Trang chủKinh tếNông nghiệp"Chìa khóa" giúp Việt Nam mở toang cánh cửa xuất khẩu nông...

“Chìa khóa” giúp Việt Nam mở toang cánh cửa xuất khẩu nông sản sang EU


Ngày 18/6, tại tỉnh Thái Bình, Văn phòng SPS Việt Nam (Bộ NNPTNT) phối hợp với Sở NNPTNT tỉnh Thái Bình tổ chức Hội nghị phổ biến các quy định và cam kết an toàn thực phẩm kiểm dịch động, thực vật trong Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu.

Ông Ngô Xuân Nam, Phó Giám đốc Văn phòng SPS Việt Nam cho biết, hội nghị nhằm cung cấp thông tin kịp thời tới các cơ quan quản lý và doanh nghiệp Việt Nam về những điểm mới liên quan đến các quy đinh về an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật khi xuất khẩu nông sản, thực phẩm vào thị trường các nước thành viên trong Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA).

Bên cạnh đó, phổ biến các yêu cầu kỹ thuật từ các thị trường nhập khẩu nông sản và thuỷ sản từ Việt Nam trong tình hình mới, đồng thời đề xuất các giải pháp phù hợp để thực hiện hiệu quả EVFTA.

Ông Ngô Xuân Nam, Phó Giám đốc Văn phòng SPS Việt Nam cho rằng, việc tuân thủ các biện pháp an toàn thực phẩm và kiểm dịch động, thực vật được coi như chiếc “chìa khóa” mở ra cánh cửa xuất khẩu nông sản Việt Nam vào thị trường EU. Ảnh: Minh Ngọc

Theo ông Nam, để hạn chế thấp nhất rủi ro bị gia tăng tần suất kiểm tra và thậm chí tạm dừng nhập khẩu đối với một số nông sản, thực phẩm nhập khẩu vào thị trường này, doanh nghiệp cần cập nhật, tuân thủ và hiểu đúng các quy định về an toàn thực phẩm và an toàn dịch bệnh động thực vật; các quy định liên quan của thị trường EU, đặc biệt là việc tăng cường kiểm soát vi sinh vật, kiểm soát mức dư lượng tối đa thuốc bảo vệ thực vật (MRL), kiểm soát thuốc kháng sinh và phụ gia thực phẩm. Vì đây là các quy định bắt buộc áp dụng.

Quan trọng hơn nữa đó là uy tín của nông sản Việt Nam trên trường quốc tế. Bởi EU là một trong những thị trường xuất khẩu trọng điểm của nông sản Việt Nam. Đây cũng là một trong những thị trường có nhiều yêu cầu chặt chẽ, khoa học về mặt kỹ thuật. Nếu chúng ta tuân thủ tốt yêu cầu của thị trường EU sẽ là cơ hội để đưa nông sản Việt Nam vào nhiều thị trường tiềm năng trên thế giới khi mà Việt Nam đã và đang tham gia tới 19 FTA song phương và đa phương, trong đó có 16 FTA có hiệu lực với hầu hết các nền kinh tế lớn trên thế giới.

“Việc tuân thủ các biện pháp an toàn thực phẩm và kiểm dịch động, thực vật được coi như chiếc “chìa khóa” mở toang cánh cửa xuất khẩu nông sản Việt Nam vào thị trường EU cũng như các nước trên thế giới”, ông Nam khẳng định.

Hội nghị thu hút sự tham gia của các doanh nghiệp, HTX, Hiệp hội ngành hàng và hộ nông dân sản xuất, chế biến, xuất nhập khẩu nông sản trên địa bàn tỉnh Thái Bình, Hải Dương, Hưng Yên… Ảnh: Minh Ngọc

Ông Lương Ngọc Quang, chuyên viên Phòng Hợp tác quốc tế và Truyền thông (Cục Bảo vệ thực vật – Bộ NNPTNT) cho biết, khi tham gia công ước bảo vệ thực vật quốc tế, chúng ta phải áp dụng quản lý kiểm dịch thực vật và vệ sinh an toàn thực phẩm.

Đối với thị trường EU, tất cả các lô hàng phải đáp ứng các yêu cầu sản phẩm không được nằm trong danh mục thực vật, sản phẩm thực vật bị cấm hoặc tạm dừng nhập khẩu vào các nước EU; không nhiễm đối tượng kiểm dịch thực vật của EU và hầu như không bị nhiễm các loài dịch hại khác; phải có Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật; vật liệu đóng gói bằng gỗ phải đạt tiêu chuẩn quốc tế về vật liệu đóng gói bằng gỗ (ISPM-15).

“EU đặc biệt quan tâm đến nhóm ruồi đục quả trên các sản phẩm rau quả nên phải đàm phán phương án xử lý. Ngoài ra, các sản phẩm trái cây tươi, hạt điều, cà phê… khi xuất khẩu sang EU đều yêu cầu hàng phải có tiêu chuẩn giống hoặc tương đương tiêu chuẩn đang áp dụng ở EU”, ông Quang nói.

Bà Nguyễn Thị Huyền, Chuyên viên VP SPS Việt Nam trình bày báo cáo các quy định nhập khẩu sản phẩm tổng hợp vào thị trường EU. Ảnh: Minh Ngọc

Bên cạnh tuân thủ các biện pháp an toàn thực phẩm và kiểm dịch động, thực vật, các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản sang thị trường EU cũng phải tuân thủ các quy định về ghi nhãn, bao gói nông sản.

Ông Hoàng Công Duy, Chuyên viên Văn phòng TBT Việt Nam (Bộ Khoa học và Công nghệ) cho hay, bao bì xuất khẩu – một yếu tố tưởng chừng đơn giản nhưng cũng vô cùng phức tạp để đáp ứng luật pháp châu Âu. Chúng phải phù hợp về trọng lượng, an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng và môi trường, ví dụ như làm từ nguyên liệu gỗ hoặc thực vật có thể cần kiểm dịch thực vật. Đồng thời, nhãn sản phẩm đóng gói phải chứa thông tin quan trọng đối với người tiêu dùng.

Sản phẩm đóng gói phải đảm bảo đầy đủ thông tin cho cơ quan hải quan và người tiêu dùng cuối cùng. Hiện tại, sản phẩm đóng gói bán lẻ được phép ghi xuất xứ “ngoài EU”. Việc ghi nhãn xuất xứ hiện đang được EC thảo luận và có một đề xuất mới về định nghĩa chính xác hơn về xuất xứ. Đề xuất mới muốn liệt kê rõ ràng quốc gia xuất xứ đối với trái cây và các loại hạt sấy khô hoặc nhiều quốc gia hơn trong trường hợp sản xuất hỗn hợp.

Cũng tại hội nghị, ông Lê Hà Hải, Trưởng phòng Hợp tác quốc tế – Viện Cơ điện nông nghiệp và công nghệ sau thu hoạch (Bộ NNPTNT) cũng đã giới thiệu công nghệ sơ chế, bảo quản một số loại thủy sản xuất khẩu sang EU.

Chiều cùng ngày, các đại biểu cũng đã tham quan dây chuyền sản xuất tương ớt xuất khẩu của Công ty TNHH Thực phẩm Tân Tiến Đạt tại xã Đại Đồng, huyện Vũ Thư.

Ông Ngô Xuân Nam khuyến cáo các doanh nghiệp, đối với các sản phẩm có nguồn gốc thực vật cần tăng cường hơn nữa việc tuân thủ quy định của EU, đặc biệt là việc kiểm soát dư lượng thuốc bảo vệ thực vật khi mà nhiều mức dư lượng tối đa cho phép (MRL) của EU ở mức rất thấp.

Các sản phẩm nông sản, thực phẩm muốn nhập khẩu vào EU phải tuân thủ các quy định của thị trường này đưa ra như: Quy định về đăng ký danh sách doanh nghiệp, quy định về MRL đối với các sản phẩm có nguồn gốc thực vật, quy định về mức dư lượng kháng sinh đối với sản phẩm có nguồn gốc động vật.

Hay, các quy định về chất phụ gia thực phẩm, vật liệu tiếp xúc với thực phẩm, quy định về sản phẩm phối trộn, quy định về vùng an toàn dịch bệnh, quy định về đảm bảo an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc đối với các cơ sở chế biến, quy định IUU, quy định chống phá rừng (EUDR) hoặc các quy định liên quan khác…





Nguồn: https://danviet.vn/chia-khoa-giup-viet-nam-mo-toang-canh-cua-xuat-khau-nong-san-sang-eu-20240618173955799.htm

Cùng chủ đề

Điểm tên mặt hàng nông sản Việt đang được thị trường Nga mua nhiều nhất

Theo số liệu thống kê sơ bộ từ Tổng cục Hải quan, tính đến hết tháng 5/2024, kim ngạch xuất khẩu nông sản sang Nga đạt 331,3 triệu USD, tăng 49,7% so với cùng kỳ năm ngoái. Cà phê là mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Nga lớn nhất, đạt 161,6 triệu USD, tăng 39% so với cùng kỳ năm 2023 Trong đó, cà...

Lần đầu tiên sau gần hai năm, Nga “vượt mặt” Mỹ trong lĩnh vực này

Tờ Financial Times của Anh dẫn nguồn công ty tư vấn ICIS cho biết trong tháng 5/2024, Nga đã vượt qua Mỹ về nguồn cung cấp khí đốt cho châu Âu lần đầu tiên sau gần hai năm.

10 điều cần biết về con đường di cư nguy hiểm nhất thế giới

Tuyến đường Trung Địa Trung Hải từ lâu đã được biết đến là tuyến đường di cư nguy hiểm nhất thế giới. Dưới đây là 10 điều bạn nên biết về con đường đáng sợ nhưng vẫn nhiều người dấn thân này.

Chỉ dẫn địa lý – công cụ nâng cao giá trị, đẩy mạnh xuất khẩu nông sản Việt

Xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm nông sản Việt Nam gắn với bảo hộ chỉ dẫn địa lý đã và đang trở thành một định hướng quan trọng nhằm nâng cao giá trị, khẳng định thương hiệu cho các sản phẩm đặc sản của Việt Nam tại thị trường trong nước và...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Một huyện của tỉnh Hải Dương, chỉ bán một thứ trái cây đỏ hồng mà nông dân thu 1.000 tỷ

Đến ngày 18/6, nông dân Thanh Hà đã thu hoạch xong tất cả các trà vải. Năm nay, sản lượng vải Thanh Hà đạt khoảng 25.000 tấn, bán với giá bình quân 40.000 đồng/kg, nông dân thu khoảng 1.000 tỷ đồng, giảm khoảng 400 tỷ đồng...

Liều chuyển đổi cơ cấu cây trồng, một nông dân Sóc Trăng phát tài nhờ trồng sầu riêng, cây tiền tỷ

Ấp Hòa Lộc 1 là một trong tám ấp của xã Xuân Hòa, (huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng) nền kinh tế của địa phương chủ yếu dựa vào nông nghiệp. Trong những năm qua, phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi được...

Lan tỏa mô hình phát triển của Bình Dương cần kế hoạch cụ thể

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái chia sẻ như thế sự kiện Bình Dương: Khởi động – Kết nối – Phát triển mới do lãnh đạo tỉnh Bình Dương, Tổng công ty Becamex IDC đã tổ chức ngày 25/3.Sự kiện Bình Dương: Khởi động – Kết nối – Phát...

Cầy vằn, một loài động vật hoang dã sinh hạ thành công 10 con non ở 1 khu rừng phía Ninh Bình

Nguyên nhân khiến cầy vằn quý hiếm suy giảmVườn quốc gia Cúc Phương phối hợp với Trung tâm bảo tồn động vật hoang dã tại Việt Nam (Save Vietnam's Wildlife - SVW) đã cho ghép cặp và sinh sản thành công 10 cá thể cầy vằn...

Bài đọc nhiều

Chỉ thị số 40-CT/TW: Nhân thêm sự hiệu quả của tín dụng chính sách xã hội

Những năm qua, nguồn vốn ưu đãi của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đã hỗ trợ tích cực cho công cuộc xóa đói, giảm nghèo của tỉnh Tây Ninh. Đặc biệt, từ khi thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội sự vào cuộc của các cấp ủy, chính quyền, hội đoàn thể...

Tôm Việt xuất khẩu sang 103 thị trường, mang về 1,3 tỷ USD

Các doanh nghiệp Việt Nam đã xuất khẩu tôm sang 103 thị trường, mang về 1,3 tỷ USD, tăng 7% so với cùng kỳ năm ngoái trong 5 tháng đầu năm. Tính đến hết quý II, xuất khẩu tôm có thể tiếp tục duy trì đà tăng trưởng khi tồn kho giảm bớt, giá xuất khẩu khả quan hơn. Xuất khẩu tôm năm 2024 có thể đạt khoảng 4 tỷ USD...

Cần Thơ xuất khẩu lô xoài đầu tiên sang thị trường Úc và Hoa Kỳ

Sự kiện xuất khẩu lô xoài là kết quả của Bộ Nông nghiệp & PTNT trong đàm phán để trái xoài tượng da xanh được xuất khẩu sang thị trường Úc và Hoa Kỳ. Lô xoài sẽ được vận chuyển bằng đường hàng không và Công ty Vina T&T là đơn vị xuất khẩu. Trong đó, xuất khẩu sang sang Úc 1 tấn và sang Hoa Kỳ 1 tấn. ...

Huyện Lâm Hà vận động nhiều tỷ đồng hỗ trợ người nghèo

TPO - Ngày 21/11, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam huyện Lâm Hà, Lâm Đồng cho biết, từ năm 2021 đến nay, huyện đã vận động đóng góp hơn 7 tỷ đồng cho Quỹ “Vì người nghèo”. Hỗ trợ phân bón, dụng cụ sản xuất cho các hộ có hoàn cảnh khó khăn Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Lâm Đồng cũng đã chuyển...

Làm giàu từ nước

Bên cạnh phát triển kinh tế, các làng chài còn trở thành một sản phẩm du lịch trong “menu du lịch” trải nghiệm hấp dẫn trên lòng hồ sinh thái. UBND 2 huyện Na Hang và Lâm Bình đã xây dựng kế hoạch phát triển trang trại nông nghiệp tiêu biểu gắn với xây dựng nông thôn mới phục vụ phát triển du lịch. Theo ông Cao Văn Minh, Trưởng Phòng Văn hóa và Thông tin huyện...

Cùng chuyên mục

Hội Phụ nữ vùng xa Cát Tiên giúp hàng chục hội viên thoát nghèo

TPO - Chị Trần Thị Ngọc Lài, Chủ tịch Hội phụ nữ huyện Cát Tiên, Lâm Đồng cho biết, từ đầu năm nay, các tổ chức cơ sở hội đã rà soát, phân loại hội viên nghèo và cận nghèo. Trao sinh kế cho phụ nữ nghèo huyện Cát Tiên Qua rà soát, Cát Tiên (Lâm Đồng) có 94 hội viên nghèo/374 hộ nghèo toàn huyện và...

Dự án chăn nuôi bò sinh sản: Tạo sinh kế bền vững cho người dân biên giới

Chủ tịch UBND xã Sơn Vĩ Thào Mí Sính cho biết, để mô hình chăn nuôi bò sinh sản được triển khai thực hiện hiệu quả, chính quyền xã đã phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng cán bộ, công chức phụ trách và phải thường xuyên theo dõi, báo cáo kết quả thực hiện mô hình. Đồng thời, cử cán bộ chuyên môn hỗ trợ người dân để người dân sử dụng hiệu quả nguồn...

Áp dụng khoa học kỹ thuật trồng chanh, nông dân miền núi Hà Tĩnh thoát nghèo

TPO - Nhờ biết áp dụng khoa học kỹ thuật vào chăm sóc chanh cho năng suất cao nên năm nay, nhiều hộ dân ở Hà Tĩnh không chỉ thoát nghèo mà trở thành hộ khá, giàu. Những ngày này, người nông dân xã Đức Lĩnh (huyện Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh) phấn khởi khi giá chanh tăng vọt lên cao so với những năm trước. Ông Nguyễn Đình Phú (trú thôn Cao Phong) cho biết:...

Người La Hủ trồng sâm Lai Châu

Tuy nhiên hiện nay, chính sách hỗ trợ và công cụ quản lý trong phát triển giống sâm Lai Châu còn hạn chế; hạ tầng giao thông đến bản còn khó khăn. Để giải quyết vướng mắc này cần phát triển và hình thành chuỗi liên kết sản xuất giữa người dân và doanh nghiệp; chuyển giao khoa học công nghệ về giống, quy trình chăm sóc, thu hoạch, bảo quản và chế biến sản phẩm.Ông Đao...

Làm giàu từ nước

Bên cạnh phát triển kinh tế, các làng chài còn trở thành một sản phẩm du lịch trong “menu du lịch” trải nghiệm hấp dẫn trên lòng hồ sinh thái. UBND 2 huyện Na Hang và Lâm Bình đã xây dựng kế hoạch phát triển trang trại nông nghiệp tiêu biểu gắn với xây dựng nông thôn mới phục vụ phát triển du lịch. Theo ông Cao Văn Minh, Trưởng Phòng Văn hóa và Thông tin huyện...

Mới nhất

Thi đua để hoàn thành tốt nhiệm vụ

Sáng 18/6, tại thành phố Ninh Bình, Đảng ủy, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Ninh Bình tổ chức Đại hội thi đua quyết thắng Lực lượng vũ trang tỉnh giai đoạn 2019 - 2024. Đồng chí Trung tướng Nguyễn Quang Cường, Bí thư Đảng ủy, Chính ủy Quân khu 3 dự và phát biểu ý kiến chỉ...

9h sáng 19-6, TP.HCM công bố điểm thi tuyển sinh lớp 10

Tối 18-6, ông Hồ Tấn Minh, chánh văn phòng Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM, cho biết sở sẽ công bố điểm thi tuyển sinh lớp 10 năm 2024 vào lúc 9h sáng 19-6, tức sớm hơn một ngày so với...

Gia đình hỗn loạn dễ khiến sức khỏe tâm thần thanh thiếu niên bất ổn khi trưởng thành

Các nhà nghiên cứu nhằm mục đích khám phá tác động lâu dài của sự hỗn loạn trong gia đình đối với sức khỏe tâm thần.Nguy cơ về sức khỏe tâm thần do môi trường gia đìnhNghiên cứu nhấn mạnh thanh thiếu...

Thông cáo số 21, Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV

Buổi sáng, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Công đoàn (sửa đổi). Tại phiên thảo luận đã có 31 ý kiến đại biểu Quốc hội phát biểu, trong đó có 5 ý kiến đại biểu Quốc hội tranh luận....

Agribank giảm lãi suất cho vay hỗ trợ người dân, doanh nghiệp

Từ đầu năm 2024 đến nay, Agribank đã 3 lần điều chỉnh giảm sàn lãi suất cho vay, trong đó lãi suất cho vay ngắn hạn giảm từ 0,5-1%/năm, lãi suất cho vay trung dài hạn giảm 1-1,5%/năm so với đầu năm. Theo đó, sàn lãi suất cho vay thông thường ngắn hạn của Agribank chỉ từ...

Mới nhất