Hoạt động thương mại điện tử tại Việt Nam đã trở thành kênh phân phối quan trọng của nền kinh tế. Tuy nhiên, sự phát triển nhanh chóng của hoạt động thương mại điện tử cũng đặt ra những thách thức đối với công tác quản lý thuế.
Vẫn còn một tỷ lệ đáng kể thất thu thuế trong thương mại điện tử |
Doanh thu thuế tăng dần theo từng năm
Việt Nam được xác định là quốc gia có tăng trưởng về thương mại điện tử nhanh nhất khu vực Đông Nam Á, hiện là 20,5 tỷ USD và sẽ đạt 30,5 tỷ USD vào năm. Dù vậy, theo các chuyên gia, không thể không thừa nhận là vẫn còn một tỷ lệ đáng kể thất thu thuế trong lĩnh vực này.
Đứng trước yêu cầu cấp thiết được đặt ra Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị 18/CT-TTg của và công tác quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử tại Việt Nam. Để thực hiện được nhiệm vụ này, Bộ Tài chính đẩy mạnh công tác phối hợp, kết nối, chia sẻ thông tin giữa các bộ ngành trong khuôn khổ triển khai Chỉ thị 18/CT-TTg để phục vụ phát triển thương mại điện tử, chống thất thu thuế, bảo đảm an ninh tiền tệ.
Hiện việc chia sẻ dữ liệu thuế, mã số thuế định danh theo căn cước công dân đến 3/6/2024 đã đạt 97,57%; Bộ Công Thương đã cung cấp cho Tổng cục Thuế thông tin về 929 sản giao dịch thương mại điện tử và 284 ứng dụng cung cấp dịch vụ thương mại điện tử. Các thông tin bao gồm: mã số thuế, tên doanh nghiệp, địa chỉ tên miền, loại sàn, tỉnh/thành phố; danh mục dữ liệu kết nối, chia sẻ giữa Bộ Thông tin và Truyền thông với cơ quan thuế bao gồm 130 tổ chức hoạt động trong lĩnh vực viễn thông, quảng cáo, phát thanh, truyền hình; các tổ chức tín dụng trong ngành Ngân hàng đã cung cấp cho Bộ Tài chính hơn 130 triệu tài khoản thanh toán của người nộp thuế…
Nhờ vào những giải pháp quyết liệt, doanh thu thuế từ thương mại điện tử đã tăng theo từng năm. Theo số liệu thống kê của Bộ tài chính, năm 2022 ngành thuế đã thu được 83.000 tỷ đồng; năm 2023 thu được 97.000 tỷ đồng (tăng 16% so với năm trước) và trong 5 tháng đầu năm 2024 đã thu được 50.000 tỷ đồng. Đặc biệt, hiện đã có 96 nhà cung cấp nước ngoài, các tập đoàn công nghệ nước ngoài, như Facebook, Google, Microsoft, Tiktok… đã thực hiện đăng ký và nộp thuế trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Tài chính về sàn thương mại xuyên biên giới với số tiền thuế đã nộp là 15.600 tỷ đồng.
Tuy nhiên, việc chia sẻ thông tin, dữ liệu về quản lý thuế trên thương mại điện tử nói riêng và các vấn đề khác nói chung giữa các giữa các bộ, ngành cũng còn gặp nhiều khó khăn. Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Phạm Đức Long phân tích, hệ thống thông tin của bộ, ngành, địa phương và các doanh nghiệp xảy ra sự cố mất an toàn thông tin mạng và đang có xu hướng gia tăng, mang tính chất phức tạp, vô cùng nghiêm trọng; tiêu chuẩn về cấu trúc dữ liệu thuộc các lĩnh vực chuyên ngành do các bộ, ngành, địa phương chịu trách nhiệm ban hành đến nay vẫn còn hạn chế, chưa đầy đủ, chỉ một số loại dữ liệu cơ bản được xây dựng.
Đảm bảo dữ liệu được an toàn, bảo mật
Những khó khăn, vướng mắc này cần sớm được khắc phục, nhất là khi mới đây Thủ tướng đã ký Công điện số 56/CĐ-TTg chỉ đạo tăng cường quản lý nhà nước trong lĩnh vực thương mại điện tử, kinh doanh trên nền tảng số. Trong đó Công điện yêu cầu xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý thuế đối với thương mại điện tử, áp dụng các công nghệ hiện đại, phương pháp quản lý rủi ro đối với hoạt động thương mại điện tử, kinh doanh trên nền tảng số.
Theo ông Phạm Tấn Công, Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), nếu thu thập được các dữ liệu giao dịch trên sàn thương mại điện tử để phục vụ quản lý thuế thì hiệu quả mang lại sẽ rất lớn. Thậm chí, dữ liệu thương mại điện tử còn có thể giúp quản lý rất tốt công tác xuất nhập khẩu hàng hoá, gồm thu các loại thuế từ hàng hoá xuất nhập khẩu và kiểm tra chuyên ngành hàng hoá, nhờ đó tạo tác động rất tích cực cho hoạt động hải quan.
Thông tin đến báo chí về vấn đề này, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc cho biết, trong thời gian tới Bộ sẽ tiếp tục giải pháp kết nối dữ liệu, liên thông đồng bộ giữa các bộ, ngành, đặc biệt dữ liệu dân cư, dữ liệu thương mại điện tử, dữ liệu thanh toán qua ngân hàng… Rà soát lại các bộ luật liên quan đến thương mại điện tử từ năm 2014 để sửa đổi; xây dựng Cổng Thông tin đăng ký kê khai thuế của sàn thương mại điện tử trong nước, đôn đốc kê khai, chọn thanh tra, xử lý một số trường hợp trốn thuế. Bên cạnh đó, áp dụng thanh toán không dùng tiền mặt, bởi thanh toán không dùng tiền mặt càng nhiều thì quản lý và thu thuế càng cao.
Bên cạnh đó, ông Đặng Ngọc Minh, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế (Bộ Tài chính) cho biết, đơn vị sẽ phối hợp với các bộ, ngành, đặc biệt là Bộ Công Thương, Bộ Thông tin Truyền thông để cùng kiểm soát, hướng dẫn các sàn thương mại điện tử cung cấp đầy đủ dữ liệu. Trên nền tảng đó, cơ quan thuế sẽ phân tích, đánh giá và giao cho cơ quan chức năng để phục vụ cho công tác quản lý, thu thuế cũng như các vấn đề khác liên quan đến thương mại điện tử.
Một trong những nội dung khác nữa là với lượng dữ liệu rất lớn phải đảm bảo phát bền vững triển, an toàn và bảo mật thông tin. Để làm được điều này, đơn vị đã có những giải pháp kết hợp với các hãng công nghệ để đảm bảo an toàn cho các dữ liệu điện tử, ông Đặng Ngọc Minh thông tin.
Nguồn: https://thoibaonganhang.vn/chia-se-du-lieu-tang-hieu-qua-quan-ly-thue-tren-thuong-mai-dien-tu-152516.html