Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcChỉ thị của Thủ tướng về Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm...

Chỉ thị của Thủ tướng về Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025


Theo đó, để chủ động, tích cực chuẩn bị kỹ các điều kiện cần thiết bảo đảm nâng cao chất lượng dạy và học và tổ chức tốt Kỳ thi, tuyển sinh năm 2025, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT), các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan liên quan, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tập trung chỉ đạo thực hiện đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp đề ra.

Trong đó chú trọng một số nội dung trọng tâm: các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt, sâu sát, toàn diện tổ chức Kỳ thi theo hướng giảm áp lực, giảm chi phí, ít tốn kém cho thí sinh, gia đình và xã hội, bảo đảm độ tin cậy, trung thực, đánh giá đúng năng lực học sinh, lấy kết quả thi để xét công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông; làm căn cứ đánh giá quá trình dạy và học ở các nhà trường, các địa phương; cung cấp dữ liệu tin cậy, trung thực để các cơ sở giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp sử dụng trong công tác tuyển sinh; phối hợp đồng bộ, chặt chẽ, hiệu quả giữa Bộ Giáo dục và Đào tạo với các bộ, cơ quan, địa phương để tổ chức tốt Kỳ thi và tuyển sinh bảo đảm đáp ứng các mục tiêu, yêu cầu đề ra, phù hợp với tình hình, điều kiện kinh tế – xã hội của địa phương, vùng, miền và cả nước.

Bộ GDĐT kịp thời ban hành Quy chế thi, xây dựng và sớm công bố đề thi tham khảo

Bộ GDĐT cần kịp thời ban hành Quy chế thi, Kế hoạch tổ chức Kỳ thi, các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương về công tác chuẩn bị, tổ chức thi, bảo đảm yêu cầu phân cấp triệt để theo thẩm quyền, rõ nội dung, rõ quy trình, rõ trách nhiệm và hiệu quả. Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc đổi mới phương pháp, tổ chức hoạt động dạy và học, ôn tập, kiểm tra, đánh giá đối với học sinh THPT trong quá trình dạy và học, nhất là học sinh lớp 12 theo yêu cầu Chương trình giáo dục phổ thông 2018; bảo đảm đầy đủ các yếu tố cần thiết phục vụ Kỳ thi, không để học sinh, giáo viên và các cơ sở giáo dục phổ thông bị động, khó khăn khi tham gia, tổ chức Kỳ thi.

Xây dựng và sớm công bố đề thi tham khảo có tính ổn định trong nhiều năm để các nhà trường, giáo viên, học sinh chủ động trong hoạt động ôn tập, dạy và học. Tập huấn nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên của các địa phương, các cơ sở giáo dục đại học về công tác tổ chức Kỳ thi, công tác xây dựng ngân hàng câu hỏi thi, đề thi; đồng thời góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động dạy và học, năng lực kiểm tra, đánh giá chất lượng giáo dục.

Tổ chức xây dựng đề thi bảo đảm chất lượng, bảo mật, an toàn, có độ phân hóa đáp ứng yêu cầu của Kỳ thi và tuyển sinh. Rà soát, hoàn thiện các quy trình, quy định bảo bảo đảm chặt chẽ các khâu, các bước trong công tác xây dựng đề thi và ngân hàng câu hỏi thi. Chỉ đạo các địa phương thực hiện tổ chức chấm thi bảo đảm chính xác, khách quan, trung thực.

Khẩn trương rà soát, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các quy định về tuyển sinh theo hướng tăng cường công khai, minh bạch, công bằng, tin cậy, giảm áp lực và tạo điều kiện cho học sinh có nhiều cơ hội lựa chọn ngành nghề phù hợp năng lực của học sinh theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018; đồng thời, bảo đảm tuyển sinh phải khách quan, thực chất, phù hợp với ngành nghề, lĩnh vực đào tạo và có tác động tích cực tới nâng cao chất lượng hoạt động dạy và học ở bậc học phổ thông. Chỉ đạo các cơ sở đào tạo sớm hoàn thiện và công bố kịp thời các phương thức tuyển sinh năm 2025 và các năm tiếp theo.

Tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số phục vụ tổ chức Kỳ thi, tuyển sinh bảo đảm đúng quy định, chính xác, an toàn và hiệu quả. Chuẩn bị từ sớm, từ xa các điều kiện về nguồn lực con người, tài chính, cơ sở vật chất cần thiết để từng bước tổ chức thi trên máy tính đối với các môn thi trắc nghiệm theo lộ trình đã công bố trong Phương án thi giai đoạn 2025-2030 và các năm tiếp theo, trong đó lưu ý đối với các địa phương, khu vực có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn, vùng sâu, vùng xa, miền núi, biên giới, hải đảo.

Đồng thời, chỉ đạo, hướng dẫn và có phương án thanh tra, kiểm tra công tác chuẩn bị, tổ chức Kỳ thi và tuyển sinh bảo đảm rõ nội dung, rõ quy trình, rõ trách nhiệm, tinh gọn, hiệu quả, tập trung vào những khâu tiềm ẩn nguy cơ tiêu cực, gian lận trong Kỳ thi và tuyển sinh. Tăng cường công tác thông tin, truyền thông trước, trong và sau Kỳ thi, tuyển sinh, nhất là đối với học sinh, phụ huynh học sinh bảo đảm kịp thời, đầy đủ, minh bạch góp phần tạo sự tham gia, ủng hộ, hỗ trợ của Nhân dân và đồng thuận của xã hội về công tác tổ chức Kỳ thi. Chủ động phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành, địa phương, các cơ quan liên quan trong việc tổ chức Kỳ thi, tuyển sinh và xử lý hiệu quả những vấn đề phát sinh theo chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền; kịp thời báo cáo cấp có thẩm quyền những vấn đề vượt thẩm quyền.

Chỉ thị của Thủ tướng về Kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học năm 2025 - Ảnh 1.

2025 là năm thí sinh thi tốt nghiệp THPT theo Chương trình mới (ảnh minh họa)

UBND các tỉnh, thành phố chịu trách nhiệm toàn diện về công tác chuẩn bị, tổ chức Kỳ thi tại địa phương

Chỉ thị nêu rõ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm toàn diện về công tác chuẩn bị, tổ chức Kỳ thi tại địa phương. Trong đó, tập trung chỉ đạo Sở GDĐT thực hiện kế hoạch dạy và học, ôn tập, kiểm tra, đánh giá học sinh bảo đảm chất lượng, đáp ứng yêu cầu Chương trình giáo dục phổ thông 2018; yêu cầu các sở, ban, ngành, cơ quan liên quan của địa phương phối hợp chặt chẽ với Sở GDĐT trong việc chuẩn bị, tổ chức Kỳ thi bảo đảm chất lượng, tạo thuận lợi cho giáo viên và học sinh để Kỳ thi được diễn ra an toàn, hiệu quả, nghiêm túc, trung thực, khách quan.

Xây dựng phương án và chuẩn bị đầy đủ các điều kiện về nhân lực, vật lực, các điều kiện cần thiết khác ngay từ đầu năm học, nhất là các phương án ứng phó với tình huống bất thường để tổ chức Kỳ thi đạt được mục tiêu, yêu cầu đề ra. Chỉ đạo các cơ quan liên quan tập huấn cho những người tham gia tổ chức Kỳ thi; tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà trường trong việc dạy và học, ôn tập cho học sinh; tăng cường công tác thông tin, truyền thông trước, trong và sau Kỳ thi, tạo sự đồng thuận xã hội và sự ủng hộ, hỗ trợ của Nhân dân.

Cùng với đó, chỉ đạo và tổ chức thanh tra, kiểm tra hoạt động dạy học và thi trên địa bàn theo hướng dẫn của Bộ GDĐT và các cơ quan bảo đảm an toàn, nghiêm túc, giảm áp lực, không chồng chéo; giữ nghiêm kỷ luật, kỷ cương trường thi; các lực lượng làm công tác thi thực hiện theo đúng chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền và phân cấp quản lý nhà nước bảo đảm tất cả các khâu của kỳ thi đều được giám sát, thanh tra, kiểm tra theo quy định.

Chủ động triển khai công tác phòng, chống dịch bệnh theo hướng dẫn của Bộ Y tế; bảo đảm vệ sinh, an toàn thực phẩm, vật tư, trang thiết bị, nhân lực sẵn sàng đáp ứng các tình huống về sức khỏe của học sinh, giáo viên và những người liên quan trong quá trình ôn tập, tham gia Kỳ thi; bảo đảm an ninh, an toàn và tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại, ăn ở và các điều kiện cần thiết khác cho học sinh nhất là đối với học sinh ở khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, biên giới, hải đảo và các vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn.

Chỉ thị cũng đặt ra yêu cầu đối với các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan liên quan: Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, , Ban Cơ yếu Chính phủ, Bộ Y tế, Bộ Thông tin và Truyền thông, Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam, Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội, Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam…



Nguồn: https://toquoc.vn/yeu-cau-kip-thoi-ban-hanh-quy-che-va-som-cong-bo-de-thi-tham-khao-tot-nghiep-thpt-va-tuyen-sinh-dai-hoc-nam-2025-20241008093049217.htm

Cùng chủ đề

Infographic: 8 nước có quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện với Việt Nam

(Dân trí) - Pháp là nước đầu tiên trong EU có quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện với Việt Nam. Tính đến tháng 10/2024, Việt Nam có quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện với 8 quốc gia. Nhân chuyến thăm chính thức tới Cộng hòa Pháp của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm, ngày 7/10, Việt Nam và Pháp đã ra tuyên bố chung về việc nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến...

ĐH Bách khoa đổi đơn vị cung cấp suất ăn sau phản ánh sinh viên phải ăn đồ thừa

Đây là quyết định được đưa ra sau khi ĐH Bách khoa Hà Nội tiến hành kiểm tra toàn diện công tác tổ chức ăn, nghỉ tập trung của sinh viên tại Khoa Giáo dục quốc phòng và an ninh. Trước đó, trường nhận được phản ánh của các tân sinh viên về việc nhiều lần phát hiện có dị vật như gián trong thức ăn, đồng thời phải ăn lại cơm canh dồn lại từ những người...

Phát hiện ung thư tuyến giáp từ triệu chứng mơ hồ

Người phụ nữ bất ngờ nhận kết quả ung thư tuyến giáp di căn, dù trước đó chị chỉ có triệu chứng mờ nhạt. Phát hiện khối bất thường vùng cổ, đau nhẹ ngực trái - người phụ nữ được bác sỹ Medlatec chẩn đoán mắc ung thư biểu mô tuyến giáp thể nang giai đoạn IVB, hướng tới xâm lấn phần mềm, di căn...

Thủ tướng Phạm Minh Chính lên đường dự Hội nghị Cấp cao ASEAN tại Lào

Sáng 8/10, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam rời Thủ đô Hà Nội lên đường tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 44, 45 và các Hội nghị Cấp cao liên quan tại Lào, từ ngày 8 đến ngày 11/10/2024 theo lời mời của Thủ tướng Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, Chủ tịch ASEAN 2024 Sonexay Siphandone. Đoàn đại biểu chính thức cùng Thủ tướng Chính...

Niềm vui vỡ òa trên đất bạn

UNESCO ghi nhận, đánh giá cao truyền thống yêu nước, khát vọng tự do, độc lập, hòa bình của toàn thể nhân dân Việt Nam nói chung, Hà Nội nói riêng. Ông Trịnh Đức Dụ, nguyên Đại sứ, nguyên Trưởng Phái đoàn Việt Nam tại UNESCO nhiệm kỳ 1996-1999 nhớ lại: Ngày 6/7/1999, vòng xét duyệt cuối cùng dành cho các hồ sơ tranh giải diễn ra tại Paris. Từ 9 giờ sáng, toàn bộ phái đoàn đều có mặt,...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Thúc đẩy sự tham gia của cộng đồng trong phát triển du lịch

Phát triển chưa tương xứng với tiềm năngĐắk Lắk có tiềm năng du lịch cộng đồng lớn với sự đa dạng, phong phú về phong tục tập quán, văn hóa truyền thống của 49 dân tộc từ các vùng miền trong cả nước (trong đó dân tộc thiểu số chiếm...

Cồng chiêng Tây Nguyên – Kết nối miền di sản

Trưng bày chuyên đề "Cồng chiêng Tây Nguyên - Kết nối vùng di sản" là một hoạt động thiết thực, ý nghĩa chào mừng Ngày Di sản văn hóa Việt Nam 23/11. Đồng thời, là nhịp cầu kết nối văn hóa Tây Nguyên đến vùng đất Phú Thọ, góp phần...

Những cửa ô- chứng tích lịch sử của Thủ đô

Đây là hoạt động chào mừng kỷ niệm 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 – 10/10/2024). Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Hà Nội Lê Hồng Sơn tới dự, phát biểu và cắt băng khai mạc trưng bày. ...

LHP Châu Á Đà Nẵng sẽ là một trong những hoạt động trong việc thúc đẩy công nghiệp văn hóa

Đó là chia sẻ của Phó Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Nguyễn Thị Anh Thi tại hội thảo giới thiệu Liên hoan phim Châu Á Đà Nẵng và môi trường làm phim ở một số địa phương Việt Nam.Hội thảo do Hiệp hội Xúc tiến và phát triển Điện...

Bài đọc nhiều

Thành phố Sơn La đẩy mạnh vai trò của giáo dục mầm non trong lĩnh vực học tập suốt đời

Trong khuôn khổ Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời năm 2024 đang diễn ra trên khắp cả nước, sáng ngày 7/10, thành phố học tập toàn cầu Sơn La tổ chức Hội thảo Vai trò của giáo dục mầm non trong học tập suốt đời.

Choáng vì con vừa vào lớp 1, ban phụ huynh muốn trích quỹ lớp để “có lời trước nhận cô giáo lớp 2”

Trích quỹ lớp để chọn giáo viên dạy lớp 2Mới đây, một phụ huynh có con học lớp 1 bất ngờ và hoang mang chia sẻ trong một hội nhóm đông thành viên là cha mẹ học sinh về chuyện sử dụng quỹ lớp. Theo đó,...

Bộ GD&ĐT lý giải phương án bốc thăm môn thứ 3 thi vào lớp 10

Tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 9 diễn ra chiều 7/10, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Ngọc Thưởng đã trả lời báo chí về vấn đề bốc thăm chọn môn thi thứ 3 vào lớp 10. Bộ GD&ĐT đang xin ý kiến để sửa đổi quy chế thi THCS và THPT, trong đó về phương thức xét tuyển, tuyển sinh lớp 10 THPT có đưa ra 2 phương thức là xét tuyển và thi tuyển. Về...

Tỉnh đầu tiên của cả nước áp dụng học 5 ngày/tuần thế nào sau 5 năm?

Số học sinh bỏ học giảm Sau 5 năm thí điểm việc cho học sinh nghỉ học thứ 7, Sở GD-ĐT Lào Cai cho biết, việc thực hiện chủ trương trên mang lại nhiều kết quả tốt. Cụ thể, việc tổ chức dạy học 5 ngày/tuần học sinh được nghỉ 2 ngày cuối tuần, giáo viên có điều kiện bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn; học sinh được tham gia các hoạt động trải nghiệm, ngoại khóa...

Nâng cao năng lực cho giáo viên môn tiếng Anh cấp THPT với tư duy mới Linearthinking

Hội thảo "Nâng cao hiệu quả dạy và học tiếng Anh bằng phương pháp Linearthinking" nhằm tăng cường năng lực cho giáo viên môn tiếng Anh cấp trung học phổ thông (THPT) trong việc triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 201.

Cùng chuyên mục

ĐH Bách khoa đổi đơn vị cung cấp suất ăn sau phản ánh sinh viên phải ăn đồ thừa

Đây là quyết định được đưa ra sau khi ĐH Bách khoa Hà Nội tiến hành kiểm tra toàn diện công tác tổ chức ăn, nghỉ tập trung của sinh viên tại Khoa Giáo dục quốc phòng và an ninh. Trước đó, trường nhận được phản ánh của các tân sinh viên về việc nhiều lần phát hiện có dị vật như gián trong thức ăn, đồng thời phải ăn lại cơm canh dồn lại từ những người...

Học phí đi cùng chất lượng

Theo đó, đối với cơ sở giáo dục công lập chất lượng cao, mức thu học phí có biên độ dao động với từng cấp học và cơ sở giáo dục. Trong đó, cao nhất là ở cấp...

Mới nhất

4 ‘nhà leo núi’ tranh tài chung kết Đường lên đỉnh Olympia năm 2024 là ai?

TPO - Năm nay, 4 thí sinh xuất sắc sẽ tham gia tranh tài ở trận chung kết Đường lên đỉnh Olympia năm 2024 đến từ Hà Nội, Phú Yên, Gia Lai và Thừa Thiên - Huế. Mỗi "nhà leo núi" đều sở hữu bảng dài thành tích khiến khán giả trầm trồ và hồi hộp đón chờ màn...

Đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam “chở hàng khi cần thiết” như thế nào?

(Dân trí) - Khả năng chuyên chở hàng hóa đã được Tư vấn tính đến khi hoàn thiện Báo cáo tiền khả thi đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam. 2 năm trước, dư luận trong nước bị cuốn vào cuộc tranh cãi về công năng của dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam. Tư vấn...

Nhóm biểu tình phản đối chính quyền Albania ném bom xăng

Người biểu tình cáo buộc chính quyền của ông Rama tham nhũng, ưu đãi người thân, và cố gắng bịt miệng phe đối lập. ...

Giá lúa tiếp tục đi ngang, giá gạo có diễn biến mới

Giá lúa gạo hôm nay ngày 8/10 tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long đi ngang với mặt lúa, gạo bán lẻ có tăng nhẹ và thị trường gạo xuất khẩu có xu hướng đi xuống. Cập nhật từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh An Giang...

Mới nhất