Trang chủNewsThế giới'Chìa khóa' khai thông bế tắc về biến đổi khí hậu

‘Chìa khóa’ khai thông bế tắc về biến đổi khí hậu


Khí hậu toàn cầu gần đến giới hạn đỏ

Phát biểu tại hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh hệ thống khí hậu toàn cầu gần đến giới hạn đỏ. Trong một năm nóng nhất lịch sử đương đại, băng đang tan nhanh chưa từng có. Nước biển dâng, hạn hán, lũ lụt, sạt lún, sạt lở, cháy rừng đang trở nên tàn khốc hơn. Nhiều lãnh thổ, cộng đồng có nguy cơ bị ngập lụt, nhấn chìm. An ninh lương thực, an ninh năng lượng bị đe dọa…

'Chìa khóa' khai thông bế tắc về biến đổi khí hậu - Ảnh 1.

Thủ tướng phát biểu tại hội nghị thượng đỉnh COP28

Đáng chú ý, khoảng cách giữa cam kết và hành động khí hậu vẫn còn xa. Sự cạnh tranh, chia rẽ, phân tách, chiến tranh, xung đột, dịch bệnh càng làm phân tán nguồn lực cho biến đổi khí hậu. Sau 14 năm, chúng ta vẫn chưa đạt được cam kết 100 tỉ USD mỗi năm cho các hành động về biến đổi khí hậu.

“Việc đã nói là làm, đã cam kết phải thực hiện là chìa khóa để củng cố lòng tin giữa các quốc gia và khai thông bế tắc trong đàm phán về biến đổi khí hậu”, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ.

Người đứng đầu Chính phủ VN cũng nhấn mạnh, tác động của biến đổi khí hậu, dịch bệnh những năm qua càng chứng tỏ đây là vấn đề có tác động, ảnh hưởng đến toàn cầu, vấn đề của toàn dân. Mỗi quốc gia phải có trách nhiệm, kết hợp với sức mạnh đoàn kết quốc tế, không để bất cứ quốc gia nào, người dân nào bị bỏ lại phía sau.

Đặc biệt, về chia sẻ nguồn lực, Thủ tướng cho rằng, các quốc gia phát triển phải tăng cường hỗ trợ hơn nữa cho các quốc gia đang phát triển và chậm phát triển. Nhất là nguồn vốn ưu đãi, chuyển giao công nghệ tiên tiến, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, quản trị thông minh và hoàn thiện thể chế thị trường hiện đại, phù hợp, hiệu quả với từng quốc gia.

Ngược lại, các quốc gia đang phát triển, chậm phát triển phải nỗ lực hơn nữa không bị động, không trông chờ, không ỷ lại mà phải vươn lên với tinh thần “không ai làm tốt cho mình hơn chính bản thân mình”. Bên cạnh đó, cần bảo đảm công bằng, công lý về chống biến đổi khí hậu. Điều đó đồng nghĩa với đảm bảo tự chủ và an ninh năng lượng quốc gia, khả năng tiếp cận năng lượng sạch với chi phí phù hợp, hiệu quả cho mọi doanh nghiệp (DN), người dân và với mỗi quốc gia.

Sau COP26 tại Glasgow, Scotland (Vương quốc Anh), tình hình thế giới có nhiều biến động, khó khăn, thách thức nhiều hơn thời cơ, thuận lợi. Song VN với trách nhiệm với toàn cầu và toàn dân đã thực hiện toàn diện nhiều vấn đề, như xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện chiến lược biến đổi khí hậu, chiến lược tăng trưởng xanh. Quy hoạch điện 8 được phê duyệt tiến đến năng lượng tái tạo là chủ đạo; phát triển công nghiệp năng lượng tái tạo và xây dựng hệ sinh thái năng lượng tái tạo…

Bên cạnh đó, Chính phủ đã ban hành và thực hiện Kế hoạch phát triển 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp (nhất là khí mê tan). Xây dựng thể chế, gồm xây dựng luật Dầu khí, hoàn thiện luật Đất đai, luật Điện lực theo hướng hỗ trợ kiến tạo phát triển năng lượng tái tạo; nghị định mua bán điện trực tiếp…

'Chìa khóa' khai thông bế tắc về biến đổi khí hậu - Ảnh 2.

Toàn cảnh hội nghị thượng đỉnh hành động khí hậu thế giới chiều 2.12

“Thời gian không chờ đợi. Khó khăn, thách thức ngày càng nhiều, phức tạp và khó lường hơn. Vì vậy, chúng ta đã đoàn kết rồi thì đoàn kết hơn nữa, đã nỗ lực rồi thì nỗ lực hơn nữa, đã hành động rồi thì phải hành động quyết liệt, hiệu quả hơn nữa…”, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh. 

Nhiều tập đoàn điện gió muốn vào VN

Sáng cùng ngày, Thủ tướng đã tham dự Diễn đàn doanh nghiệp VN – UAE: Huy động nguồn lực cho chuyển đổi xanh, với sự có mặt của gần 200 DN VN, UAE và các tổ chức quốc tế…

Bà Jannicke Nilsson, Ủy viên thường trực GWEC, Phó chủ tịch Tập đoàn Equinor – tập đoàn năng lượng lớn nhất của Na Uy, cho biết đã có mặt tại VN từ những năm 1990, hợp tác với Tập đoàn Dầu khí VN (PVN). Equinor cũng đã mở văn phòng tại VN vào năm 2022 và có 2 dự án điện gió ngoài khơi.

Theo bà Nilsson, ưu điểm của điện gió ngoài khơi là chi phí ngày càng giảm đi, tạo thêm nhiều việc làm. Song, để phát triển lĩnh vực này, cần quy hoạch không gian biển và Nghị định 11 về sử dụng nguồn lực biển là khuôn khổ pháp lý quan trọng. Các dự án điện gió cần được phê duyệt từ nhiều bộ, ngành khác nhau, nên cần sự hợp tác liên bộ để thúc đẩy các thủ tục, cơ chế và tiến trình thực hiện.

Nêu các giải pháp huy động nguồn lực tài chính, ông Kelvin Tan, Giám đốc điều hành, Trưởng bộ phận đầu tư tài chính bền vững khu vực ASEAN (Ngân hàng HSBC), cho rằng nhu cầu nguồn tài chính để đạt mục tiêu Net Zero trên thế giới đến năm 2050 rất lớn, lên tới hàng nghìn tỉ USD. Tương tự, với Quy hoạch điện 8, VN cần nhu cầu đầu tư rất lớn, dự kiến khoảng hàng chục tỉ USD.

Điều này đặt ra yêu cầu cần thiết về liên minh trong quá trình chuyển đổi năng lượng. Các dự án này đều có nguồn vốn lớn, khoản vay dài hạn, đòi hỏi hợp đồng mua bán điện phù hợp. Ông Kelvin Tan cũng cho rằng VN có lịch sử tốt về cho vay tài chính.

Chia sẻ với các nhà đầu tư, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh VN có yếu tố nền tảng tốt để các DN yên tâm đầu tư lâu dài; cam kết đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của các DN. Câu hỏi đặt ra là VN cần gì để phát triển xanh?

Theo Thủ tướng, VN cần vốn ưu đãi, do là nước đang phát triển, quy mô nền kinh tế khiêm tốn, độ mở cao. VN cũng cần công nghệ tiên tiến “đi sau về trước”. Bên cạnh đó, cần nguồn nhân lực được đào tạo; quản trị tiên tiến và xây dựng thể chế thông thoáng, phù hợp. “VN là địa chỉ tin cậy để gửi gắm, chúng tôi không phụ niềm tin của các bạn; đảm bảo niềm tin không những ổn định mà còn phát triển”, Thủ tướng nhấn mạnh.

Nhân diễn đàn, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã chứng kiến lễ trao thỏa thuận hợp tác giữa các DN VN với các đối tác quốc tế. Trong đó, có Biên bản ghi nhớ giữa Tập đoàn CT Group và Tập đoàn ACX về thiết lập, tăng cường giao dịch tín chỉ carbon, giảm phát thải carbon; Biên bản ghi nhớ giữa Tập đoàn CT Group và Tập đoàn FairAtmos về thiết lập và tăng cường giao dịch tín chỉ carbon, giảm phát thải carbon…

Giảm dần phụ thuộc vào điện than

Trưa 2.12, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tham dự và phát biểu tại tọa đàm “Đẩy nhanh chuyển đổi điện than” do Tổng thống Pháp Emmanuel Macron chủ trì. Tổng thống Pháp và lãnh đạo các nước, các tổ chức nhấn mạnh yêu cầu cấp thiết cần giảm sự phụ thuộc vào điện than, chuyển đổi năng lượng, phát triển năng lượng tái tạo. Song không thể yêu cầu các nước đang phát triển phải lựa chọn giữa chuyển đổi năng lượng và phát triển kinh tế.

Theo Thủ tướng, VN cũng như các nước đang phát triển khác, không thể phủ nhận vai trò của điện than, nhưng đã đến lúc cần chuyển đổi sang một nguồn năng lượng sạch hơn. VN sẽ hoàn thiện thể chế, khuôn khổ pháp luật, cơ chế chính sách để chuyển đổi với lộ trình và bước đi phù hợp.



Source link

Cùng chủ đề

Việc tham dự Hội nghị G20 khẳng định vị thế và uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế

Nhận lời mời của Tổng thống Cộng hòa Liên bang Brazil, Chủ tịch G20 năm 2024, Luiz Inácio Lula da Silva và Phu nhân, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân sẽ dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) tại thành phố Rio de Janeiro, Brazil từ ngày 16-19/11/2024. Nhân dịp này, Đại sứ Việt...

Thúc đẩy khoa học công nghệ trong lĩnh vực thủy lợi

NDO - Ngày 14/11, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức hội nghị khoa học công nghệ thủy lợi 80 năm phát triển và đồng hành cùng đất nước (1945-2025). Biến đổi khí hậu, khai thác nguồn nước thượng nguồn và phát triển kinh tế nội tại, thiên tai, ô nhiễm môi trường nước ngày càng trầm trọng, khó lường trên khắp cả nước. Đây là những thách thức rất lớn đối với...

Vượt qua lời hứa, đến lúc thực thi

Chưa đầy một tuần nữa, cả thế giới sẽ chuyển sự chú ý từ các cuộc xung đột ở Ukraine và Trung Đông sang Brazil, nơi các nhà lãnh đạo Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) nhóm họp.

Lượng khí thải CO2 toàn cầu tăng, đe dọa vượt ngưỡng 1,5°C của Hiệp định Paris

Các đại biểu tham dự Hội nghị COP29 lo ngại lượng khí thải CO2 toàn cầu, chủ yếu từ việc đốt nhiên liệu hóa thạch, dự kiến lên mức cao kỷ lục trong năm 2024.

Anh dự định “chơi lớn” tại Hội nghị COP29

Thụy Sỹ và Anh đang dẫn đầu các nỗ lực tài trợ và giảm phát thải để ứng phó biến đổi khí hậu trong khuôn khổ Hội nghị COP29 diễn ra tại Azerbaijan từ ngày 11-21/11.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Dịch bệnh bùng phát trên tàu du lịch biển chở 1.822 khách khởi hành từ Singapore

Một tàu du lịch biển từ Singapore đi Mỹ chở theo 1.822 khách ghi nhận hàng chục trường hợp nhiễm norovirus. ...

NTK Thủy Nguyễn mang lời hát ‘Dạ cổ hoài lang’ vào bộ sưu tập mới

Hai câu kết bài Dạ cổ hoài lang như mở ra một nguyện vọng hạnh phúc trọn vẹn...

Bài đọc nhiều

EU ra án phạt gần 800 triệu euro với Meta

Liên minh châu Âu (EU) ngày 14.11 đã phạt Công ty Meta (trụ sở tại Mỹ) gần 800 triệu euro với cáo buộc vi phạm luật chống độc quyền. ...

Liên hợp quốc kêu gọi các bên tham chiến tại Sudan bảo đảm an toàn viện trợ nhân đạo

Chương trình Lương thực thế giới (WFP) ngày 14/11 đã kêu gọi đảm bảo an toàn cho việc vận chuyển viện trợ lương thực đến các bang Bắc Darfur và Nam Kordofan của Sudan.

Truyền thông Thụy Điển nêu bật kết quả hợp tác phát triển bền vững trong chuyến thăm của Phó Chủ tịch nước Võ Thị...

Truyền thông Thụy Điển đăng nhiều đăng bài viết đánh giá cao kết quả chuyến thăm của Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân, đặc biệt là việc tăng cường hợp tác thúc đẩy tương lai bền vững.

Cùng chuyên mục

Dịch bệnh bùng phát trên tàu du lịch biển chở 1.822 khách khởi hành từ Singapore

Một tàu du lịch biển từ Singapore đi Mỹ chở theo 1.822 khách ghi nhận hàng chục trường hợp nhiễm norovirus. ...

Mỹ-Trung chạy đua “ngoại giao đường sắt” tìm đường tới mỏ khoáng sản châu Phi

Nhằm tiếp cận trữ lượng khoáng sản khổng lồ của châu Phi, Mỹ và Trung Quốc đang không ngừng bỏ vốn đầu tư cơ sở hạ tầng, đặc biệt là đường sắt tại lục địa này.

Tổng thống Hàn Quốc kêu gọi Chủ tịch Trung Quốc giúp ngăn chặn hợp tác quân sự Nga

Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol đã gặp thượng đỉnh với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình bên lề Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) 2024 tại Lima, Peru.

Hải quân Philippines đổi chiến thuật, tăng cường sức mạnh trên biển

Trong nửa thế kỷ qua, quân đội Philippines đồn trú ở phía Tây Nam nước này tập trung vào việc dập tắt các phong trào ly khai của phiến quân Hồi giáo. Hiện nay, các lực lượng này đang được huấn luyện lại để đối phó với mối đe dọa ngày càng cấp bách hơn trên Biển Đông.

Mới nhất

Tổng Bí thư: Chúng ta đứng trước cánh cửa lịch sử để vững bước vào kỷ nguyên mới

Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, "với thời cơ vận hội mới, chúng ta đang đứng trước cánh cửa lịch sử để vững bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc". Tối 15/11, Tổng Bí thư Tô Lâm và lãnh đạo Đảng, Nhà nước dự chương trình giao lưu điển hình toàn quốc trong học...

Thủ tướng làm Trưởng Ban chỉ đạo về tinh gọn bộ máy của Chính phủ

(VTC News) - Thủ tướng Phạm Minh Chính thành lập Ban chỉ đạo về tinh gọn bộ máy của Chính phủ theo Nghị quyết số 18 của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII. Ngày 16/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính ký Quyết định số 1403 thành lập Ban Chỉ đạo về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18...

The Aristo – Di sản độc bản vượt thời gian

(Dân trí) - The Aristo, sản phẩm shop-villa cao cấp, kết tinh của nghệ thuật và sự tinh tế vừa ra mắt tại khu đô thị mở thông minh The Manor Central Park, Hà Nội. Nhìn từ trên cao, với mật độ xây dựng 20,8%, "khu đô thị đáng sống" The Manor Central Park được phủ kín và trải dài...

Đấu giá đất Thanh Oai, Hà Nội: Cao nhất 90 triệu/m2, cò rao chênh cả tỷ đồng

Theo xác nhận từ phía Công ty đấu giá hợp danh Đấu giá Việt Nam, trong phiên đấu giá 25 thửa đất hôm nay tại Thanh Oai, thửa đất có giá trúng đấu giá thấp nhất là 45,3 triệu đồng/m2, gấp hơn 8 lần giá khởi điểm và giá trúng đấu giá cao nhất là 90,3 triệu đồng/m2,...

Dịch bệnh bùng phát trên tàu du lịch biển chở 1.822 khách khởi hành từ Singapore

Một tàu du lịch biển từ Singapore đi Mỹ chở theo 1.822 khách ghi nhận hàng chục trường hợp nhiễm norovirus. ...

Mới nhất