Trang chủNewsThế giớiChiến đấu cơ F-16 sẽ có tác động như thế nào đến...

Chiến đấu cơ F-16 sẽ có tác động như thế nào đến xung đột Nga-Ukraine?


Khi các nhà quan sát chờ đợi sự xuất hiện của những chiếc F-16 trên bầu trời Ukraine, ông Keith Rosenkranz, một phi công đã thực hiện 30 nhiệm vụ trên chiếc máy bay phản lực này trong Chiến tranh vùng Vịnh, đưa ra lời cảnh báo đối với các phi công Ukraine, những người sẽ lái chúng.

“Thực hiện nhiệm vụ huấn luyện về thả bom vào một mục tiêu giả hoặc giao chiến với các máy bay khác nhau trong tình huống không đối không là một chuyện”, ông Rosenkranz nói với RFE/RL. “Thực hiện một trong hai điều này trên thực tế, khi đối mặt với kẻ địch đang muốn tiêu diệt mình, là một chuyện khác”.

Khoảng cách từ huấn luyện đến thực tế

Truyền thông gần đây đưa tin Kiev, sau thời gian dài chờ đợi, cuối cùng sẽ nhận được những chiếc F-16 đầu tiên từ các đồng minh phương Tây vào tháng 6 hoặc tháng 7. Theo đó, Ukraine sẽ là quốc gia mới nhất được trang bị máy bay phản lực, có tên chính thức là F-16 Fighting Falcon, nhưng sẽ có các biến thể khác nhau từ các đối tác khác nhau. Loại phổ biến nhất là F-16AM/BM Block 15.

Ông Rosenkranz, người đã viết một cuốn sách về kinh nghiệm chiến đấu của mình khi còn là phi công lái máy bay F-16, nói rằng các phi công Ukraine, ít nhất là ban đầu, sẽ gặp bất lợi so với các phi công Nga.

Vị cựu phi công cho biết, các phi công F-16 của Ukraine sẽ gặp khó khăn rất lớn khi thực hiện các nhiệm vụ chiến đấu nếu không có thời gian dài trực tiếp điều khiển máy bay phản lực”.

Theo ông, một phi công Mỹ chỉ thực hiện chuyến bay đầu tiên sau khi trải qua hơn 1.200 giờ bay trên máy bay huấn luyện, sau đó là hơn một năm phục vụ phi chiến đấu trên chiếc F-16. Ngay cả với thời gian trải nghiệm với F-16 kéo dài như vậy, những nhiệm vụ chiến đấu đầu tiên của phi công này vẫn rất “đáng sợ”.

“Nga có các hệ thống phòng không có năng lực, chẳng hạn như hệ thống S-400. Các phi công chiến đấu giàu kinh nghiệm của họ sẽ có lợi thế hơn các phi công F-16 của Ukraine, những người có ít thời gian lái máy bay phản lực hơn. Như tôi đã nói, có sự khác biệt rõ rệt giữa nhiệm vụ huấn luyện và nhiệm vụ chiến đấu thực tế”, ông Rosenkranz cho biết.

Vị cựu phi công lưu ý rằng sẽ mất khoảng 1 năm lái F-16 trước khi các phi công Ukraine hoàn toàn làm chủ được chiến đấu cơ  này. “Ngay cả với điều đó, tôi cũng không tin rằng họ sẽ có lợi thế hơn người Nga”, ông nói.

Thế giới - Chiến đấu cơ F-16 sẽ có tác động như thế nào đến xung đột Nga-Ukraine?

Một chiếc F-16 Fighting Falcon được biên chế về Phi đoàn 162 của Căn cứ Không quân Vệ binh Quốc gia Morris ở Tucson, Arizona, Mỹ. Ảnh: Air Force Times

F-16 ban đầu được thiết kế cho chiến đấu quần vòng (dogfight), chiếm ưu thế trên không và bắn hạ các máy bay phản lực khác, sử dụng pháo xoay có khả năng bắn 100 viên đạn 20 mm mỗi giây.

Nhưng với hệ thống radar và tên lửa mạnh mẽ mà các máy bay chiến đấu thế hệ thứ 4 ngày nay được trang bị, những chiếc F-16 do Ukraine điều khiển khó có khả năng phải đối mặt với kiểu không chiến trực diện từng thấy trong các cuộc xung đột trước đây.

Vai trò của F-16 ở Ukraine sẽ là một loại “hệ thống pháo binh tầm xa và rất linh hoạt”, ông David Kern – một cựu phi công F-16 với hàng nghìn giờ kinh nghiệm lái tất cả các máy bay chiến đấu thế hệ thứ 4 do Không quân Mỹ vận hành – nói với RFE/RL.

Ông Kern, người hiện đang huấn luyện phi công sử dụng hệ thống kiểm soát bay “fly-by-wire” tương tự được sử dụng trên F-16, cho biết các máy bay phản lực của Mỹ có thể sẽ được sử dụng để tấn công các mục tiêu trên không như máy bay không người lái (UAV/drone) cỡ lớn và tên lửa hành trình của Nga, cũng như các mục tiêu trên bộ như “các tuyến đường tiếp tế, tuyến hậu cần và bất kỳ sự tập trung lực lượng nào của Nga”.

“Tôi sẽ không ngạc nhiên nếu Ukraine sử dụng F-16 để tấn công Nga bằng cách thực hiện một số cuộc tấn công rất sâu vào lãnh thổ Nga nhằm vào các mục tiêu chiến lược”, vị cựu phi công Mỹ cho biết thêm.

Không làm thay đổi đáng kể động lực

Sau khi lô máy bay chiến đấu F-16 đầu tiên cùng đội ngũ phi công và nhân viên mặt đất trở về Ukraine trong những ngày hoặc tuần tới, Kiev được cho là sẽ có tổng cộng khoảng 20 phi công được đào tạo và sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ chiến đấu vào cuối năm 2024. Con số này là quá ít so với số máy bay dự kiến được chuyển giao.

Theo bản cập nhật tình hình chiến sự Nga-Ukraine của Viện Nghiên cứu Chiến tranh (ISW) công bố ngày 6/6, những hạn chế tại các cơ sở đào tạo phi công phương Tây đang đặt ra thách thức không nhỏ, khiến số lượng phi công Ukraine mà họ có thể đào tạo là rất ít.

Tổng thống Ukraine đã lưu ý rằng đất nước ông cần 120-130 máy bay như vậy để đạt được sự ngang bằng trên không với Nga. Tuy nhiên, bản cập nhật của ISW cho rằng Ukraine có thể chưa có một phi đội đầy đủ gồm 20 máy bay và 40 phi công cho đến cuối năm 2025.

Tổ chức tư vấn có trụ sở tại Washington cảnh báo rằng việc sử dụng hiệu quả các máy bay F-16 do phương Tây cung cấp sẽ bị hạn chế cho đến khi “đủ số lượng phi công Ukraine cần thiết hoàn thành khóa huấn luyện”.

Thế giới - Chiến đấu cơ F-16 sẽ có tác động như thế nào đến xung đột Nga-Ukraine? (Hình 2).

Hình ảnh một chiếc F-16 được chỉnh sửa photoshop với một phi công Ukraine lan truyền trên mạng xã hội. Ảnh: EurAsian Times

Ở bên kia chiến tuyến, một công ty Nga treo giải thưởng khổng lồ cho ai bắn hạ được bất kỳ máy bay F-16 nào của Ukraine, trang Bulgarian Military đưa tin hôm 9/6.

Theo trang tin quân sự, ông Sergey Shmotyev, Giám đốc Công ty Ural Fores, đã công bố phần thưởng trị giá 15 triệu Rúp (167.700 USD) cho chiếc máy bay chiến đấu F-16 đầu tiên bị bắn hạ và 500.000 Rúp (5.591 USD) cho mỗi chiếc máy bay tiếp theo.

Ông Shmotyev cũng nhấn mạnh rằng trước đây họ đã đưa ra phần thưởng cho việc tiêu diệt xe tăng phương Tây: 5 triệu Rúp (55.910 USD) cho chiếc xe tăng đầu tiên và 500.000 Rúp (5.591 USD) cho mỗi chiếc sau đó.

Nhiều nhà phân tích quân sự và các quan chức quân sự phương Tây thừa nhận rằng việc chuyển giao máy bay chiến đấu F-16 cho Ukraine dự kiến ​​sẽ không làm thay đổi đáng kể động lực của cuộc xung đột, trang Bulgarian Military cho biết.

Trong một tuyên bố trước đó, Bộ trưởng Quốc phòng Estonia Hanno Pevkur đã đề cập rằng hiện tại không có sự đồng thuận trong Liên minh châu Âu (EU) về việc gửi quân nhân đến Ukraine, chủ yếu là do sự phản đối của nhiều quốc gia.

Minh Đức (Theo RFE/RL, Bulgarian Military, EurAsian Times)





Nguồn: https://www.nguoiduatin.vn/chien-dau-co-f-16-se-co-tac-dong-nhu-the-nao-den-xung-dot-nga-ukraine-a667631.html

Cùng chủ đề

Vì sao Ukraine không thể vận hành toàn bộ phi đội F-16 trong nhiều tháng tới?

"Chỉ có một số ít là phi công có kinh nghiệm và chúng tôi vẫn đang tiếp nhận thêm nhiều phi công có kinh nghiệm hơn. Và cũng có những người chưa qua đào tạo", tờ Wall Street Journal dẫn lời quan chức Mỹ cho hay.Theo tờ Wall Street Journal, Mỹ đã thay đổi chương trình đào tạo phi công Ukraine lái máy bay chiến đấu F-16 và bổ sung thêm "những học viên trẻ hơn" chưa có kinh nghiệm bay...

Romania mở trung tâm huấn luyện phi công Ukraine lái chiến đấu cơ F-16 của Mỹ

Ngày 13/11, Bộ trưởng Quốc phòng Hà Lan Kajsa Ollongren và Bộ trưởng Quốc phòng Romania Angel Tîlvăr đã khai trương Trung tâm huấn luyện phi công điều khiển máy bay tiêm kích F-16 của châu Âu tại Căn cứ không quân Feteşti - nơi các phi công Ukraine sẽ được đào tạo.

Đông Nam Á có 2 Thủ tướng mới, Trung Quốc triệu Đại sứ Nhật Bản, AU đình chỉ tư cách thành viên của Niger

Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 23/8.

Phi công Ukraine chưa thể học lái F-16 vì… thiếu tiếng Anh?

Ngày 4/8, tờ Politico (Mỹ) dẫn nguồn tin cho hay nỗ lực của phương Tây nhằm đào tạo phi công Ukraine lái máy bay F-16 đang bị cản trở vì rào cản ngôn ngữ.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Kinh tế toàn cầu cũng “nín thở” chờ kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ

Ứng cử viên Đảng Cộng hòa Donald Trump đang giành lợi thế so với đối thủ từ Đảng Dân chủ Kamala Harris trong các cuộc thăm dò ngay trước thềm cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ. Tăng trưởng thấp, nợ công cao và xung đột leo thang là những vấn đề chính trong chương trình nghị sự chính thức tại các cuộc họp thường niên của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB) trong vài...

Báo Anh: Ông Trump có 66% cơ hội chiến thắng bầu cử tổng thống Mỹ

Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump đang ngày càng có cơ hội chiến thắng bầu cử trong bối cảnh cục diện ở các bang chiến trường đang nghiêng theo hướng có lợi và các tổ chức thăm dò uy tín đều đánh giá ông Trump vượt lên rõ rệt. Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump đang đứng trước cơ hội rất lớn tái đắc cử lần 2. Ảnh: Reuters. Ông Trump có 66% cơ hội chiến thắng Theo báo Anh Telegraph, dự báo từ...

Vietjet chắp cánh ước mơ bay cho các bạn trẻ với ngày hội tuyển dụng tiếp viên hàng không tháng 10

Đáp ứng kế hoạch khai thác và mở rộng mạng lưới đường bay, nâng tầm hàng không Việt Nam vươn ra thế giới, Vietjet đang tìm kiếm những ứng viên xuất sắc có đam mê phát triển nghề nghiệp trong ngành hàng không, chắp cánh ước mơ bay cho các bạn trẻ. Ngày 26/10/2024, Vietjet sẽ tổ chức ngày hội tuyển dụng tiếp viên hàng không quy mô lớn tại Học viện Hàng không Vietjet (Saigon Hi-Tech Park, Long Thạnh...

Hệ sinh thái nghỉ dưỡng và vui chơi giải trí của Sun Group tại miền Bắc ưu đãi đặc biệt dịp cuối năm

Thu sang, đông đến là thời điểm miền Bắc khoác lên mình vẻ đẹp quyến rũ khó cưỡng. Và để du khách có thêm động lực xách vali lên và đi, tận hưởng trọn vẹn mùa đẹp ngỡ ngàng ở Sa Pa hay Quảng Ninh, hệ sinh thái đẳng cấp của Sun Group tại hai điểm đến phía Bắc này đang dành tặng du khách hàng loạt ưu đãi hấp dẫn mà nếu không đi thì phí một mùa thu. Khám...

Chân dung bà Nguyễn Đức Thạch Diễm – “bóng hồng” quyền lực Sacombank

Từ khi đảm nhiệm vị trí CEO Sacombank, bà Nguyễn Đức Thạch Diễm đã dẫn dắt ngân hàng vượt qua giai đoạn khó khăn. Dưới sự lãnh đạo của bà, Sacombank ghi nhận kết quả kinh doanh không ngừng tăng trưởng. Lọt top 100 nữ doanh nhân quyền lực nhất Châu Á Tạp chí Fortune của Mỹ mới đây đã công bố danh sách 100 người phụ nữ quyền lực nhất khu vực Châu Á - Thái Bình Dương năm 2024...

Bài đọc nhiều

Ông Trump đắc cử tổng thống, kịch bản nào cho xung đột ở Trung Đông, Ukraine?

Ông Donald Trump gần như sẽ trở thành tổng thống tiếp theo của Mỹ. Giờ đây, giới quan sát chú ý đến những tuyên bố của ông về đối ngoại khi tranh cử. ...

Ông Biden vội thúc đẩy gói viện trợ cho Ukraine sau chiến thắng của ông Trump

Nhà Trắng được cho là đang có kế hoạch giải ngân nhanh hàng tỉ USD viện trợ an ninh cho Ukraine trước khi Tổng thống Mỹ Joe Biden rời nhiệm sở vào tháng 1.2025. ...

Bà Harris phát biểu nhận thua trước ông Trump trong bầu cử

Phó tổng thống Mỹ Kamala Harris đã có bài phát biểu nhận thua sau một chiến dịch tranh cử chớp nhoáng không thể ngăn cản ứng viên đảng Cộng hòa Donald Trump trở lại Nhà Trắng. ...

Thống tướng Myanmar phát thông điệp cho phe nổi dậy trong chuyến thăm Trung Quốc

Thống tướng Min Aung Hlaing, đứng đầu chính quyền quân sự Myanmar, đã có cuộc hội đàm với Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường hôm 6.11. ...

Cùng chuyên mục

Ông Trump lên nắm quyền, không có người hùng châu Âu nào có thể thay thế Mỹ, Ukraine là bên thua thiệt nhất

Trong bài viết đăng trên tờ Financial Times (FT), nhà khoa học chính trị người Mỹ Francis Fukuyama nhận định Ukraine sẽ bị thiệt hại nhiều hơn so với các nhân tố quốc tế khác khi ứng cử viên đảng Cộng hòa Donald Trump lên nắm quyền lãnh đạo Mỹ.

Nước Mỹ chuẩn bị cho thời mới

Tổng thống Mỹ Joe Biden cam kết sẽ chuyển giao quyền lực một cách hòa bình và trật tự, trong khi Tổng thống đắc cử Donald Trump bắt đầu bổ nhiệm nhân sự cho chính quyền sắp tới của mình. ...

Hàn Quốc bắn tên lửa đạn đạo ra Biển Hoàng Hải, Venezuela, Nga thúc đẩy hợp tác chiến lược, Iran ‘thờ ơ’ với kết...

Tổng thống Putin nói một trật tự thế giới mới đang hình thành, EU bàn cách hợp tác với chính quyền mới ở Mỹ, Houthi tuyên bố tiếp tục tấn công ở Biển Đỏ, Tổng thống đắc cử Donald Trump bổ nhiệm người thân cận đầu tiên vào Nhà Trắng… là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.

Trồng rừng tín chỉ carbon: cùng nước bạn Lào phát triển kinh tế xanh bền vững

Trên mảnh đất Mahãhay của đất nước bạn Lào từng chịu nhiều thiệt hại do suy thoái rừng, dự án trồng rừng do Việt Nam triển khai đã khởi động hành trình tái sinh hệ sinh thái và bảo vệ sinh kế của người dân. Với mỗi cánh rừng xanh trở lại, người dân nơi đây không chỉ được cải thiện thu nhập mà còn tự hào vì đã góp phần bảo vệ môi trường bền vững. ...

Mới nhất

Trụ điện, cáp quang chằng chịt cản tiến độ cao tốc Khánh Hòa

Hàng loạt trụ điện, cáp quang nằm chằng chịt trên mặt bằng thi công cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột chưa được di dời khiến tiến độ dự án đang gặp khó. ...

Thương mại Việt Nam và Peru, Chile ‘khởi sắc’ nhờ Hiệp định CPTPP

Việt Nam, Peru, Chile đều là thành viên của Hiệp định CPTPP và Hiệp định này đã góp phần gia tăng quan hệ thương mại giữa Việt Nam với các quốc gia. “Lực đẩy” từ Hiệp định CPTPP Nhận lời mời của Tổng thống Cộng hòa Chile Gabriel Boric Font và Tổng thống...

Giảm cân nên ăn mấy quả trứng mỗi ngày?

Giá trị dinh dưỡng của trứngNguồn protein chất lượng caoProtein trong trứng là loại protein tốt và chứa các axit amin thiết yếu cần thiết cho cơ thể con người, có thể cung cấp năng lượng cần thiết cho cơ thể và phục hồi các mô.Giàu vitaminTrứng chứa vitamin A, D, E, K, B1, B6, B12 và các...

Bạc tăng trở lại sau quyết định của FED

Giá bạc hôm nay (9/11), thị trường bạc quay đầu tăng trở lại sau quyết định hạ lãi suất của Cục dự trữ Liên bang Mỹ (FED). Giá bạc hôm nay tại Công ty CP Đầu tư vàng Phú Quý, giá bạc được niêm yết điều chỉnh giảm mạnh ở mức 1.183.000 đồng/lượng (mua vào) và...

Nhìn lại dấu ấn của bà Kamala Harris

Cách đây 3 tháng, Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris đã bước lên khán đài, cầm micro và có bài phát biểu định hình cả quá khứ lẫn tương lai của bản thân. Một ngày trước đó, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã quyết định dừng tái tranh cử và ủng hộ bà Kamala Harris kế nhiệm ông với tư...

Mới nhất