễn Văn Nghé (xã Mỹ Phước, huyện Mang Thít) cho biết: “Ban đầu tôi cũng chỉ muốn nuôi thử để có sản phẩm và có thu nhập. Nhưng sau khi thấy hiệu quả và tiềm năng lớn từ mô hình nuôi yến nên tôi mở thêm nhà yến.

Hiện tôi có 3 nhà yến, tôi cũng đã đăng ký sản xuất, kinh doanh các sản phẩm từ yến mang thương hiệu Út Nghé. Đến nay, đã có 4 sản phẩm từ yến sào thô, yến tinh chế và yến chưng chai, riêng sản phẩm yến chưng chai vừa đạt sản phẩm OCOP 3 sao”.

Theo nhiều người nuôi yến, tổ chim yến hay còn gọi là “lộc trời”, “chim nhả vàng”, đã mang lại cho người nuôi thu nhập cao. Song, trên thực tế, đây không phải là nghề “dễ ăn”. Bởi, để dụ chim yến vào nhà, cần phải nắm vững nhiều kỹ thuật, thiết kế nhà phải có gió, ánh sáng, đảm bảo vệ sinh chuồng trại…

Theo đánh giá của ngành chức năng, phần lớn các hộ nuôi chim yến đều tuân thủ quy định về vùng nuôi, về bảo vệ môi trường và phòng, chống dịch bệnh. Tuy nhiên, do nghề nuôi yến trong tỉnh mới phát triển, còn mang tính chất tự phát.

Một số cơ sở nuôi yến còn gặp khó khăn trong việc mua bán, thương mại sản phẩm tổ yến, chưa có thị trường ổn định, đầu tư vào khâu chế biến sâu còn hạn chế, chủ yếu tiêu thụ dưới dạng sản phẩm tổ yến thô nên giá trị chưa cao, chưa đáp ứng yêu cầu về an toàn thực phẩm của nước nhập khẩu…

img

Để nghề nuôi chim yến ở Vĩnh Long phát triển bền vững, cần triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp tăng cường công tác quản lý nuôi chim yến.

Đó là chưa kể, có tình trạng một số tổ chức, cá nhân đến các tỉnh tư vấn xây dựng nhà yến nhưng mục đích chính là thu tiền tư vấn, bán vật tư làm nhà nuôi chim yến mà không quan tâm đến việc xây nhà yến xong, yến có đến ở hay không. Việc này có thể gây thiệt hại rất lớn cho người dân và ảnh hưởng lớn đến công tác quản lý ngành.

Cần nhiều giải pháp đồng bộ

Thời gian qua, ngành chức năng cũng đã tạo điều kiện thuận lợi về cơ sở pháp lý để hộ chăn nuôi yến hoạt động, đồng thời cũng quan tâm kiểm tra, nhắc nhở các chủ nhà nuôi yến đảm bảo tuân thủ các quy định trong hoạt động.

Song, để nghề nuôi chim yến phát triển bền vững, cần triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp tăng cường công tác quản lý nuôi chim yến, tăng cường kiểm soát, xử lý những vấn đề bất cập và khai thác hiệu quả nguồn lợi kinh tế này.

Nhằm trang bị kiến thức khoa học và thực tiễn giúp phát triển bền vững, tăng giá trị kinh tế cho nghề nuôi chim yến, Cục Chăn nuôi cũng đã ban hành hướng dẫn kỹ thuật cơ bản về nuôi chim yến.

Cụ thể, khi chọn vùng và vị trí xây nhà nuôi yến, ngoài việc phải tuân thủ các quy định pháp luật thì người nuôi cần khảo sát sự phân bố quần thể và tập tính sinh học chim yến.

Chọn những nơi phong phú nguồn thức ăn cho chim yến và môi trường tiểu khí hậu ôn hòa; nơi thuận lợi về giao thông, điện, nước; có không gian xung quanh đảm bảo vòng lượn cho chim yến bay, an toàn sinh học cho nhà nuôi yến và con người; nơi ít bị tác động tiếng ồn, mùi hôi, khói bụi, vật cản đường chim bay,…

Cần đảm bảo các điều kiện tốt nhất cho sự sinh trưởng, sinh sản, phát triển đàn chim yến. Nên có vùng đệm giữa nhà nuôi chim yến với nơi sinh hoạt của con người hoặc các nguồn gây mất vệ sinh.

Phải đảm bảo an toàn sinh học, phòng chống dịch bệnh và nâng cao hiệu quả nuôi. Nhà nuôi chim yến xây xong cần làm vệ sinh sạch sẽ và xử lý các mùi hôi đặc biệt là mùi keo, mùi xi măng…

Tùy theo số lượng tổ mà có giải pháp khai thác phù hợp không ảnh hưởng đến sự phát triển quần thể chim yến. Ngoài ra, cần lưu ý về 18 chỉ tiêu yêu cầu về kỹ thuật tổ yến sau sơ chế và cần ghi nhật ký quản lý nhà yến, nhật ký thu hoạch tổ yến.

Để người dân tiếp cận các quy định chăn nuôi yến, ông Lê Thanh Tùng- Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi thú y và Thủy sản, cho biết: Đơn vị cũng đã có tổ chức hội nghị phổ biến quy định pháp luật về chăn nuôi chim yến, phổ biến đến với người chăn nuôi rằng nghề nuôi chim yến là nghề có điều kiện, quy định pháp luật của Nhà nước.

Đồng thời, cần sản xuất sản phẩm yến sào hướng tới xuất khẩu chứ không dừng lại tiêu thụ tại chỗ. Theo đó, xuất khẩu yến sào phải tuân thủ các điều kiện vệ sinh thú y, an toàn sinh học và đặc biệt là chất lượng tổ yến và các yêu cầu của Nghị định thư về các yêu cầu kiểm dịch, kiểm tra vệ sinh thú y đối với sản phẩm nhập khẩu tổ yến, yêu cầu hàng hóa nhập khẩu…

Thời gian tới, ngành thú y sẽ tổ chức hướng dẫn, kiểm tra việc kê khai cơ sở nuôi chim yến, khuyến cáo hộ nuôi chim thực hiện đảm bảo an toàn thực phẩm trong quá trình sản xuất, thu hoạch, vận chuyển và chế biến các sản phẩm yến tại địa phương.

Trên cơ sở Nghị định số 13/2020/NĐ-CP ngày 21/1/2020 của Chính phủ về hướng dẫn chi tiết Luật Chăn nuôi, HĐND tỉnh Vĩnh Long ban hành Nghị quyết số 05/2021/NQ-HĐND quy định khu vực thuộc nội thành của thành phố, thị xã, thị trấn không được phép chăn nuôi và vùng nuôi chim yến trên địa bàn tỉnh. 

Cụ thể, khu vực không được phép chăn nuôi chim yến là các phường thuộc TP Vĩnh Long và TX Bình Minh; thị trấn các huyện Long Hồ, Mang Thít, Tam Bình, Vũng Liêm, Trà Ôn, Bình Tân và khu dân cư nằm trong khu trung tâm các xã. Vùng nuôi chim yến là khu vực nằm ngoài khu vực không được phép chăn nuôi.





Nguồn: https://danviet.vn/chim-yen-loai-chim-hoang-da-dan-du-vo-nha-lau-lam-to-o-vinh-long-vi-nhu-chim-nha-vang-dan-giau-20241118093212352.htm

Cùng chủ đề

Một tỷ phú Tiền Giang trên làm chuồng nuôi chim tiền tỷ, dưới đào hồ nuôi tôm tiền tỷ, hóa lại hay

Là huyện cù lao nhiễm mặn nằm hạ lưu sông Tiền, điều kiện thiên nhiên ở huyện Tân Phú Đông (tỉnh Tiền Giang) rất khắc nghiệt, mỗi năm phải chịu từ 6 đến 9 tháng bị nhiễm mặn, trồng trọt và chăn nuôi đều gặp nhiều...

Nuôi chim yến kiểu gì mà nữ giám đốc này ở Gia Lai thu 2 tỷ/năm lại còn trả lương tốt cho 10 người?

Trước khi gắn bó với nghề nuôi chim yến, chị Nguyễn Thị Mỹ Lợi từng đầu tư xây dựng và làm Hiệu trưởng Trường Mầm non tư thục Ánh Dương. Năm 2015, khi được giới thiệu mô hình nuôi chim yến, chị Lợi bỏ công tìm hiểu,...

Chi tiết 20 xã, phường ở TPHCM được nuôi chim yến

TPO - Việc quy định vùng nuôi chim yến trên địa bàn nhằm góp phần xây dựng thành phố văn minh, hiện đại, có chất lượng môi trường sống tốt, đồng thời đảm bảo, an toàn dịch bệnh, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, tăng thu nhập cho người dân và thúc đẩy phát triển kinh tế. Sáng 27/9, tại Kỳ họp lần thứ 18 (kỳ họp chuyên đề) HĐND TPHCM khóa X, nhiệm kỳ 2021-2026,...

TP.HCM sắp có quy định vùng nuôi chim yến tránh ảnh hưởng cuộc sống người dân

Tại kỳ họp chuyên đề thứ 18 của HĐND TP.HCM khóa X sáng 27/9, ông Bùi Xuân Cường - Phó Chủ tịch UBND TP đã trình bày Tờ trình Nghị quyết về quy định vùng nuôi chim yến trên địa bàn. Việc quy định vùng nuôi...

Chim yến là loài chim hoang dã, nuôi thành công ở Bình Định, chả phải cho ăn, dân thu tiền tỷ luôn

Anh Mân chia sẻ về hành trình đến với nghề nuôi chim yến: “Sau khi tốt nghiệp đại học ngành xây dựng tại TP Hồ Chí Minh năm 2007, tôi làm việc trong lĩnh vực thiết kế và lắp đặt thiết bị cho nhà nuôi yến...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Ngũ trò dân ca Đông Anh ở Thanh Hóa là các trò gì mà được công nhận Di sản phi vật thể Quốc gia?

Ngũ trò Viên Khê ở làng cổ Viên Khê, xã Đông Anh, huyện Đông Sơn (Thanh Hóa) mang đặc trưng văn hóa nông nghiệp ở vùng châu thổ sông Mã với những lời ca giản dị, chân thực, được các thế hệ cha ông sáng tạo trong quá trình lao động...

Cận cảnh trang phục “người lính tương lai” biến người lính bình thường thành chiến binh đáng sợ

Tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024, Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội Viettel (Bộ Quốc phòng) đã giới thiệu trang phục "người lính tương lai" tích hợp trí thông minh nhân tạo AI với nhiều tính năng hỗ trợ chiến đấu tiên tiến, hiện đại, biến người lính bình thường trở thành...

Lạc lối ở vườn cam “Xã Đoài” lớn nhất miền Trung

Từ cuối tháng 11 – đầu tháng 12 hàng năm, vườn cam rộng hơn 70 ha với thương hiệu Cam tươi FVF của Tập đoàn TH bắt đầu chín rộ. Những trái cam vàng óng, mọng nước và vị ngọt thanh, hương thơm đậm đà xứng danh giống cam gốc Xã...

Một huyện ở Quảng Ngãi, 12/12 xã đạt chuẩn nông thôn mới, người dân thu nhập 53 triệu đồng/năm

Sau hơn 13 năm xây dựng nông thôn mới (NTM), sự thay đổi rõ nhất ở các xã NTM trên địa bàn huyện Mộ Đức (tỉnh Quảng Ngãi) là hệ thống cơ sở hạ tầng nông thôn như điện, đường, trường, trạm y tế, chợ dân sinh... được xây dựng đồng...

Khu rừng rộng qua 5 tỉnh, phía Đồng Nai thấy la liệt động vật hoang dã, đàn bò tót đứng bên con nai

Khu dự trữ sinh quyển thế giới Đồng Nai nằm trải rộng trên địa bàn 5 tỉnh gồm: Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Lâm Đồng và Đắk Nông với tổng diện tích hàng trăm ngàn hécta. Khu dự trữ sinh quyển thế giới Đồng Nai là nơi có các dạng...

Bài đọc nhiều

Vì sao nông dân Tây Nguyên “ngày lo đêm bỏ ngủ” khi giá cà phê tăng cao chưa từng thấy?

Nông dân trồng cà phê ở Tây Nguyên phấn khởi khi cà phê đạt giá cao nhất lịch sử, mang lại hy vọng về một mùa bội thu. Tuy nhiên, niềm vui ấy lại xen lẫn nỗi lo khi nạn trộm cắp ngày càng gia tăng, từ vườn cây đến sân...

Xuất hiện một loài cá nuôi ở Trung Quốc đe dọa là đối thủ cạnh tranh của cá tra Việt Nam

Cá tra Việt Nam là loài cá thịt trắng “được lòng” người tiêu dùng tại nhiều thị trường trên thế giới. Tuy nhiên, thị trường đa dạng xuất hiện ngày càng nhiều đối thủ cạnh tranh với cá tra Việt, trong đó có cả cá lóc Trung Quốc (Chinese snakehead). ...

133 doanh nghiệp nhận Giải thưởng Chất lượng Quốc gia đạt doanh thu 500.000 tỷ, có 2 “ông lớn” nông nghiệp

Trong năm 2024, Thủ tướng Chính phủ đã ký 03 Quyết định trao giải thưởng Chất lượng Quốc gia cho 133 doanh nghiệp đạt Giải thưởng Chất lượng Quốc gia năm 2021, 2022 và 2023. Lễ trao Giải thưởng Chất lượng Quốc gia, Giải thưởng Chất lượng Châu Á - Thái...

Con rùa mẹ khổng lồ tìm đến một hòn đảo của Việt Nam đẻ gần trăm quả trứng rồi quay về biển

Theo thông tin từ Vườn Quốc gia Côn Đảo và Sixsen Côn Đảo, khoảng 7 giờ sáng ngày 14/12/2024, tại bãi Đất Dốc, huyện Côn Đảo (Bà Rịa - Vũng Tàu) xuất hiện một con rùa mẹ nặng khoảng 50kg bò lên bãi đẻ được 98 quả trứng, sau đó quay...

Một loài cá quý hiếm, cá đặc sản Hòa Bình do dân nuôi thành công được trao chứng nhận bảo hộ

Ngày 7/11 vừa qua, tại xã Vạn Mai, UBND huyện Mai Châu (tỉnh Hoà Bình) đã tổ chức lễ công bố và trao văn bằng bảo hộ, chứng nhận "Cá Dầm xanh Mai Châu" cho sản phẩm cá đặc sản của huyện Mai Châu. ...

Cùng chuyên mục

tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 11,11%

Ngày 17/12, Tỉnh ủy Sơn La tổ chức Hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TU ngày 21/12/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về đẩy mạnh việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Sơn La giai đoạn 2021-2025. Sau 3 năm thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TU, tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh giảm từ 21,66% năm 2021 xuống còn 11,11% vào cuối năm...

Ngũ trò dân ca Đông Anh ở Thanh Hóa là các trò gì mà được công nhận Di sản phi vật thể Quốc gia?

Ngũ trò Viên Khê ở làng cổ Viên Khê, xã Đông Anh, huyện Đông Sơn (Thanh Hóa) mang đặc trưng văn hóa nông nghiệp ở vùng châu thổ sông Mã với những lời ca giản dị, chân thực, được các thế hệ cha ông sáng tạo trong quá trình lao động...

Lạc lối ở vườn cam “Xã Đoài” lớn nhất miền Trung

Từ cuối tháng 11 – đầu tháng 12 hàng năm, vườn cam rộng hơn 70 ha với thương hiệu Cam tươi FVF của Tập đoàn TH bắt đầu chín rộ. Những trái cam vàng óng, mọng nước và vị ngọt thanh, hương thơm đậm đà xứng danh giống cam gốc Xã...

Một huyện ở Quảng Ngãi, 12/12 xã đạt chuẩn nông thôn mới, người dân thu nhập 53 triệu đồng/năm

Sau hơn 13 năm xây dựng nông thôn mới (NTM), sự thay đổi rõ nhất ở các xã NTM trên địa bàn huyện Mộ Đức (tỉnh Quảng Ngãi) là hệ thống cơ sở hạ tầng nông thôn như điện, đường, trường, trạm y tế, chợ dân sinh... được xây dựng đồng...

Giảm nghèo bền vững, chìa khóa vàng cho tương lai

Giảm nghèo bền vững, chìa khóa vàng cho tương lai ...

Mới nhất

Giáo dục quốc phòng và an ninh góp phần nâng cao nhận thức bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa

Nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), Cổng thông tin điện tử Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) trân trọng giới thiệu bài viết...

Điện thăm hỏi về ảnh hưởng của cơn bão Chido tại quần đảo Mayotte

Các nhà lãnh đạo Việt Nam đã gửi điện thăm hỏi đến các nhà lãnh đạo Pháp khi được tin cơn bão Chido gây ra nhiều thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản tại quần đảo Mayotte. Được tin cơn bão Chido đã gây ra nhiều thiệt hại nghiêm trọng về...

TP.HCM thực chiến phòng chống tấn công mạng

Ngày 17-12, TP.HCM khai mạc chương trình 'Diễn tập thực chiến bảo đảm an toàn thông tin mạng TP.HCM 2024'. Trong 5 ngày từ...

Phát triển bền vững – xu hướng nổi trội của ngành dệt may trong năm 2025

Tăng trưởng xanh, phát triển bền vững tiếp tục là xu hướng nổi trội của ngành dệt may năm 2025, điều này là áp lực nhưng cũng mang lại cơ hội với doanh nghiệp. Sức cạnh tranh cao Năm 2024, ngành dệt may Việt Nam về đích với 44 tỷ USD, đứng thứ...

Liên kết vùng trong bối cảnh cạnh tranh mới

Diễn đàn Mekong Connect là dịp để các tỉnh thành phát triển tài nguyên bản địa và kinh tế địa phương thông qua liên kết vùng, trong bối cảnh cạnh tranh mới. ...

Mới nhất