Diện tích rừng và đất lâm nghiệp ở huyện Chiêm Hoá (tỉnh Tuyên Quang) rất lớn, đây được xem là tiềm năng, lợi thế để người dân sống nhờ rừng thêm cơ hội và điều kiện để phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp bền vững gắn với bảo vệ rừng. Việc khai thác tốt tiềm năng, lợi thế cùng với các chính sách của Đảng, Nhà nước, nhất là chính sách hỗ trợ từ Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719), có ý nghĩa quan trọng để người dân có thêm điều kiện phát huy giá trị kinh tế ổn định cuộc sống và phát triển bền vững từ rừng.Tại tọa đàm tham vấn “Ảnh hưởng của việc áp dụng thuế suất thuế GTGT 5% đến ngành phân bón” mới đây, các chuyên gia kinh tế, tài chính đã khẳng định, cần chuyển đổi áp thuế GTGT 5% với phân bón để có dư địa giảm giá bán. Điều này phù hợp về góc độ khoa học, lợi ích kinh tế và hài hòa lợi ích các bên.Ngày 25/11, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII họp để xem xét, quyết định một số vấn đề. Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì Hội nghị.Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa tặng Bằng khen cho nghệ sĩ Lê Thanh Phong vì những đóng góp trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh.Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030 (Chương trình MTQG 1719) được xem là một quyết sách đặc biệt giúp Quảng Nam thực hiện mục tiêu phát triển bền vững vùng đồng bào DTTS và miền núi. Với sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị trong việc triển khai thực hiện, đến nay, Chương trình đã bước đầu phát huy hiệu quả, làm đổi thay bộ mặt của vùng DTTS và miền núi của tỉnh.Nhờ sử dụng hiệu quả nguồn vốn các chương trình mục tiêu quốc gia, đặc biệt là chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719) và chương trình MTQG giảm nghèo bền vững, huyện Phước Sơn (Quảng Nam) đang có những bước chuyển mình mạnh mẽ trong công tác giảm nghèo.Thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia (MTQG) giảm nghèo bền vững, tỉnh Thái Nguyên đã và đang đẩy mạnh triển khai hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo. Ngoài sự hỗ trợ của Nhà nước, tỉnh còn huy động tối đa các nguồn lực xã hội trên cơ sở đa dạng hóa hình thức để đảm bảo các hộ dân ổn định về nhà ở.World Travel Awards (Giải du lịch thế giới) vừa công bố các giải thưởng theo hệ thống đánh giá toàn cầu của tổ chức này, bao gồm World Travel Awards, World Golf Awards, World Cruise Awards, World Travel Tech Awards…Ngày 21/11, tại Trung tâm hội nghị tỉnh Phú Thọ đã diễn ra Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Phú Thọ lần thứ IV, năm 2024 với chủ đề: “Nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào các DTTS, góp phần xây dựng tỉnh Phú Thọ phát triển bền vững”.Hoà Bình coi trọng việc phát triển hạ tầng giao thông, tạo động lực cho vùng DTTS, miền núi, góp phần thu hẹp khoảng cách phát triển giữa thành thị và nông thôn.Phát huy vai trò tiên phong, gương mẫu của đảng viên trong công tác vận động, tuyên truyền đồng bào các DTTS thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, trong những năm qua, nhiều cán bộ đảng viên, Người có uy tín trong vùng đồng bào các DTTS huyện vùng cao Đà Bắc (tỉnh Hòa Bình) đã có những cách “dân vận” sáng tạo, góp phần nâng cao hiểu biết pháp luật cho người dân, giữ gìn an ninh trật tự cho bản làng.Giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân là một trong những giải pháp quan trọng trong công tác giảm nghèo. Với tỷ lệ đồng bào DTTS chiếm trên 70%, đời sống của người dân còn nhiều khó khăn, do đó, huyện Định Hoá (tỉnh Thái Nguyên) đã tập trung triển khai đồng bộ các giải pháp, để nâng cao hiệu quả công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho người lao động.Diện tích rừng và đất lâm nghiệp ở huyện Chiêm Hoá (tỉnh Tuyên Quang) rất lớn, đây được xem là tiềm năng, lợi thế để người dân sống nhờ rừng thêm cơ hội và điều kiện để phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp bền vững gắn với bảo vệ rừng. Việc khai thác tốt tiềm năng, lợi thế cùng với các chính sách của Đảng, Nhà nước, nhất là chính sách hỗ trợ từ Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719), có ý nghĩa quan trọng để người dân có thêm điều kiện phát huy giá trị kinh tế ổn định cuộc sống và phát triển bền vững từ rừng.Hội thi tìm hiểu pháp luật về kết hôn, tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trên địa bàn huyện Chiêm Hóa năm 2024 được tổ chức với chủ đề “Nói không với tảo hôn và hôn nhân cận huyết”.
Huyện Chiêm Hóa hiện có trên 84.786,68 ha rừng, trong đó, rừng sản xuất 56.685,85 ha; rừng phòng hộ 19.037,56 ha. Rừng đặc dụng 9.063,27 ha trên tổng số địa bàn 24 xã, thị trấn. Những năm qua, huyện đã có nhiều chương trình, chính sách để quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. Coi đây là một lĩnh vực quan trọng, đa mục tiêu, vừa góp phần bảo vệ môi trường, vừa nâng cao chất lượng, diện tích rừng, đồng thời phát triển kinh tế – xã hội, nâng cao đời sống cho người dân.
Thực hiện Dự án 3 về phát triển sản xuất nông lâm nghiệp, phát huy tiềm năng, thế mạnh của các vùng miền núi để phát triển sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị của Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, năm 2022 và 2023, huyện Chiêm Hóa được giao trên 22 tỷ đồng. Riêng năm 2024, huyện được giao trên 15 tỷ đồng để thực hiện dự án.
Thời gian qua, huyện Chiêm Hoá đã tập trung đẩy mạnh công tác trồng rừng theo hướng hàng hoá, trồng rừng thâm canh, đưa những giống mới có năng xuất cao vào trồng. Hàng năm, các hộ trồng rừng được ủy ban nhân dân (UBND) các xã trên địa bàn huyện phối hợp với đơn vị khuyến nông, kiểm lâm mở các lớp tập huấn về trồng rừng, tuyên truyền về lợi ích trồng rừng, coi rừng là hướng đi chính trong phát triển kinh tế ở. Hiện nay, các xã đang tích cực tuyên truyền người dân tập trung chăm sóc diện tích rừng mới trồng và diện tích rừng cũ đảm bảo cho cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt.
Ghi nhận tại thôn Chản (xã Nhân Lý, huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang) có khoảng 400ha diện tích đất rừng sản xuất. Đây cũng là một trong ba thôn có diện tích đất rừng nhiều nhất xã. Thời gian qua, khi địa phương đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động người dân đồng thời triển khai các Dự án hỗ trợ, hướng dẫn kỹ thuật để người dân trên địa bàn tích cực trồng rừng thay thế cho diện tích hoang hóa hoặc diện tích rừng tái sinh giá trị thấp.
Đến nay, cơ bản toàn bộ diện tích đất lâm nghiệp trong thôn đã phủ kín màu xanh của rừng. Hiện, thôn Chản có 73 hộ dân thì có tới 50 hộ tham gia trồng rừng, bình quân mỗi hộ trồng từ 01 ha đến trên 20 ha. Mỗi năm, có hàng chục ha rừng trên địa bàn đến tuổi khai thác đem về doanh thu hàng tỷ đồng, giúp nhiều hộ vươn lên thoát nghèo bền vững.
Ông Hoàng Văn Thắng, Chủ tịch UBND xã Nhân Lý, huyện Chiêm Hoá, tỉnh Tuyên Quang, chia sẻ: Nhờ làm tốt công tác tuyên truyền và hỗ trợ tích cực của chính quyền địa phương, người dân ở 9 thôn trong xã đã nhận thức đúng đắn về lợi ích thiết thực từ trồng rừng mang lại. Trung bình, mỗi năm, xã trồng mới được 70 ha rừng chủ yếu là các loại cây, như: Keo, bồ đề…
Để phát huy hiệu quả của kinh tế rừng, huyện đặc biệt quan tâm tới phát triển ngành chế biến gỗ tại địa phương. Huyện hiện có trên trên 100 cơ sở chế biến gỗ, trong đó có 48 cơ sở sản xuất có quy mô công suất chế biến lớn, điểm hình, như: Công ty TNHH Thuận Gia Thành, Công ty TNHH Sao Việt, Doanh nghiệp Tư nhân Toàn Phát…; cùng nhiều cơ sở chế biến nhỏ lẻ quy mô hộ gia đình. Những năm gần đây, các cơ sở chế biến, kinh doanh gỗ xẻ, gỗ thanh tăng mạnh, các sản phẩm chế biến chủ yếu, như: Dăm mảnh, ván bóc, ván xẻ, ván thanh, chế tác và đồ mộc gia dụng.
Song hành với phát triển kinh tế rừng, các ngành chức năng, các đơn vị chủ rừng và UBND các xã trên địa bàn huyện Chiêm Hóa còn tăng cường phối hợp, thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý, bảo vệ rừng.
Trao đổi về nội dung này, Hạt trưởng Hạt kiểm lâm huyện Chiêm Hóa Kim Ngọc Tuyên, cho biết: Thực hiện chủ trương của địa phương về việc quản lý bảo vệ rừng nhằm tạo một môi trường ngày càng trong lành và tăng thêm thu nhập cho người dân, các thôn, bản thường xuyên tổ chức họp, phân công nhiệm vụ cho từng hộ gia đình, lập quy ước hương ước của bản trong việc bảo vệ rừng. Đặc biệt, xử lý nghiêm các trường hợp có hành vi vi phạm luật Lâm nghiệp theo quy định.
Ngoài ra, huyện cũng tận dụng hiệu quả vai trò của những người đứng đầu thôn, bản, già làng trong công tác tuyên truyền, vận động nhân dân chung tay bảo vệ rừng, nâng cao nhận thức của mỗi cá nhân, hộ gia đình. Qua đó, giúp người dân hiểu được ý nghĩa và tầm quan trọng của việc bảo vệ rừng, giữ được rừng là giữ được nguồn nước đầu nguồn phục vụ sinh hoạt cũng như canh tác, sản xuất nông nghiệp.
Trong thời gian tới, Hạt Kiểm lâm huyện Chiêm Hóa sẽ tiếp tục làm tốt công tác tham mưu chính quyền địa phương huy động các nguồn lực để phát triển rừng; tiếp tục triển khai giao khoán các diện tích rừng cho cộng đồng, người dân quản lý; tăng cường tuyên truyền, vận động người dân bảo vệ các diện tích rừng hiện có, mạnh dạn vay vốn, đầu tư trồng rừng để từng bước nâng cao thu nhập, chất lượng cuộc sống.
Có thể thấy, nhờ những cố gắng, nỗ lực của chính quyền và người dân địa phương, tình trạng nhân dân tự ý chặt phá cây rừng trái quy định đã giảm hẳn. Hiện tượng người dân phát, đốt rừng làm nương cũng không còn, nhân dân chung tay bảo vệ rừng đặc biệt là trong mùa khô, hanh khi mà nguy cơ cháy rừng xảy ra cao.
Nguồn: https://baodantoc.vn/chiem-hoa-tuyen-quang-chu-trong-phat-trien-cay-lam-nghiep-gan-voi-bao-ve-rung-ben-vung-1732511598847.htm