Những năm qua, huyện Chiêm Hoá (tỉnh Tuyên Quang) đã đặc biệt quan tâm đến việc bảo tồn phát huy các giá trị văn hoá, qua đó góp phần gìn giữ, tạo môi trường bổ ích, ý nghĩa để nhằm phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc trên địa bàn.Đó là phát biểu chỉ đạo của Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Y Thông tại Lễ Khai giảng năm học mới 2024-2025 và Kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 tại Học viện Dân tộc, tổ chức ngày 20/11. Tham dự Lễ Khai giảng có lãnh đạo một số vụ, đơn vị thuộc Ủy ban Dân tộc; Ban Giám đốc, các thầy cô giáo, nhân viên, người lao động và các em sinh viên của Học viện Dân tộc.Vấn đề phụ cấp ưu đãi nghề chưa đủ hấp dẫn, đặc biệt đối nhà giáo công tác ở vùng sâu, vùng xa, nơi có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn được nhiều Đại biểu Quốc hội đưa ra trong phiên thảo luận về Luật Nhà giáo tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV. Các đại biểu cho rằng, cần quan tâm đến đời sống, thu nhập của nhà giáo để tháo gỡ những khó khăn trong công tác giáo dục đang tồn tại ở khu vực này.Vào những ngày đầu Đông, khi tiết trời bắt đầu se lạnh, dưới mái nhà Rông sừng sững, đồng bào Ba Na ở khắp các thôn làng trên địa bàn thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum tưng bừng tổ chức Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc.Những năm qua, huyện Chiêm Hoá (tỉnh Tuyên Quang) đã đặc biệt quan tâm đến việc bảo tồn phát huy các giá trị văn hoá, qua đó góp phần gìn giữ, tạo môi trường bổ ích, ý nghĩa để nhằm phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc trên địa bàn.Ngày 20/11, Đoàn lãnh đạo cấp cao Ngân hàng Trung ương Cuba do bà Juanna Lilia Delgado Portal – Bộ trưởng, Chủ tịch Ngân hàng Trung ương Cuba làm Trưởng đoàn đã đến thăm và làm việc tại Ngân hàng Chính sách Xã hội (NHCSXH). Đi cùng đoàn có đại diện một số Bộ, ngành, Chủ tịch một số Ngân hàng tại Cuba; đại diện Đại sứ quán Cuba tại Việt Nam và đại diện Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.Tại vùng đất miền đá xám Mèo Vạc – Hà Giang, nơi có những dãy núi trùng điệp và những bản làng xa xôi, có một thầy giáo mầm non mà tên tuổi đã trở nên quen thuộc không chỉ với các em học sinh mà còn với đồng bào nơi đây. Đó là thầy giáo Hoàng Đại Nghĩa, người đã giành hơn 14 năm cống hiến cho sự nghiệp giáo dục ở vùng sâu, vùng xa, giúp các em mở rộng cánh cửa tri thức, vươn lên từ những khó khăn của cuộc sống.Chiều ngày 19/11, tại cơ sở chính (số 58, phố Lê Văn Hiến, phường Đức Thắng, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) Học viện Tài chính tổ chức Lễ kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam và Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc. Đây là sự kiện hoạt động rất thiết thực, nhằm tri ân công lao của các thế hệ nhà giáo – những người đã dành trọn tâm huyết và cống hiến cho sự nghiệp giáo dục, đồng thời việc hợp tác đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, góp phần cho sự phát triển kinh tế – xã hội ở vùng đồng bào DTTS và miền núi, khơi dậy niềm tự hào đoàn kết dân tộc, ý chí phấn đấu vì một tương lai bền vững trong kỉ nguyên mới-kỉ nguyên vươn mình cùng dân tộc.KIỂM TRA LẠI CÁC CHÚ THÍCH ẢNH.Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 20/11, có những thông tin đáng chú ý sau: Hạnh phúc từ nghề gieo con chữ. Kỳ vĩ ”Tây Bắc đệ nhất động” Pu Sam Cáp. Người Mông dưới chân núi Củm Cò. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.Đó là phát biểu chỉ đạo của Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Y Thông tại Lễ Khai giảng năm học mới 2024-2025 và Kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 tại Học viện Dân tộc, tổ chức ngày 20/11. Tham dự Lễ Khai giảng có lãnh đạo một số vụ, đơn vị thuộc Ủy ban Dân tộc; Ban Giám đốc, các thầy cô giáo, nhân viên, người lao động và các em sinh viên của Học viện Dân tộc.Ngày 20/11, UBND TP. Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk tổ chức Lễ công bố xã Ea Kao đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2023.Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐ,TB&XH) đã ban hành Quyết định số 1861/QĐ-BLĐTBXH về Kế hoạch triển khai thực hiện một số nhiệm vụ, giải pháp phòng ngừa, giảm thiểu tranh chấp lao động tập thể, đình công, góp phần ổn định an ninh, trật tự xã hội theo yêu cầu tại Công văn số 2176/VPCP-KTTH ngày 07/6/2024 của Văn phòng Chính phủ.Sáng 20/11, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh, Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Vĩnh Phúc lần thứ IV – năm 2024 với chủ đề “Các dân tộc tỉnh Vĩnh Phúc đoàn kết, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững” chính thức được khai mạc. Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà dự và phát biểu chỉ đạo tại Đại hội.Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 20/11, có những thông tin đáng chú ý sau: Hạnh phúc từ nghề gieo con chữ. Kỳ vĩ ”Tây Bắc đệ nhất động” Pu Sam Cáp. Người Mông dưới chân núi Củm Cò. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Chiêm Hoá là huyện miền núi cách trung tâm tỉnh Tuyên Quang gần 70km. Huyện có tỷ lệ người DTTS chiếm trên 80 % dân số của huyện, trong đó tỷ lệ hộ nghèo chiếm 19,8% và tỷ lệ hộ cận nghèo chiếm 10,7%.
Huyện Chiêm Hóa có 18 dân tộc anh em, gồm các dân tộc, như: Kinh, Tày, Dao, Hmông, Nùng, Hoa, Pà Thẻn, Mường, Sán Dìu, Sán Chỉ, Thái, Thủy.. Mỗi dân tộc đều có những nét văn hóa riêng biệt đã tạo nên một bức tranh đa màu sắc. Nhằm bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa các dân tộc, UBND huyện đã phối hợp với các cơ quan chức năng triển khai đa dạng các hoạt động nhằm lưu giữ, trao truyền và phát huy các giá trị trong cuộc sống của đồng bào.
Triển khai Dự án 6 Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các DTTS gắn với phát triển du lịch thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (DTTS&MN), huyện Chiêm Hoá đã được đầu tư trên 4,7 tỷ đồng, để thực hiện các chương trình khôi phục, bảo tồn và phát triển bản sắc văn hóa truyền thống DTTS có dân số ít người.
Huyện đã ban hành QĐ số 461/QĐ-UBND, ngày 10/7/2024 về phê duyệt giao dự toán kinh phí năm 2024, tổ chức 2 lớp học tiếng Pà Thẻn, mở lớp dạy nghi lễ cũng nhảy lửa và triển khai xây dựng 1 điểm cụm Pa nô. Xây dựng 2 mô hình văn hóa truyền thống các DTTS, mô hình di sản kết nối với các hành trình du lịch với kinh phí 700 triệu đồng.
Bên cạnh đó, huyện cũng lập dự toán và ban hành kế hoạch triển khai xây dựng mô hình ở xã Tân An, xây dựng 6 câu lạc bộ (CLB) sinh hoạt văn hóa dân gian tại các thôn vùng đồng bào DTTS&MN với kinh phí 1,2 tỷ đồng. Hỗ trợ hoạt động cho 13 đội văn nghệ truyền thống tại các thôn vùng đồng bào DTTS&MN; Hỗ trợ đầu tư xây dựng điểm đến du lịch tiêu biểu; đầu tư xây dựng thiết chế văn hóa và thể thao tại các thôn tại 3 xã.
Có dịp ghé thăm xã Linh Phú, huyện Chiêm Hoá, đây là nơi đa số người dân tộc Pà Thẻn sinh sống với 62 hộ và 279 khẩu tại 2 thôn Khuổi Hóp và Nà Luông. Người dân tộc Pà Thẻn ở đây còn bảo tồn được nhiều nét văn hoá truyền thống đặc sắc có sức hấp dẫn, thu hút du khách đến với mảnh đất giàu tiềm năng về du lịch lịch sử, văn hoá và sinh thái. Để gìn giữ văn hoá và truyền thống của người Pà Thẻn, huyện Chiêm Hoá đã tổ chức lớp học tiếng Pà Thẻn theo hình thức truyền khẩu tại Nhà văn hóa thôn Khuổi Hóp và lớp truyền dạy Văn nghệ. Tất cả học viên tham gia các lớp học đều là con em người dân tộc Pà Thẻn hiện đang sinh sống tại thôn Khuổi Hóp và thôn Lăng Luông, xã Linh Phú.
Sau thời gian 60 ngày đối với học tiếng và 40 ngày học lớp truyền dạy văn hóa, 2 lớp học đã hoàn thành chương trình giảng dạy, qua đó đã góp phần khôi phục, giữ gìn bảo tồn văn hóa truyền thống và phát huy bản sắc văn hóa của đồng bào dân tộc Pà Thẻn tại địa phương.
Còn tại thôn Lăng Quăng, xã Tri Phú, huyện Chiêm Hoá, thực hiện Dự án 6 “Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các DTTS gắn với phát triển du lịch”, huyện đã tổ chức thành lập 1 CLB văn hóa dân gian dân tộc Mông. CLB sinh hoạt mỗi tuần 1 buổi, tại đây, các bạn trẻ sẽ được tìm hiểu về những nét độc đáo trong văn hóa dân tộc mình, được nghệ nhân truyền dạy cho các làn điệu dân ca, dân vũ, dân nhạc của dân tộc Mông, đặc biệt là nghệ thuật múa khèn…
Anh Đào Văn Giàng, Chủ nhiệm CLB Giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc Mông xã Tri Phú, huyện Chiêm Hoá chia sẻ: Hiện nay, CLB đã thu hút hơn 30 thành viên tham gia, các thành viên khi tham gia đã được nghệ nhân ưu tú Vàng Chá Thào, tỉnh Hà Giang và các giảng viên của tỉnh truyền dạy, hướng dẫn cách thức sinh hoạt CLB; biểu diễn, giao lưu; văn hoá dân gian dân tộc Mông, như: Thổi khèn, hát dân ca, múa ô, múa khèn…
Việc CLB duy trì hoạt động thường xuyên có ý nghĩa rất lớn, là nơi để cộng đồng người dân tộc Mông được giao lưu, gắn kết và cũng là nơi để họ được trao truyền cho thế hệ mai sau những nét đặc sắc trong văn hoá dân tộc mình. Cũng theo anh Đào Văn Giàng hiện nay, CLB đang hướng tới sẽ luyện tập một số tiết mục văn nghệ đặc sắc để tham gia giao lưu tại các Hội diễn văn hóa, văn nghệ ở địa phương, làm phong phú đời sống văn hóa tinh thần của đồng bào.
Bà Lâm Thị Hồng Ngân, Trưởng Phòng Văn hóa và Thông tin huyện Chiêm Hóa, cho biết: Việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống dân tộc gắn với phát triển du lịch tại địa phương đã góp phần phát huy tiềm năng lợi thế, mở ra cơ hội phát triển mới cho không chỉ người dân nơi đây mà còn góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế-xã hội tại địa phương.
Thực tế cho thấy, chủ trương phát triển, nhân rộng các mô hình đội văn nghệ quần chúng, CLB văn hóa văn nghệ trên địa bàn huyện Chiêm Hoá đã và đang từng bước nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho người dân và tạo môi trường thuận lợi để giữ gìn, bảo tồn những giá trị văn hóa văn nghệ truyền thống của các dân tộc.
Trong thời gian tới, huyện sẽ tiếp tục đẩy mạnh triển khai hiệu quả các nội dung chương trình Dự án 6 Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các DTTS gắn với phát triển du lịch thuộc chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS&MN.
Nguồn: https://baodantoc.vn/chiem-hoa-tuyen-quang-no-luc-bao-ton-va-phat-huy-nhung-gia-tri-van-hoa-dan-toc-1732102771855.htm