Trang chủNewsThời sự'Chìa khóa' để VN trở thành điểm đến giáo dục quốc tế

‘Chìa khóa’ để VN trở thành điểm đến giáo dục quốc tế

Trong bối cảnh các nước ngày càng phát triển nền giáo dục quốc tế, chủ yếu ở bậc ĐH, VN được cho là có tiềm lực và cơ hội để thu hút thêm nhiều sinh viên quốc tế nói riêng, các hoạt động giáo dục xuyên quốc gia nói chung.

NHỮNG TIỀM LỰC ĐÓN ĐẦU SINH VIÊN QUỐC TẾ

Để hiện thực hóa mục tiêu trở thành điểm đến mới về giáo dục quốc tế ở Đông Nam Á, Bộ GD-ĐT cùng Hội đồng Anh hồi tháng 6 đã phối hợp nghiên cứu hướng đi thông qua khảo sát với 120 trường ĐH ở VN; phỏng vấn sâu hơn 30 bên liên quan ở VN và nước ngoài; phân tích tài liệu và đối sánh với kinh nghiệm quốc tế. Kết quả ban đầu công bố hồi tháng 9 chỉ ra rằng VN có tiềm lực để đón đầu sinh viên (SV) quốc tế.

Thứ nhất, VN có hơn 25 năm kinh nghiệm trong việc xây dựng các trung tâm học sinh (student hub) như Khu công nghệ cao Hòa Lạc, Khu công nghệ cao Đà Nẵng, Làng ĐH Đà Nẵng, Khu đô thị ĐH Quốc gia TP.HCM… Thứ hai, tính đến tháng 6.2024, nước ta hiện có 369 chương trình liên kết đào tạo với nước ngoài đang được triển khai, trong đó Anh là quốc gia dẫn đầu với 120 chương trình.

'Chìa khóa' để VN trở thành điểm đến giáo dục quốc tế- Ảnh 1.

Sinh viên quốc tế tham gia các chương trình trao đổi, liên kết tại Trường ĐH Quốc tế – ĐH Quốc gia TP.HCM

ẢNH: NGUYỄN NGỌC

Điều này góp phần giúp VN đón hàng ngàn SV quốc tế đến học các chương trình dài và ngắn hạn mỗi năm. Bởi, những yếu tố trên cung cấp cho SV các chọn lựa học tập linh hoạt phù hợp với bối cảnh địa phương, cũng như tạo tiền đề để hợp tác lâu dài.

Báo cáo cũng lưu ý, để đạt mục tiêu trở thành điểm đến giáo dục quốc tế, VN nên tạo môi trường thuận lợi để SV quốc tế đến và học tập, đồng thời phải quốc tế hóa giáo dục ở cấp độ vĩ mô. Ngoài ra nước ta cũng cần thu hút thêm SV quốc tế, tăng số lượng các chương trình liên kết đào tạo, phân hiệu của trường ĐH nước ngoài và tạo môi trường đầu tư giáo dục thuận lợi.

XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU GIÁO DỤC QUỐC GIA

Báo cáo cũng nhấn mạnh một số bài học để trở thành điểm đến giáo dục quốc tế. Đó là xây dựng một thương hiệu giáo dục quốc gia, cam kết với một chiến lược giáo dục quốc tế, mở rộng các chương trình đào tạo dạy bằng tiếng Anh hoặc các ngôn ngữ thông dụng khác, thu thập dữ liệu giáo dục ĐH một cách có hệ thống, phát triển cổng thông tin cho người học và các hỗ trợ cho nhóm này…

Phát biểu tại buổi ra mắt báo cáo vào tháng 9, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Văn Phúc nhấn mạnh VN luôn khuyến khích các trường ĐH quốc tế thành lập phân hiệu ở nước ta cũng như khuyến khích ĐH trong nước hợp tác với ĐH quốc tế có uy tín để phát triển chương trình liên kết đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ. Điều này sẽ đưa VN trở thành trung tâm giáo dục chất lượng cao trong khu vực.

BÀI HỌC KINH NGHIỆM TỪ CÁC NƯỚC

Tại khu vực Đông Nam Á, Malaysia là một trong những quốc gia hàng đầu về giáo dục quốc tế khi thu hút 170.000 du học sinh vào năm 2023, trong đó có 740 người Việt. Nước này cũng đang trở thành “trạm dừng chân” cho du học sinh khi quy tụ 11 phân hiệu của các ĐH quốc tế từ Úc, Anh, Ireland, Trung Quốc… và hầu hết chương trình đào tạo đều được dạy bằng tiếng Anh, với người học từ 150 quốc gia, vùng lãnh thổ.

Mới đây nhất, vào tháng 9, Malaysia cũng trở thành nơi đặt chân đầu tiên của một trường Nhật Bản ở nước ngoài. Cụ thể, ĐH Tsukuba (Nhật Bản) đã mở chi nhánh ở khuôn viên ĐH Malaya, cung cấp các chương trình cử nhân 4 năm và được Bộ Giáo dục, văn hóa, thể thao, khoa học và công nghệ Nhật Bản (MEXT) phê duyệt. Đây được cho là cột mốc đột phá trong lịch sử giáo dục ĐH ở Nhật Bản, theo một cán bộ chuyên trách tại MEXT.

Ông Megat Mohd Samsul bin Megat Ismail, Quản lý cấp cao khu vực Đông Nam Á tại Ủy ban Giáo dục toàn cầu Malaysia (EMGS) – cơ quan phụ trách quảng bá nền giáo dục quốc tế và hỗ trợ xử lý visa du học thuộc Bộ Giáo dục ĐH Malaysia, chia sẻ với Thanh Niên rằng nước này đã thực hiện nhiều biện pháp khác nhau nhằm tăng cường tính quốc tế hóa, từ đó trở thành một trung tâm giáo dục quốc tế trong khu vực.

Trong đó, yếu tố quan trọng là phải tăng cường hoạt động hợp tác chiến lược, ví dụ như chương trình liên kết đào tạo để cấp song bằng, giúp SV nhận bằng cấp được công nhận ở cả hai quốc gia. “Điều này giúp SV không chỉ tiết kiệm chi phí mà còn làm giàu thêm trải nghiệm quốc tế và mở rộng kết nối cho các bạn. Chúng tôi không đặt mục tiêu cạnh tranh với các quốc gia du học nói tiếng Anh”, ông Megat nhấn mạnh.

'Chìa khóa' để VN trở thành điểm đến giáo dục quốc tế- Ảnh 2.

Sinh viên thuộc chương trình liên kết của Trường ĐH Quốc tế (ĐH Quốc gia TP.HCM). Hiện có 369 chương trình liên kết đào tạo với nước ngoài đang được triển khai tại VN

ẢNH: NGUYỄN NGỌC

Theo ông Megat, thay vì cạnh tranh, Bộ Giáo dục ĐH Malaysia đã đề ra sáng kiến thu hút ngày càng nhiều chi nhánh của các trường danh tiếng thế giới. Ngoài ra Malaysia cũng hỗ trợ các ĐH nước này mở cơ sở đào tạo tại nước ngoài như Indonesia và Qatar. Để làm được những điều này, vai trò của chính phủ, nhất là bộ giáo dục giữa hai quốc gia cùng những biên bản ghi nhớ hợp tác là vô cùng quan trọng.

Tuy nhiên ông Megat cũng cho rằng không chỉ giới hạn ở các trường hàng đầu, Malaysia cũng rất chào đón các ĐH trong khu vực Đông Nam Á, thậm chí là VN, thành lập chi nhánh quốc tế tại nước này.

“Công dân Malaysia không nên chỉ thỏa mãn với thành công trong nước. Họ cần vươn ra toàn cầu, hợp tác với nước khác và học hỏi thêm nhiều điều mới mẻ”, vị quản lý chia sẻ về tầm nhìn của nền giáo dục quốc tế.

Trung Quốc, vốn có nhiều chính sách thắt chặt từ thời Covid-19, gần đây cũng tích cực mở rộng giáo dục quốc tế. Mới đây vào tháng 4, Đại hội Đại biểu nhân dân toàn quốc Trung Quốc đã thông qua luật Bằng cấp mới và cũng là lần đầu tiên luật về bằng cấp của nước này thay đổi sau hơn 40 năm. Điều này giúp mở ra những cơ hội tiềm năng để ĐH Trung Quốc liên kết đào tạo với nước ngoài, Giáo sư Yuzhuo Cai (ĐH Hồng Kông) và Giáo sư Wenqin Shen (ĐH Bắc Kinh) viết trên tờ University World News.

Tại Singapore, nghiên cứu của tiến sĩ Hannah Soong (ĐH Nam Úc) đăng trên chuyên san Giáo dục châu Á – Thái Bình Dương chỉ ra rằng việc nước này xây dựng thành công trung tâm giáo dục quốc tế không chỉ phụ thuộc vào yếu tố kinh tế và đổi mới giáo dục, mà còn ở khả năng tạo ra một xã hội cởi mở, khuyến khích giao lưu văn hóa và trao đổi kiến thức giữa SV quốc tế và cộng đồng bản địa.

Tiến sĩ Jane Knight, Giáo sư ĐH Toronto (Canada), thì nêu trong sách Không gian ĐH của nhà xuất bản Springer rằng hoạt động giáo dục xuyên biên giới đến nay đã trải qua 3 làn sóng. Làn sóng đầu tiên tập trung vào sự dịch chuyển của con người, thường gắn liền với các chương trình hợp tác phát triển, hỗ trợ học bổng cho SV từ các nước đang phát triển, hoặc tài trợ cho học giả ra nước ngoài nghiên cứu.

Làn sóng thứ hai thì tập trung vào sự dịch chuyển của chương trình đào tạo như liên kết đào tạo, đào tạo trực tuyến hoặc sự dịch chuyển của nhà cung cấp dịch vụ giáo dục như mở phân hiệu ở nước ngoài, chuyển từ viện trợ sang đối tác. Mở rộng hơn, làn sóng thứ ba tập trung xây dựng trung tâm giáo dục quốc tế với quy mô quốc gia, thành phố hoặc một khu vực đặc biệt chứ không còn chỉ nằm trong một trường ĐH nhất định. (còn tiếp)

Lời khuyên từ các chuyên gia quốc tế

Tại hội thảo quốc tế về lãnh đạo và quản lý giáo dục năm 2024 do Trung tâm SEAMEO RETRAC tổ chức chiều 15.10, tiến sĩ Christopher Busch (ĐH Windsor, Canada) nhận định các phân khoa trong trường ĐH là “hạt nhân” cho hoạt động quốc tế hóa giáo dục. “Các ĐH cần phát triển mạng lưới đối tác toàn cầu, trong đó phân khoa đóng vai trò đại diện quốc tế của trường, góp phần lan rộng quá trình quốc tế hóa trong ĐH”, ông cho hay.

Trong khi đó, PGS Paul Anthony Balagtas (ĐH Quốc gia ở TP.Clark, Philippines) thì cho rằng chiến lược quốc tế hóa ĐH được chia thành 2 nhóm là phát triển chương trình đào tạo và phát triển bộ máy hành chính.

Để triển khai quốc tế hóa giáo dục ĐH thành công, ông Balagtas đề xuất các trường xây dựng chương trình đào tạo phục vụ cả SV địa phương lẫn quốc tế; mời giảng viên từ nước ngoài; xây dựng chương trình du học, trao đổi quốc tế; dùng tiếng Anh làm ngôn ngữ giảng dạy chính thức, thiết lập văn phòng hỗ trợ SV quốc tế…

Tuấn Hồ

Thanhnien.vn

Nguồn:https://thanhnien.vn/chia-khoa-de-vn-tro-thanh-diem-den-giao-duc-quoc-te-185241015191711981.htm

Cùng chủ đề

06:08:22

Cầu Vĩnh Thịnh dài nhất Việt Nam trên địa phận Hà Nội

(Dân trí) - Cầu Vĩnh Thịnh đang giữ kỷ lục là cầu vượt sông dài nhất của đất nước. Cây cầu là kết quả của sự hợp tác giữa Việt Nam và Hàn Quốc, hoạt động đến nay đã tròn 10 năm. Đây là cầu vượt sông có chiều dài lớn nhất Việt Nam từ trước đến nay. Được thiết kế vĩnh cửu bằng bê tông cốt thép và bê tông cốt thép dự ứng lực. Chiều dài tổng thể...

Ông Donald Trump lên làm Tổng thống Mỹ, một mặt hàng của Việt Nam được hưởng lợi lớn

Việc ông Donald Trump đắc cử trở thành Tổng thống thứ 47 của Mỹ mở ra nhiều cơ hội cho một mặt hàng của Việt Nam phát triển. Dự báo trong những năm tới, ngành này có thể tăng trưởng cao. ...

Giá vàng ngày 10/11/2024: Vàng SJC rớt mốc 86 triệu đồng/lượng, vàng nhẫn duy trì mức 85 triệu

DNVN - Ngày 10/11/2024, giá bán ra của vàng SJC giảm 200.000 đồng/lượng, đánh mất mức 86 triệu đồng. Trong khi đó, vàng nhẫn duy trì mức giá 85 triệu đồng/lượng. ...

Tỉnh nào có nhiều đồi núi nhất Việt Nam?

Tỉnh này có địa hình nghiêng theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, trong đó đồi núi chiếm khoảng 83% diện tích của toàn tỉnh. ...

Thông thương đường sắt với Trung Quốc, mở cửa đưa hàng Việt ra thế giới

(Dân trí) - Với thông điệp coi trọng thời gian, trí tuệ, Việt Nam kiến nghị thúc đẩy thông thương với Trung Quốc bằng đường sắt, mở ra hành lang thương mại mới để đưa hàng hóa Việt Nam ra thị trường châu Âu.   Thông điệp này nhiều lần được nhắc đến trong các hoạt động của Thủ tướng Phạm Minh Chính tại Trung Quốc nhân chuyến công tác dự Hội nghị Thượng đỉnh Hợp tác Tiểu vùng Mekong mở...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Vietnam Beauty Fashion Fest 9 tôn vinh áo dài Việt tại Bạch Dinh – Vũng Tàu

Vietnam Beauty Fashion Fest (VBFF) qua 9 lần tổ chức đã gây ấn tượng lớn về chất lượng...

Việt Nam – Indonesia, chung kết futsal Đông Nam Á: Thẳng tiến đến ngôi vương

Hành trình đáng nhớ của đội tuyển futsal Việt NamĐội tuyển futsal Việt Nam chỉ còn cách chức vô địch Đông Nam Á đầu tiên trong lịch sử đúng 1 trận đấu nữa, đó là màn so tài với Indonesia ở chung kết.Chiến thắng 5-4 trước Úc ở bán kết đã tóm gọn những gì tinh túy nhất...

Bài đọc nhiều

HĐQT LPBank họp phân công nhiệm vụ cho các thành viên HĐQT và Ban điều hành

Tại cuộc họp đầu tháng 10/2024, Hội đồng Quản trị Ngân hàng TMCP Lộc Phát Việt Nam (LPBank; mã chứng khoán: LPB) vừa có các quyết định quan trọng nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ nhân sự cấp cao, hướng tới mục tiêu tạo ra sự thay đổi mạnh mẽ, toàn diện, phát triển bền vững và thận trọng. Phát biểu tại buổi họp, thay mặt HĐQT, ông Nguyễn Đức Thụy - Chủ tịch HĐQT LPBank bày tỏ lời...

Thủ tướng phát lệnh khởi công Vành đai 3 Tp.HCM và 2 tuyến cao tốc

Sáng 18/6, tại Tp.Hồ Chí Minh, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Lễ và phát lệnh khởi công đồng loạt xây dựng 3 dự án giao thông quan trọng quốc gia. Đó là đường Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh; đường bộ cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu (giai đoạn 1) và cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột (giai đoạn 1). Sự kiện được tổ chức theo hình thức trực tuyến...

Việt Nam lọt top điểm đến rẻ nhất thế giới năm 2024

Tạp chí du lịch nổi tiếng Condé Nast Traveler liệt kê 21 điểm đến rẻ nhất dành cho du khách năm 2024, trong đó có Việt Nam. Du khách bất ngờ nhận quà khi ghé thăm Đà Nẵng, Việt Nam vào đầu năm 2024. Ảnh: Thuỳ Trang Theo Condé Nast Traveler, nhiều yếu tố cần cân nhắc khi lên kế hoạch cho một kỳ nghỉ, từ việc tìm địa điểm du lịch giá rẻ, sự an toàn của điểm đến cho tới các...

SẴN SÀNG CHO IRCTIRE CUP 2024: TỔNG THƯ KÝ LIÊN ĐOÀN XE ĐẠP – MÔ TÔ THỂ THAO VIỆT NAM GẶP GỠ CÁC VĐV

14h chiều nay ngày 9/11, ông Nguyễn Ngọc Vũ - Tổng thư ký Liên đoàn Xe đạp - Mô tô Thể thao Việt Nam cùng BTC giải đua IRCtire Cup và Ban trọng tài đã có cuộc họp phổ biến chi tiết các thông tin trước thềm giải đua. Những lưu ý về đường đua, timeline thi đấu, hạng mục thi đấu được trao đổi cụ thể trong bầu không khí thân mật, sôi nổi của buổi họp. BTC nhấn mạnh,...

Những cam kết chính sách của ông Trump sẽ tác động tới kinh tế Việt Nam ra sao?

Ông Donald Trump thắng cử tổng thống thứ 47 của Mỹ. Khoảng hơn 2 tháng nữa, ông Trump sẽ chính thức bước vào Nhà Trắng và thực hiện các cam kết với cử tri. Các cam kết này là gì và sẽ tác động như thế nào tới kinh tế Việt Nam? Các cam kết chính sách Xuất thân từ kinh doanh, từ một tỷ phú nổi tiếng, ông Donald Trump bước vào các cuộc vận động tranh cử khác với rất nhiều...

Cùng chuyên mục

Đồng chí Nguyễn Hòa Bình dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại Gia Lai

(ĐCSVN) - Trong khuôn khổ chuyến công tác tại tỉnh Gia Lai, ngày 10/11, nhân Kỷ niệm 94 năm Ngày truyền thống Mặt trận Tổ quốc Việt (18/11/1930 - 18/11/2024), Ngày hội "Đại đoàn kết toàn dân tộc", Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình đã đến cùng chung vui, dự Ngày hội Đại đoàn kết với nhân dân làng Ia Nueng, xã Biển Hồ, thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai....

Ông Trump sẽ tái cấu trúc ngân sách quốc phòng Mỹ?

Trong cuộc thảo luận của Nhóm chiến lược Viện Reagan (RISG), các chuyên gia nêu ra những điểm chính có thể xuất hiện trong chính sách quốc phòng Mỹ tháng 1/2025, sau khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng. Cựu bộ trưởng lục quân dưới chính quyền ông Trump trước đây, ông Ryan McCarthy, cho biết: "Ngân sách cơ sở của quân đội theo giá trị thực giảm hơn 25 phần trăm trong bốn năm qua. Trong khi các...

Khu dân cư Thái Sơn phát huy khối đại đoàn kết toàn dân tộc

Ngày 10/11, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Lê Văn Dũng cùng lãnh đạo Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Quảng Nam đến dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại khu dân cư (KDC) Thái Sơn, xã Điện Tiến, thị xã Điện Bàn. ...

‘Phông bạt’ trên mạng xã hội, thanh niên Trung Quốc bị bắt vì tội làm giả tài sản

(CLO) Một thanh niên 25 tuổi ở Trung Quốc đã bị bắt giữ sau khi khoe được bà ngoại tặng 180 triệu nhân dân tệ tiền mặt (khoảng 634 triệu VNĐ) nhân dịp sinh nhật, nhưng sau đó bị phát hiện nói dối. ...

Phát triển ngành hàng không trong bối cảnh mới

Kinhtedothi- Việc củng cố sức khỏe tài chính và năng lực cạnh tranh cho các DN nhà nước nói chung, của Tổng Công ty Hàng không Việt Nam nói riêng, là cần thiết nhằm phát huy lợi thế, khắc phục hạn chế, tận dụng cơ hội phát triển... Đây là ý kiến chung của các chuyên gia tại Hội thảo “Nâng cao vai trò của thành phần kinh tế nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã...

Mới nhất

Ông Trump sẽ tái cấu trúc ngân sách quốc phòng Mỹ?

Trong cuộc thảo luận của Nhóm chiến lược Viện Reagan (RISG), các chuyên gia nêu ra những điểm chính có thể xuất hiện trong chính sách quốc phòng Mỹ tháng 1/2025, sau khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng. Cựu bộ trưởng lục quân dưới chính quyền ông Trump trước đây, ông Ryan McCarthy, cho biết: "Ngân sách cơ...

Trực tiếp bóng đá Việt Nam vs Indonesia chung kết Futsal Đông Nam Á 2024

Việt Nam0-0Indonesia Ghi bàn (F5 để cập nhật)Trận đấu bắt đầuĐội tuyển Việt Nam xuất phát với tổ 1 quen thuộc: Phạm Văn Tú (2), Châu Đoàn Phát (4), Trần Thái Huy (9), Nguyễn Thịnh Phát (10), Nhan Gia Hưng (13). Nhóm dự bị gồm Nguyễn Mạnh Dũng (5), Huỳnh Mi Woen (3), Phạm Đức Hòa (6), Đinh Công Viên (7),...

Góc nhìn TTCK tuần 11-15/11: Kiểm định lại vùng hỗ trợ 1.240

Đây là vùng hỗ trợ mạnh của thị trường và VN-Index vẫn có thể giữ được vùng này. Nhà đầu tư có thể tận dụng nhịp điều chỉnh để cơ cấu lại danh mục đầu tư. Góc nhìn TTCK tuần 11-15/11: Kiểm định lại vùng hỗ trợ 1.240 - 1.250 điểmĐây là vùng hỗ trợ mạnh của thị trường và...

Khi sống chung trong gia đình 3 thế hệ mà vẫn cô đơn

Những gia đình có 3 thế hệ (ông bà, cha mẹ, con cái) ngày càng có khoảng cách lớn. Trong một nhà, có khi ông bà nấu cơm ăn riêng, ba mẹ ăn cơm với các con ngoài quán. ...

Mới nhất