Trang chủChính trịChủ quyền“Chìa khóa” cho phát triển bền vững

“Chìa khóa” cho phát triển bền vững


Phóng viên Báo TN&MT đã có cuộc trao đổi với ông Ngô Mạnh Hà – Phó Cục trưởng Cục quản lý Tài nguyên nước để làm rõ vấn đề này.

PV: Xin ông cho biết, tại sao sửa đổi Luật Tài nguyên nước năm 2012 được thực hiện vào thời điểm này?

Ông Ngô Mạnh Hà: Hiện nay, tài nguyên nước của Việt Nam đang phải chịu nhiều thách thức do sự phân bố nước không đều theo không gian, thời gian; tác động của biến đổi khí hậu; suy thoái, cạn kiệt, ô nhiễm nguồn nước; mâu thuẫn sử dụng nước trên lưu vực sông; khả năng tiếp cận nước sạch an toàn chưa cao; hiệu quả sử dụng nước thấp…

Thực tế vẫn chưa có chính sách, quy định cụ thể nhằm tính toán đầy đủ giá trị của tài nguyên nước, dẫn tới tình trạng lãng phí nước, gây thất thu ngân sách Nhà nước và triệt tiêu động lực phát triển, không kêu gọi được xã hội hóa ngành nước, nhất là cấp nước cho nông nghiệp

z4277763374596_8abbeb7e5c261490c0c9a63f212cd342.jpg
Ông Ngô Mạnh Hà – Phó Cục trưởng Cục quản lý Tài nguyên nước

Mặt khác, qua hơn 10 năm thực hiện, mặc dù Luật Tài nguyên nước năm 2012 đã góp phần tạo chuyển biến tích cực trong nhận thức, hành động của toàn xã hội về bảo vệ, khai thác sử dụng tài nguyên nước, tuy nhiên, Luật vẫn còn bộc lộ một số hạn chế, chưa đảm bảo phù hợp để tháo gỡ khó khăn cho các bộ, ngành, địa phương. Do vậy, việc sửa đổi Luật Tài nguyên nước trong thời điểm này là rất cần thiết giúp giải quyết những vướng mắc, bất cập phát sinh trong thực tiễn.

PV: Những điểm mới được đưa vào Luật Tài nguyên nước sửa đổi lần này là gì, thưa ông?

Ông Ngô Mạnh Hà: Dự thảo Luật Tài nguyên nước (sửa đổi) bám sát vào 4 chính sách đã được Quốc hội thông qua tại Nghị Quyết số 50/2022/QH15 ngày 13/6/2022, gồm: Bảo đảm an ninh nguồn nước; xã hội hóa ngành nước; kinh tế tài nguyên nước; bảo vệ tài nguyên nước, phòng chống tác hại do nước gây ra và đề xuất sửa đổi bổ sung một số chính sách khác.

Dự thảo Luật Tài nguyên nước (sửa đổi) đã được Chính phủ trình Quốc hội theo Tờ trình số 37/2023 ngày 17/2/2023 gồm 10 chương và 88 điều, cơ bản vẫn giữ nguyên số chương như Luật Tài nguyên nước năm 2012; cụ thể giữ nguyên 10 điều, sửa đổi, bổ sung 62 điều, bổ sung mới 16 điều và bãi bỏ 8 điều. Theo đó, Dự thảo bổ sung các quy định nhằm đảm bảo an ninh nguồn nước quốc gia xuyên suốt trong toàn bộ Dự thảo Luật thông qua các quy định để đảm bảo về số lượng nước, chất lượng cho các mục đích sử dụng, đảm bảo hệ sinh thái và môi trường và giảm thiểu tác hại do nước gây ra; quy định cụ thể về điều hòa, phân phối tài nguyên nước, nhất là trong điều kiện hạn hán, thiếu nước (Điều 39, Điều 40).

Bổ sung các quy định nhằm đẩy mạnh xã hội hóa theo hướng những việc doanh nghiệp có thể làm được thì giao cho doanh nghiệp thực hiện, giảm nguồn lực đầu tư của Nhà nước hướng tới Nhà nước quản lý, doanh nghiệp thực hiện và dần dịch chuyển theo hướng Nhà nước chỉ ban hành chính sách và hậu kiểm (Điều 14, Điều 38, Điều 72, Điều 73 và Điều 74).

Bổ sung quy định về nguồn lực cho bảo vệ, phát triển tài nguyên nước, trong đó quy định rõ các nguồn lực để thực hiện các hoạt động bảo vệ và phát triển nguồn nước (Điều 73); làm rõ các hoạt động ưu tiên xã hội hóa, chính sách xã hội hóa trong bảo vệ, phát triển tài nguyên nước (Điều 74).

Sửa đổi, bổ sung một số quy định nhằm chuyển dần từ quản lý bằng công cụ hành chính sang quản lý bằng công cụ kinh tế thông qua các quy định về phí, lệ phí, tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước, nâng cao ý thức bảo vệ tài nguyên nước, sử dụng nước tiết kiệm của người sử dụng nước (Điều 68, Điều 69).

Sửa đổi, bổ sung quy định về tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước; bổ sung điều “tích hợp hoạt động tài nguyên nước”; bổ sung các quy định về quản lý khai thác, sử dụng nước; bổ sung các quy định về phòng, chống sạt, lở lòng bờ, bãi sông, hồ (Điều 66) và các quy định về việc lập, công bố danh mục hồ, ao, đầm phá không được san lấp (Điều 63); bổ sung quy định trách nhiệm của Bộ TN&MT, các bộ, ngành, địa phương, tổ chức, cá nhân trong việc xây dựng kịch bản ứng phó, điều hòa, phân bổ nguồn nước khi xảy ra hạn hán thiếu nước và thực hiện điều hòa, phân phối nguồn nước trong trường hợp hạn hán, thiếu nước (Điều 39, Điều 40).

Bổ sung các quy định nhằm phân định rõ trách nhiệm quản lý nguồn nước và trách nhiệm quản lý công trình khai thác nước cả Trung ương và địa phương trong toàn bộ Dự thảo Luật (Điều 79, Điều 80). Hướng tới quản lý tài nguyên nước trên nền tảng công nghệ số, thống nhất về cơ sở dữ liệu, xây dựng bộ công cụ hỗ trợ ra quyết định theo thời gian thực, giảm thiểu nhân lực quản lý, vận hành, chi phí đầu tư của Nhà nước (Điều 42).

Đặc biệt, Dự thảo Luật được xây dựng theo hướng tách bạch quản lý tổng hợp thống nhất về tài nguyên nước với quản lý, vận hành công trình khai thác, sử dụng nước (công trình thủy lợi, thủy điện, cấp nước đô thị, nông thôn, cấp nước công nghiệp dịch vụ, giao thông thủy…); đồng thời, giải quyết những chồng chéo, đan xen, xung đột, có lỗ hổng trong các luật.

dd.jpg
Sông Hồng đoạn chảy qua địa phận Hà Nội.

Ngoài ra, còn một số nội dung được chỉnh sửa, bổ sung mới như: hệ thống thông tin, dữ liệu tài nguyên nước (Điều 10); bảo vệ nước dưới đất (Điều 33); bổ sung nhân tạo nước dưới đất (Điều 43); các loại hình công trình khai thác, công trình sử dụng nước phải có giấy phép (Điều 47); phòng, chống hạn hán, lũ, lụt, ngập úng nhân tạo (Điều 63); phương án xử lý đối với các công trình khai thác sử dụng nước kém hiệu quả gây suy thoái cạn kiệt, ô nhiễm nguồn nước (Điều 36). Bỏ quy định về điều kiện của đơn vị tư vấn lập quy hoạch, điều tra cơ bản tài nguyên nước.

PV: Nhằm nâng cao giá trị đóng góp của tài nguyên nước trong phát triển kinh tế – xã hội, Dự thảo Luật Tài nguyên nước (sửa đổi) đã bổ sung quy định nào liên quan đến cơ chế tài chính về tài nguyên nước, thưa ông?

Ông Ngô Mạnh Hà: Liên quan đến cơ chế tài chính về tài nguyên nước, Luật Tài nguyên nước năm 2012 đã quy định nội dung tài chính về tài nguyên nước, trong đó, quy định một số trường hợp khai thác, sử dụng tài nguyên nước ngoài việc phải đóng thuế tài nguyên nước và các khoản thuế khác theo quy định của pháp luật về thuế; các loại phí, lệ phí theo quy định của pháp luật về phí lệ phí còn phải nộp tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước. Quy định này nhằm coi nước là tài sản quốc gia, bảo đảm lợi ích của Nhà nước với tư cách đại diện chủ sở hữu tài nguyên nước, nâng cao ý thức và trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong việc khai thác, sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả và bảo đảm sự công bằng.

Tuy nhiên, nhằm nâng cao giá trị đóng góp của tài nguyên nước trong phát triển kinh tế – xã hội, Dự thảo Luật Tài nguyên nước (sửa đổi) bổ sung thêm một số quy định liên quan đến cơ chế tài chính về tài nguyên nước như: Quy định về thuế, phí về tài nguyên nước theo hướng quy định về đối tượng áp dụng thuế tài nguyên liên quan đến tài nguyên nước; giá tính thuế tài nguyên.

Bổ sung mới quy định thu tiền cấp quyền khai thác nước đối với mục đích sinh hoạt, nông nghiệp (có quy định lộ trình); quy định về các dịch vụ bảo vệ, phát triển, tích trữ nước và phục hồi nguồn nước, nguyên tắc chi trả dịch vụ, trách nhiệm tổ chức, cá nhân trong cung cấp dịch vụ bảo vệ, phát triển, tích trữ nước; quy định về ưu đãi, hỗ trợ đối với hoạt động bảo vệ, phát triển và phục hồi nguồn nước, trong đó có quy định chính sách ưu đãi, hỗ trợ về thuế, phí.

Đặc biệt, bổ sung nội dung liên quan đến hạch toán tài nguyên nước, nhằm tính toán giá trị của nước trong các hoạt động phát triển kinh tế – xã hội. Việc tính toán đầy đủ giá trị của nước là một trong những căn cứ để cơ quan có thẩm quyển xem xét, quyết định việc điều hòa, phân bổ và thực hiện các giải pháp bảo vệ tài nguyên nước trên các lưu vực sông.

PV: Trân trọng cảm ơn ông!





Nguồn

Cùng chủ đề

Huawei chia sẻ các sáng kiến thúc đẩy niềm tin số trong lộ trình chuyển đổi số quốc gia tại Việt Nam

Ngày 21/11, tại Hội thảo Triển lãm Ngày An toàn Thông tin Việt Nam 2024 (Vietnam Cyber Security Day 2024), ông Li Hai, Giám đốc An ninh Bảo mật, Quan hệ Chính phủ và Truyền thông của Huawei toàn cầu đã có bài báo cáo chuyên sâu về các sáng kiến thúc đẩy niềm tin số và an ninh mạng, phù hợp với quá trình chuyển đổi số của Việt Nam và ASEAN. Hội thảo Triển lãm...

‘Anh cả’ công ty chứng khoán bị cơ quan thuế truy thu, xử phạt

Công ty cổ phần chứng khoán SSI vừa báo cáo với cơ quan lãnh đạo thị trường chứng khoán về quyết định liên quan đến Cục Thuế doanh nghiệp lớn (Tổng cục Thuế). Thu xếp nộp đủ tiền bị thuế truy thu, xử phạtCụ...

Ứng dụng y tế từ xa tăng tiếp cận dịch vụ y tế cho người yếu thế

Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong tăng tiếp cận dịch vụ y tế. Tuy vậy, người dân ở vùng sâu, vùng xa, đồng bào dân tộc thiểu số và những người chịu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Tin mới y tế ngày 22/11: Ứng dụng y tế từ xa tăng tiếp cận dịch vụ y tế cho người yếu thếViệt Nam đã đạt được nhiều thành tựu...

Kỷ niệm 10 năm UNESCO ghi danh di sản văn hóa dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh

Báo Thế giới và Việt Nam CƠ QUAN BÁO CHÍ CỦA BỘ NGOẠI GIAO Tổng Biên tập: Nguyễn Trường Sơn Phó Tổng Biên tập: Nguyễn Thị Minh Nguyệt, Vũ Quang Tùng, Hoàng Diễm Hạnh Giấy phép số 526/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 3/11/2022. Tòa soạn: Số 6 Chu Văn An, Ba Đình, Hà Nội. Điện thoại: 84-24-3799.3506, Hotline: 0879553979, Fax: 84-24-38234169, Email: [email protected] Liên hệ quảng cáo: [email protected] © Copyright 2022 "Báo Thế giới & Việt Nam", All rights reserved. ® Không được...

Ông Putin tuyên bố tiếp tục thử nghiệm tên lửa mới

Theo Reuters, Tổng thống Nga Putin đưa ra phát biểu một ngày sau khi nước này lần đầu tiên bắn loại vũ khí tầm trung mới vào Ukraine, động thái mà ông cho biết là phản ứng lại việc Ukraine sử dụng tên lửa đạn đạo của Mỹ và tên lửa hành trình của Anh để tấn công vào lãnh thổ Nga.Tổng thống Nga mô tả việc sử dụng tên lửa Oreshnik lần đầu tiên là cuộc thử nghiệm...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Phát triển Nông thôn, Chủ tịch đảng Tổ chức thống nhất dân tộc...

Theo đặc phái viên TTXVN, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Malaysia, ngày 22/11, tại Kuala Lumpur, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Phát triển Nông thôn, Chủ tịch đảng Tổ chức thống nhất dân tộc Mã Lai (UMNO) Dato’ Seri Dr. Ahmad Zahid Hamidi và các lãnh đạo cấp cao trong Liên minh cầm quyền tại Malaysia. ...

Đồng chí Tôn Ngọc Hạnh được điều động, chỉ định giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Bình Phước

Chiều 22/11, tại tỉnh Bình Phước, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị công bố, trao quyết định của Bộ Chính trị về việc phân công, điều động, chỉ định đồng chí Tôn Ngọc Hạnh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Bình Phước. Bí thư Tỉnh...

Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương

Chiều 22/11, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị về việc điều động, phân công, bổ nhiệm Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương. Bày tỏ vinh dự khi được nhận quyết định của Bộ Chính trị điều động, phân công, bổ nhiệm làm Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương,...

Bộ TN&MT thông báo danh sách thí sinh đủ tiêu chuẩn dự Kỳ thi tuyển dụng Công chức theo chỉ tiêu biên chế Vòng...

(TN&MT) - Theo Quyết định số 3704/QĐ-BTNMT của Bộ TN&MT về việc triệu tập thí sinh đủ điều kiện tham dự Vòng 1 Kỳ thi tuyển công chức theo chỉ tiêu biên chế năm 2023 của Bộ TN&MT, Hội đồng tuyển dụng Kỳ thi đã gửi thông báo triệu tập các thí sinh đủ điều kiện tham dự Vòng 1 Kỳ thi (tại Danh mục đính kèm) theo quy định. ...

tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với rượu, bia, vàng mã

Để đạt được hiệu quả giảm tiêu dùng thuốc lá, rượu, vàng mã, hàng mã và tăng thu ngân sách Nhà nước, đại biểu Quốc hội kiến nghị cần tăng mạnh mức thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) đối với các mặt hàng này. Sáng 22/11, tiếp tục...

Bài đọc nhiều

Đưa du lịch Phú Yên trở thành ngành kinh tế mũi nhọn

 Tháp Nghinh Phong bên bờ biển Tuy Hòa, Phú Yên. ...

Việt Nam lên tiếng về động thái mới trên Biển Đông

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng khẳng định, Việt Nam sẵn sàng cùng các bên giải quyết các tranh chấp, bất đồng bằng biện pháp hòa bình phù hợp luật pháp quốc tế, đặc biệt là UNCLOS 1982.

Vùng 2 Hải quân phối hợp tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật

 Quang cảnh Hội nghị. Dự Hội nghị có...

Nâng cao ý thức pháp luật về đất đai giúp người dân ổn định phát triển kinh tế

Hiệu ứng lan tỏaChỉ vì sai sót trong quá trình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của hộ dân khác chồng lấn lên đường đi, gia đình ông Nguyễn Doãn Quỳnh ở thôn Bình Phong, xã Đức Lĩnh, huyện Vũ Quang (Hà Tĩnh) đứng...

Thủy thủ cần ngôi sao dẫn đường, chúng ta cần luật lệ neo giữ

Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt khẳng định tại Hội thảo Biển Đông lần thứ 16 rằng, việc tuân thủ các quy tắc và chuẩn mực được công nhận rộng rãi là nền tảng của hòa bình và ổn định toàn cầu.

Cùng chuyên mục

Bàn giao ngư dân bị bệnh cho gia đình và địa phương

Sau khi Tàu 414, cập cảng căn cứ Cam Ranh an toàn, đại diện lãnh đạo Bộ Tư lệnh Vùng 4, đại diện cán bộ, chiến sĩ Tàu 414, thân nhân gia đình ngư dân và các cơ quan chức năng đã đến động viên, thăm hỏi ngư dân bị bệnh. Trước đó, vào khoảng 07h00 ngày 20/11, Tàu 414, Bộ Tư lệnh Vùng 4, đang hoạt động tuần tra, kiểm soát khu vực đảo Đá Lát, nhận lệnh của...

Đưa du lịch Phú Yên trở thành ngành kinh tế mũi nhọn

 Tháp Nghinh Phong bên bờ biển Tuy Hòa, Phú Yên. ...

Vùng 2 Hải quân phối hợp tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật

 Quang cảnh Hội nghị. Dự Hội nghị có...

Việt Nam lên tiếng về động thái mới trên Biển Đông

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng khẳng định, Việt Nam sẵn sàng cùng các bên giải quyết các tranh chấp, bất đồng bằng biện pháp hòa bình phù hợp luật pháp quốc tế, đặc biệt là UNCLOS 1982.

Trưng bày, ngoại khóa chủ đề “Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam”

Hoạt động ngoại khóa giúp các em học sinh hiểu chính xác chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trên biển Đông. ...

Mới nhất

Chuyên gia: Giá căn hộ Hà Nội cao ngất vẫn chưa phải là ‘đỉnh’

Theo báo cáo của Trung tâm Nghiên cứu thị trường và Am hiểu khách hàng OneHousing, thị trường chung cư Hà Nội trong năm 2025 sẽ có khoảng hơn 30.000 căn hộ mới, tương đương với giai đoạn cao điểm 2016 - 2019. Giá căn hộ mở mới được dự đoán sẽ trung bình đạt 72 triệu đồng/m2...

Bổ sung tiêu chuẩn chính trị, tư tưởng nhà giáo: Tránh chồng chéo

Nếu bổ sung tiêu chuẩn về chính trị, tư tưởng vào dự thảo Luật Nhà giáo thì cần tính toán kỹ để tránh chồng chéo với các quy định liên quan...

vì sao chưa thể thu hồi đất dự án tại phường Tân Thành?

Ngày 15/5/2003, UBND TP Hải Phòng có Quyết định số 1019/QĐ-UB cho Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) thuê 41 ha đất và tạm thời quản lý 10,7 ha đất tại xã Tân Thành, huyện Kiến Thụy (nay là phường Tân Thành, quận Dương Kinh) để thực hiện Dự án khu vui chơi giải trí Đồ...

Giá tiêu hôm nay 23/11/2024: Lên xuống thất thường

Cập nhật giá tiêu hôm nay ngày 23/11/2024, giá tiêu trong nước lên xuống thất thường, giá tiêu thế giới ổn định, giá tiêu mới nhất ngày 23/11/2024 thế nào? Giá tiêu trong nước hôm nay Giá tiêu hôm nay ngày 23/11/2024, tình hình giá tiêu trong nước bất ngờ giảm mạnh so...

Mới nhất