Trang chủKinh tếNông nghiệpChỉ thị số 40-CT/TW: “Cánh tay” nối dài của Đảng trong công...

Chỉ thị số 40-CT/TW: “Cánh tay” nối dài của Đảng trong công cuộc giảm nghèo bền vững (Bài 3)


Nhiều kết quả quan trọng đạt được trong 10 năm triển khai Chỉ thị số 40-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác tín dụng chính sách xã hội đang và sẽ trở thành điểm tựa để các cấp ủy, chính quyền trên địa bàn tỉnh Hoà Bình tiếp tục tập trung lãnh đạo, chỉ đạo nhằm đưa hoạt động tín dụng chính sách phát triển bền vững.

Những con số biết nói sau 10 năm thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW

Sau 10 năm thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW, tỉnh Hòa Bình đã chứng minh rằng tín dụng chính sách thực sự là “Kim chỉ nam” trong cuộc chiến xóa đói giảm nghèo, mở rộng cơ hội phát triển bền vững cho người dân. Dưới sự dẫn dắt của NHCSXH, nguồn vốn tín dụng ưu đãi không chỉ là cầu nối của chính sách mà còn là “đòn bẩy” quan trọng, thắt chặt mối liên kết giữa Đảng, Nhà nước và Nhân dân, cùng chung tay đẩy lùi đói nghèo, tạo việc làm, nâng cao chất lượng cuộc sống và xây dựng nông thôn mới.

Hiện tại, tỉnh Hòa Bình đang triển khai 20 chương trình tín dụng chính sách. Trong 10 năm qua đã giải ngân trên 14.153 tỷ đồng với hơn 684,2 ngàn lượt hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác được vay vốn; thu nợ trên 9.193,5 tỷ đồng. Đến giữa năm 2024, tổng dư nợ các chương trình tín dụng chính sách đạt 5.096,7 tỷ đồng, tăng gần 2,8 lần so với trước khi có Chỉ thị số 40-CT/TW. Với hơn 102.251 hộ nghèo và các đối tượng chính sách đang còn dư nợ, chiếm tới 46,2% tổng số hộ dân trên toàn tỉnh, minh chứng cho sự quyết tâm của Hòa Bình trong việc đưa vốn đến đúng nơi, đúng đối tượng, giúp bà con từng bước thoát nghèo bền vững.

Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW tại Hòa Bình, đánh dấu những bước tiến quan trọng trong công tác giảm nghèo bền vững và phát triển kinh tế xã hội. (Ảnh: Thanh Hà)
Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW tại Hòa Bình, đánh dấu những bước tiến quan trọng trong công tác giảm nghèo bền vững và phát triển kinh tế xã hội. (Ảnh: Thanh Hà)

Cùng với tăng trưởng về vốn, chất lượng tín dụng cũng là ưu tiên hàng đầu. Các cấp ủy Đảng và chính quyền đã phối hợp với các tổ chức chính trị – xã hội, triển khai các khóa đào tạo, tập huấn nâng cao nghiệp vụ cho cán bộ, nhằm đảm bảo nguồn vốn đến tay người dân luôn được sử dụng đúng mục đích và hiệu quả. Nhờ vậy, tỷ lệ nợ quá hạn giảm xuống chỉ còn 0,06%, giúp người dân ý thức hơn về trách nhiệm và khẳng định niềm tin vào tín dụng chính sách.

Chỉ thị số 40-CT/TW đã thực sự tạo động lực để các cấp chính quyền tập trung mọi nguồn lực từ ngân sách Trung ương đến địa phương, bổ sung kịp thời nguồn vốn cho vay qua NHCSXH. Tính đến giữa năm 2024, tổng nguồn vốn hoạt động tại Chi nhánh NHCSXH tỉnh đạt gần 5.108,4 tỷ đồng, trong đó nguồn vốn từ Trung ương và nguồn vốn huy động tại địa phương đều tăng đáng kể, thể hiện sự đồng lòng của các cấp, các ngành trong việc đưa tín dụng chính sách đến gần hơn với bà con vùng cao.

Các tổ chức chính trị – xã hội như: Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh, và Đoàn Thanh niên đã đóng góp mạnh mẽ khi tham gia quản lý 99,5% tổng dư nợ của NHCSXH. Cùng với hệ thống Tổ tiết kiệm và vay vốn với hơn 344 tổ trên toàn tỉnh, giúp bà con tiếp cận nguồn vốn một cách dễ dàng và công khai, từ đó góp phần minh bạch, nâng cao hiệu quả và chất lượng hoạt động tín dụng chính sách.

Trong 10 năm qua, vốn tín dụng chính sách đã giúp hơn 125,4 ngàn hộ vướt qua ngưỡng nghèo, tạo việc làm cho trên 65,9 ngàn lao động, giúp 1.624 người đi làm việc ở nước ngoài và cho hơn 31,9 ngàn học sinh, sinh viên vay vốn học tập. Nguồn vốn cũng đầu tư trên 227 nghìn công trình nước sạch và vệ sinh nông thôn, xây dựng 21,5 ngàn căn nhà cho người nghèo, hỗ trợ 572 căn nhà ở xã hội và giúp doanh nghiệp phục hồi sản xuất sau Covid-19. Nhờ đó, tỷ lệ hộ nghèo tại Hòa Bình đã giảm đáng kể: giai đoạn 2011-2015 giảm từ 31,51% xuống còn 12,26%, và từ 2016 đến nay tiếp tục giảm từ 24,38% xuống còn 9,2%.

Cán bộ NHCSXH hỗ trợ và hướng dẫn hộ dân ở huyện Tân Lạc, Hòa Bình sử dụng nguồn vốn tín dụng chính sách để phát triển sản xuất, nâng cao đời sống. (Ảnh: Thanh Hà)
Cán bộ NHCSXH hỗ trợ và hướng dẫn hộ dân ở huyện Tân Lạc, Hòa Bình sử dụng nguồn vốn tín dụng chính sách để phát triển sản xuất, nâng cao đời sống. (Ảnh: Thanh Hà)

Kết quả trên không chỉ khẳng định thành công của Chỉ thị số 40-CT/TW mà còn mở ra những bài học giá trị về lãnh đạo và cách làm sáng tạo trong triển khai chính sách. Thành công này nhấn mạnh vai trò quan trọng của Đảng trong việc đưa tín dụng chính sách thành công cụ thiết yếu để thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội, Chương trình mục tiêu giảm nghèo bền vững, và xây dựng nông thôn mới. Qua đó, góp phần thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII, bảo đảm an sinh xã hội, và thúc đẩy công bằng với mục tiêu “Không để ai bị bỏ lại phía sau” trên địa bàn tỉnh.

Tiếp tục nâng cao hiệu quả tín dụng chính sách trong thời kỳ mới

Theo Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Hòa Bình – ông Bùi Đức Hinh, Chỉ thị số 40-CT/TW đã thực sự đi vào cuộc sống, tác động mạnh mẽ đến hoạt động của nguồn vốn tín dụng chính sách, giúp tăng quy mô và chất lượng tín dụng. Hiệu quả của tín dụng chính sách đem lại đến thời điểm này không chỉ là giá trị kinh tế, mà những vấn đề xã hội cũng được giải quyết, giá trị cuộc sống của người nghèo, người yếu thế đang từng bước được cải thiện, nâng cao. Nhờ đó, lòng tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước ngày càng được củng cố vững chắc.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, việc triển khai thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW trên địa bàn tỉnh vẫn còn một số tồn tại, hạn chế cần khắc phục. Một số cấp ủy, chính quyền địa phương chưa thật sự thấm nhuần nội dung Chỉ thị và Kết luận số 06-KL/TW, dẫn đến việc lồng ghép hoạt động tín dụng chính sách vào chương trình công tác còn thiếu quyết liệt và chưa được giám sát chặt chẽ. Trong quá trình phối hợp các chương trình phát triển kinh tế – xã hội, công tác chuyển giao công nghệ và đào tạo nghề chưa đạt hiệu quả tối ưu, khiến người dân khó tiếp cận đầy đủ nguồn vốn ưu đãi.

Gia đình chị Phương Thị Thoa (xóm Ké, xã Hiền Lương, huyện Đà Bắc) sử dụng hiệu quả vốn tín dụng chính sách đầu tư phát triển mô hình nuôi cá lồng, phát triển kinh tế. (Ảnh: Thanh Hà).
Gia đình chị Phương Thị Thoa (xóm Ké, xã Hiền Lương, huyện Đà Bắc) sử dụng hiệu quả vốn tín dụng chính sách đầu tư phát triển mô hình nuôi cá lồng, phát triển kinh tế. (Ảnh: Thanh Hà)

Nguồn vốn ngân sách địa phương ủy thác qua NHCSXH tuy đã được bổ sung hàng năm nhưng mới chỉ chiếm 4% tổng nguồn vốn tín dụng chính sách, cho thấy nguồn lực địa phương dành cho tín dụng chính sách vẫn còn hạn chế. Công tác kiểm tra, giám sát của một số thành viên Ban đại diện Hội đồng quản trị NHCSXH còn chưa kịp thời, cùng với đó, công nghệ thông tin trong quản lý tín dụng vẫn còn hạn chế, dẫn đến việc quản lý và hỗ trợ người vay chưa đạt hiệu quả cao nhất.

Để tiếp tục phát huy những thành tựu đã đạt được, đồng thời khắc phục những hạn chế, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Hòa Bình đề nghị, các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị – xã hội cần tiếp tục đẩy mạnh việc chỉ đạo, giám sát để đảm bảo các chương trình tín dụng chính sách xã hội được triển khai hiệu quả. Bên cạnh đó, tiếp tục tăng cường kiểm tra, giám sát đối với hoạt động tín dụng chính sách xã hội. Đồng thời, xem xét kéo dài thời gian hỗ trợ tín dụng cho các hộ mới thoát nghèo lên tối đa 5 năm kể từ khi họ ra khỏi danh sách hộ nghèo, cận nghèo; Nâng thời hạn cho vay tối đa lên 10 năm để phù hợp với chu kỳ sản xuất của các loại cây trồng, vật nuôi dài ngày như cây ăn quả, cây công nghiệp, giúp người dân ổn định sinh kế lâu dài.

Đối với các xã vùng khó khăn đã đạt chuẩn nông thôn mới, ông cũng đề nghị tiếp tục cho phép các hộ dân được vay vốn theo chương trình sản xuất kinh doanh tại vùng khó khăn theo Quyết định 17/2023/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Cũng như mở rộng đối tượng vay vốn, bao gồm các hộ có mức sống trung bình, để thúc đẩy sản xuất và tăng thu nhập cho người dân. Ngoài ra, ông đề xuất tăng mức vay tối đa từ 100 lên 150 triệu đồng/người từ chương trình hỗ trợ việc làm và bổ sung chi thù lao 0,1% lương tối thiểu cho trưởng thôn quản lý vốn tín dụng, nhằm khuyến khích họ tích cực hỗ trợ công tác tín dụng tại cơ sở.

Nhớ lại lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Chính sách của Đảng và Chính phủ là phải hết sức chăm nom đến đời sống của Nhân dân..”. Chính vì lẽ đó, Chỉ thị số 40-CT/TW ra đời cũng ví như sự cụ thể hóa lời căn dặn của Bác. Để rồi, phát huy những kết quả đã đạt được, đúc rút ra những bài học kinh nghiệm qua 10 năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW, tỉnh Hoà Bình sẽ tiếp tục đẩy mạnh thực hiện nội dung chỉ thị, nhằm đưa tín dụng chính sách thực sự trở thành một “trụ cột” quan trọng trong phát triển bền vững, cải thiện đời sống và tạo dựng tương lai tươi sáng cho mọi người dân.





Nguồn: https://thoibaonganhang.vn/chi-thi-so-40-cttw-canh-tay-noi-dai-cua-dang-trong-cong-cuoc-giam-ngheo-ben-vung-bai-3-159205.html

Cùng chủ đề

Giám khảo từ Hiệp hội siêu đầu bếp thế giới chấm thi nấu ăn cho sinh viên Việt

Bếp trưởng Norbert Ehrbar, thành viên Hiệp hội siêu đầu bếp thế giới, cho biết mình vô cùng bất ngờ về chất lượng của các sinh viên Việt Nam trong cuộc thi. Ông Norbert Ehrbar cho biết sau dịch COVID-19, nhiều nhà hàng khách...

Nguồn vốn chính sách, “điểm tựa” của người nghèo (Bài 2)

Với đặc thù là huyện thuần nông, từ lâu nguồn vốn tín dụng chính sách đã dần trở thành điểm tựa giúp người nghèo và các đối tượng chính sách trên địa bàn huyện Lương Tài có thêm nguồn vốn sản xuất, cải thiện, nâng cao chất lượng đời sống, góp phần tích cực vào mục tiêu đảm bảo an sinh xã hội, giảm nghèo bền vững, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa...

Nguồn vốn chính sách, “điểm tựa” của người nghèo (Bài 1)

Với người nghèo và các đối chính sách là đối tượng có nhu cầu cần vốn vay, mỗi khi muốn vươn lên thay đổi cuộc đời đều phụ thuộc và những thứ "đầu tiên". Ấy là vốn, là chính sách, là định hướng. Vốn tín dụng ưu đãi của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) luôn được xem như "trụ cột", "bà đỡ" để nâng đỡ, hiện thực hóa giấc mơ thoát nghèo, vươn lên phát triển...

Nữ thủ lĩnh đoàn tiên phong (Bài 2)

Là một xã vùng thấp của huyện Yên Bình, Đại Minh có 6 thôn với 994 hộ và 3.734 nhân khẩu, xã có 9 dân tộc cùng chung sống, trong đó tỷ lệ người dân tộc kinh chiếm 97%. Hiện nay toàn xã có 425ha với 720 hộ gia đình trồng bưởi, năm 2023 mang lại tổng thu nhập 50 tỷ đồng cho người dân, nhiều đoàn viên, thanh niên trên địa bàn xã đã thoát nghèo từ...

Đột phá từ Chỉ thị số 40-CT/TW (Kỳ 3)

Hiệu quả của tín dụng chính sách đem đến không chỉ là giá trị kinh tế mà hơn cả là những vấn đề xã hội được giải quyết, cuộc sống của một bộ phận không nhỏ người nghèo, người yếu thế đã từng bước được cải thiện, nâng cao. Qua đó góp phần củng cố thêm niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước trên cơ sở hòa hợp ý đảng, lòng dân. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Kinh tế 2024 phục hồi vững chắc, tạo triển vọng tích cực cho năm 2025

Trong bối cảnh kinh tế thế giới dần ốn định, kinh tế Việt Nam trong năm 2024 đã ghi nhận những bước tiến ấn tượng. Nổi bật nhất là tăng trưởng GDP với dự báo đạt 7,0% – 7,1%, đứng đầu khu vực ASEAN nhờ vào sự hỗ trợ tích cực từ chính phủ trong đầu tư công và thu hút FDI mạnh mẽ. Những động lực chính cho sự phục hồi bao gồm sản xuất công nghiệp,...

Thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù: Đà Nẵng “đi trước mở đường”

Thủ tướng Phạm Minh Chính đã chủ trì phiên họp lần thứ nhất của Ban Chỉ đạo thực hiện Nghị quyết số 136/2024/QH15. Đây là nghị quyết quan trọng về tổ chức chính quyền đô thị và thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù nhằm thúc đẩy sự phát triển của TP. Đà Nẵng. Phiên họp không chỉ thể hiện quyết tâm của Chính phủ mà còn khẳng định vị thế chiến lược của Đà...

Quy hoạch chung khu kinh tế cửa khẩu Bắc Phong Sinh, tỉnh Quảng Ninh

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1618/QĐ-TTg ngày 20/12/2024 phê duyệt Nhiệm vụ Quy hoạch chung xây dựng khu kinh tế cửa khẩu Bắc Phong Sinh, tỉnh Quảng Ninh đến năm 2045. Vinhomes ra mắt đô thị cửa khẩu đầu tiên tại Móng Cái Thí điểm xây dựng cửa khẩu thông minh Hữu Nghị Quan Về ranh giới quy hoạch, Quyết định nêu rõ: Khu kinh tế cửa khẩu Bắc Phong Sinh thuộc địa giới hành...

Phát triển thị trường năng lượng cạnh tranh, những bước tiến quan trọng

Việt Nam đứng trước những thách thức lớn trong việc đảm bảo an ninh năng lượng, đáp ứng nhu cầu tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường. Để giải quyết bài toán này, Diễn đàn "Phát triển thị trường năng lượng cạnh tranh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045" vừa diễn ra, thu hút đông đảo chuyên gia, nhà quản lý và doanh nghiệp tham gia thảo luận sôi nổi về tương lai năng...

Chính sách công nghiệp quốc gia: Một số xu hướng mới và tầm nhìn cho Việt Nam

Trong khuôn khổ Chương trình Cải cách kinh tế vĩ mô/Tăng trưởng xanh do Bộ Hợp tác kinh tế và phát triển Liên bang Đức tài trợ thông qua Tổ chức Hợp tác Quốc tế Đức (GIZ), Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) tổ chức Hội thảo “Chính sách công nghiệp quốc gia: Một số xu hướng mới và tầm nhìn cho Việt Nam” vào ngày 20/12/2024. ...

Bài đọc nhiều

Bước tiến để nông nghiệp Việt phát triển bền vững

Mới đây, Lễ ký kết triển khai Dự án Giảm phát thải Carbon tại vùng nguyên liệu mía Lam Sơn được vừa được tổ chức tại Thanh Hóa đã đánh dấu sự hợp tác chiến lược giữa Công ty Cổ phần Mía đường Lam Sơn (Lasuco) và hai đối tác Nhật...

Vì sao nông dân Tây Nguyên “ngày lo đêm bỏ ngủ” khi giá cà phê tăng cao chưa từng thấy?

Nông dân trồng cà phê ở Tây Nguyên phấn khởi khi cà phê đạt giá cao nhất lịch sử, mang lại hy vọng về một mùa bội thu. Tuy nhiên, niềm vui ấy lại xen lẫn nỗi lo khi nạn trộm cắp ngày càng gia tăng, từ vườn cây đến sân...

Xuất hiện một loài cá nuôi ở Trung Quốc đe dọa là đối thủ cạnh tranh của cá tra Việt Nam

Cá tra Việt Nam là loài cá thịt trắng “được lòng” người tiêu dùng tại nhiều thị trường trên thế giới. Tuy nhiên, thị trường đa dạng xuất hiện ngày càng nhiều đối thủ cạnh tranh với cá tra Việt, trong đó có cả cá lóc Trung Quốc (Chinese snakehead). ...

Trung Quốc chậm mua hàng, giá một loại tinh bột của Việt Nam giảm sâu

Giá sắn đang có xu hướng giảm sâu do nhu cầu mua hàng từ các nhà máy của Trung Quốc rất chậm. ...

Trồng giống đậu xanh này ở Quảng Trị, cây nào cũng ra quả chi chít, xúm xít thế này đây

Nhằm đánh giá khả năng thích ứng của giống đậu xanh 12ĐX02 tại Quảng Trị, từ đó có sở sở để bổ sung vào bộ giống đang được trồng tại địa phương, giúp nông dân có thêm nhiều sự lựa chọn được giống đậu xanh có khả năng sinh trưởng, phát...

Cùng chuyên mục

Hòn đảo tên đảo Cồn Cỏ cách bờ biển Quảng Trị hơn 27km có con vật hoang dã to như cua khổng lồ

Hoàng hôn đổ xuống Cồn Cỏ (Quảng Trị) một màu ráng vàng rực rỡ, trời xanh trong và sóng biển rì rào khiến cuộc sống thường nhật trên đảo bình yên đến lạ. ...

Cả làng Nam Định trồng cây cảnh mini, cây bonsai đang hot, hễ ra ngõ dễ đụng tỷ phú

Anh Nguyễn Văn Minh, ở thôn Thượng 1, xã Nam Điền, huyện Nam Trực (tỉnh Nam Định) có khoảng 1ha trồng cây cảnh với hàng trăm gốc cây bonsai mini với đủ loại sanh, si, đa, lộc vừng, mỗi năm cung cấp ra thị trường khoảng 2.000 cây. ...

Đặc sản Long An, dân tình hễ đã ăn 4 món ngon này là muốn nếm thêm một lần nữa, đó là món gì?

Đến với Long An, du khách không chỉ đắm mình trong khung cảnh thiên nhiên hữu tình mà còn được khám phá ẩm thực đa dạng, phong phú. Với những món ăn đặc sản như mắm kho đậm đà, lạp xưởng Cần Đước thơm lừng, bánh in Long Hựu ngọt ngào...

Một thung lũng đẹp như phim ở Quảng Nam có người Cơ Tu thọ đã 80 tuổi, may áo bằng vỏ cây rừng

Ai nhớ được già Cơlâu Blao nơi thung lũng làng Voòng (xã Tr’hy, huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam) đã bao nhiêu năm đóng khố, cùng người Cơ Tu trong trang phục truyền thống, băng rừng trên con đường mòn, làm những việc mà họ vẫn làm trong đời sống là...

Áp thấp nhiệt đới trên biển Đông hoàn toàn có khả năng mạnh lên thành bão số 10 trong ngày mai

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, áp thấp nhiệt đới trên biển Đông hoàn toàn có khả năng mạnh lên thành bão. ...

Mới nhất

Trân trọng những cống hiến tâm huyết

Đội ngũ trí thức là điểm tựa quan trọng của tiến trình xây dựng, phát triển TP HCM và kiến tạo tương lai ...

Điều chỉnh ma trận đề kiểm tra định kỳ với học sinh THPT

Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) ngày 22-12 cho biết vừa có công văn gửi các Sở GD-ĐT, hướng dẫn việc thực hiện đổi mới kiểm...

Thành tựu y khoa trong lĩnh vực can thiệp bào thai tại Việt Nam

Bệnh viện Phụ sản Hà Nội hiện đang triển khai một nghiên cứu quan trọng nhằm xây dựng quy trình can thiệp trước sinh cho các thai nhi bị thoát vị cơ hoành bẩm sinh, sử dụng phương pháp gây bít khí quản qua nội soi thai nhi. Bệnh viện Phụ sản Hà Nội hiện đang triển khai một nghiên...

[Ảnh] Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ khánh thành dự án tái thiết thôn Làng Nủ

NDO - Sáng 22/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính đến dâng hương tại nhà bia tưởng niệm, tham quan trưng bày ảnh, hiện vật tại Nhà văn hóa thôn Làng Nủ và dự Lễ khánh thành Dự án tái thiết thôn Làng Nủ, xã Phúc Khánh (huyện Bảo Yên), thôn Nậm Tông, xã Nậm Lúc và thôn...

Bài học từ metro Bến Thành

Bến Thành – Suối Tiên chỉ là một đoạn ngắn khoảng 20km trong một đô thị lớn, chưa thể nào giải quyết căn cơ vấn đề vận chuyển hành khách công cộng. Nhưng từ đự án này, nhiều bài học chắc chắn được rút ra. ...

Mới nhất

Sóng gió Quốc hội Mỹ