Trang chủNewsKinh tế‘Chìa khoá’ giúp doanh nghiệp xuất nhập khẩu tận dụng tối đa...

‘Chìa khoá’ giúp doanh nghiệp xuất nhập khẩu tận dụng tối đa các FTA


Tạo điều kiện tốt hơn cho hàng hoá xuất nhập khẩu tận dụng ưu đãi

Là một trong những ngành hàng xuất nhập khẩu chủ lực của nước ta, theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang các thị trường trên thế giới trong 6 tháng đầu năm 2024 đạt trên 16,52 tỷ USD, tăng 5,04% so với 6 tháng đầu năm 2023. Trong đó, xuất khẩu sang EU chiếm 11,54% trong tổng kim ngạch, đạt gần 1,91 tỷ USD, tăng 1,63%.

‘Chìa khoá’ giúp doanh nghiệp xuất nhập khẩu tận dụng tối đa các FTA
Dệt may là một trong những mặt hàng tận dụng tốt Hiệp định EVFTA (Ảnh minh hoạ)

Xuất khẩu dệt may sang thị trường EU khởi sắc có nguyên nhân do doanh nghiệp đã nắm bắt được tốt cơ hội từ thị trường khi nhu cầu của người dân EU tăng lên sau thời gian “đóng băng” do Covid-19. Bên cạnh đó, Hiệp định EVFTA cũng đã được doanh nghiệp tận dụng tương đối tốt, kể cả những quy định về xuất xứ hàng hoá, giúp hàng dệt may Việt Nam nâng cao sức cạnh tranh tại thị trường EU.

Dệt may là một trong những mặt hàng đã và đang tận dụng khá tốt những ưu đãi từ các Hiệp định thương mại tự do (FTA). Hiện Việt Nam ký kết, thực thi và đang đàm phán tổng cộng là 19 FTA. Trong đó, 16 FTA đã ký kết và 3 FTA đang đàm phán.

Để tận dụng tốt các ưu thế từ các FTA, việc hiểu rõ và áp dụng hiệu quả quy tắc xuất xứ, bao gồm cả quy tắc xuất xứ cộng gộp là yêu cầu cấp thiết đối với cả cơ quan Hải quan và doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy thương mại quốc tế, nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập của nền kinh tế Việt Nam vào nền kinh tế khu vực và toàn cầu thành công.

Đơn cử, với quy tắc cộng gộp xuất xứ, đây là một cơ chế trong thương mại quốc tế, cho phép các thành viên trong một khối FTA được kết hợp nguyên liệu đầu vào từ các thành viên khác trong khối như thể nguyên liệu đó có nguồn gốc từ chính thành viên đó. Hay nói cách khác, hàng hóa được sản xuất tại một thành viên tham gia FTA, sử dụng nguyên liệu đầu vào có xuất xứ từ một hoặc nhiều thành viên khác, vẫn được coi là có xuất xứ từ thành viên sản xuất cuối cùng và được hưởng ưu đãi đặc biệt thuế quan khi xuất khẩu sang các nước thành viên khác trong khối.

Ví dụ, đối với mặt hàng dệt may, theo cam kết tại EVFTA, bên cạnh việc đáp ứng tiêu chí khắt khe về chất lượng, để được hưởng lợi ích về cắt giảm thuế quan, các doanh nghiệp phải đảm bảo các yêu cầu về nguồn gốc xuất xứ rất chặt chẽ.

Cụ thể, trước đây, quy tắc xuất xứ “từ vải trở đi”, tức là vải nguyên liệu được dùng để may quần áo phải được dệt tại Việt Nam hoặc các nước thành viên EU. Tuy nhiên, phần lớn nguyên phụ liệu dệt may đang phải nhập khẩu từ các nguồn không phải là thành viên của EVFTA.

Để xử lý điểm yếu về nguồn nguyên liệu dệt may, Việt Nam đã đàm phán với các nước EU đưa vào Hiệp định EVFTA điều khoản cho phép doanh nghiệp Việt Nam được cộng gộp hàm lượng xuất xứ của nguyên liệu dệt may nhập khẩu từ Hàn Quốc (nước đã ký FTA với EU) vào sản phẩm dệt may sản xuất tại Việt Nam để được hưởng ưu đãi thuế quan khi xuất khẩu sang các nước EU.

Ông Trần Thanh Hải – Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu – Bộ Công Thương cho biết, với cách xem xét xuất xứ hàng hoá linh hoạt như vậy, quy tắc cộng gộp xuất xứ sẽ giúp thúc đẩy thương mại nội khối, tăng cường chuỗi cung ứng khu vực, qua đó góp phần nâng cao sức cạnh tranh cho hàng hóa của các nước thành viên tham gia các FTA.

Hỗ trợ doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn

Nhiều lợi ích là thế, nhưng đến nay, rất nhiều doanh nghiệp xuất khẩu nước ta chưa nắm rõ và tận dụng hiệu quả quy tắc cộng gộp xuất xứ. Theo bà Nguyễn Thị Thu Trang – Giám đốc Trung tâm WTO và Hội nhập (VCCI), trong quá trình trao đổi, VCCI nhận thấy, không ít doanh nghiệp nước ta còn lúng túng về các quy tắc liên quan tới xuất xứ hàng hoá.

Hay đối với Hiệp định RCEP, hiện, tất cả thành viên RCEP đều đã có hiệp định thương mại song phương hoặc đa phương với Việt Nam, do đó, RCEP không có vai trò mở rộng thị trường xuất khẩu như một số hiệp định thương mại tự do (FTA) khác. Tuy nhiên, Hiệp định RCEP mang lại lợi ích cho nhiều ngành hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, nhất là dệt may và nông – thủy sản, khi xuất khẩu đến một số thị trường như: Nhật Bản, Hàn Quốc… nhờ quy tắc xuất xứ được nới lỏng.

Cụ thể, với hàng dệt may, trong khi các FTA trước đó giữa Việt Nam – Nhật Bản (VJFTA), ASEAN – Nhật Bản (AJCEP) đều yêu cầu quy tắc xuất xứ hai công đoạn, nghĩa là vải phải được sản xuất trong khu vực ASEAN hoặc Nhật Bản mới được ưu đãi thuế quan. Với Hiệp định RCEP, Việt Nam có thể nhập vải bất cứ đâu, chỉ cần cắt may tại Việt Nam (chuyển đổi chương sản phẩm) là có thể được hưởng ưu đãi thuế khi xuất vào Nhật Bản.

Để hỗ trợ doanh nghiệp hiểu rõ hơn về quy tắc xuất xứ cộng gộp, mới đây, Tổ chức Hải quan thế giới (WCO) đã công bố một nghiên cứu chuyên sâu về quy tắc cộng gộp xuất xứ. Nghiên cứu này xem xét kỹ lưỡng các điều khoản cộng gộp trong các Hiệp định Thương mại tự do (FTA) hiện có và giới thiệu thực tiễn quản lý của các cơ quan hải quan thành viên WCO liên quan đến quy tắc xuất xứ cộng gộp.

Đây được đánh giá là tài liệu hữu ích vì hiểu rõ và áp dụng hiệu quả quy tắc cộng gộp xuất xứ là vô cùng cần thiết đối với cả cơ quan hải quan và doanh nghiệp. Cụ thể, nắm rõ quy tắc cộng gộp giúp cơ quan hải quan xác định chính xác xuất xứ hàng hóa, áp dụng đúng thuế suất ưu đãi và ngăn chặn các hành vi gian lận thương mại như khai báo xuất xứ sai lệch để hưởng lợi bất chính.

Cơ quan hải quan có thể cung cấp thông tin hướng dẫn rõ ràng về quy tắc cộng gộp, giúp doanh nghiệp hiểu rõ và áp dụng đúng quy định, từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong nước…

Đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, nắm vững quy tắc cộng gộp giúp doanh nghiệp tận dụng tối đa lợi thế từ FTA, giảm thiểu chi phí thuế quan khi xuất khẩu sang các nước thành viên trong khối. Bên cạnh đó, quy tắc cộng gộp cho phép doanh nghiệp linh hoạt hơn trong việc lựa chọn nguồn cung ứng nguyên liệu từ các nước thành viên tham gia các FTA, từ đó tối ưu hóa chi phí sản xuất, nâng cao năng lực cạnh tranh.





Nguồn: https://congthuong.vn/chia-khoa-giup-doanh-nghiep-xuat-nhap-khau-tan-dung-toi-da-cac-fta-334532.html

Cùng chủ đề

Xuất nhập khẩu đạt gần 450 tỷ USD, xuất siêu 14,53 tỷ USD

Phát triển thanh toán quốc tế hỗ trợ doanh nghiệp xuất nhập khẩu Xuất nhập khẩu chịu ảnh hưởng gì khi Hoa Kỳ chưa công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường? Theo số liệu mới nhất của Tổng cục Hải quan công bố: Tháng 7, kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước đạt 70,11 tỷ USD, tăng 9,4% (tương ứng...

Tăng cường kết nối doanh nghiệp

Bà Nguyễn Thị Hoàng Thúy, Tham tán Thương mại Việt Nam tại Thụy Điển, kiêm nhiệm các nước Bắc Âu đã chia sẻ với phóng viên Báo Công Thương xung quanh vấn đề này. Bà Nguyễn Thị Hoàng Thúy, Tham tán Thương mại Việt Nam tại Thụy Điển, kiêm nhiệm các nước Bắc Âu ...

Lướt UKVFTA, hàng Việt Nam băng băng vào Anh; một loại gia vị được tiêu thụ mạnh tại Đài Loan (Trung Quốc)

Lướt Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-Anh (UKVFTA), hàng Việt Nam băng băng vào Anh; một loại gia vị Việt Nam xuất khẩu ấn tượng sang thị trường Đài Loan (Trung Quốc)... là những tin xuất khẩu nổi bật từ 5-11/8.

ASEAN tiếp tục giữ vị trí là đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc

Thái Lan là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam trong khối ASEAN Việt Nam là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Malaysia trong ASEAN Theo số liệu thống kê của Cơ quan Hải quan Trung Quốc, trong 7 tháng đầu năm nay, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) tiếp tục giữ vị...

EU siết quy định an toàn thực phẩm với nông sản, giải pháp nào tránh “ổ gà” trên “cao tốc” EVFTA?

EU siết quy định về nông sản nhập khẩu Một thông tin đáng chú ý trên thị trường vừa qua đó là theo thông tin từ Văn phòng SPS Việt Nam, cơ quan này vừa nhận được thông báo của Ban thư ký Ủy ban SPS - Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) về việc Liên minh châu Âu (EU) lấy ý kiến Thành viên WTO đối với các thông...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Quy định mới trong năm 2025 gây khó khăn cho nông sản Việt sang EU

Cà phê, hồ tiêu, và nhiều nông sản chủ lực khác của Việt Nam đang đối diện với nguy cơ bị hạn chế đáng kể khi xuất khẩu sang Liên minh châu Âu (EU) từ năm 2025, do khu vực này dự kiến sẽ tăng cường các biện pháp giám sát an toàn thực phẩm. Điều này có thể gây ra những thách thức không nhỏ cho ngành nông nghiệp Việt Nam, đặc biệt...

Cú nhảy vọt của xe điện trong nước, giải bài toán trạm sạc thế nào?

Xe điện tăng nhanh Không nằm ngoài xu hướng phát triển chung của thế giới, những năm trở lại đây Việt Nam đang hướng đến mục tiêu chuyển đổi năng lượng xanh. Trong đó, vấn đề sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu ô tô, xe máy điện được đầu tư, chú trọng phát triển. Riêng hãng...

Cá ngừ Việt Nam rộng cửa sang Anh nhờ UKVFTA

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản (VASEP) cho biết, sau 3 tháng sụt giảm liên tục, xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam sang Anh đã tăng trở lại. Riêng trong tháng 6/2024, xuất khẩu cá ngừ sang thị trường này đã tăng 56%, đạt 742 triệu USD. Tuy nhiên, mức tăng trưởng cao trong 2 tháng qua vẫn không đủ bù đắp lại lượng sụt giảm trước...

Đài Loan (Trung Quốc) khởi xướng điều tra chống bán phá giá đối với xi măng, clanhke từ Việt Nam

Đài Loan (Trung Quốc) là thị trường tiêu thụ chủ chốt sản phẩm hàu Việt Xuất khẩu ớt sang thị trường Đài Loan (Trung Quốc) tăng đột biến 640% Theo Cục Phòng vệ thương mại (PVTM), Bộ Công Thương, ngày 12/8/2024 Cục đã nhận được thông tin về việc Đài Loan (Trung Quốc) đã chính thức khởi xướng điều tra chống bán phá...

Bộ Công Thương cùng doanh nghiệp bàn giải pháp kích cầu tiêu dùng nội địa, thúc đẩy thương mại trong nước

Các địa phương tăng cường xúc tiến thương mại, kích cầu tiêu dùng nội địa Thúc đẩy tăng trưởng thị trường nội địa: Cần đặc biệt quan tâm đến xúc tiến thương mại, kích cầu tiêu dùng Chiều ngày 13/8, tại TP. Hồ Chí Minh, Vụ Thị trường trong nước - Bộ Công Thương tổ chức buổi làm việc với một số hiệp...

Bài đọc nhiều

Cuộc đua ngành hàng bánh Trung thu của KIDO và Mondelez Kinh Đô

Sau gần một thập kỷ từng bắt tay nhau trong thương vụ mua bán - sáp nhập (M&A) đình đám Mondelez Kinh Đô và KIDO giờ đây lại đứng trên hai chiến tuyến trong cuộc đối đầu của ngành hàng bánh Trung thu. Tại Việt Nam, người tiêu dùng Việt đang chuẩn bị bước vào mùa Tết lớn thứ 2 trong năm - Tết...

Cạnh tranh khốc liệt về giá

Thị trường bất động sản Bình Dương: Cạnh tranh khốc liệt về giáCác dự án bất động sản liên tục được công bố mở bán, giá nhà cũng được các chủ đầu tư liên tiếp đưa ra. Trong đó, dự án có giá vừa phải, vị trí giao thông tốt, chính sách thanh toán hấp dẫn đang chiếm ưu thế. Khách hàng mua nhà được hưởng lợi...

Giá hồ tiêu chứng kiến một tuần sóng gió

Tuần sóng gió của hồ tiêu Việt Thị trường hồ tiêu tuần qua (từ 5 - 11/8) rung lắc mạnh khi ngày 6/8, giá hồ tiêu lao dốc xuống còn khoảng 140.000 - 141.000 đồng/kg. Cụ thể, tại tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Phước, giá tiêu ngày 6/8 được thu mua với mức 141.000 đồng/kg, giảm 6.000 đồng/kg so với ngày trước đó....

Nhập khẩu xăng dầu của Thái Lan từ Việt Nam tăng gấp gần 16 lần

Theo số liệu thống kê mới nhất của Tổng cục Hải quan, nửa đầu tháng 7 (1-15/7) cả nước xuất khẩu 50.523 tấn xăng dầu các loại, kim ngạch đạt 41,4 triệu USD. Tính chung từ đầu năm đến 15/7, lượng xăng dầu xuất khẩu đạt 1,3 triệu tấn, kim ngạch 1,08 tỷ USD, tăng lần lượt 8,3% và 7,3% so với cùng kỳ năm 2023. Ở chiều ngược lại, từ...

Xuất nhập khẩu đạt gần 450 tỷ USD, xuất siêu 14,53 tỷ USD

Phát triển thanh toán quốc tế hỗ trợ doanh nghiệp xuất nhập khẩu Xuất nhập khẩu chịu ảnh hưởng gì khi Hoa Kỳ chưa công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường? Theo số liệu mới nhất của Tổng cục Hải quan công bố: Tháng 7, kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước đạt 70,11 tỷ USD, tăng 9,4% (tương ứng...

Cùng chuyên mục

Sun Group khởi công Dự án Đô thị thời đại Sun Urban City

Sáng 8/8, tại TP. Phủ Lý (Hà Nam), Tập đoàn Sun Group tổ chức lễ khởi công Dự án Đô thị thời đại - Sun Urban City, với quy mô lên đến 420 ha, tổng mức đầu tư khoảng 35.000 tỷ đồng. Dự án được kỳ vọng sẽ góp phần thay đổi diện mạo đô thị Hà Nam, đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội địa phương. ...

Doanh thu xuất khẩu ngành dệt may đạt xấp xỉ 24 tỷ USD

7 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu toàn ngành dệt may tăng 5,9% so với cùng kỳ, với trị giá 23,9 tỷ USD, tương ứng với mức tăng 1,33 tỷ USD. Kim ngạch xuất khẩu dệt may 7 tháng năm 2024 so với cùng kỳ. Theo thống kê sơ bộ mới nhất của Tổng cục Hải quan Việt Nam, kim ngạch xuất khẩu dệt may...

Vốn FDI liên tục chảy vào thị trường địa ốc Bình Dương

Từ đầu năm tới nay, hàng hoạt dự án bất động sản có vốn đầu tư nước ngoài tại tỉnh Bình Dương được công bố. Đáng nói là, các sản phẩm chủ yếu nhắm tới khách hàng có thu nhập tầm trung. Doanh nghiệp ngoại đổ bộ xây dự án bất động sản Từ đầu năm 2024 đến nay, hàng loạt tên tuổi lớn từ nhiều nước, như...

AEON Việt Nam định hướng phát triển bền vững với số và xanh

AEON Việt Nam định hướng phát triển bền vững với "số" và "xanh"AEON Việt Nam đã và đang triển khai nhiều biện pháp nhằm "xanh hóa" hoạt động bán lẻ. Một trong những bước đi đúng đắn là việc thay thế dần các loại bao bì truyền thống bằng những vật liệu thân thiện với môi trường như túi thực phẩm tự phân huỷ, tô và khay từ bã mía… ...

Điều chỉnh cục bộ quy hoạch Khu đô thị Công viên công nghệ phần mềm Hà Nội

Điều chỉnh cục bộ quy hoạch Khu đô thị Công viên công nghệ phần mềm Hà Nội Phó chủ tịch UBND TP. Nguyễn Trọng Đông đã ký ban hành Quyết định số 3911/QĐ-UBND về việc phê duyệt Điều chỉnh cục bộ quy hoạch ô đất H1-KSDV2 trong Quy hoạch chi tiết Khu đô thị Công viên công nghệ phần mềm Hà Nội, tỷ lệ 1/500. Theo Quyết...

Mới nhất

Cuối năm 2024 sẽ có nhà đầu tư tuyến cao tốc gần 9.000 tỷ đồng qua Đồng Nai

Cuối năm 2024 sẽ có nhà đầu tư tuyến cao tốc gần 9.000 tỷ đồng qua Đồng NaiSau khi Dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Dầu Giây - Tân Phú giai đoạn 1 được phê duyệt, trong tháng 12/2024, sẽ hoàn thành việc đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư dự án. ...

Vốn FDI liên tục chảy vào thị trường địa ốc Bình Dương

Từ đầu năm tới nay, hàng hoạt dự án bất động sản có vốn đầu tư nước ngoài tại tỉnh Bình Dương được công bố. Đáng nói là, các sản phẩm chủ yếu nhắm tới khách hàng có thu nhập tầm trung. Doanh nghiệp ngoại đổ bộ...

AEON Việt Nam định hướng phát triển bền vững với số và xanh

AEON Việt Nam định hướng phát triển bền vững với "số" và "xanh"AEON Việt Nam đã và đang triển khai nhiều biện pháp nhằm "xanh hóa" hoạt động bán lẻ. Một trong những bước đi đúng đắn là việc thay thế dần các loại bao bì truyền thống bằng những vật liệu thân thiện với môi trường như...

Cơ hội đề ngành thủy sản Việt Nam chuyển đổi phù hợp và phát …

Bài toán cân bằng chính sách nông nghiệp và khí hậuĐể hiện thực hóa mục tiêu biến Liên minh châu Âu (EU) thành một khu vực trung hòa carbon vào năm 2050, Ủy ban châu Âu đã chính thức công bố Thỏa thuận Xanh châu Âu (European Green Deal - EGD) vào ngày 13/12/2019. Sau đó, Hội đồng...

Sở Du lịch Thừa Thiên Huế đón tiếp và làm việc với đoàn Hội Hữu nghị Okinawa (Nhật Bản)

Mới đây, Sở Du lịch Thừa Thiên Huế đã đón và làm việc với đoàn Hội Hữu nghị Okinawa (Nhật Bản) - Việt Nam. ...

Mới nhất