Masan Group được biết đến là doanh nghiệp năng động bậc nhất trong việc thực hiện các thương vụ mua bán – sáp nhập (M&A). Thông qua các thương vụ này, Masan ngày càng hoàn thiện hệ sinh thái của mình để mang lại giá trị cao hơn cho người tiêu dùng.
Chiến lược M&A phục vụ tăng trưởng tiêu dùng – bán lẻ của Masan
Masan Group được biết đến là doanh nghiệp năng động bậc nhất trong việc thực hiện các thương vụ mua bán – sáp nhập (M&A). Thông qua các thương vụ này, Masan ngày càng hoàn thiện hệ sinh thái của mình để mang lại giá trị cao hơn cho người tiêu dùng.
Chin-su đồng hành với Quỹ Trẻ em vùng cao mang đến bữa ăn dinh dưỡng cho trẻ em |
M&A trong chiến lược xây dựng nền tảng tiêu dùng – bán lẻ
Ngày 27/11, tại Diễn đàn M&A doanh nghiệp Việt Nam do Báo Đầu tư tổ chức, Masan Group được vinh danh là Doanh nghiệp có chiến lược M&A tiêu biểu 2023 – 2024.
Một số thương vụ tiêu biểu của Masan có thể kể đến như: thâm nhập và nắm giữ hơn 98% Vinacafé Biên Hòa; mua kiểm soát bột giặt NET, nước khoáng Quảng Ninh, công ty bia; kiểm soát lợi ích Công ty Thực phẩm dinh dưỡng Sài Gòn; mua Công ty TNHH Sam Kim, đổi tên thành Masan Nutri-Science và sau đó đổi thành Masan MEATLife; mua chuỗi bán lẻ VinCommerce (hiện đã đổi tên thành WinCommerce), hay mua cổ phần kiểm soát chuỗi trà và café Phúc Long…
Thực hiện nhiều thương vụ M&A là vậy, nhưng Masan không phải là doanh nghiệp chuyên làm các thương vụ M&A, đi vào nhiều lĩnh vực khác nhau để tăng nhanh doanh thu. Ông Danny Le, Tổng giám đốc Masan Group cho biết: “Khi mua cổ phần tại các công ty khác, dù ở mức chiến lược hay cổ phần chi phối, Masan đều xác định không đi mua doanh thu hay lợi nhuận, mà mua ‘nền tảng’ phục vụ chiến lược chung của Tập đoàn. Từ một công ty sản xuất hàng tiêu dùng nhanh, thông qua M&A, chúng tôi đã dần hoàn thiện hệ sinh thái tiêu dùng – bán lẻ theo chiến lược ‘Point of Life’ để phục vụ khách hàng và người tiêu dùng cuối”.
Tại đại hội cổ đông diễn ra vào tháng 4/2024, Masan cho biết, trong thời gian tới sẽ không làm nhiều về M&A. Thay vào đó, Masan quyết liệt tập trung vào tối ưu hoạt động kinh doanh với trọng tâm là mảng kinh doanh tiêu dùng – bán lẻ cốt lõi.
Có thể thấy, các thương vụ được Masan thực hiện gần đây đều tập trung vào nền tảng tiêu dùng – bán lẻ, hoặc để tăng cường nguồn lực nhằm tận dụng tốt hơn các cơ hội tăng trưởng phục vụ người tiêu dùng, hoặc tăng sở hữu tại mảng kinh doanh cốt lõi hay thoái vốn dần khỏi mảng kinh doanh không cốt lõi.
Tương ớt Chin-su xuất hiện tại khu phố ẩm thực sôi động Dotonbori, Osaka (Nhật Bản) |
Đầu tháng 10/2023, Bain Capital – quỹ đầu tư tư nhân hàng đầu thế giới đã cam kết đầu tư ít nhất 200 triệu USD bằng vốn cổ phần vào Masan Group. Hơn 2 tháng sau, Bain Capital công bố tiếp tục gia tăng khoản đầu tư lên mức 250 triệu USD. Bất chấp những biến động ngắn hạn của thị trường tài chính, cũng như thời kỳ “tiền dễ” đã qua, việc tăng quy mô đầu tư của Bain Capital cho thấy sự tin tưởng mạnh mẽ vào thị trường Việt Nam và chiến lược đặt người tiêu dùng làm trọng tâm của Masan. Dòng vốn từ Bain Capital phù hợp với chiến lược củng cố vị thế tài chính của Masan, giúp công ty tận dụng tốt hơn các cơ hội tăng trưởng để phục vụ nhu cầu của 100 triệu người tiêu dùng Việt Nam, bao gồm nhu yếu phẩm, dịch vụ tài chính và các nhu cầu cơ bản hàng ngày khác.
Giao dịch đã được hai bên hoàn tất ngày 22/4/2024. Masan cho biết, hiện vẫn liên tục đầu tư vào các nền tảng sẵn có và không ngừng đổi mới để luôn ở vị thế sẵn sàng khi thị trường tiêu dùng phục hồi. Mục tiêu của tập đoàn này là trở thành nhân tố mang lại lợi nhuận gia tăng gấp nhiều lần trong “thời điểm vàng” của câu chuyện tiêu dùng tại Việt Nam.
Trước đó, tổng số vốn mà Tập đoàn huy động được từ nước ngoài từ năm 2007 đến nay gồm cả vốn chủ sở hữu và nợ vay là hơn 5 tỷ USD. Các quỹ như KKR, TPG, SK Group… đã đầu tư vào Masan 3 lần, một số nhà đầu tư khác cũng rót vốn vào Masan 1-2 lần. Có thể thấy, Masan đã có một chiến lược rõ ràng và cách thực thi hiệu quả để hàng loạt “ông lớn” nhiều lần rót vốn đầu tư vào tập đoàn này.
Hàng Việt chiếm trên 90% tại WinMart |
Giảm sở hữu mảng kinh doanh không cốt lõi
Ngày 14/5/2024, Masan High-Tech Materials, công ty con của Masan Group công bố đạt thỏa thuận khung với Mitsubishi Materials Corporation Group (MMC Group) cùng nhiều nội dung chiến lược. Theo đó, MMC Group dự kiến mua 100% H.C. Starck Holding (Germany) GmbH (HCS) từ Masan High-Tech Materials (MHT). Hai bên sẽ ký kết một thỏa thuận bao tiêu APT và oxit vonfram đem lại lợi ích dài hạn cho đôi bên. Masan sẽ giữ phần sở hữu tại Nyobolt, một công ty chuyên cung cấp giải pháp pin Lithium-ion sạc nhanh có trụ sở tại Anh. Đồng thời, Masan giữ đặc quyền hưởng một phần lợi nhuận tiềm năng khi công nghệ tái chế “black mass” do HCS phát triển được thương mại hóa.
Ở chiều ngược lại, ngày 4/9/2024, Masan Group công bố nhận chuyển nhượng 7,1% cổ phần WinCommerce từ SK Group. WinCommerce (WCM) là công ty sở hữu và vận hành chuỗi bán lẻ hiện đại có quy mô lớn nhất cả nước. Việc gia tăng sở hữu tại WCM giúp MSN tăng cường khả năng kiểm soát và thúc đẩy tăng trưởng của hoạt động kinh doanh cốt lõi trong dài hạn.
“WinCommerce đã và đang bước vào giai đoạn mang về lợi nhuận. Chúng tôi kỳ vọng xu hướng này sẽ tiếp tục tăng tốc khi chúng tôi đạt được mức tăng trưởng Like-For-Like, mở cửa hàng mới thành công và thúc đẩy sự phát triển của thị trường bán lẻ hiện đại Việt Nam trong trung hạn”, ông Danny Le, Tổng giám đốc Masan Group cho biết.
Trong quý III/2024, WinCommerce ghi nhận doanh thu tăng trưởng 9,1% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 8.603 tỷ đồng trên toàn hệ thống, được đóng góp chủ yếu bởi các mô hình cửa hàng mới WIN (phục vụ người mua sắm ở thành thị) và WinMart+ Rural (phục vụ cho người mua sắm ở nông thôn). Lợi nhuận sau thuế đạt 20 tỷ đồng trong quý III/2024 – quý đầu tiên có lãi ròng kể từ thời kỳ Covid. Đây là dấu hiệu rõ ràng của một lộ trình gặt hái lợi nhuận bền vững trong thời gian tới.
Với việc hoàn tất xác định mô hình bán lẻ có lợi nhuận, công tác mở cửa hàng mới đã được chuỗi bán lẻ này đẩy mạnh trở lại. Trọng tâm chiến lược của WinCommerce trong quý cuối năm 2024 là tiếp tục đạt lợi nhuận sau thuế dương, đẩy mạnh tăng trưởng, đồng thời tăng tốc độ mở cửa hàng để đạt mục tiêu 4.000 điểm bán vào cuối năm nay.
Nguồn: https://baodautu.vn/chien-luoc-ma-phuc-vu-tang-truong-tieu-dung—ban-le-cua-masan-d231805.html