Chiêm ngưỡng bức tranh panorama Chiến dịch Điện Biên Phủ
Ngày 7/5/1954, Chiến dịch Điện Biên Phủ giành thắng lợi, góp phần quyết định kết thúc cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. 69 năm đã trôi qua, chiến tranh đã lùi xa, chiến trường xưa hôm nay là những di tích lịch sử, những chứng tích với rất nhiều câu chuyện của một thời đạn bom, khói lửa khốc liệt: Sở Chỉ huy Chiến dịch ở Mường Phăng, đồi A1, hầm De Castries, Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ…
Những ngày tháng 5 lịch sử này, rất đông du khách trên mọi miền đất nước và du khách quốc tế lại về với Điện Biên, nơi 69 năm trước quân và dân ta đã làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ “Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.
Du khách đến với Điện Biên hôm nay được nghe những câu chuyện lịch sử, những chiến công oanh liệt của những ngày tháng hào hùng năm xưa.
Đặc biệt, dịp này, du khách đến tham quan Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ được tận mắt chiêm ngưỡng bức tranh toàn cảnh Chiến dịch Điện Biên Phủ.
Được giới hội họa trong nước đánh giá là một trong những tác phẩm hội họa lớn nhất thế giới vẽ về đề tài chiến tranh, tác phẩm Trận chiến Điện Biên Phủ được chia làm bốn trường đoạn: Toàn dân ra trận, Khúc dạo đầu hùng tráng, Cuộc đối đầu lịch sử, Chiến thắng, tạo nên một pho sử hoành tráng, sống động bằng tranh về chiến dịch Điện Biên Phủ.
Bức tranh panorama hơn 3.000m2 tái hiện 4.500 nhân vật giữa chiến trận bi tráng 56 ngày cuối cùng của trận Điện Biên Phủ tại Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ của hơn 200 họa sĩ đã được trao giải nhất Giải thưởng Hội Mỹ thuật Việt Nam năm 2022.
Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ trên đường Võ Nguyên Giáp, phường Mường Thanh, thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên. Nhà bảo tàng được thiết kế dạng hình nón cụt, trang trí xung quanh tạo hình quả trám mô phỏng chiếc mũ lưới ngụy trang của bộ đội ta. |
Đoàn khách tham quan bức tranh panorama Chiến dịch Điện Biên Phủ. |
Trường đoạn 1 “Toàn dân ra trận” là hình ảnh những đoàn xe đạp thồ vận chuyển hàng cung cấp cho chiến dịch. |
Hình ảnh hàng trăm chiến sĩ kéo pháo vào mặt trận Điện Biên Phủ… được tái hiện hết sức sinh động và chân thật. |
Hình ảnh chiến sĩ nuôi quân trong rừng núi Tây Bắc. |
Trường đoạn 2 “Khúc dạo đầu hùng tráng”, với điểm nhấn là trận Him Lam mở màn Chiến dịch Điện Biên Phủ. Thắng trận mở màn đã giáng một đòn nặng nề vào tinh thần của quân Pháp đồng thời cổ vũ các chiến sĩ của ta có thêm sức mạnh, củng cố niềm tin vào những trận đánh tiếp theo. |
Trường đoạn 2 “Khúc dạo đầu hùng tráng” |
Hình ảnh tái hiện một đơn vị cứu thương trên chiến trường Điện Biên Phủ. |
Trường đoạn 3 “Cuộc đối đầu lịch sử”: Những hình ảnh hầm hào, dây thép gai, trận đánh giáp lá cà… phản ánh sự khốc liệt của chiến trường. Kết thúc trường đoạn bằng hình ảnh cột khói từ quả bộc phá trong lòng đồi A1. |
Trường đoạn 4 “Chiến thắng”: Đối lập với hình ảnh thất bại của quân Pháp là hình ảnh quân ta vùng lên đánh chiếm tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ và điểm nhấn là lá cờ “Quyết chiến, Quyết thắng” của Quân đội Nhân dân Việt Nam tung bay trên nóc hầm tướng De Castries – Chiến dịch Điện Biên Phủ thắng lợi. |
Bức tranh panorama hơn 3.000m2 tái hiện 4.500 nhân vật giữa chiến trận bi tráng 56 ngày cuối cùng của trận Điện Biên Phủ tại Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ của hơn 200 họa sĩ đã được trao giải nhất Giải thưởng Hội Mỹ thuật Việt Nam năm 2022. |
Pa-nô chào mừng kỷ niệm 69 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ bên ngoài Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ. |
Những ngày tháng 5 lịch sử này, rất đông du khách trên mọi miền đất nước và du khách quốc tế lại về với Điện Biên, nơi 69 năm trước quân và dân ta đã làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ “Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”. |
Theo Báo Nhân Dân