Trang chủKinh tếNông nghiệp"Chìa khóa" đưa Hoài Ân trở thành “thủ phủ” cây ăn trái

“Chìa khóa” đưa Hoài Ân trở thành “thủ phủ” cây ăn trái


Đổi đời nhờ cây ăn quả

Để làm nên “kỳ tích” này, bên cạnh trợ lực của chính quyền địa phương, thì sự năng động, chịu khó học hỏi, lao động sản xuất của người dân là chìa khoá thúc đẩy phát triển kinh tế từ nông nghiệp.

Những ngày cuối tháng 5, chúng tôi có dịp trở về mảnh đất Gò Lôi, xã Ân Tường Tây (Hoài Ân). Hoài Ân không chỉ là địa chỉ đỏ về lòng yêu nước, phong trào cách mạng hào hùng, mà người dân ở đây rất cần cù, chịu khó, quyết chí làm ăn. Từ tìm tòi học hỏi, họ đã biến mảnh đất cằn này thành “thủ phủ” cây ăn trái nức tiếng gần xa, với mênh mông những vườn bưởi da xanh, ổi, cam, quýt, sầu riêng, bơ… trĩu quả. 

Nhiều nông dân ở Hoài Ân phất lên từ việc trồng bưởi
Nhiều nông dân ở Hoài Ân đã giàu lên từ việc trồng bưởi và nhiều cây ăn trái khác

Bà Phạm Thị Thu Hà, Chủ tịch UBND xã Ân Tường Tây hồ hởi chia sẻ: Ngày trước, nhắc đến vùng đất này, mọi người biết đến thương hiệu chè Gò Lôi ngon khỏi chê là sản phẩm tiến vua. Nhưng nay, địa phương còn được biết đến là “thủ phủ” bưởi da xanh của Bình Định. Hiện nay, bưởi da xanh Gò Lôi đã được chứng nhận sản phẩm OCOP 3 sao, mang lại thu nhập cao cho nhiều hộ gia đình. 

Để nâng cao hiệu quả kinh tế từ loại cây ăn trái này, chính quyền địa phương và người dân cũng đang cố gắng từng bước hình thành các khu chuyên dành để trồng cây ăn quả đạt chất lượng, xuất sang các thị trường lớn.

Thăm vườn bưởi xanh da đang trong giai đoạn thu hoạch, có diện tích 5.000m2 đạt tiêu chuẩn VietGap của lão nông Nguyễn Minh Sửu. Ông cho hay: Trước đây, gia đình ông chủ yếu trồng đậu, mè, bắp… thu nhập không đáng kể. Được sự động viên của chính quyền, gia đình mạnh dan vay vốn để đầu tư trồng bưởi da xanh. Với thu nhập hiện nay, mỗi đợt thu hoạch mang về hàng chục triệu đồng, không những giúp gia đình trang trải cuộc sống mà còn có vốn để tiếp tục đầu tư.

Cùng xã Ân Tường Tây, còn có anh Nguyễn Tiến Trung, 44 tuổi đang sở hữu khu vườn với hàng ngàn cây bưởi năm roi, bưởi da xanh từ 7 – 10 năm tuổi. Mỗi năm khu vườn cho thu hoạch 4 – 5 tấn bưởi năm roi, 2 – 3 tấn bưởi da xanh, thu về 150 – 170 triệu đồng. 

Theo anh Trung, trước đây, khu vực này thuộc vùng đồi trũng, anh và một số hộ dân đã cải tạo để trồng hoa màu. Tuy nhiên, thấy bưởi và một số cây ăn trái phù hợp với thổ nhưỡng nên anh đã mạnh dạn đầu tư để trồng. Nhờ chăm sóc đúng kỹ thuật nên cây bưởi phát triển rất tốt, trái to và ngọt, khách hang rất ưa chuộng, giúp gia đình tôi có thu nhập khá, xây dựng nhà cửa khang trang.

Ngoài chè, bưởi da xanh ở Hoài Ân được chứng nhận OCOP cùng với nhiều nông sản khác
Ngoài chè, bưởi da xanh ở Hoài Ân được chứng nhận OCOP cùng với nhiều nông sản khác

Trong khi đó, ông Đặng Văn Cấp (74 tuổi, xã Ân Tường Đông) lại chọn cách trồng xen canh bơ, sầu riêng và nhiều loại cây ăn quả khác trên diện tích 12ha, mỗi năm cho thu nhập hơn 200 triệu đồng. Hiện ông Cấp là một trong những nông dân có diện tích trồng cây ăn quả vào hàng bậc nhất huyện Hoài Ân.

Theo lời ông Cấp, ngày xưa, ở đây chỉ biết trồng keo, sau khi tìm hiểu, ông chuyển sang trồng khoảng 1.000 cây dừa. Chăm sóc vài năm, cây dừa sai trĩu quả, thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm nhờ dừa. 

“Khi cây dừa phát triển ổn định, nhận thấy còn nhiều diện tích đất trống, tôi trồng bơ, sầu riêng, mít thái và cả hồ tiêu xen lẫn trong diện tích trồng dừa. Hiện nay, sầu riêng, bơ đã cho quả sai và hứa hẹn sẽ cho thu nhập cao từ vườn trái cây này”, ông Cấp cho hay.

Ở xã Ân Nghĩa, anh Nguyễn Minh là một trong những hộ trồng dừa xiêm, mít thái, bưởi da xanh lớn, mỗi năm thu về hàng trăm triệu đồng. Theo anh Minh, mô hình trồng cây ăn trái đang phát triển rất mạnh ở địa phương. Người này trồng thành công thì hỗ trợ kỹ thuật cho hộ khác trồng. Cây ăn trái không những giúp bà con thoát nghèo, mà còn có của ăn của để. Hiện nay, về vấn đề kỹ thuật chăm sóc cây, bà con được sự hỗ trợ từ Trung tâm Khuyến nông huyện, đầu ra thì được UBND xã ký kết với đơn vị tiêu thụ ổn định nên không phải lo.

Đưa thương hiệu vươn xa

Có thể khẳng định, những vườn cây trái đã góp phần làm giảm số lượng hộ nghèo và thay đổi diện mạo cho mảnh đất Anh hùng Hoài Ân. Nhiều hộ dân từ tay trắng, nhờ trồng cây ăn quả mà thoát nghèo, xây được nhà đẹp, mua sắm vật dụng đắt tiền. Điều làm nên thương hiệu cho cây trái đất Hoài Ân, không chỉ ở chất lượng thơm ngọt, mà còn ở cách trồng, chăm sóc, thu hoạch. 

Theo ông Nguyễn Hữu Khúc, Chủ tịch UBND huyện Hoài Ân, các trang trại trồng cây ăn quả trên địa bàn huyện thực hiện rất tốt khâu vệ sinh an toàn thực phẩm. Hiện có 100 ha đất, vườn sản xuất đạt tiêu chuẩn Viet Gap và hữu cơ.

Thương hiệu trái cây Hoài Ân ngày càng được nhiều người biết đến
Thương hiệu trái cây Hoài Ân ngày càng được nhiều người biết đến

Cũng theo ông Khúc, từ đầu năm đến nay, Hoài Ân đã xuất bán ra thị trường trên 1.700 tấn bưởi, 245 tấn bơ, 175 tấn mít, hơn 18.000 tấn dừa và một số sản phẩm nông nghiệp khác. Nhiều sản phẩm nông nghiệp huyện Hoài Ân đã khẳng định được chỗ đứng trên thị trường, được khách hàng trong và ngoài tỉnh ưa chuộng, nhất là bưởi da xanh.

“Huyện đã hoàn thành công tác quy hoạch sản xuất, nhất là đã quy hoạch các vùng chuyên canh các loại cây ăn quả với gần 1.500 ha. Bên cạnh đó, huyện cũng đầu tư cơ sở hạ tầng, điện, công trình thủy lợi…hơn 100 tỷ đồng ở khu vực quy hoạch trồng cây ăn quả cho người dân yên tâm sản xuất”, ông Khúc cho biết thêm.

Huyện Hoài Ân cũng xây dựng HTX nông nghiệp chuyên ngành tham gia vào chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm. Tiếp tục nâng cao khả năng cạnh tranh, mức độ nhận diện cho sản phẩm nông nghiệp của Hoài Ân, thông qua việc tiếp tục đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp cho các sản phẩm của địa phương. Tăng cường ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất gắn với đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, nhất là củng cố xây dựng hệ thống thủy lợi, đường giao thông, hệ thống điện…

Hội chợ nông sản là một trong những cơ hội quảng bá hình ảnh trái cây Hoài Ân đến với người tiêu dùng trong và ngoài nước
Hội chợ nông sản là một trong những cơ hội quảng bá hình ảnh trái cây Hoài Ân đến với người tiêu dùng trong và ngoài nước

Bên cạnh đó, cứ 2 năm 1 lần, huyện Hoài Ân tổ chức Ngày hội nông sản quy mô lớn nhằm quảng bá, giới thiệu các sản phẩm nông sản của huyện đến với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh; mời gọi, kết nối nhằm thu hút các doanh nghiệp tham gia ký kết liên kết đầu tư mua, bán, sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông sản trên địa bàn đảm bảo đạt các tiêu chuẩn về chất lượng, an toàn thực phẩm, để nâng cao giá trị sản phẩm và tìm kiếm thị trường tiêu thụ ổn định, bền vững cho sản phẩm.

Bình Định: Khai mạc ngày hội nông sản huyện Hoài Ân lần thứ II





Nguồn: https://baodantoc.vn/chia-khoa-dua-hoai-an-tro-thanh-thu-phu-cay-an-trai-1718122225414.htm

Cùng chủ đề

Chiêm ngưỡng trái cây, rau củ ‘biến hình’

TPO - Diễn ra từ ngày 16 - 18/5, Ngày hội nông sản huyện Hoài Ân (Bình Định) lần thứ II quy tụ hàng trăm đại biểu, chuyên gia, đại diện doanh nghiệp, hợp tác xã, nông dân. Tại đây, sẽ trưng bày, giới thiệu, quảng bá 18 gian hàng với 105 loại sản phẩm nông nghiệp của địa phương và các đơn vị trong tỉnh. Hoài Ân là...

Hoài Ân sắp tổ chức ngày hội nông sản lần 2

Dự kiến, từ ngày 17-19/5, UBND huyện Hoài Ân (Bình Định) sẽ tổ chức Ngày hội nông sản huyện Hoài Ân lần...

Xuất ngoại để tạo lập sự nghiệp, làm giàu cho bản thân, gia đình

Đều đặn gửi 30 triệu đồng/tháng về cho cha mẹNgôi nhà 2 tầng khang trang nằm ngay trục đường chính thôn Thế Thạnh, xã Ân Thạnh, huyện Hoài Ân (Bình Định) của gia đình ông Huỳnh Quốc Tuấn (66 tuổi) và vợ Trần Thị Phúc (62 tuổi) có công của 2 người con trai đi xuất khẩu lao động ở Nhật Bản.Theo Phó Chủ tịch UBND huyện Hoài Ân Trần Văn Thơm, trong những năm qua, địa phương luôn...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Chương trình MTQG 1719 góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS Vĩnh Long

Sau hơn 3 năm triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030 giai đoạn 1: từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719), tỉnh Vĩnh Long đã đạt được một số kết quả nổi bật, làm thay đổi diện mạo vùng đồng bào DTTS và miền núi, giúp người dân nâng cao đời sống vật chất và tinh...

Năm 2024, Việt Nam giữ vững danh hiệu là Điểm đến Di sản hàng đầu thế giới

Ngoài danh hiệu Điểm đến Di sản hàng đầu thế giới 2024, Việt Nam còn có các điểm đến cấp địa phương cũng được trao tặng các hạng mục giải thưởng hàng đầu thế giới. Đảo ngọc Phú Quốc đạt danh hiệu “Điểm đến biển đảo thiên nhiên hàng đầu thế giới 2024". Tổ chức Giải thưởng Thế giới (World Travel Awards) vừa chính thức công bố Việt Nam là Điểm đến Di sản hàng đầu thế giới năm 2024,...

Hàm Yên quyết tâm đạt chuẩn huyện nông thôn mới trong năm 2025

Với phương châm “Đoàn kết, dân chủ, kỷ cương, đổi mới, phát triển”, năm qua, cấp ủy, chính quyền và nhân dân các dân tộc huyện Hàm Yên (tỉnh Tuyên Quang) đã phát huy tinh thần đoàn kết, nêu cao quyết tâm chính trị, vượt qua mọi khó khăn, khai thác tốt tiềm năng thế mạnh của địa phương, thực hiện có hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội, tạo nền tảng vững chắc...

Xuất khẩu thủy sản Việt Nam đạt 10 tỷ USD, giữ vững vị trí thứ 3 thế giới

Mặc dù còn gặp nhiều khó khăn, nhưng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam năm 2024 vẫn đạt mức kỷ lục 10 tỷ USD, giữ vững vị trí xuất khẩu thủy sản thứ 3 thế giới.Vụ lúa đông xuân 2024-2025, TP .Cần Thơ có kế hoạch nhân rộng diện tích thực hiện mô hình canh tác lúa chất lượng cao (CLC) và phát thải thấp (PTT) lên 200ha, phấn đấu đến cuối năm 2025 xây dựng được vùng...

Nậm Nhùn (Lai Châu): Quan tâm bảo tồn văn hóa truyền thống của dân tộc Mảng

Để bảo tồn, gìn giữ truyền thống văn hoá tốt đẹp của dân tộc Mảng, huyện Nậm Nhùn (tỉnh Lai Châu) đã quan tâm, đẩy mạnh công tác tuyên truyền; cùng với đó là sử dụng các nguồn hỗ trợ từ các Chương trình mục tiêu Quốc gia để góp phần giữ gìn và bảo tồn nét đẹp văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Mảng.Để chuẩn bị tốt nhất cho Chương trình Lễ Tuyên dương học...

Bài đọc nhiều

Đào khảo cổ gò đất ven sông Vàm Cỏ Đông ở Long An, phát lộ hiện vật cổ bằng vàng ròng văn hóa Óc...

Cụm di tích khảo cổ học Bình Tả là những công trình thuộc nền văn hóa Óc Eo có niên đại khoảng những thế kỷ đầu sau Công nguyên, nằm trong một quần thể di tích với hơn 60 di tích khảo cổ học từ thời tiền sử đến sơ sử...

Bước tiến để nông nghiệp Việt phát triển bền vững

Mới đây, Lễ ký kết triển khai Dự án Giảm phát thải Carbon tại vùng nguyên liệu mía Lam Sơn được vừa được tổ chức tại Thanh Hóa đã đánh dấu sự hợp tác chiến lược giữa Công ty Cổ phần Mía đường Lam Sơn (Lasuco) và hai đối tác Nhật...

Tín dụng ưu đãi trên miền nắng gió (Bài 2)

Ninh Thuận - vùng đất của nắng và gió với những con người chất phác đang từng ngày tìm cách vượt qua khó khăn, kiên trì vươn lên. Trên hành trình ấy, Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội” ra đời như ngọn đèn hải đăng, dẫn lối cho con tàu tín dụng chính sách vững vàng vượt qua...

Cần Thơ hướng đến trở thành trung tâm nông nghiệp công nghệ cao của khu vực ĐBSCL

Thực hiện Quy hoạch phát triển giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn 2045, Thành phố Cần Thơ sẽ hình thành 7 khu nông nghiệp công nghệ cao và 2 khu chăn nuôi tập trung. Đến năm 2045, Thành phố Cần Thơ phấn đấu trở thành trung tâm nông nghiệp công nghệ cao của vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) với nền nông nghiệp thông minh, tuần hoàn, thân thiện với môi trường.Bộ Nông nghiệp và Phát triển...

Đề xuất hỗ trợ 100% kinh phí xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu nông sản quốc gia

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang xây dựng dự thảo Nghị định xây dựng và phát triển nhãn hiệu, thương hiệu nông sản Việt Nam. Trong đó, bổ sung thêm chính sách đặc thù cho hợp tác xã, tổ hợp tác, hiệp hội, trang trại, hộ gia đình với quy định hỗ 100% kinh phí xây dựng mô hình sản xuất tập trung theo quy mô lớn.Thực hiện Quy hoạch phát triển giai đoạn 2021 -...

Cùng chuyên mục

Nuôi cá chua đặc sản ở đầm nước lợ 10ha, một ông nông dân Bình Định được tặng Bằng khen

Với mô hình nuôi cá chua đặc sản trong đầm rộng 10ha, làm muối lót bạt sản lượng cao, mỗi năm gia đình ông Minh, hội viên, nông dân xã Mỹ Cát, huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định lãi hơn 700 triệu đồng. Mới đây, ông được Chủ tịch UBND tỉnh...

Nông dân Bạc Liêu bắt la liệt tôm càng xanh to bự, bán giá cao nhất 155.000 đồng/kg

Nông dân nuôi tôm càng xanh ở các vùng chuyển đổi tôm - lúa huyện Hồng Dân và huyện Phước Long (tỉnh Bạc Liêu) đang bước vào vụ thu hoạch tôm càng xanh nuôi xen trên đất lúa. ...

HTX Sơn La mong chính sách hỗ trợ vay vốn lớn, ứng dụng công nghệ cao, tham gia chuỗi sản xuất

Trước thềm Hội nghị Thủ tướng Chính phủ đối thoại với nông dân 2024, nhiều HTX trên địa bàn tỉnh Sơn La kiến nghị nhà nước có chính sách hỗ trợ đủ mạnh về nguồn vốn đầu tư; ứng dụng công nghệ cao; tham gia chuỗi sản xuất lớn... ...

cấp bách xử lý sự cố lún, nứt đê Ngọc Tảo huyện Phúc Thọ

Sự cố diễn biến phức tạp Ghi nhận của phóng viên, sự cố được ghi nhận tại hai đoạn thuộc địa bàn hai xã: Ngọc Tảo và Tam Hiệp. Cụ thể, vị trí lún, nứt mặt đê Ngọc Tảo tương ứng K7+510 đến K7+610 đê Ngọc Tảo (xã Ngọc Tảo) có chiều dài khoảng 100m. Lún, nứt mặt đê tương ứng vị trí K10+600 đến K10+700 đê Ngọc Tảo (xã Tam Hiệp) có chiều dài khoảng 100m. Như vậy, tổng...

Là nước trồng nhiều loại quả này nhất thế giới, Việt Nam xuất khẩu chính ngạch chanh leo sang Mỹ

Dự kiến năm 2025, chanh leo Việt Nam sẽ chính thức được xuất khẩu sang Mỹ, mở ra cơ hội lớn cho ngành rau quả nói chung và người trồng chanh dây nói riêng. ...

Mới nhất

Quán cà phê ở TPHCM có bếp củi, giàn bầu: Khách chạy 1 tiếng đến chụp ảnh

(Dân trí) - Tiệm cà phê ở quận Phú Nhuận (TPHCM) thu hút đông đảo giới trẻ đến chụp ảnh nhờ bố trí một căn nhà 3 gian kiểu miền Tây ngay trong quán, cùng với nhiều đồ vật, tiểu cảnh gợi nhớ lại ký ức xưa. Từ Long An chạy xe máy hơn 1 tiếng để chụp hình quán...

Thường trực Ban Bí thư làm việc với các cơ quan của Đảng, Mặt trận Tổ quốc về Nghị quyết 18

Tính đến ngày 23/12, toàn bộ các cơ quan, Ban Đảng, đơn vị sự nghiệp của Đảng được giao chủ trì xây dựng Đề án đã hoàn thiện và gửi Đề án về Ban Chỉ đạo Trung ương.

Vé số trúng độc đắc Vietlott hơn 135 tỷ đồng bán ra ở Đà Nẵng

Tấm vé số trúng độc đắc Vietlott trị giá hơn 135 tỷ đồng trong kỳ quay số mở thưởng lần thứ 1130 của loại hình xổ số Power 6/55 diễn ra tối 24/12 được bán ra tại Đà Nẵng. Công ty Xổ số Điện toán Việt Nam (Vietlott) thông tin, trong kỳ quay số mở thưởng lần thứ 1130 của...

Agribank vinh dự đạt Giải thưởng Sao Vàng đất Việt năm 2024

Tối ngày 24/12/2024, tại Hà Nội, Agribank được vinh danh Giải thưởng Sao Vàng đất Việt năm 2024. Đây là giải thưởng nhằm tôn vinh các doanh nghiệp mạnh, có quy mô, uy tín trên thị trường, hoạt động kinh doanh phát triển bền vững, đóng góp quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội đất nước. Tham...

Mới nhất