Trang chủNewsThế giớiChiến lược An ninh quốc gia Hàn Quốc đề cập gì về...

Chiến lược An ninh quốc gia Hàn Quốc đề cập gì về Nhật Bản, Triều Tiên?


Chiến lược An ninh quốc gia Hàn Quốc đề cập gì về Nhật Bản, Triều Tiên? - Ảnh 1.

Tổng thống Yoon và Thủ tướng Nhật Kishida Fumio tại cuộc họp báo chung ở Tokyo hôm 16.3

ẢNH CHỤP MÀN HÌNH NIKKEI ASIA

Tờ Nikkei Asia ngày 8.6 đưa tin Hàn Quốc có hướng tiếp cận nồng ấm hơn đối với Nhật Bản trong Chiến lược An ninh quốc gia đưa ra một ngày trước đó, trong bối cảnh chính quyền của Tổng thống Yoon Suk Yeol cam kết tăng cường hợp tác với Tokyo.

Chiến lược mới được đưa ra lần đầu kể từ khi ông Yoon nhậm chức vào năm 2022 và chuyển hướng từ quan điểm cứng rắn trước đó về các vấn đề lịch sử và địa chính trị giữa 2 quốc gia.

Theo đó, Hàn Quốc xem Nhật Bản là một láng giềng quan trọng và tìm kiếm hợp tác trong những lĩnh vực như an ninh quốc gia và kinh tế. Chiến lược kêu gọi 2 nước xây dựng một tương lai mới, phản ánh tinh thần của Tuyên bố chung Nhật Bản – Hàn Quốc năm 1998.

Chiến lược trước đó của Seoul, đưa ra năm 2018 dưới thời cựu Tổng thống Moon Jae-in, cho biết Hàn Quốc sẽ đối mặt với lịch sử một cách nghiêm khắc và cáo buộc Nhật Bản “bóp méo lịch sử và đưa ra yêu sách sai trái đối với Dokdo” – đảo đá ở Biển Nhật Bản do Seoul kiểm soát và Tokyo tuyên bố chủ quyền là Takeshima.

Kể từ khi ông Yoon nhậm chức, 2 nước đã có những bước tiến về ngoại giao đối với những vấn đề nóng như lao động thời chiến vốn đã ảnh hưởng sự hợp tác về các vấn đề an ninh, kinh tế.

Tổng thống Yoon còn thay đổi quan điểm của Hàn Quốc đối với CHDCND Triều Tiên. Chính phú nhiệm kỳ trước nhấn mạnh giải pháp hòa bình đối với những bất đồng, văn bản mới nhất xác định rằng năng lực vũ khí hạt nhân của Bình Nhưỡng là mối đe dọa “áp lực nhất” đối với Hàn Quốc.

Hàn Quốc nắm bắt cơ hội chen chân vào nhóm nước xuất khẩu vũ khí hàng đầu thế giới

Chiến lược nhấn mạnh tầm quan trọng của Seoul trong việc đảm bảo năng lực ngăn chặn các mối đe dọa và tiến hành những cuộc tấn công phủ đầu và đáp trả hàng loạt.

Ngoài ra, chiến lược kêu gọi đặt liên minh chiến lược toàn diện toàn cầu với Mỹ, dựa trên những giá trị chung. Chiến lược vạch ra sự liên lạc chiến lược với Trung Quốc, trong khi chính phủ cam kết hành động dựa trên các nguyên tắc và lợi ích quốc gia đó.

Chiến lược của Hàn Quốc còn thúc đẩy việc xem xét lại ngoại giao với Nga, chỉ trích chiến dịch của Nga ở Ukraine và nhấn mạnh sự tham gia của Hàn Quốc vào việc hợp tác quốc tế để khôi phục hòa bình. Tuy nhiên, Seoul cũng cam kết sẽ phối hợp vì mối quan hệ ổn định với Nga.



Source link

Cùng chủ đề

Từ điểm nghẽn trở thành cầu nối

Trong chính trị và giao thương quốc tế, các eo biển luôn có vị trí quan trọng. Một số "nút thắt" đặc biệt như Hormuz, Bosphorus, Malacca và Gibraltar... luôn được các quốc gia sở hữu sử dụng như một công cụ địa kinh tế, địa chính trị đặc biệt để duy trì vị thế và gia tăng sức mạnh quốc gia.

Ông Biden củng cố thế trận châu Á trước khi rời Nhà Trắng

Khi chỉ còn 2 tháng sẽ kết thúc nhiệm kỳ, chính quyền của đương kim Tổng thống Mỹ Joe Biden vẫn tăng cường củng cố thế trận hợp tác ở châu Á, bao hàm cả vấn đề Biển Đông. ...

Cam kết, xu thế và động lực

Trong bối cảnh địa chính trị phân hóa sâu sắc, xung đột leo thang ở nhiều khu vực, tác động của biến đổi khí hậu ngày càng gay gắt, Hội nghị thượng đỉnh G20 tại Brazil được quốc tế rất trông đợi.

Kế hoạch AI của Mỹ tập trung quản trị rủi ro, tối đa hóa an ninh quốc gia

Chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden vừa phác thảo kế hoạch phát triển và sử dụng trí thông minh nhân tạo an toàn, song song tối ưu hóa an ninh quốc gia. Theo kế hoạch này, các cơ quan liên bang được yêu cầu “cải thiện an ninh và đa dạng hóa chuỗi cung ứng chip trong bối cảnh AI bùng nổ”, ưu tiên thu thập thông tin về hoạt động của các quốc gia khác nhằm vào lĩnh...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bác sĩ dặn để ý 3 dấu hiệu xảy ra vài ngày trước cơn đột quỵ

Đột quỵ là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong và tàn tật trên toàn thế giới. Nhận biết sớm cơn đột quỵ để điều trị kịp thời là rất quan trọng để cứu sống bệnh nhân. ...

NATO kêu gọi doanh nghiệp sẵn sàng cho viễn cảnh chiến tranh

Hôm nay (25.11), Đô đốc Rob Bauer, Chủ tịch Ủy ban Quân sự của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) thúc giục giới lãnh đạo doanh nghiệp hãy chuẩn bị cho viễn cảnh chiến tranh và điều chỉnh dây chuyền...

Bài đọc nhiều

Ông Lý Hiển Long thăm Trung Quốc, dự kiến gặp Chủ tịch Tập Cận Bình

Bộ trưởng cấp cao Singapore Lý Hiển Long bắt đầu chuyến thăm Trung Quốc từ hôm nay, 24/11.

Trung Quốc sắp khôi phục chế độ miễn thị thực cho du khách Nhật

Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm nay 22.11 thông báo nước này sẽ tái khởi động chế độ miễn thị thực cho du khách Nhật Bản lưu trú tối đa 30 ngày. ...

Israel gửi thư đe dọa tấn công Iraq lên LHQ, Liên đoàn Arab ngay lập tức họp khẩn

Hội đồng Liên đoàn Arab dự kiến sẽ tổ chức phiên họp khẩn cấp vào ngày 24/11 theo yêu cầu của Iraq để thảo luận về bức thư được Israel gửi tới Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) vào tuần trước, trong đó Tel Aviv đe dọa tấn công Iraq.

Ông Trump bổ nhiệm bà Brooke Rollins làm Bộ trưởng Nông nghiệp

Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump ngày 23/11 đã bổ nhiệm bà Brooke Rollins, 52 tuổi, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành của Viện Chính sách nước Mỹ trên hết, làm Bộ trưởng Nông nghiệp Mỹ (USDA)- một trong những cơ quan liên bang có quy mô lớn nhất.

Cùng chuyên mục

NATO kêu gọi doanh nghiệp sẵn sàng cho viễn cảnh chiến tranh

Hôm nay (25.11), Đô đốc Rob Bauer, Chủ tịch Ủy ban Quân sự của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) thúc giục giới lãnh đạo doanh nghiệp hãy chuẩn bị cho viễn cảnh chiến tranh và điều chỉnh dây chuyền...

Tổng thống Mỹ Biden và ‘nước cờ cuối’ củng cố di sản, tạo không gian để ông Trump trổ tài ‘bậc thầy thương thuyết’

Tổng thống Mỹ Joe Biden vẫn nỗ lực nhằm thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine và Trung Đông. Tuy nhiên, sẽ chỉ là "muối bỏ bể' với tình hình hiện tại, còn một khoảng trống chính sách rất lớn để Tổng thống đắc cử Donald Trump có cách tiếp cận mang bản sắc của riêng mình.

Ukraine tấn công kho dầu Nga, Tổng thống Philippines bị đe dọa ám sát, Niger nổi giận với EU

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24h.

Đại sứ Israel tại Mỹ “thắp lên hy vọng” về tương lai lệnh ngừng bắn với Hezbollah

Đại sứ Israel tại Washington tuyên bố, một thỏa thuận ngừng bắn nhằm chấm dứt giao tranh giữa Tel Aviv và Hezbollah có thể đạt được "trong vài ngày tới".

Biểu tình bùng phát ở Pakistan, yêu cầu trả tự do cho cựu Thủ tướng Imran Khan

Vào ngày 25/11, hàng trăm người Pakistan đã tham gia cuộc tuần hành đòi trả tự do cho cựu Thủ tướng bị giam giữ Imran Khan.

Mới nhất

Ngành bia và đồ uống đóng góp gần 60 ngàn tỷ đồng vào ngân sách mỗi năm

DNVN - Trong những năm gần đây, ngành bia và đồ uống đóng góp lớn vào ngân sách Nhà nước, với trung bình khoảng gần 60 ngàn tỷ đồng mỗi năm. Giá trị sản...

Ông Lê Hồng Minh quay lại làm chủ tịch VNG

Nhà sáng lập Công ty VNG Lê Hồng Minh quay trở lại vị trí chủ tịch HĐQT công ty và là người đại diện pháp luật của VNG. ...

Chủ tịch Quốc hội chủ trì Phiên họp thứ nhất Ban Chỉ đạo tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW

Chiều tối 25/11, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn - Trưởng Ban Chỉ đạo về tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn,...

Phát động cuộc thi “Ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo sinh viên 2024”

Mới đây tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu và Đào tạo Doanh nhân APEC phối hợp cùng Trường...

Cần thiết xem xét đến nhu cầu nhà ở vừa túi tiền

(ĐCSVN) - Tình trạng mất cân đối cung - cầu bất động sản đang ngày càng trở nên trầm trọng tại các đô thị lớn, đặc biệt là Hà Nội, khi nhu cầu về nhà ở giá phù hợp rất cao và đang không ngừng tăng không được đáp ứng. Điều này tạo nên một bức tranh phức tạp...

Mới nhất